Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

GIAO AN HOAT DONG NGOAI GIO LEN LOP KHOI 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.22 KB, 27 trang )

Chủ điểm tháng 9: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
I.Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu được nhiệm vụ của năm học mới, từ đó xác định và định hướng động cơ học tập của mình ngay từ
đầu năm học.
- Biết và tìm hiểu về truyền thống của nhà trường của trường THCS. Từ đó các em học tập, rèn luyện và
có nthais độ học tập đúng đắn tiếp bước theo truyền thống tốt đẹp đó.
- Từ đó giúp các em biết và lựa chọn đội ngũ cán bộ cốt cán của lớp, có đạo đức và thái độ học tập đúng
đắn để đưa lớp đi lên phát huy được truyền thống của nhà trường.
- Rèn luyện đạo đức thái độ học tập của các em ngay từ đầu cấp.
II. Chuẩn bị hoạt động:
- Bản nội quy và nhiệm vụ năm học mới.
- Một số câu hỏi cho HS thảo luận.
- Danh sách cán bộ lớp HS tham khảo.
- Người dẫn chương trình, BGK, TK và 3 đội chơi.
III. Tiến hành hoạt động:
1. Tuyên bố lý do:
Kính thưa q vị đại biểu
Kính thưa cơ giáo chủ nhiệm cùng các bạn HS
Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và có động cơ học tập tốt ngay từ đầu. Đặc biệt là HS đầu
cấp. Chúng ta phải biết và tìm hiểu truyền thống của trường và nhất là nội quy của trường đưa ra. Bên cạnh
đó, lớp chngs ta củng cần có một đội ngũ cán bộ lớp cốt cán thì mới đưa lớp đi lên và đạt chỉ tiêu đề ra.
Thấy được tầm quang trọng đó, tập thể lớp chúng em cùng tổ chức buổi hoạt động ngồi giờ hơm nay.
Cùng ngồi lại trao đổi và học tập, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường. Đó là lý do của buổi sinh
hoạt hôm nay (vỗ tay).
2. Giới thiệu đại biểu:
Về dự buổi sinh hoạt hôm nay em xin trân trọng giới thiệu Cô giáo chủ nhiệm lớp và cùng tập thể
lớp ( vỗ tay).
3. Giới thiệu BGK, TK, và đội chơi:
- Em xin giới thiệu ba đội chơi đóng vai trị quan trọng nhất trong buổi hoạt động này. Xin mời ba đội chơi
về vị trí và tự giới thiệu về đội mình.
- Khơng thể thiếu phần quan trọng trong buổi sinh hoạt này em xin giới thiệu BGK và TK


(BGK:....................)
- Mời BGK, TK về vị trí.
4. Nội dung hoạt động: Gồm 3 phần.
- Phần 1: Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp.
- Phần 2: Phần dành cho khán giả.
- Phần 3: Nghe giới thiệu truyền thống của trường
Phần 1: Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp
Dựa vào kết quả ĐH lớp đã sắp xếp tổ chức đội ngũ cán bộ lớp như sau:
1. Ban cán bộ lớp:
: Lớp trưởng (Chi đội trưởng)
: Lớp phó học tập
: Lớp phó văn thể kim thủ quỹ
2. Ban cán sự lớp:
Tổ trưởng
Tổ 1:
Tổ 2:
Tổ 3:

Tổ phó


Tổ 4:
* Nhiệm vụ và chức năng của cán bộ lớp, cán sự lớp:
a) Lớp trưởng:
Theo dõi kịp thời các hoạt động của trường để phổ biến đôn đốc các thành viên trong lớp thực hiện tốt.
Theo dõi đánh giá các mặt về học tập và hạnh kiểm của lớp và các thành viên thường xuyên vi phạm. Có
kỷ luật, khen thưởng các bạn đúng lúc. Điều khiển, quán xuyến tốt các giờ SHĐ, SHL.
b) Lớp phó học tập:
Thơng qua việc theo dõi của các tổ trưởng, Lớp phó học tập nhắc nhở việc học tập của các bạn, đặc biệt
các bạn học yếu-kém, hồn cảnh khó khăn, kiểm tra việc chuẩn bị bài và học bài cũ của lớp trước 10’ đầu

giờ. Thống kê điểm 9,10 và yếu kém cuối tuần cho GVCN.
c) Lớp phó văn thể kim thủ quỹ:
Điều hành và tham gia phong trào văn nghệ, tập hát các bài hát mới, viết biên bản lớp và sổ chi đội. Thu
các khoản tiền theo quy định.
d) Tổ trưởng:
Theo dõi cụ thể và đôn đốc các thành viên của tổ mình về mọi mặt trong tuần. Cuối tuần báo cáo cho lớp
phó học tập và lớp
e) Tổ phó:
Theo dõi các mặt cùng với tổ trưởng, thay khi tổ trưởng vắng mặt.
Trên đây là tổ chức đội ngũ cán bộ lớp của lớp , mong các bạn cùng kết hợp với cán bộ lớp để đưa
lớp đi lên và đạt chỉ tiêu phấn đấu đầu năm là chi đội vững mạnh, lớp tiên tiến.
Phần 2: Phần dành cho khán giả (giải trí)
1.Thể lệ: DCT nêu câu hỏi bạn nào xung phong trước được quyền trả lời câu hỏi. Trả lời đúng
được nhận một tràng pháo tay.
Câu 1: Đọc tên ban cán sự lớp và nêu chức vụ từng bạn?
Đáp án: Tên các tổ trưởng và tổ phó
Câu 2: Đọc tên ban cán bộ lớp và nêu chức vụ từng bạn
Đáp án: Tên lớp trưởng và các lớp phó
Câu 3: Tổng số lớp có bao nhiêu bạn? Trong đó có bao nhiêu bạn nữ?
Đáp án: bạn/ nữ
2. DCT đưa ra trò chơi: “Trời ta ta đứng, đất ta ta ngồi”.
Khi DCT hơ “Trời ta ta đứng” thì các bạn đứng dậy hơ “Đất ta ta ngồi” thì các bạn ngồi xuống. Bạn nào
làm sai thì bị phạt hát một bài hát góp vui. Nếu nhiều bạn bị vi phạm luật thì tất cả cùng hát một bài
Phần 3: Nghe giới thiệu truyền thống nhà trường
1. DCT giới thiệu bạn lớp trưởng thay mặt GVCN báo cáo truyền thống nhà trường của trường
THCS Phổ Thạnh:
Trường THCS Phổ Thạnh được thành lập vào tháng 9 năm 1977. Người Hiệu trưởng đầu tiên của
trường là thầy Hồ Viết Xuân quê Nghệ An.
Trường THCS Phổ Thạnh ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Để có được ngơi trường
khang trang đẹp đẽ như ngày hơm nay thầy trị trường THCS Phổ Thạnh đã trải qua biết bao thăng trầm

sóng gió. Từ một ngôi trường cấp 4 cũ kỹ, HS ngày một tăng lên khơng đủ phịng học phỉa học ba ca và
mượn cơ sở các trường tiểu học để học để đảm bảo việc học của HS. Thế mà thầy trò trường THCS Phổ
Thạnh đã cùng nhau đồn kết gắn bó, lập trường vững vàng khơng nhụt chí đi lên để hồn thành trách
nhiệm, nghĩa vụ cả tình thương trong các năm trước. Có như vậy, trường THCS Phổ Thạnh mới đạt được
nhiều thành tích về mọi mặt trong các năm học. Hoàn thành mọi mặt và phong trào của Bộ - phịng giao.
Đến nay trường đã được nhà nước cơng nhận là trường chuẩn quốc gia và cấp giấy chứng nhận vào tháng
9 năm 2005.
Trong những năm gần đây, trường đã đạt nhiều thành tích về mặt dạy – học như: nhiều gv dạy giỏi
cấp tỉnh, dạy giỏi cấp huyện, thi ĐDDH cấp tỉnh, HSG cấp đạt giải cao.


