Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Xây dựng nội dung chủ yếu của bài thuyết minh cho chương trình du lịch xuất phát từ trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội đi tham quan: Chùa Tây Phương – Làng cổ Đường Lâm (01 ngày). Sau đó phân tích ảnh hưởng của hình thức và thời gian của chuyến du lịch đế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.79 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021
Đề tài bài tập lớn: Xây dựng nội dung chủ yếu của
bài thuyết minh cho chương trình du lịch xuất phát
từ trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội đi tham
quan: Chùa Tây Phương – Làng cổ Đường Lâm
(01 ngày). Sau đó phân tích ảnh hưởng của hình
thức và thời gian của chuyến du lịch đến hoạt động
hướng dẫn du lịch.
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp
Tên học phần
Giảng viên hướng dẫn

:
:
:
:
:

Trần Viết Phong
1811140710
ĐH8QTDL3
Hướng dẫn du lịch
ThS. Nguyễn Thị Thanh Mai


HÀ NỘI, ngày 23 tháng 09 năm 2021


- Nội dung chủ yếu của bài thuyết minh cho chương trình du lịch xuất phát từ
trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội đi tham quan: Chùa Tây Phương – Làng
cổ Đường Lâm (01 ngày)
Các anh chị đồn mình đã ổn định chỗ ngồi chưa ạ, rồi ok lúc mà anh chị đã
ổn định chỗ ngồi rồi thì cũng là lúc xe của chúng ta bắt đầu di chuyển bắt đâu
cho chuyến hành trình này. Và lời đầu tiên cho phép em đại diện cho công ty
du lịch gửi lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất. Chúc cho cả đoàn
chúng ta sẽ có 1 chuyến đi trải nghiệm thật vui vẻ, thật ý nghĩa và trần ngập
niềm vui tiếng cười. Hôm nay thời tiết rất thuận lợi ủng hộ cho chuyến đi của
chúng ta. Em rất làm vinh dự và vui mừng khi được là người đại diện của
cơng ty đưa đồn nhà ta tham quan các điểm đó chính là Chùa Tây Phương
cũng như Làng cổ Đường Lâm. Sau đây em xin phép được giới thiệu sự góp
mặt của trưởng đồn anh Nguyễn Văn A sẽ là người hỗ trợ mọi người trong
quá trình diễn ra trường trình du lịch. Xin phép cả đồn cho một tràng pháo
tay thay lời chào tới trưởng đoàn ạ.Tiếp theo em xin giới thiệu một người vô
cùng quan trọng trong chuyến đi hôm nay, người mà sẽ soi đường chỉ lối đưa
chúng ta đi đến nơi về đến trốn một cách an tồn chính là bác trưởng xe và
anh phụ xe. Bác tài đã có kinh nghiệm dày dặn hơn 10 năm đi suốt trặng
đường trên mọi miền Tổ quốc nên các anh chị hãy cứ yên tâm ngồi vững tin
tưởng tay nghề quý báu của bác tài. Mọi người có thể cho bác tài một tràng
pháo tay để động viên cũng như gửi lời cảm ơn tới bác đã giúp chúng cháu tới
các điểm đến an toàn. Nào mọi người có thể cùng em hơ to được khơng ạ” xin
cảm ơn bác tài”. Và 1 nhân vật cuối cùng, người đóng góp vai trò vơ cùng là
nho nhỏ ở trên xe thôi ạ, em xin tự giới thiệu đó chính là em, là hướng dẫn
viên của cơng ty. tên đầy đủ của em là Trần Viết Phong, hôm nay em rất vui
khi được nhận trọng trách của công ty đồng hành cùng với cả đồn nhà mình.
Và em cũng sẽ là người chịu trách nhiệm trong phần dịch vụ trong buổi tham


