Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH KHÁNH HOÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.48 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA DU LỊCH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN VĂN HỐ DU LỊCH

KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HĨA ẨM THỰC
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH
KHÁNH HOÀ

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Xuân An
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Mã số sinh viên: 61130415
Lớp: 61.QTKS-1


NHA TRANG, THÁNG 6 NĂM 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA DU LỊCH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN VĂN HOÁ DU LỊCH

KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA ẨM THỰC
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH
KHÁNH HOÀ

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Xuân An
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Mã số sinh viên: 61130415
Lớp: 61.QTKS-1



NHA TRANG, THÁNG 6 NĂM 2021

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường ĐH Nha Trang đã đưa bộ mơn văn hóa
du lịch vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến giảng
viên bộ mơn - thầy Nguyễn Xuân An. Chính thầy là người đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt
những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian vừa qua. Trong thời gian tham dự lớp
học của thầy, em đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết cho quá trình
học tập, làm việc sau này của em. Vì tình hình dịch bệnh nên lớp em khơng được học trực
tiếp với thầy mà chỉ được trao đổi online nhưng thầy luôn truyền đạt kiến thức cho lớp em
một cách đầy nhiệt huyết.
Bộ mơn văn hóa du lịch là một môn học thú vị và vô cùng bổ ích. Tuy nhiên, những kiến
thức và kỹ năng về môn học này của em vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, bài tiểu luận của em
khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong Thầy xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, ngày 17 tháng 6 năm 2021


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền

MSSV: 61130415

Lớp: 61.QTKS-1
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………


Nha Trang, ngày … tháng … năm 2021
(Ký và ghi rõ họ tên)

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẨM THỰC

8

1.1.

Khái niệm văn hoá


8

1.2.

Khái niệm về du lịch

8

1.3.

Khái niệm về văn hoá du lịch

9

1.4.

Khái niệm về văn hoá ẩm thực

9

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÀI NGUN VĂN HỐ DU LỊCH

10

TẠI TỈNH KHÁNH HOÀ

10

2.1. Khái quát về tỉnh Khánh Hịa


10

2.2. Khái qt về văn hóa ẩm thực Khánh Hịa

10

2.3. Vai trị của văn hóa ẩm thực

11

2.4. Thực trạng về khai thác văn hóa ẩm thực tại Khánh Hịa:

11

CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HỐ ẨM
THỰC TẠI TỈNH KHÁNH HỒ

13


3.1. Định hướng

13

3.2. Đề xuất khai thác giá trị

14

3.3. Giải pháp


16

PHỤ LỤC

18

TÀI LIỆU THAM KHẢO

22


MỞ ĐẦU
Trong q trình học tập học phần Văn hố du lịch có được nền tảng kiến thức lý
thuyết, bản thân nhận thức về tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức lý thuyết với kiến
thức thực tiễn. Với lợi thế được học tập, nghiên cứu tại thành phố Nha trang, tỉnh Khánh
Hoà, trong khu vực Duyên hải nam trung bộ nên tôi muốn nghiên cứu rõ hơn về Ẩm thực tại
thành biển xinh đẹp này.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống tinh thần và dân trí của con người ngày
càng nâng cao. Vì vậy, nhu cầu không chỉ dừng lại ở các mức độ cơ bản như ăn ở, đi lại…
mà họ ngày càng muốn được thể hiện vai trị của bản thân, muốn được tơn trọng, muốn được
thể hiện hiểu biết của mình về thế giới xung quanh. Du lịch là một hình thức giúp con người
thực hiện được điều này. Khi có thu nhập ổn định và thời gian nhàn rỗi, họ thường đi du lịch
để thêm hiểu biết của bản thân và giải tỏa căng thẳng. Từ đó kinh tế ngành cơng nghiệp
khơng khói ra đời trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến.
Con người đi du lịch ngoài việc muốn tham quan những cảnh đẹp, hiểu thêm những
nét văn hóa độc đáo, biết thêm nhiều sự mới lạ tại nơi mà họ đến, họ cịn muốn thưởng thức
những món ăn đặc trưng của nơi đó. Bởi qua ẩm thực, con người ta được khám phá thêm về
những nét giá trị truyền thống, các phong tục tập quán, những đạo lý, phẩm chất, quy cách
hay phép tắc của cả một địa phương, dân tộc hay một quốc gia. Rõ ràng ẩm thực vừa mang