Trường tham gia và hoàn thành tốt các phong trào XH khác như: Phòng chống các tệ nạn XH, bảo
vệ mơi trường, ATGT và chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ của xã.
Là HS của trường chúng em rất tự hào và quyết tâm phấn đấu để xứng đáng với truyền thống tốt
đẹp đó.
2.Thi trả lời nhanh;
DCT nêu thể lệ cuộc thi: Có hai lượt chơi: thứ nhất là từ đội 1-2-3 ngược lại thứ hai là 3-2-1. Đại
diện đội chơi chọn cho đội mình một câu hỏi số nào bất kỳ (Đội sau không lập lại câu hỏi trước).
DCT đọc câu hỏi các thành viên thảo luận 1 phút. Đại diện của đội trả lời. Nếu đúng nhận được
phần thưởng (1 tràng pháo tay) và 10 điểm. Nếu sai thì quyền trả lời dành cho hai đội còn lại.
Câu 1: Trương THCS Phổ Thạnh năm học 2016- 2017 có mấy khối lớp? Mỗi khối gồm bao nhiêu lớp?
Đáp án: Có 4 khối, k6 10 lớp,
Câu 2: Lớp
mang tên chi đội là gì?
Đáp án: Hồ Văn Mên
Câu 3: Trường ta được thành lập năm nào? Ai là hiệu trưởng đầu tiên?
Đáp án: Tháng 9 năm 1977. Thầy Hồ Viết Xuân
Câu 4: Bạn sẽ làm gì để phát huy truyền thống của nhà trường?
Đáp án: - Ra sức thi đua học tập và rèn luyện đạo đức để trở thành con ngoan trò giỏi, xứng đáng v ới
trường chuẩn quốc gia

- Học tập và noi gương các anh chị đi trước. Đoàn kết giúp đỡ bạn bè. Thực hiện tốt chủ đề năm
học và trường lớp học thân thiện.
Câu 5: Ban giám hiệu hiện nay gồm những thầy cô nào? Chức vụ cụ thể.
Đáp án: Thầy: Đặng Văn Nương – Hiệu trưởng (Bí thư)
Thầy: Nguyễn Vũ Khoa – Hiệu phó chun mơn.
Thầy: Võ Tấn khả – Hiệu phó cơ sở vật chất.
Câu 6: Bạn hãy hát một bài hát về mái trường, thầy cô.
IV. Kết thúc hoạt động:
- Mời BGK công bố số điểm của ba đội chơi trong phần thi thứ 3. Chúc mừng đội cao điểm (vỗ tay)
- Mời GVCN nhận xét buổi hoạt động
- GVCN bặn dò hoạt động tháng 10 Chủ điểm: “Chăm ngoan học giỏi”
- Chuẩn bị: + Các tổ trưởng và mỗi HS làm bảng thi đua của tổ và cá nhân trong năm học.
+ Ban cán bộ lớp trình bày kinh nghiệm học tập của mình trước lớp và cả lớp tao đổi học tập
+ Một số bài hát và câu hỏi về học tập
V. Bài học kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
......................


Ngày thực hiện 16/10/2014 tiết 4 + 5 lớp 6.5
Chủ điểm tháng 10: CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Có tinh thần và thái độ học tập tốt để đạt kết quả cao và đưa lớp đi lên .
- Khơi dậy tinh thần trách nhiệm quan tâm giúp đỡ bạn bè trong tổ trong lớp
- Học tập phương pháp học tập của các bạn học tốt.
- Tạo niềm phấn khởi, hứng thú trong học tập đúng với chủ điểm chăm ngoan học giỏi.

II. Chuẩn bị hoạt động:
1. Nội dung:
- Các tổ thảo luận đưa ra chỉ tiêu giao ước thi đua.
- Câu hỏi.
- Bản báo cáo về kinh nghiệm học tập của các bạn, ban cán sự lớp.
- Một số tiết mục văn nghệ.
2. Hình thức:
- Câu hỏi thảo luận, chỉ tiêu thi đua.
- Trả lời nhanh.
- Giao lưu văn nghệ và trò chơi
III.Nội dụng hoạt động:
1. Hát tập thể: Bài “Bài ca đi học”.
2. Tuyên bố lí do:
Kính thưa cơ giáo chủ nhiệm, chào các bạn. Đất nước ngày càng phát triển thì cuộc sống của chúng ta mới
được hạnh phúc, ấm no. Để có được một đất nước giàu mạnh, là tương lai của đất nước mỗi HS chúng ta
phải có thái độ và phương pháp học tập đúng đắn ngay từ bây giờ. Biết được tầm quan trọng đó, hơm nay,
tập thể lớp 6.2 chúng ta cùng nhau đưa ra một số chỉ tiêu để thi đua học tập và học hỏi phương pháp học
tập lẫn nhau để đưa lớp đi lên theo sự phát triển của đất nước. Đó là lí do của buổi hoạt động hôm nay. (Vỗ
tay)
3. Giới thiệu đại biểu:
Về dự buổi hoạt động hơm nay có GVCN lớp cùng các bạn HS lớp 6.5
4. Giới thiệu đội chơi:
Mời 4 đội chơi cũng là 4 tổ của lớp. Đại diện tổ là tổ trưởng tự giới thiệu về tổ mình.
5. Giới thiệu BGK – TK:
BGK:
TK:
Xin mời BGK – TK về vị trí
6. Nội dụng hoạt động: Gồm có 3 phần:
- Phần 1: Giao ước thi đua học tập giữa các tổ, cá nhân.
- Phần 2: Phần thi trả lời nhanh.

- Phần 3: Trao đổi kinh nghiệm học tập ở trường THCS
Phần 1: Giao ước thi đua học tập giữa các tổ, cá nhân.
Thể lệ: Mỗi tổ thảo luận và đưa ra chỉ tiêu học tập của tổ trong năm học 2014 – 2015 và cùng nhau quyết
tâm thực hiện tốt để đạt chỉ tiêu của tổ đề ra.


- Các nhóm trong tổ cùng đưa ra điều kiện và chỉ tiêu học tập của tổ  Thảo luận  Tổ trưởng thống kê,
tổng kết trình bày trước lớp (Các thành viên trong tổ chú ý lắng nghe)  Nhất trí.
- Lần lượt từ tổ 1 đến tổ 4.
- BTK ghi lại chỉ tiêu thi đua giữa các tổ cho lớp biết.
Phần 2: Thi trả lời nhanh.
1. Trả lời câu hỏi:
- Hình thức thảo luận theo nhóm 2 bàn tạo một nhóm.
- DCT đọc lần lượt các câu hỏi, nhóm nào có tín hiệu nhanh (giơ tay) được quyền trả lời. Đúng được nhận
quà từ ban tổ chức. Sai thì cơ hội giành cho các nhóm cịn lại (hay bổ sung phần trả lời cho câu hỏi hoàn
thiện).
Câu 1: Để đạt được kết quả học tập tốt bạn phải làm gì?
Đáp án:- Có thái độ học tập tốt.
- Học hỏi ở bạn bè.
- Thường xuyên tìm tài liệu tham khảo để phục vụ cho học tập.
- Học bài cũ, làm bài tập trước khi đến lớp.
- Nghe giảng và phát biểu xây dựng bài tốt.
Câu 2: Từ có mấy lớp nghĩa?
Đáp án: Từ có hai lớp nghĩa: Nghĩa gốc (đen), nghĩa chuyển (bóng).
Câu 3: Có phải có giảng bài tốt là trở thành học tốt khơng? Vì sao?
Đáp án: - Khơng.
- Vì cần kết hợp nhiều yếu tố học tập khác như: học thuộc bài, làm bài tập, học hỏi ở bạn, ...
Câu 4: Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là gì?
Đáp án: mét (m).
Câu 5: Để đo thể tích vật rắn khơng thấm nước ta dùng vật gì?