1


quan hơm nay, chính vì thế mà trong suốt chun hành trình có xảy ra bất cứ
vấn đề gì thì anh chị có thể liên hệ cho em qua số điện thoại này. Em sẽ đọc 2
lần cho cả đoàn mình cùng lưu vào danh bạ nhé ạ: 0966536473.
Em xin thơng báo tới anh chị về lịch trình ngày hơm nay của chúng ta như
sau: từ địa điểm xuất phát là trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội chúng ta sẽ
đi tham quan Chùa Tây Phương trong sáng hôm nay sau đó quý anh chị ăn
trưa cùng với nghỉ ngơi tại điểm, chiều chúng ta sẽ tham quan Làng cổ Đường
Lâm sau đó chúng ta trở về địa điểm ban đầu. Đồn mình lưu ý em Phong
thay mặt cho cơng ty du lịch xin chúc chuyến hành trình của đồn ta sẽ thành
cơng rực rỡ, chúc q vị sẽ có những trải nhiệm thú vị và nhiều điều bổ ích.
Có lẽ em đã nói hơi nhiều và để thay đổi bầu khơng khí chúng ta có thể giao
lưu ca nhạc một chút được không ạ. Em xin phép sẽ được bắt nhịp trước một
bài nhạc để động viên tinh thần mọi người.
Vâng và vừa rồi chúng ta đã xuất phát từ trung tâm hội nghi Quốc gia Hà Nội,
để nói về Hà Nội, thủ đơ của Việt Nam, nổi tiếng với kiến trúc trăm tuổi và
nền văn hóa phong phú với sự ảnh hưởng của khu vực Đông Nam Á, Trung
Quốc và Pháp. Và sau đó người ta thường nghĩ ngay đến những danh lam
thắng cảnh nổi tiếng nơi đây như: Văn Miếu Quốc Tử Giám, hồ Hoàn Kiếm,
đền Ngọc Sơn, chùa Trấn Quốc,… và chắc chắn không ai không nhắc tới ngôi
chùa linh thiêng nhất, được xếp vào di tích quốc gia đặc biệt. Đó chính là
chùa Tây Phương – nơi mà đoàn chúng ta đang di chuyển tới để tham quan.
Trên tuyến đường chúng ta di chuyển tới chùa Tây Phương thì đồn ta sẽ bắt
gặp một vài địa điểm nổi tiếng như là Chùa Giao Quang, Bảo tàng Lịch sử
Quân sự Việt Nam, Chùa Sơn Trung,.. khi bắt gặp em sẽ giới thiệu chi tiết
hơn cho anh chị đoàn ta.


2


Chắc hẳn khi nhắc đến chùa Tây Phương ai trong chúng ta cũng sẽ nhớ đến
một nơi được coi là trốn linh thiêng của Hà Nội. Một ngôi chùa mang giá trị
nghệ thuật điêu khắc độc đáo và là nơi lưu giữ nhiều pho tượng phật có giá
trị. Đó là danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương. Chùa nằm trên một khu vực
có cảnh trí thanh tao, ngự trên đỉnh đồi Câu Lậu thuộc xã Thạch xá – huyện
Thạch Thất. Chùa được tọa lạc trên đỉnh núi cao 50m, cách Hà Nội khoảng
37km về phía Tây. Chùa được xây dựng vào năm Giáp Dần mang tên “Tây
Phương cổ tự”. Cổng chùa dài 162m với 239 bậc đá ong. Chùa có 3 nếp nhà
song song theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam gồm Chùa Hạ, chùa Trung, chùa
Thượng tọa thành một quần thể uy nghi vững trãi. Chùa được lợp 2 lớp ngói
và trạm trổ tinh tế, tỉ mỉ. Tường được xây bằng gạch Bát Tràng nung đỏ, để
trần kết hợp với các cửa sổ hình trịn và các cột gỗ kê trên tảng đá xanh khắc
hình cánh sen. Chùa được trùng tu nhiều lần vào các thế kỉ XVI, XVII, XVIII
với cái dấu mốc ghi lại tới nay. Năm 1554 chùa được xây dựng lại trên nền
chùa cũ. Năm 1632 chùa xây dựng thượng điện ba gian và hậu cung cùng
hành lang 20 gian. Năm 1660, Tây Đô Vương Trịnh Lạc cho xây dựng lại
chùa mới. Đến năm 1794 dưới thời nhà Tây Sơn, chùa được trùng tu và có tên
mới là “Tây Phương cổ tự” đồng thời có đúc một quả chuông nặng 200kg.
Danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương không chỉ là nơi nổi tiếng về kiến trúc
và điêu khắc bậc nhất Việt Nam, mà chùa còn được coi là bảo tàng tượng phật
của Việt Nam. Những pho tượng ở chùa được coi là những kiệt tác hiếm có
của nghệ thuật điêu khắc tơn giáo. Theo những tài liệu cũ thì nguồn gốc của
những pho tượng của chùa Tây Phương chính là hiện thực của cuộc sống hàng
ngày, nghèo nàn, khổ cực, đặc biệt là nạn đói mà nhân dân phải chịu ở thế kỉ
18. Chùa có 72 pho tượng được đánh giá vào loại đệ nhất về nghệ thuật tạc cổ
của nước ta, tạc bằng gỗ mít sơn son, thiếp vàng, trong đó có 18 pho tượng
thuộc nhóm La hán. Các vị La hán ấy là hình tượng được các nghệ nhân điêu