giá trị vật chất vừa mang giá trị tinh thần của người Việt Nam ta.
Qua bài ca dao:
“Yến sào Hịn Nội
Vịt lội Ninh Hịa
Tơm hùm Bình Ba
Nai khơ Diên Khánh
Cá tràu Võ Cạnh
Sị huyết Thủy Triều…”
đã giúp du khách thấy được sự phong phú, hấp dẫn của nền ẩm thực Khánh Hịa. Ngồi bãi
biển xanh mướt, con người thân thiện, hiếu khách thì ẩm thực nơi đây cũng mang những đặc
trưng riêng biệt tạo nên phong cách độc đáo làm nao lòng du khách.


Ẩm thực có ý nghĩa về kinh tế, mang một chiều sâu đậm chất bản sắc dân tộc của một
vùng miền, nó cịn là một cách lưu giữ những giá trị tốt đẹp của văn hóa. Đây cũng là điều
giúp tơi có động lực tìm hiểu thơng tin qua các trang mạng xã hội, báo đài, đi tìm hiểu thực
tế,… để thực hiện đề tài này một cách hoàn thiện nhất.
Đề tài được chia thành 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ẩm thực.
Chương 2: Phân tích tài nguyên văn hố ẩm thực tại tỉnh Khánh Hồ.
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm khai thác giá trị văn hoá ẩm thực tại tỉnh Khánh
Hòa.
Em rất mong nhận được ý kiến góp ý để đề tài được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẨM THỰC
1.1. Khái niệm văn hố
- Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ
và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống

các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi
-

dân tộc”.
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử

-

dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngơn ngữ và Văn hóa Việt Nam – Bộ Giáo
dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa – Thơng tin, xuất bản
năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra
trong lịch sử”.

Vậy khái quát lại văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt: tinh thần và vật chất; trí tuệ và
cảm xúc; từ đó quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn
hóa gồm nghệ thuật, văn chương, lối sống, quyền cơ bản của con người, hệ thống giá trị, tập
tục, tín ngưỡng.Văn hóa mang lại khả năng suy xét bản thân; làm cho con người trở thành
sinh vật nhân bản, có lý tính, óc phê phán và đạo lý; giúp con người tự thể hiện, tự ý thức
bản thân; động lực để con người tìm tịi, sáng tạo để vượt qua chính bản thân mình.
1.2. Khái niệm về du lịch
- Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên
Hợp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú,
trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ
ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong
thời gian liên tục nhưng khơng q một năm, ở bên ngồi mơi trường sống định cư;
nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng
-


nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.
Theo Luật du lịch Việt Nam 2005, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi
của con người ngồi nơi cư trú thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định (Điều 4 chương


I Luật Du lịch của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
-

44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005).
Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài nơi cư trú
để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hồ bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh nghiệm sống

-

hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác.
Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất
và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt được mục đích

-

số một của mình là thu lợi nhuận.
Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về
cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là tổng hợp các hoạt
động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc hành trình và lưu trú,
là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng cao