Đáp án: Có thể dùng bình chia độ, bình tràn.
Câu 6: Hãy nêu nguồn gốc của vải sợi pha?
Đáp án: Vải sợi pha được dệt bằng sợi pha. Sợi pha thường được sản xuất bằng cách kết hợp hai hay
nhiều loại sợi khác nhau để tạo thành sợi dệt.
Câu 7: Hãy kể tên một số mũi khâu cơ bản mà em biết?
Đáp án:- Khâu mũi thường.
- Khâu mũi đột mau.
- Khâu vắt.
Câu 8: Trái đất tự quay quanh trục theo hướng nào?
Đáp án: Trái đất tự quay một vòng quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.
Câu 9: Bạn hiểu thế nào “Học đi đôi với hành”.
Đáp án: Vừa học lý thuyết trên lớp trong sách vở vừa vận dụng lý thuyết đó vào các bài tập và vận dụng
trong cuộc sống trong thực tế.
Câu 10: Đố bạn là cái gì?
Áo em có đủ các màu
Thân em trắng muốt như nhau thẳng hàng
Mỏng dày là ở số trang
Lời thầy cô kiến thức vàng trong em.
Đáp án: Quyển vở
Câu 11:
Cịn ngun giúp bạn lên cao
Cắt đi dùng để bỏ vào lị nung
Có sắc thời gian quen dùng
Bỏ đầu, khơng sắc lồi vật vẫn chung ra vào


(Là những chữ gì?)
Đáp án: Thang – Than – Tháng – Hang.
Câu 12: Câu nói: “Học, học nữa, học mãi” của ai?
Đáp án: Lênin

2. Trò chơi giao lưu văn nghệ:
DCT đưa ra khẩu dụ các bạn thực hiện theo. Nếu bạn nào làm sai sẽ hát một bài hát có từ “học, trường
em”.
Ví dụ: Miệng – Cằm – Tai.
Nếu bạn nào chỉ sai thì bị phạt.
Phần 3: Trao đổi kinh nghiệm học tập ở trường THCS.
a. Lớp phó học tập trình bày kinh nghiệm học tập của mình cho cả lớp nghe.
b. Lớp trưởng trình bày kinh nghiệm học tập của mình.
c. Các tổ trưởng cá nhân HS bổ sung thêm.
- BGK – TK lắng nghe ghi lại ý hay của các bạn.
- Trình bày tổng hợp lại cho cả lớp cùng nghe và học tập
IV.Kết thúc hoạt động:
- Hát tập thể bài “Em yêu trường em”.
- GVCN nhận xét buổi HĐNGLL
- GVCN dặn dò:
+ Chuẩn bị hoạt động tháng 11 “Tơn sư trọng đạo”.
+ Chuẩn bị bảng đăng kí thi đua về “Tháng học tốt, tuần học tốt” (Về học tập, hạnh kiểm).
+ BCS lớp chuẩn bị một số bài hát để giao lưu văn nghệ.
V.Bài học kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
.........................................................


Ngày thực hiện 18/11/2011 tiết 3+4 lớp 6.2
Chủ điểm tháng 11 : TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
TỔ CHỨC KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 – 11

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Hiểu được truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam luôn “Tôn sư trọng đạo”, ý nghĩa của ngày 20 – 11.
- Hiểu được ý nghĩa mục đích và nắm vững nội dung chỉ tiêu thi đua của lớp với tiêu chí tháng học tốt,
tuần học tốt.
- Thấy được công lao to lớn và trách nhiệm to lớn của thầy (cô) giáo đối với sự trưởng thành của mỗi HS
nói riêng và đối với sự phát triển của xã hội nói chung.
- Biết ứng xử lễ phép, chăm ngoan học giỏi để đền đáp công ơn của thầy (cô) giáo.
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt trong học tập, trong công việc trường, lớp
B. Chuẩn bị hoạt động:
I – Nội dung:
- Chương trình hành động của lớp trong học tập
- Cá nhân tổ đăng kí thi đua thực hiện tốt chương trình hành động của lớp.
- Các bài hát về thầy cơ giáo
II – Hình thức:
- Trao đổi, thảo luận, kể chuyện, sinh hoạt văn nghệ.
- Lễ đăng kí thi đua về tuần học tốt, tháng học tốt.
- Giải đáp ô chữ - giao lưu văn nghệ
C. Nội dung hoạt động:
I – Khởi động: Hát tập thể bài bụi phấn.
II – Tuyên bố lí do:
Kính thưa quý vị đại biểu, cô giáo chủ nhiệm cùng các bạn HS lớp 6.2
Ơng cha ta có câu “Khơng thầy đố mày làm nên” nhằm nhắc nhở chúng ta phải luôn nhớ đến công
lao giáo dục của thầy (cô) giáo. Những gì mà thầy (cơ) giáo dạy cho chúng ta mãi mãi là hành trang cho
mỗi HS bước vào đời. Các bạn thân mến! Chúng ta phải giữ gìn và nâng cao tình cảm cao q và nghĩa cử
tốt đẹp của thầy (cô) giáo đã giành cho chúng ta bằng cách nào? Đó là thi đua học thật tốt, thật giỏi và lễ
phép kính trọng thầy (cơ) giáo. Muốn làm được điều đó, hơm nay tập thể lớp chúng ta cùng đăng kí thi đua
tuần học tốt, tháng học tốt và quyết tâm thực hiện tốt chỉ tiêu của lớp đề ra. Đó là lí do của buổi hoạt động
này.