3


khắc mượn sự tích tu hành của các vị đệ tử Phật nhằm mô tả những con người
sống trong xã hội đương thời. Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân dân
gian các pho tượng hiện ra mỗi người một vẻ, một phong cách khác nhau. Với
những đường nét hình khối vơ cùng sinh động. Mỗi pho tượng ở đây có sự hài
hịa nội tâm và ngoại hình mang biểu tượng một nỗi đau khổ khôn nguôi của
con người: buồn vui lẫn lộn, suy tư, giả suy, thiếu ngủ…Nét mặt khắc khổ từ
bi, những nếp nhăn trên vầng trán, từng mạch máu đường gân, thớ thịt, khớp
xương, con mắt, đôi môi đến trang phục được bàn tay các nghệ nhân khắc họa
diệu kỳ.
Ai đến chùa đều có ấn tượng sâu sắc, vì thế mà nhà thơ Huy Cận đã sáng tác
bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” khi ông có dịp về thăm ngôi chùa
này:
“Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tơi đến thăm về lịng vấn vương
Hà chẳng phải đây là xứ Phật
Mà sao ai nấy mặt bi thương”
Hàng năm cứ vào dịp Tết đến xuân về thì danh lam thắng cảnh chùa Tây
Phương lại là nơi du lịch, lễ phật của nhiều phật tử, du khách gần xa, trong và
ngoài nước đến tham quan.
Trải qua bao thời gian, biến đổi lịch sử, những pho tượng ở chùa Tây Phương
đã để lại trong lòng mỗi người, mỗi du khách những ấn tượng sâu đậm về nền
nghệ thuật Việt Nam, với giá trị độc đáo về nghệ thuật và Phật học. Năm
1962, chùa vinh dự được Bộ Văn hóa cơng nhận là Di tích lịch sử văn hóa
Quốc gia. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ, trân trọng và giữ gìn nét đẹp văn

4



hóa đó. Ngôi chùa không chỉ là một danh lam thắng cảnh mà còn mang một ý
nghĩa thiêng liêng.
Sau khi tham quan chùa Tây Phương xe sẽ đưa quý anh chị về dùng cơm trưa
tại nhà hàng tại thị xã Sơn Tây. Đoàn chúng ta sẽ ăn trưa và nghỉ ngơi để
chiều chúng ta tiếp tục chuyến hành trình đi Làng cổ Đường Lâm
Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam. Đường Lâm
trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch
sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006. Đây là quê hương nhiều danh
nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh,
bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía,
vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn,
Phan Kế An,… Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô
Quyền và Phùng Hưng.
Tuy gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng
Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mơng Phụ,
Đơng Sàng, Cam Thịnh, Đồi Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này
gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín
ngưỡng hàng ngàn năm nay khơng hề thay đổi. Đầu thế kỷ 19, Đường Lâm là
nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây.
Sách Đại Việt địa dư toàn biên, Nguyễn Văn Siêu viết: “… Bố Cái Đại
Vương là Phùng Hưng. Tiền Ngô Vương Quyền đều là người Đường Lâm.
Nay xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ (xã Cam Lâm trước là xã
Cam Tuyền) có 2 đền thờ Bố Cái Đại Vương và Tiền Ngô Vương. Còn có
một bia khắc rằng: Bản xã đất ở rừng rậm, đời xưa gọi là Đường Lâm, đời đời
có anh hào. Đời nhà Đường có Phùng Vương tên húy Hưng, đời Ngũ Đại có
Ngơ Vương tên húy Quyền. Hai vương cùng một làng, từ xưa không có. Uy