-


đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương.
Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội mà hoạt động
du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hố, phong
cách của những người ngồi địa phương mình, vừa là cơ hội để ìm việc làm, phát huy các
nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người

dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh XH, nơi ăn, chốn ở,….
1.3. Khái niệm về văn hoá du lịch
- Là khoa học nghiên cứu các giá trị văn hóa để phát triển du lịch.
- Văn hóa Du lịch là khoa học để tạo ra sự phát triển du lịch bền vững, phát triển bền vững
cần phải đạt 5 tiêu chí:
 Tạo tiền đề phát triển mọi mặt, mọi loại hình du lịch.
 Bảo vệ môi sinh, môi cảnh, môi trường tự nhiên, môi trường du lịch.
 Đảm bảo công bằng xã hội.
 Xây dựng phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế du lịch phát triển khơng ngừng.
 Khơng xâm hại lợi ích nhiều mặt của các thế hệ trước mắt và lâu dài.
1.4. Khái niệm về văn hố ẩm thực
- Văn Hóa Ẩm Thực bao gồm tồn bộ mơi trường văn hóa dinh dưỡng của con người, như
cách trang trí và cách thức ăn uống, nghi thức và nghi lễ, thực phẩm như biểu tượng của
sự tinh khiết hay tội lỗi, hoặc đặc sản khu vực và do đó nhận dạng văn hóa.


CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÀI NGUN VĂN HỐ DU LỊCH
TẠI TỈNH KHÁNH HỒ
2.1. Khái qt về tỉnh Khánh Hịa
Khánh Hòa là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, phía Bắc
giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Tây Nam giáp tỉnh Lâm Đồng,
phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Đơng giáp Biển Đơng. Khánh Hịa có vị trí địa lý
khơng chỉ thuận lợi trong phát triển kinh tế do nằm trên các trục giao thông quốc gia quan
trọng cả về đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và hàng không, mà cịn có ý nghĩa chiến lược

quan trọng về quốc phịng, vì nằm gần đường hàng hải quốc tế; có huyện đảo Trường Sa
(cách đất liền hơn 200 hải lý); có mũi Hịn Ðơi trên bán đảo Hịn Gốm (huyện Vạn Ninh) là
điểm cực Ðông trên đất liền của nước ta; có Vịnh Cam Ranh với chiều dài 16 km, chiều rộng
32 km, độ sâu từ 18 - 20 m , được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam
Á và cũng là cửa ngõ thông ra Biển Ðơng.
Dân số tỉnh Khánh Hịa ( theo số liệu tháng 9/2021 ) là 1.246.358 người với 36 dân
tộc đang sinh sống (Kinh, Raglai, Cơ Ho, Ê đê, Hoa, Tày, Nùng, Mường, Thái, Chăm,
Khmer, Thổ...). Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa là 5.137,8 km2.
Khánh Hòa có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh
(Nha Trang và Cam Ranh, trong đó thành phố Nha Trang là tỉnh lỵ), 1 thị xã (Ninh Hòa) và
6 huyện (Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm và huyện đảo Trường
Sa), với 139 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 35 phường, 6 thị trấn và 98 xã.
2.2. Khái quát về văn hóa ẩm thực Khánh Hịa
Mỗi một vùng miền trên đất nước đều có những món ăn được chế biến theo một cách
rất riêng, không thể nào nhầm lẫn với nhau được. Chính điểm đặc biệt này đã góp phần đem
lại cho nền ẩm thực Việt Nam một bức tranh muôn màu rực rỡ và vô cùng ấn tượng. Dọc
miền đất nước Việt Nam, nếu như Hà Nội nổi tiếng với món phở, bún chả, Sài Gịn được
biết đến với món cơm tấm trứ danh khiến người ăn nhớ mãi khơng qn thì Khánh Hịa đã