III – Giới thiệu đại biểu:
IV – Giới thiệu 3 đội chơi:
- Đội 1 gồm: Hưng – V.Thắng – Nhị
- Đội 2 gồm: Thiện – Chương – Tín
- Đội 3 gồm: Thạch – Tài – Trâm
Xin mời ba đội chơi về vị trí và mỗi đội tự giới thiệu về mình
V – Giới thiệu BGK – TK:
- BGK gồm: Hiền – Hồng
- TK: Ngân
Xin mời BGK về vị trí
VI – Nội dung hoạt động: Gồm 4 phần
- Phần 1: 3 đội chơi lần lượt đọc bảng đăng kí thi đua về “tháng học tốt, tuần học tốt”.
- Phần 2: Giải đáp ơ chữ, tìm từ chìa khóa.
- Phần 3: Phần thi dành cho khán giả.
- Phần 4: Giao lưu văn nghệ và trao đổi tâm tình mừng ngày 20 – 11
Sau đây chúng ta sẽ vào phần thi thứ nhất
* Phần 1: Giao ước về thi đua “tháng học tốt, tuần học tốt”
Thể lệ: Đại diện mỗi đội chơi đọc bảng đăng kí thi đua của đội mình (khán giả lắng nghe) và biểu
quyết. Đội nào có số lượng biểu quyết nhiều hơn đội đó đạt 15 điểm, hạ thấp dần 10 điểm và 5 điểm theo
số lượng biểu quyết ít hơn cho 2 đội còn lại.
Cả lớp thực hiện thi đua “Tháng học tốt, tuần học tốt” theo bảng đăng kí thi đua của đội cao điểm nhất
trong các đội còn lại.
1) Về học tập:
- Phấn đấu thi đua học tập tốt, dành nhiều điểm 9 – 10 để dâng tặng thầy (cô) giáo nhân ngày 20 – 11.
- Xây dựng bài tốt.
- Đi học đúng giờ, không bỏ giờ, bỏ tiết.
- Chuẩn bị trước bài ở nhà, làm bài, học thuộc bài trước khi đến lớp.
- Giúp đỡ các bạn học Yếu – Kém.
- Xây dựng tốt lớp học thân thiện, HS tích cực.
- Xây dựng giờ học tốt.

2) Về hạnh kiểm:
- Lễ phép, biết ơn và kính trọng thầy (cơ) giáo.
- Tác phong nghiêm túc, khơng nói tục chửu thề.
- Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường (đội mũ ca lơ, dép có quai hậu, ...)
3) Các hoạt động khác:
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Tham gia các hoạt động của trường đề ra nhằm chào mừng ngày 20 – 11.
DCT mời BGK công bố số điểm phần thi thứ nhất của 3 đội.
Mời các bạn hát tập thể một bài để thay đổi không khí.
* Phần 2: Giải đáp ơ chữ, tìm từ chìa khóa
1
T R Ầ N P H Ú
2 N G U Y Ễ N T Ấ T T H À N H
3
L Ê H Ữ U T R Á C
4
T R E O B I
Ể N
5
C H U V Ă N A N
6
H O À N G V Â N
7
M Ộ N G L Â N


8

D


Â

N

G

I

A

N

Thể lệ: Ơ chữ gồm có 8 hàng ngang. Các đội lần lượt tự chọn cho mình một hàng ngang. DCT đọc
câu hỏi ở hàng ngang đó. Đội nào trả lời đúng đáp án của hàng ngang đó đạt 15 điểm. Sai cơ hội cho 2 đội
khác. Đội nào có tín hiệu nhanh được quyền trả lời đúng đạt 10 điểm. Trả lời không đúng dành cho khán
giả.
Đáp án mỗi hàng ngang có xuất hiện một vài phụ âm giúp ta tìm ra từ chìa khóa.
Gợi ý từ chìa khóa gồm 14 ơ chữ
Câu hỏi: Danh hiệu cao q của người dạy học là gì?
 Đội nào phát hiện trước từ khi giải đáp 4 hàng ngang (phát tín hiệu) trả lời đúng đạt 40 điểm. Sai bị loại
ra khỏi cuộc chơi
Hàng ngang 1: Có 7 ơ chữ
Là người thầy giáo và cũng là vị tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta?
Đáp án: TRẦN PHÚ (N – H )
Hàng ngang 2: Gồm 14 ô chữ
Tên Bác Hồ khi làm nghề dạy học tại Phan Thiết – Bình Thuận
Đáp án: NGUYỄN TẤT THÀNH (N – G – Â)
Hàng ngang 3: Có 9 ơ chữ
Ơng vừa là thầy giáo vừa là thầy thuốc với hiệu là “Hải thượng lãng ông”
Đáp án: LÊ HỮU TRÁC (Á – H )

Hàng ngang 4: Gồm 8 chữ cái
Truyện cười nhằm phê phán chế giễu những người thiếu chủ kiến khi làm việc nghe lời góp ý của người
khác một cách thụ động là truyện cười gì?
Đáp án: TREO BIỂN (I – O )
Hàng ngang 5: Gồm 8 chữ cái
Người thầy có tài cao đức trọng được tôn vinh là ông tổ của giáo dục nước nhà. Ông là ai?
Đáp án: CHU VĂN AN (N)
Hàng ngang 6: Gồm 8 chữ cái
Bài hát “Em yêu trường em” của nhạc sĩ nào?
Đáp án: HOÀNG VÂN (Â)
Hàng ngang 7: Gồm 7 chữ cái
Bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” của nhạc sĩ nào?
Đáp án: MỘNG LÂN (Â)
Hàng ngang 8: Gồm 7 chữ cái
Các truyện truyền thuyết, ngụ ngôn cổ tích, truyện cười mà các em đã học được gọi là truyện gì?
Đáp án: DÂN GIAN (D – N)
Đáp án từ chìa khóa: NHÀ GIÁO NHÂN DÂN
DCT mời BGK thống kê điểm phần thi thứ 2 và phần 1 của 3 đội chơi.


Thay đổi khơng khí và cũng là sự chờ đợi của khán giả chúng ta đi vào phần thứ 3
* Phần 3: Dành cho khán giả
Thể lệ: DCT đọc câu hỏi bạn nào có tín hiệu trả lời (giơ tay) trước và trả lời đúng được nhận phần
quà từ ban tổ chức. Sai cơ hội dành cho các bạn còn lại.
Có thể thảo luận nhóm, nhóm nào trả lời trước nhóm đó được quà.
Câu 1: Đối với những HS phạm nhiều lỗi, thầy (cơ) giáo phải xử phạt. Bạn có đồng ý việc làm của thầy
(cơ) giáo khơng? Vì sao?
Đáp án: Đồng ý – Vì thầy (cơ) mong muốn bạn đó trở thành một HS tốt, trở thành con ngoan trò giỏi.
Câu 2: Bạn hãy hát một bài để tặng thầy (cô) giáo nhân ngày 20 – 11.
Đáp án: HS thực hiện

Câu 3: Bài hát “Khi tóc thầy bạc” nhạc và lời của ai?
Đáp án: Trần Đức
Câu 4: Bạn phải làm gì để có tiết học tốt? (Thảo luận)
Đáp án: Học bài, làm bài tập đày đủ
- Phát biểu xây dựng bài tốt
- Nghiêm túc, lắng nghe thầy (cô) giáo giảng bài
- Chuẩn bị bài, soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp
Câu 5: Bạn hiểu như thế nào “Tôn sư trọng đạo” (Thảo luận)
Đáp án: Tôn sư trọng đạo là thể hiện sự tơn trọng kính u và biết ơn đối với những người làm thầy (cô)
giáo. Tôn trọng những điều thầy dạy và làm theo đạo lý mà thầy đã dạy cho mình. Đây là truyền thống q
báu cần được phát huy
* Phần 4: Trao đổi tâm tình và giao lưu văn nghệ mừng ngày 20 – 11
Thể lệ: Các đội chơi thi theo 2 lượt
Lượt 1: Từ đội 1 – 2 – 3
Lượt 2: Ngược lại từ đội 3 – 2 – 1
Gồm 6 câu hỏi. Đội chơi chọn cho đội mình 1 câu hỏi bất kì (DCT đọc câu hỏi). Nếu trả lời đúng
đạt 20 điểm, trả lời sai cơ hội cho các đội còn lại.
Câu 1: Nhân ngày 20 – 11 bạn hãy nói ước muốn của bạn đối với thầy (cơ) giáo của mình.
Đáp án: HS tả lời.
Câu 2: Bạn hãy đọc 3 câu tục ngữ, ca dao ca ngợi và tôn vinh thầy (cô) giáo?
Đáp án:
1) Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
2) Khơng thầy đố mấy làm nên
3) Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy
Câu 3: Bạn hiểu gì về ngày nhà giáo Việt Nam?
Đáp án: Tháng 8 – 1957, Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vac-Sa-Va (Ba Lan) đã thông qua bản
hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20 – 11 hàng năm là ngày Quốc tế hiến chương các nhà
giáo .
Ngày 20 – 11 – 1958, ngày Quốc tế hiến chương các Nhà giáo lần đầu tiên được tổ chức trên miền Bắc