5



đức còn mãi, miếu mạo như cũ. Niên hiệu đề là Quang Thái năm thứ 3 (Trần
Thuận Tông-1390) mùa xuân tháng 2, ngày 18 làm bia này.
Làng cổ Đường Lâm nằm bên hữu ngạn sơng Hồng (bờ phía Nam), cạnh
đường Quốc lộ 32, tại ngã ba giao cắt với đường Hồ Chí Minh. Con sơng
Tích Giang chảy từ hướng hồ Suối Hai huyện Ba Vì, qua Đường Lâm, để vào
thị xã Sơn Tây. Đường Lâm giáp xã Cam Thượng (tức Cam Giá Thượng)
huyện Ba Vì ở phía Tây và Tây Bắc. Tây Nam giáp xã Xuân Sơn, phía Nam
giáp xã Thanh Mỹ, phía Đơng Nam giáp phường Trung Hưng, phía Đông
giáp phường Phú Thịnh, đều của thị xã Sơn Tây. Phía Bắc Đường Lâm tiếp
giáp với huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là sông Hồng.
Ai khi tới đây cũng đều dừng chân lại và ngồi quán nước của bà cụ đối diện
đình làng Mơng Phụ để thưởng thức một cốc nước chè xanh ăn cùng kẹo Dồi,
kẹo Lạc. Những kỉ niệm tuổi thơ như được gợi lại trong lịng mỗi chúng ta, vẻ
đẹp n bình mang nét cổ kính, sâu lắng mà nhẹ nhàng. Chúng ta sẽ đi thăm
một vài địa điểm như đình làng Mơng Phụ, những ngôi nhà cổ, nhà thờ, đền
thờ Giang Văn Minh, chùa Mía, và cuối cùng ngơi đền thờ vua Phùng Hưng
và Ngô Quyền.
Cổng làng Mông Phụ được thiết kế với kiến trúc vòm, lớp đá ong cổ, mái
ngói đỏ. Theo lời kể của dân làng, cổng làng được xây dựng từ năm 1833 và
có lẽ, đây là cổng làng duy nhất ở nước ta cịn sót lại từ thời bấy giờ.
Mang trong mình một nét cổ kính, xưa cũ, với hơn 400 năm lịch sử đi qua
ngôi làng cổ vẫn giữ được trong mình những ngơi nhà gỗ với tường xây bằng
đá ong, đường làng lát gạch nghiêng chạy giữa những bức tường đó.
Hình ảnh cây đa, mái ngói, sân đình, ao sen tưởng như chỉ còn thấy trong
những câu chuyện được kể lại từ thời xa xưa nay được tái hiện ở nơi đây, ngôi

6



làng cổ mang nhiều dấu ấn lịch sử. Đền thờ Phùng Hưng thủ lĩnh trong cuộc
nổi dậy vào tháng 4 năm Tân Mùi, chống lại ách đô hộ khắc nghiệt của nhà
Đường thời Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam. Đền thờ được lập ở nhiều nơi,
trong đó có làng cổ Đường Lâm. Khu vực đền thờ có các hạng mục cơng trình
như Tả – Hữu Mạc, Đại Bái, Hậu Cung,... Xung quanh đền thờ có một số cây
ăn quả, lấy gỗ đã có từ lâu đời.
Lăng Ngô Quyền từ đền thờ Phùng Hưng tới Lăng Ngô Quyền du khách đi
thêm khoảng 500m nữa là tới, Lăng khá rộng rãi, xung quanh có nhiều cây cổ
thụ mang lại cảm giác thư thái, thoáng mát khi tới nơi đây.
Trước mặt lăng là cánh đồng lúa xanh bát ngát, hương thương của đồng xanh
lúa chín như thoảng vào khơng khí, những kí ức tuổi thơ như được ùa về
trong lòng mỗi người dân Việt.
Những ngôi nhà cổ cũng là một trong các di tích nổi bật của làng cổ, đến đây
anh chị có thể vào ghé thăm Nhà cổ bà Dương Thị Lan, ông Nguyễn Văn
Hùng rồi đến Nhà ông Hà Hữu Thể, ghé thăm Nhà cổ ông Hà Văn Vĩnh, ông
Hà Nguyên Huyến, và cuối cùng là Nhà cổ bà Hà Thị Điền. Mỗi căn nhà đều
được xây dựng cách đây hơn 300 tuổi, cổ kính xen lẫn hiện đại.
Và cuối cùng, ngôi chùa được coi như một nơi linh thiêng mà du khách thập
phương cứ mỗi dịp đầu xuân năm mới, hay lễ hội đều đua nhau tới đây để cầu
tài lộc, cầu bình an. Chùa Mía nơi lưu giữ hàng trăm pho tượng Phật được
làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đồng, gỗ, đất sét và nhiều di vật q.
Bên trong chùa cịn có những chum tương lớn, một làng nghề nổi tiếng ở nơi
đây thời xa xưa.