tạo được sức hút mạnh mẽ với món nem ninh Hòa, bún cá Nha Trang, bún sứa, bánh ướt
Diên Khánh, bánh tráng xồi, bún lá cá dầm, bị nướng Lạc Cảnh,…
Là một tỉnh thuộc khu vực miền Trung sở hữu khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp,
thanh bình, đặc biệt là về tài nguyên biển đầy giá trị và phong phú, Khánh Hòa hiện đang là
một trong những địa điểm du lịch tạo được sức hút mạnh mẽ với nhiều khách du lịch cả
trong nước lẫn ngồi nước.
Khơng những thế, Khánh Hòa còn được mọi người biết đến là một vùng đất có nhiều
nét văn hóa đặc trưng vơ cùng đa dạng, phong phú cùng với nền ẩm thực đặc sắc, mang
nhiều nét độc đáo riêng biệt chinh phục được tất cả các thực khách ngay từ lần thưởng thức
đầu tiên. Có thể nói rằng văn hóa ẩm thực Khánh Hịa chịu ảnh hưởng sâu sắc từ biển, do đó

những món ăn hầu hết được chế biến từ những nguyên liệu hải sản. Bên cạnh đó, Khánh Hịa
cịn là một vùng đất tập trung nuôi sản vật quý hiếm là yến sào. Đây được xem là món cao
lương, mỹ vị vừa có mùi vị thơm ngon đặc trưng lại vừa tốt cho sức khỏe.
Là một vùng đất nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp cùng với
những nét văn hóa đặc trưng vơ cùng ấn tượng và đặc sắc, vì vậy khơng có gì ngạc nhiên khi
Khánh Hịa hiện đang là một trong những vùng đất lý tưởng của nhiều khách du lịch. Bên
cạnh đó, ẩm thực đa dạng, phong phú cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự độc đáo
riêng biệt và nổi bật cho văn hóa của tỉnh Khánh Hịa.
2.3. Vai trị của văn hóa ẩm thực
Trên thực tế, khơng phải lúc nào văn hóa ẩm thực cũng được sử dụng trong các hoạt
động xúc tiến du lịch, tuy nhiên văn hóa ẩm thực có những vai trị nhất định và góp phần tạo
nên thành công cho hoạt động xúc tiến du lịch, làm tăng hiệu quả của hoạt động này. Vai trị
đó được thể hiện qua những điểm sau :
-

Văn hóa ẩm thực là một yếu tố cấu thành của hoạt động tuyên truyền để thu hút khách du
lịch. Văn hóa ẩm thực được chắt lọc qua các món ăn, đồ uống đặc trưng và phương thức
ăn uống tiêu biểu. Đây là một yếu tố cấu thành của hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch,
cung cấp thông tin, tạo cơ hội cho khách du lịch được trải nghiệm những khía cạnh văn
hóa truyền thống và từ đó kích thích nhu cầu, mong muốn được đi du lịch của du khách.


-

Văn hóa ẩm thực góp phần đa dạng hóa, tăng sức hấp dẫn cho hoạt động xúc tiến du lịch.
Bên cạnh nhiều hoạt động trải nghiệm có thể được tổ chức như tham gia làm đồ thủ công
mỹ nghệ, tham gia diễn xướng các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống, một hoạt
động mà khách có nhiều cơ hội trải nghiệm, đó là tham gia chế biến và thưởng thức các
món ăn truyền thống dân tộc. Với hoạt động này du khách vừa có thể có những trải
nghiệm thú vị vừa kích thích nhu cầu mua về làm quà, từ đó hoạt động xúc tiến trở nên


-

hiệu quả và đạt được mục đích.
Văn hóa ẩm thực truyền thống là một nội dung thông tin quan trọng. Hoạt động xúc tiến
du lịch không chỉ là việc cung cấp thông tin đơn thuần mà cần phải có nhiều nội dung
khác nhau để tạo ra một hệ thống các hoạt động mang tính tổng hợp tác động đến tâm lý,
kích thích tính tị mị và kích cầu khách du lịch tiềm năng. Thông tin tuyên truyền du lịch
được khách du lịch quan tâm rất đa dạng, cụ thể là các nơi lưu trú, điểm du lịch, cảnh
quan, các phương tiện vận chuyển, điều kiện giao thông, và đặc biệt là yếu tố ẩm thực
(thể hiện qua danh mục các món ăn). Như vậy, thông tin về vấn đề ăn uống không kém
phần quan trọng vì đây là việc thiết yêu mà bất kì du khách nào cũng cần, họ có thể chọn
đi bộ khi khơng tìm được phương tiện di chuyển nhưng khơng thể cứ mãi nhịn đói vì
khơng tìm được chỗ ăn, uống.