nước ta, Sau khi đất nước được hồn tồn giải phóng (1975) ngày 20 – 11 được tổ chức trên cả nước .
Ngày 28 – 9 – 1982 hội đồng Bộ trưởng ra quyết định lấy ngày 20 – 11 hàng năm làm ngày Nhà giáo
Việt Nam. Quyết định này có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với
vai trị và vị trí của nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ xây dựng và bảo vệ đất nước .
Ngày 20 – 11 đã chuyển thành ngày hội truyền thống của các nhà giáo Việt Nam là ngày mà những HS
chúng ta tỏ lòng biết ơn của chúng ta đến những thầy cô giáo bằng nhiều hành động thiết thực như : ra sức
học tập, tu dưỡng đạo đức, vâng lời thầy cô.
Câu 4: Bạn hãy hát một bài hát có cụm từ thầy, cô (hay đọc một bài thơ)
Câu 5: Bạn hãy kể một kỉ niệm về tình thầy trị làm bạn nhớ nhất.


Câu 6: Bạn hãy mời một bạn ở đội bên cùng lên song ca một bài hát nhân ngày 20 – 11.
DCT mời BGK tổng kết số điểm trong 3 phần thi của 3 đội để tìm ra đội nhất – nhì – ba.
Chúc mừng cả 3 đội. Mời 3 đội tiến về phía trước nhận quà từ ban tổ chức (lớp trưởng)
D. Kết thúc hoạt động:
- GVCN nhận xét buổi hoạt động
- GVCN dặn dò hoạt động sau:
+ Hoạt động tháng 12 với chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”
+ Các tổ trưởng, lớp trưởng chuẩn bị một số câu hỏi, bài hát về truyền thống về cách mạng ở q
hương mình (cán bộ về hưu). Có thể kể một câu chuyện về người anh hùng ở quê em.
+ Một số câu hỏi kiến thức về các môn đã học
E. Bài học kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
.........................................................



Ngày thực hiện 21/12/2017 tiết 3 + 4 lớp 6.6
Chủ điểm tháng 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Biết và hiểu được truyền thống cách mạng của địa phương, q hương mình. Từ đó có ý thức xây dựng
và bảo vệ, tự hào về quê hương mình.
- Có ý thức học tập tốt, rèn luyện trí thơng minh, óc sáng tạo để mở rộng kiến thức trong học tập.
- Biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp. Học tập tốt để xây dựng quê hương mình.
B. Nội dung và hình thức hoạt động
1. Nội dung
- Tìm hiểu học tập những hành động kiên cường bất khuất trong đấu tranh cách mạng của quê hương mình
- Trao đổi kinh nghiệm học tập lẫn nhau để trao dồi kiến thức.
- Ca hát những bài hát ca ngợi quê hương và truyền thống Cách mạng
2. Hình thức
- Sưu tầm, trình bày, tìm hiểu truyền thống Cách mạng
- Thi trả lời các câu hỏi về kiến thức học ở lớp
- Giao lưu văn nghệ
C. Tiến trình hoạt động
I. Khởi động Hát tập thể
II. Tuyên bố lí do
Kính thưa q vị đại biểu, kính thưa cơ giáo chủ nhiệm cùng các bạn lớp 6.6
Các bạn có biết để có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay là nhờ vào công lao
xương máu của cha ông ta. Họ đã chiến đấu và hy sinh anh dũng đánh tan bọn cướp nước để bảo vệ và
giành lấy độc lập tự do cho đất nước. Đó là việc làm to lớn phải không các bạn. Ngày nay, được cắp sách
đến trường ta phải luôn nhớ ơn cơng lao đó và hứa phải quyết tâm học tập tốt để đền cơng ơn to lớn đó.
Đồng thời tìm hiểu được nét anh hùng cách mạng của nhân dân ta trong thời chiến tranh ác liệt đã qua.
Hôm nay, tập thể lớp chúng ta cùng tổ chức buổi sinh hoạt này với chủ đề “ Uống nước nhớ nguồn” để
phát huy truyền thống tốt đẹp này. Đó là lí do của buổi hoạt động hôm nay.
III. Giới thiệu đại biểu
IV. Giới thiệu BGK – TK về vị trí
V. Giới thiệu đội chơi Mời 3 đội chơi về vị trí và giới thiệu về mình

VI. Nội dung hoạt động Gồm 4 phần
Phần 1: Tìm hiểu truyền thống Cách mạng của địa phương
Phần 2: Giải đáp ô chữ
Phần 3: Dành cho khán giả


Phần 4: Ai nhanh hơn
Phần 1: Tìm hiểu truyền thống Cách mạng
Thể lệ: Mỗi đội chơi thảo luận và chọn cho đội mình một câu chuyện về người anh hùng cách mạng. Kể
đầy đủ diễn cảm đúng chủ đề đạt 15đ
Trong vòng 5 phút mỗi đội chơi liệt kê các tên anh hùng trong lịch sử. Đội nào kể tên nhiều hơn đạt 20đ và
hạ dần.
Phần 2: Giải đáp ô chữ
Thể lệ: Ô chữ gồm 7 hàng ngang Mỗi đội chơi chọn cho mình một ơ chữ hàng ngang trả lời đúng đạt 10đ.
Sai cơ hội cho hai đội còn lại.
1
V Ă N L A N G
2
T I
Ê N V Ư Ơ N G
3
T H À N H C Ổ L O A
4
H Ọ C T Ậ P T Ố T
5
H Ù N G V Ư Ơ N G
6
S Ơ N M Ỹ
7
T H Á N H G I

Ó N G
Hàng ngang 1: Có 7 chữ cái
Người con trưởng theo Âu Cơ tôn lên làm vua đặt tên nước là gì?
Đáp án: VĂN LANG
Hàng ngang 2: Có 9 chữ cái
Từ tôn xưng vua đời trước đã mất (thường cùng một triều đại) là từ gì?
Đáp án: TIÊN VƯƠNG
Hàng ngang 3: Gồm 10 chữ cái
Đây là thành lũy kiên cố nhất thể hiện sự tiến bộ về mặt kĩ thuật quân sự của nhân dân Âu Lạc
Đáp án: THÀNH CỔ LOA
Hàng ngang 4: Gồm 9 chữ cái
Là HS để nhớ ơn những anh hùng đã hy sinh vì nước ta phải làm gì?
Đáp án: HỌC TẬP TỐT
Hàng ngang 5: Có 9 chữ cái
Bốn truyền thuyết: Con rồng cháu tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh đã học
là những truyền thuyết về thời đại nào?
Đáp án: HÙNG VƯƠNG
Hàng ngang 6: Có 5 chữ cái
Di tích ở tỉnh Quảng Ngãi nơi dân bị quân dịch tàn sát dã man là nơi nào?
Đáp án: SƠN MỸ
Hàng ngang 7: Có 10 chữ cái
Tên của một nhân vật trong truyền thuyết sau khi đánh giặc xong cả người lẫn ngựa bay về trời là ai?
Đáp án: THÁNH GIÓNG
Phần 3: Dành cho khán giả