7


Sau khi tham quan hết làng cổ, đoàn ta sẽ nghỉ ngơi và thưởng thức những
món ăn đặc sản của Sơn Tây. Tới Sơn Tây mà không có dịp thưởng thức bánh

tẻ phú nhi thì quả là một điều thật đáng tiếc.
Làng cổ Đường Lâm – di sản văn hóa quốc gia, không chỉ là nơi thu hút nhiều
khách du lịch, mà khi tới nơi đây ta sẽ được hiểu thêm về lịch sử nước ta cùng
những trải nghiệm vô cùng thú vị đang chờ đón.
Với một bữa ăn giản dị mà đậm chất làng quê với những món như gà mía
luộc, rau muống luộc chấm tương, thịt kho tàu thơm ngậy, canh cua rau đay
với cà pháo,…. đem lại những cảm giác bình dị, thân thuộc của làng quê thân
yêu.
Sau chuyến hành trình 1 ngày tham quan Chùa Tây Phương – Làng cổ Đường
Lâm, du khách không chỉ được tìm hiểu cũng như chiêm ngưỡng những ngơi
chùa cổ kính và linh thiêng, mà còn được chứng kiến các pho tượng nổi tiếng
cùng với kiến trúc điêu khắc bậc nhất Việt Nam. Qua đó du khách còn thu nạp
được nhiều kiến thức về nguồn gốc và lịch sử lâu đời của 2 điểm đến trong
ngày hôm nay.
Mặc dù trải qua nhiều giao đoạn thăng trầm của lịch sử, điểm đến Chùa Tây
Phương – Làng cổ Đường Lâm không thể giữ ngun những nét điêu khắc cổ
kính vì đã được tu sửa nhiều lần, nhưng phần nào vẫn giữ được giá trị cốt lõi
và linh thiêng của 2 điểm đến tuyệt đẹp này.
Trong tháng tới, công ty du lịch của chúng em vẫn sẽ còn những tour du lịch
tâm linh để khám phá những ngơi chùa cổ kính khác dành cho anh chị, nếu
đoàn ta có nhu cầu hãy liên hệ cho cơng ty chúng em để chúng em có thể tiếp
tục đồng hành cùng anh chị trong những chuyến đi tiếp theo.

8


Vậy là đoàn ta đã kết thúc chuyển du lịch tham quan Chùa Tây Phương –
Làng cổ Đường Lâm, mời Quý anh chị lên xe khởi hành về Hà Nội, về tới
điểm đón ban đầu trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội, hướng dẫn viên và lái
xe chia tay và hẹn gặp lại đồn, kết thúc hành trình thăm quan.

- Phân tích ảnh hưởng của hình thức và thời gian của chuyến du lịch đến hoạt
động hướng dẫn du lịch:
+ Hình thức của chuyến du lịch tác động lớn tới hoạt động hướng dẫn du lịch.
Có 2 hình thức chủ yếu là: hướng dẫn đoàn khách và hướng dẫn khách đi lẻ.
* Với khách đi đoàn
Hoạt động hướng dẫn du lịch thông thường được tổ chức theo hợp đồng đã
ký. Theo chương trình du lịch được vạch trước, đã mua. Hình thức tổ chức
của chuyến du lịch này khiến cho hoạt động hướng dẫn nói chung, hoạt động
của hướng dẫn viên nói riêng khá thuận lợi. Khách du lịch được tham quan,
nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí….. Hướng dẫn viên du lịch có thể chủ động hơn
trong q trình phục vụ theo nghiệp vụ của mình. Hầu hết các khâu và các
thành phần dịch vụ du lịch đều được huy động nên nội dung hoạt động hướng
dẫn sẽ đầy đủ hơn. Hình thức tổ chức khách hàng theo đồn hiện nay vẫn khá
phổ biến trong các chuyến du lịch. Nó cũng đảm bảo sự ổn định về giá cả
(thường là giá trọn gói) nên tránh cho khách và hướng dẫn viên những phiền
phức trong thanh toán, trong các dịch vụ định sẵn.
* Với các khách du lịch đi lẻ
Nói chung hoạt động hướng dẫn du lịch thường có những khâu được rút gọn
lại, khơng hồn tồn như hình thức tổ chức theo đồn. Hướng dẫn viên du lịch
có thể giảm bớt một số hoạt động do việc hợp đồng với khách lẻ, thường là
những chuyến du lịch ngắn (vài tiếng đồng hồ hay một vài ngày) và khách