2.4. Thực trạng về khai thác văn hóa ẩm thực tại Khánh Hòa:
Những năm gần đây ẩm thực đã trở thành một trong những yếu tố được sử dụng trong
hoạt động xúc tiến nhằm thu hút khách du lịch. Trên địa bàn thành phố Nha Trang cũng hình
thành các khu ẩm thực tại chợ đêm, dọc tuyến đường Trần Phú, chương trình khuyến mãi
giới thiệu món mới ở các nhà hàng, chương trình chợ ẩm thực trong các kỳ Festival Biển.
Tất cả đã gây được sự chú ý của du khách khơng chỉ đối với món ăn, thức uống mà thơng
qua đó địa danh Nha Trang cũng được phổ rộng hơn. Khai thác hiệu quả ẩm thực Nha Trang
không chỉ thúc đẩy du lịch tỉnh phát triển, mà còn gia tăng sự phát triển của các ngành dịch
vụ, ngành sản xuất hỗ trợ như: vui chơi giải trí; chăm sóc sắc đẹp; chăm sóc sức khỏe; nơng
nghiệp; ni trồng và chế biến thủy, hải sản.
Nha Trang, Khánh Hòa từ xa xưa đã được đánh giá là vùng đất “Thiên thời, Địa lợi,
Nhân hịa” vì vậy người dân có cuộc sống no ấm mà ít vất vả như một số địa phương khác
trên dải đất miền Trung. Gần 400 năm khai phá và phát triển, cộng đồng cư dân Nha Trang



đã hình thành một kho tàng món ăn truyền thống tinh chế từ sản vật địa phương, tiêu biểu
hơn cả là các loại bánh, bún chế biến từ gạo: bánh căn hải sản, bánh canh cá dầm, bún sứa,
… Bên cạnh đó thế mạnh biển đã cung cấp nhiều hải sản tươi ngon, nhiều món ăn lạ và bổ
dưỡng cho ẩm thực Nha Trang như: cá, tôm hùm, cua đảo, mực, hải sâm, nhum, ghẹ, sò, ốc
hương, cá ngừ, cá thu, rong biển,… đặc biệt là sản vật quý hiếm – yến sào. Dịng sơng Cái
chảy qua thành phố bồi đắp phù sa cho nhiều cánh đồng còn đem lại nguồn nông sản dồi dào
và ngư phẩm nước ngọt, nước lợ phong phú như: các loại ốc, cá tràu, lươn, chình…; gia súc
gia cầm và các loại gia vị tự nhiên.
Nha Trang còn là trung tâm kinh tế – văn hóa – xã hội của tỉnh Khánh Hịa nên có sự
giao lưu mạnh mẽ với các địa phương trong nước và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế
giới trong đó có giao lưu về ẩm thực. Do đó ẩm thực Nha Trang đa dạng và phong phú nhờ
sự cộng hưởng và tích hợp các nền ẩm thực trong nước và quốc tế. Quá trình tiếp nhận đặc
trưng ẩm thực ngoại lai chủ yếu thông qua con đường du lịch trong thời kỳ lịch sử cận đại và
hiện đại; mặt khác du khách cũng mang theo ấn tượng về ẩm thực Nha Trang sau mỗi
chuyến du lịch về giới thiệu ở quê hương của họ. Ẩm thực Nha Trang hiện nay là sự kết hợp
hài hòa giữa đặc trưng ẩm thực bản địa và một số giá trị ẩm thực từ bên ngồi mới được du
nhập. Trong đó ẩm thực vào ban đêm tại các trung tâm thương mại, khu phố Tây và tuyến
đường Trần Phú – Phạm Văn đồng – Tháp Bà luôn là lựa chọn của hầu hết du khách khi đến
thành phố Nha Trang.
Nhìn chung văn hóa ẩm thực Nha Trang là sự tổng hòa giữa ẩm thực địa phương với
ẩm thực của miền trung và ẩm thực châu Âu (nhất là Pháp và Ý). Điểm nhấn trong đặc trưng
ẩm thực Nha Trang là món ăn sử dụng nguyên liệu chủ yếu từ hải sản tươi sống, được chế
biến đơn giản với khẩu vị không quá mặn, khơng q ngọt, ít cay và thường dùng xốt. Ẩm
thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu khi đi du lịch của du khách, góp phần đa dạng hóa sản phẩm
du lịch.
Thế nhưng hiện nay, việc khai thác văn hóa ẩm thực Nha Trang xuất hiện những bất
cập tiêu cực gây ảnh hưởng xấu trong mắt khách du lịch đối với phát triển du lịch tại đây.
Với lượng khách du lịch năm 2019 đạt 1,6 triệu lượt lưu trú tại Nha Trang, Khánh Hịa,
trong đó 900.000 lượt khách nước ngồi và 700.000 lượt khách nội địa, nhu cầu về ăn uống
của du khách cũng cực kì cao. Thấy được lợi ích to lớn từ đây, những nhà cung cấp dịch vụ