Thể lệ: DCT đọc câu hỏi bạn nào xung phong trước và trả lời đúng đáp án sẽ nhận được quà từ Ban tổ
chức
Câu 1: Lê Văn Tám đã hy sinh anh dũng như thế nào?
Đáp án: Lấy thân mình đốt kho xăng vũ khí của giặc

Câu 2: Bạn hãy cho biết Kim Đồng tên thật là gì?
Đáp án:Nơng Văn Dền
Câu 3: Dùng ba chữ số 2, 0, 5 hãy viết tất cả các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau?
Đáp án:205, 250, 520, 502
Câu 4: Những người phương Đông chủ yếu soosngs bằng nghề nông đúng hay sai?
Đáp án: Đúng
Câu 5: Chi đội lớp ta mang tên người anh hùng nào?
Đáp án: Phan Đình Giót
Câu 6: Đố bạn:
Hoa vàng, củ trắng, lá xanh
Củ ăn không hết để dành phơi khơ
Lá già phơi héo muối dưa
Tồn cây chẳng có gì thừa bỏ đi
(Cây gì?)
Đáp án: Cải củ
Câu 7:
Ấu thơ áo mặc kín đầu
Lớn rồi chỉ thấy mình trần mà thôi
Xả thân trăm việc giúp đời
Thủy chung từ thuở trong nơi với người
( Cây gì?)
Đáp án: Cây tre
Câu 8: Quân gì?
- Quân gì gìn giữ quốc gia?
Quân đội
- Quân gì đeo nó biết là thấp cao?
Qn hàm
- Qn gì ai bệnh thì vào?
Quân y viện
- Quân gì chia nước thấp cao tùy người? Quân cơ

- Quân gì chia cùng nhau chơi?
Quân bài
- Quân gì phấp phới giữa trời tung bay? Quân kỳ
Phần 4: Ai nhanh hơn
Thể lệ: DCT đọc câu hỏi xong, đội nào có tín hiệu trả lời trước đúng đáp án đạt 20đ sai cơ hội cho đội còn
lại.
Câu 1: Người tối cổ sống theo:
a. Bầy
b. Thị tộc
c. Bộ tộc
d. Công xã
Câu 2: Phân số không rút gọn được gọi là phân số gì?
a. Phân số thập phân
b. Phân số nguyên
c. Phân số tối giản
Câu 3: Văn bản “Mẹ hiền dạy con” thuộc loại truyện gì?
a. Truyền thuyết
b. Ngụ ngơn
c. Trung đại
Câu 4: Hệ mặt trời có 8 hành tinh đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai (Có 9 hành tinh)
Câu 5: Người Đoàn viên thanh niên lấy thân mình lấp lỗ châu mai là ai?
a. La Văn Cầu
b. Phạm Đình Giót
c. Phan Đình Giót
Câu 6: Để xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào các đường nào?
a. Kinh tuyến
b. Vĩ tuyến
c. Cả a và b



Câu 7: Danh từ có mấy loại
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 8: Nhân vật ơng lão trong truyện “Ơng lão đánh cá và con cá vàng” ra biển gọi cá vàng mấy lần?
a. 3
b. 4
c. 5
d. 6
D. Kết thúc hoạt động
- Cả lớp hát bài hát “Em yêu trường em”.
- DCT mời thư kí tổng kết số điểm 3 đội chơi trong ba phần để chọn đội nhất – nhì – ba.
- Mời ba đội chơi về phía trước để nhận quà từ ban tổ chức.
- GVCN nhận xét và dặn dò:
+ Chuẩn bị chủ đề tháng 1 “Mừng Đảng mừng xuân”
+ Tìm một số câu tục ngữ ca dao nói về phong tục địa phương trong những này tết đến xuân về.
E. Bài học kinh nghiệm
Kí duyệt

Ngày thực hiện ...16... /02/2016 tiết 3+4 lớp 6.6
Chủ điểm tháng 1 + 2: MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Hiểu được ý nghĩa và phong tục tập quán về truyền thống văn hóa – bản sắc dân tộc của quê hương, của
dân tộc trong những ngày tết, ngày xuân, về Đảng.
- Hiểu được nội dung ý nghĩa của một số ca dao, tục ngữ của quê hương mình.
- Tự hào và càng yêu quê hương mình hơn.
- Biết giữ gìn và phát huy những truyền thống Cách mạng và phong tục tốt đẹp đó.

B. Nội dung và hình thức hoạt động:
I. Nội dung:
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao viết về quê hương ca ngợi Đảng, mừng xuân.
- Tìm hiểu những câu chuyện về những Đảng viên ưu tú của quê em.


- Hát những bài hát ca ngợi về Đảng – Xuân.
II. Hình thức:
- Trình bày kết quả sưu tầm ca dao, tục ngữ và câu chuyện về Đảng.
- Trả lời câu hỏi giao lưu văn nghệ.
C. Tiến hành các hoạt động:
I. Khởi động: Hát tập thể.
II. Tuyên bố lí do:
Kính thưa q vị đại biểu. Kính thưa cơ giáo chủ nhiệm cùng toàn thể các bạn HS lớp 6.6.
Trong cái khí lạnh lúc giao mùa, đâu đó mùa xn đang khẽ gọi. Khắp nơi, trên mọi miền đất nước nói
chung, q hương mình nói riêng, khơng khí mùa xn mn hoa đua nở. Đó cũng chính là khơng khí đón
chào năm mới của mọi người thật vui vẻ náo nức. Với niềm hân hoan đó, mỗi chúng ta đều nghĩ về Đảng
về mùa xuân. Ai ai cũng nhớ về nguồn cội, cũng chuẩn bị đón một cái Tết đầm ấm hạnh phúc với những
câu hị, bài hát, trị chơi đón xn. Với tình người, tình Đảng thắm thiết. Đó chính là truyền thống, phong
tục cuả quê hương chúng ta lưu truyền đến ngày nay. Và hôm nay mỗi chúng ta phải học tập, giữ gìn và
phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Vì vậy, chúng ta càng cần tự hào về bản sắc dân tộc của người Việt Nam
mình. Đó là lí do của buổi hoạt động hơm nay.
III. Giới thiệu đại biểu, BGK, TK, các đội chơi:
IV. Nội dung hoạt động:
Gồm 4 phần:
- Phần 1: Trình bày ca dao, tục ngữ về Đảng – mùa xuân.
- Phần 2: Ai nhanh hơn.
- Phần 3: Dành cho khán giả.
- Phần 4: Tìm hiểu về Đảng.
Phần 1: Sưu tầm ca dao, tục ngữ.