9


cũng ít có nhu cầu trọn gói hơn so với khách đoàn. Tuy vậy, cần chú ý đến
những phát sinh trong q trình hướng dẫn do khách có những u cầu đột
xuất ngồi thoả thuận ban đầu. Chính điều này cũng tác động không nhỏ với
hoạt động hướng dẫn du lịch.
+ Độ dài thời gian của chuyến du lịch cũng tác động tới hoạt động hướng dẫn

du lịch ở các mức độ khác nhau.
* Với những chuyến du lịch dài ngày
Hoạt động hướng dẫn du lịch luôn luôn được thực hiện theo lịch trình một
cách đầy đủ, đa dạng. Hầu hết các bộ phận liên quan đều được huy động về
việc đảm bảo cho chuyến du lịch được thực hiện trọn vẹn, kể cả các lĩnh vực
thông tin quảng cáo mơi giới trung gian… Hướng dẫn viên du lịch có thể
không trực tiếp tham gia phục vụ một số lĩnh vực nhưng cần phải có sự phối
hợp đồng bộ trên cơ sở nắm những thông tin cần thiết cho hoạt động hướng
dẫn của mình. Cũng trong chuyến du lịch vài ngày, hướng dẫn viên sẽ bộc lộ
khả năng nghiệp vụ và kiến thức nhiều mặt một cách rõ ràng hơn. Do đó sự tự
thân vận động cũng cao hơn, và nó tác động trở lại trong hoạt động hướng dẫn
du lịch .
* Với những chuyến du lịch ngắn ngày
Sự tác động của yếu tố thời gian đến hoạt động hướng dẫn du lịch. Trong
trường hợp này, hoạt động hướng dẫn du lịch chủ yếu tập trung vào việc chỉ
dẫn và giới thiệu cho khách những đối tượng tham quan, các cơ sở nghỉ
dưỡng, giải trí. Hướng dẫn viên du lịch có thể bỏ qua một số khâu do khách
khơng có nhu cầu và không có đủ thời gian, vật chất cần thiết. Song, việc
thông tin, tuyên truyền, quảng cáo thường không thể bỏ qua.

10


- Phân tích ảnh hưởng của hình thức và thời gian của chuyến du lịch đến hoạt
động hướng dẫn du lịch theo tour xuất phát từ trung tâm hội nghị quốc gia Hà
Nội đi tham quan: Chùa Tây Phương – Làng cổ Đường Lâm (01 ngày):
+ Hình thức của tour là đi theo đoàn nên hoạt động hướng dẫn du lịch thông
thường được tổ chức theo hợp đồng đã ký. Theo chương trình du lịch được
vạch trước, đã mua. Hình thức tổ chức của chuyến du lịch này khiến cho hoạt
động hướng dẫn nói chung, hoạt động của hướng dẫn viên nói riêng khá thuận

lợi. Khách du lịch được tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí….. Hướng
dẫn viên du lịch có thể chủ động hơn trong q trình phục vụ theo nghiệp vụ
của mình. Hầu hết các khâu và các thành phần dịch vụ du lịch đều được huy
động nên nội dung hoạt động hướng dẫn sẽ đầy đủ hơn. Hình thức tổ chức
khách hàng theo đồn hiện nay vẫn khá phổ biến trong các chuyến du lịch. Nó
cũng đảm bảo sự ổn định về giá cả (thường là giá trọn gói) nên tránh cho
khách và hướng dẫn viên những phiền phức trong thanh toán, trong các dịch
vụ định sẵn.
+Thời gian của tour ngắn ngày nên trong trường hợp này, hoạt động hướng
dẫn du lịch chủ yếu tập trung vào việc chỉ dẫn và giới thiệu cho khách những
đối tượng tham quan, các cơ sở nghỉ dưỡng, giải trí. Hướng dẫn viên du lịch
có thể bỏ qua một số khâu do khách khơng có nhu cầu và khơng có đủ thời
gian, vật chất cần thiết. Song, việc thông tin, tuyên truyền, quảng cáo thường
không thể bỏ qua.

11



×