Thể lệ: Mỗi đội chơi trình bày các câu ca dao, tục ngữ đã được sưu tầm. Các câu ca dao, tục ngữ
đúng chủ đề mừng Đảng – mừng xuân ở quê hương mình. Đội nào trình bày số lượng câu nhiều hơn và
đúng chủ đề đạt điểm tối đa 15đ và hạ dần 10đ – 5đ.
BGK nhận xét và công bố điểm của 3 đội chơi.
Phần 2: Ai nhanh hơn.
Thể lệ: DCT đọc câu hỏi ba đội chơi lắng nghe và đội nào có tín hiệu trả lời trước, đúng đáp án
được nhận 20đ, sai cơ hội cho hai đội còn lại.
Câu 1: Điền từ còn thiếu trong câu đối sau:
“Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ.
Cây niêu tràng pháo, bánh ...”
A. mứt.
B. ngọt.
C. chưng xanh.
D. đậu xanh.
Câu 2: Bạn hãy hát một bài hát có từ “Đảng”.
Câu 3: Truyền thuyết nào nhằm đề cao tài sáng tạo và u q hạt gạo của người nơng dân lao động. Đồng
thời thể hiện sự tơn kính, nhớ ơn trời đất, ông bà tổ tiên của nhân dân ta.
Đáp án: Bánh chưng, bánh giầy.
Câu 4: Kể tên phong tục, các trò chơi đón xuân của nhân dân ta trong những ngày tết đến xuân về.
Đáp án: - Lễ xuất hành của các ngư dân vào mùng 3 tết.
- Lễ cúng ông và tổ chức chèo Bá Trạo ở lăng ông.
- Các trị chơi giải trí và đặc biệt là chơi lơ tơ ở sân vận động Sa Huỳnh mang tính dân gian.
Câu 5: Cho biết ý nghĩa câu ca dao
“Sa Huỳnh gió mát cá tươi
Thuần bề ni dưỡng những người thương binh”.
Đáp án: Vừa ca ngợi phong cảnh, đặc sản Sa Huỳnh vừa ca ngợi tình người và tinh thần Cách mạng
của dân Sa Huỳnh.


Câu 6: Bạn hãy cho biết tên một loài hoa vừa la vừa thổi.

A. Hoa đào.
B. Hoa mai.
C. Hoa loa kèn.
- BGK công bố số điểm của 3 đội chơi – Hát tập thể.
Phần 3: Dành cho khán giả.
Thể lệ: DCT trình đọc câu hỏi, bạn nào giơ tay trước được quyền trả lời và đúng được nhận quà từ
BTC.
Câu 1: Mùa xuân gồm có mấy tháng? Từ tháng nào đến tháng nào?
Đáp án: 3 tháng từ tháng 1 đến tháng 3.
Câu 2: Món mức được dùng trong ngày tết vừa cay vừa ấm bụng có tên gọi là gì?
Đáp án: Mứt gừng.
Câu 3: Bạn hãy hát một bài hát thuộc loại hình dân gian thường được tổ chức trong dịp tết thuộc phong
tục miền Trung.
Đáp án: Sắc bùa.
“Sắc bùa là sắc bùa hịe
Trơng mau đến tết ăn chè với xôi
Sắc bùa là sắc bùa ôi
Trông mau đến tết ăn xơi với chè.”
Câu 4: Cho biết tên một lồi chim báo hiệu mùa xuân?
Đáp án: Chim én.
Câu 5: Để khuyên con cháu trong những ngày tết đến ông ta thường nói “Khơng nên ăn chơi như thế
nào?”
Đáp án: Xa xỉ.
Câu 6: Bánh hình vng Lang Liêu dâng để lễ Tiên Vương được vua hùng đặt tên là gì?
Đáp án: Bánh chưng.
* DCT cho giải lao bằng cách cho chơi trò chơi.
Phần 4: Tìm hiểu về Đảng.
1) DCT đọc tiểu sử thành lập Đảng.
- Trong khoảng thời gian nữa năm (từ 6/1926 – 1/1930) đã có 3 tổ chức cộng sản ra đời:
+ Đông Dương Cộng Sản Đảng (6/1929)

+ An Nam Cộng Sản Đảng (10/1929)
+ Đơng Dương Cộng Sản Liên Đồn (1/1930)
- Sự kiện đó chứng tỏ việc thành lập ĐCS là kết quả tất yếu của sự phát triển phong trào công nhân là
phong trào yêu nước ở Việt Nam năm 1929.
- Nhận được tin có 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam, quốc tế Cộng sản đã gởi theo lời kêu gọi các nhóm này
thống nhất lại. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc ủy viên bộ phương Đơng phụ trách phương Nam đã thay mặt
Quốc tế Cộng sản triệu tập cuộc họp để hợp nhất các tổ chức Cộng sản trên thành một tên “Đảng Cộng Sản
Việt Nam” và Đại hội thành lập Đảng với tên gọi chính thức “Đảng Cộng Sản Việt Nam” chính thức có
hiệu lực từ ngày 3/2/1930.
2) Một số câu hỏi.
Câu 1: Cho biết ngày tháng năm thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam?
Đáp án: 3/2/1930.
Câu 2: Kể tên 3 tổ chức Cộng Sản ra đời trong thời gian từ tháng 6/1929 đến 1/1930?
Đáp án: Đông Dương Cộng Sản Đảng; An Nam Cộng Sản Đảng; Đơng Dương Cộng
Sản Liên Đồn.
Câu 3: Ai là người tổ chức hợp nhất 3 tổ chức Cộng Sản trên thành tên “Đảng Cộng Sản Việt Nam”.
Đáp án: Nguyễn Ái Quốc.
- BGK công bố số điểm của 3 đội chơi trong phần thi thứ 3.
- Hát tập thể.


D. Kết thúc hoạt động:
- DCT mời thư kí cơng bố số điểm của 3 đội; Mời 3 đội chơi bước lên trước nhận quà từ BTC.
- GVCN nhận xét buổi hoạt động.
- Dặn dò chủ điểm hoạt động tháng 3: “Tiến bước lên Đoàn”.
- Chuẩn bị BTK – GK – Đội chơi – Đội trang trí.
+ Tìm hiểu ngày thành lập Đoàn 26/3.
+ Các bài hát về Đoàn, mẹ, cơ giáo.
+ Tìm hiểu tiểu sử của Đồn.
E. Bài học kinh nghiệm

...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
.........................................................

Ngày thực hiện ...... /03/2012 tiết 3+4 lớp 6.2
Chủ điểm tháng 3: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Hiểu được ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26/3/1930 và những nét lớn về chặng đường lịch sử của Đoàn.
- Hiểu được ý nghĩa ngày 8/3 là ngày hội của phụ nữ thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng.
- Có lịng tự hào về truyền thống vẻ vang của Đoàn và ngày của phụ nữ.
- Ca hát chào mừng hai ngày lễ lớn trong tháng 3.
- Thể hiện ý thức tôn trọng, biết ơn cơ và mẹ đồng thời gởi gắm tình cảm của mình với cơ và mẹ.
- Ra sức thi đua học tập tốt để trở thành con ngoan trò giỏi.
B. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Tìm hiểu ý nghĩa về ngày 26/3 và 8/3.
- Hát những bài hát về Đồn về cơ về mẹ.
2. Hình thức:
- Tổ chức cuộc thi giữa các đội.
- Ca hát về mẹ về cô.
C. Tiến hành hoạt động:
I. Khởi động: Hát tập thể.
II. Tun bố lí do:
Kính thưa cơ giáo chủ nhiệm cùng các bạn lớp 6.2!
Mỗi chúng ta được sinh ra và lớn lên đều mang công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và ngay nay
chúng ta được ngồi trên ghế nhà trường được học tập hiểu biết cũng nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô. Càng
tự hào hơn nữa chúng ta được sống trong hàng ngũ của Đội của Đoàn được tu dưỡng đạo đức trở thành

con ngoan trị giỏi, một người có phẩm chất đạo đức tốt để mai này xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp
hơn. Để làm được những điều đó hơm nay lớp 6.2 chúng ta cùng nhau tổ chức buổi sinh hoạt ngoài giờ
nhằm nghe giới thiệu ý nghĩa thành lập Đồn 26/3 và ca hát về mẹ, cơ giáo. Đó là lí do của buổi sinh hoạt
này.
III. Giới thiệu:


- Đại biểu, 3 đội chơi, BGK, thư kí.
- Mời 3 đội chơi về vị trí và tự giới thiệu về mình.
IV. Nội dung:
- Phần 1: Nghe giới thiệu về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26/3.
- Phần 2: Ai nhanh hơn.
- Phần 3: Dành cho khán giả.
- Phần 4: Giao lưu văn nghệ.
Phần 1: Nghe giới thiệu về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26/3
Thể lệ: DCT giới thiệu về ngày thành lập Đoàn 26/3 cho cả lớp nghe.
Ngày 26/3/1931 Đảng CSVN ra quyết định ngày thành lập Đoàn TNCS. Từ đó đến nay, để phù hợp
với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kì Cách mạng Đồn đã đổi tên nhiều lần.
- Từ 1931 – 1937 lấy tên Đoàn TNCSVN.
- Từ 5/1937 – 1939 lấy tên Đoàn thanh niên dân chủ Đông Dương.
- Từ 11/1939 – 1941 lấy tên Đồn thanh niên phản đế Đơng Dương.
- Từ 5/1941 – 1956 lấy tên Đoàn thanh niên cướu quốc.
- Từ 2/10/1956 – 1970 lấy tên Đoàn thanh niên lao động Việt Nam.
- Từ 3/2/1970 – 1976 lấy tên Đoàn thanh niên lao động Hồ Chí Minh.
- Từ 12/1976 – lấy tên Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Hiện nay chương trình hành động của tuổi trẻ là thực hiện hai phong trào lớn “Thanh niên lập nghiệp”
và “Tuổi trẻ giữ nước”. Chú trọng công tác hậu phương quân đội, vận động thanh niên lên đường nhập
ngũ, triển khai công trình chương trình dự án kinh tế, xã hội của thanh niên.
Với truyền thống vẻ vang đó, Đồn TNCS Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước trao tặng huân
chương Hồ Chí Minh và huân chương sao vàng.

Phần 2: Ai nhanh hơn.
Thể lệ: Dựa vào nội dung báo cáo về ngày thành lập Đoàn, DCT đọc câu hỏi đội nào có ý kiến giơ tay
trước có quyền trả lời và đúng đạt 20đ, sai cơ hội cho 2 đội còn lại.
Câu 1: Cho biết ngày tháng năm thành lập Đồn?
Đáp án: 26/3/1931.
Câu 2: Đồn có mấy lần đổi tên?
A. 7 lần.
B. 5 lần.
C. 8 lần.
D. 2 lần.
Câu 3: Chương trình hành động của tuổi trẻ là gì?
Đáp án: Thanh niên lập nghiệp, Tuổi trẻ giữ nước.
Câu 4: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được Đảng và Nhà nước trao tặng huân chương nào?
Đáp án: Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương sao vàng.
Câu 5: Kể tên những lần thay đổi của Đoàn, từ Đoàn TNCS VN.
Đáp án: 1) Đoàn TNCS Đơng Dương.
2) Đồn TN dân chủ Đơng Dương.
3) Đồn TN phản đế Đơng Dương.
4) Đồn TN cướu quốc.
5) Đồn TN lao động Việt Nam.
6) Đoàn TN lao động Hồ Chí Minh.
7) Đồn TNCS Hồ Chí Minh.
Câu 6: Chi đội lớp em mang tên gì? Tóm tắt tiểu sử người anh hùng đó?
Đáp án: Phan Đình Giót. Tiểu sử (HS tự trả lời).
* DCT mời BGK công bố điểm thi của 3 đội chơi.
Phần 3: Dành cho khán giả.
Thể lệ: DCT đọc câu hỏi bạn nào giơ tay trước được trả lời. Nếu đúng được nhận phần quà từ BTC.
Câu 1: Hãy cho biết bí thư Đồn trường THCS Phổ Thạnh là ai?



Đáp án: Đỗ Hữu Tiễn.
Câu 2: Em hãy cho biết trong tháng 3 có những ngày lễ lớn nào?
Đáp án: 8/3; 26/3.
Câu 3: Mục tiêu phấn đấu rèn luyện của đội viên là gì?
Đáp án: Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy (Đọc 5 điều Bác Hồ dạy).
Câu 4: Đố bạn: (Hoa gì?)
“Hoa gì chào đón xn sang
Rung rinh cành đỏ nhị vàng đẹp tươi.”
Đáp án: Hoa đào
Câu 5: Đố bạn: (Quả gì?)
“Mỗi cây, mỗi quả, mỗi quả, mỗi cây
Quả đầy những mắt lá đầy những răng.”
Đáp án: Quả dứa.
Câu 6: Bài hát “Lên đàng” của tác giả nào?
Đáp án: Phạm Hữu Phước.
Câu 7: Bài hát “Tiến lên đoàn viên” nhạc và lời của ai?
Đáp án: Phạm Tuyên.
Câu 8: Ai là Đoàn viên đầu tiên?
Đáp án: Lý Tự Trọng.
Câu 9: Dụng cụ dựng trại cần những gì?
Đáp án: Mền (bạc), dùi 4 cây mỗi cây 2 – 2.5m, dây dù, cọc 8 cây (1 cây khoảng 30cm tùy theo đất
đóng cọc).
Câu 10: Khi dựng trại cần sử dụng những gút nào?
Đáp án: Gút thuyền chài, gút số 8, gút thâu dây.
Phần 4: Giao lưu văn nghệ.
Thể lệ: DCT đọc câu hỏi đội nào có câu trả lời bằng cách giơ tay. Nếu trả lời đúng hoặc thực hiện đúng
theo yêu cầu của câu hỏi thì đạt 20đ, nếu sai nhường lại cho các đội còn lại.
Câu 1: Bạn hãy hát bài hát có từ “mẹ”.
Đáp án: Bất kì bài hát nào nếu có từ “mẹ” là đúng.
Câu 2: Bạn hát bài hát có từ “Cơ giáo em”.

Đáp án: Bài “Đi học”.
Câu 3: Hát bài hát có câu “Mẹ vơ cùng vỗ về”.
Đáp án: Bài “Mái trường mến yêu”.
Câu 4: Bạn hãy hát một bài hát về Đoàn viên.
Đáp án: Bài “Lên đàng”.
Câu 5: Bạn hãy cho biết bài hát “Cùng nhau ta đi lên” do ai sáng tác?
Đáp án: Phong nhã.
Câu 6: Bạn hãy cho biết tên một bài hát về một đoàn viên là cảm tử?
Đáp án: Biết ơn chị Võ Thị Sáu.
Câu 7: Bạn hãy hát song ca bài hát có câu “Thầy dìu dắt chúng em”.
Đáp án: Nhớ ơn thầy cô.
Câu 8: Bạn hãy đọc bài thơ về “Thầy cô giáo”.
Đáp án: HS tự chọn.
Câu 9: Bạn hãy hát bài hát có câu “Cơ giáo đón em tới trường”.
Đáp án: Bài ca đi học.
* DCT cùng các bạn tham gia một vài trò chơi dân gian. Nếu bạn nào làm sai hiệu lệnh bị bắt phạt là hát
một bài hát để tặng cô và các bạn.
D. Kết thúc hoạt động:



×