ăn uống, đặc biệt là các đặc sản đã tăng giá bán để thu về lợi nhuận. Ngoài ra, một số nơi để
tối đa hóa lợi nhuận, đã chọn mua nguyên liệu đầu vào giá rẻ, đi đôi với chất lượng thấp, để
chế biến thành những món ăn đắt đỏ bán cho du khách. Ngoài ra, một số nơi áp dụng hình
thức này nhưng với quy trình phục vụ khơng đạt tiêu chuẩn, được khá nhiều quán ăn, nhà
hàng nhỏ thực hiện, vơ hình chung làm xấu đi vẻ đẹp vốn có của thành phố biển.

CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC GIÁ TRỊ
VĂN HOÁ ẨM THỰC TẠI TỈNH KHÁNH HOÀ
3.1. Định hướng
Trong hoạt động du lịch, việc ăn uống không đơn giản như thường ngày mà nó bao
gồm cả những yếu tố văn hố quan trọng. Ăn không chỉ để no, uống không chỉ cho hết khát
mà ăn uống ở đây là để thưởng thức, để lĩnh hội những miếng ngon, miếng lạ khác với ngày
thường. Từ cách ăn, cách uống phải theo một trình tự nhất định, tìm hiểu thoả mãn sự tị mị
ấy tạo cho du khách có cảm giác mới lạ, biết được các khẩu vị đặc trưng riêng của từng vùng
miền. Đó chính là cả một vấn đề lớn – văn hố ẩm thực hay nghệ thuật ẩm thực trong du
lịch.
Văn hoá ẩm thực giữ một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh du
lịch vì nó làm phong phú hơn các loại hình du lịch, giúp du khách có thêm những lựa chọn
cho mình. Văn hố ẩm thực tạo ra nét riêng cho ngành du lịch và cũng là yếu tố góp phần rất
lớn vào việc thu hút khách du lịch. Thưởng thức nghệ thuật ẩm thực là một nhu cầu khơng
thể thiếu trong các chương trình du lịch vì trong mỗi cuộc hành trình như vậy ngồi việc tìm
hiểu văn hố của vùng thơng qua các di tích, danh thắng, phong tục thì văn hố ẩm thực
cũng là một yếu tố để du khách tìm hiểu, khám phá và nghiên cứu.
Trên cơ sở sưu tầm, nghiên cứu những đặc trưng của nền ẩm thực tỉnh Khánh Hoà,
đồng thời dựa trên việc xem xét, đánh giá tiềm năng cũng như những hiện trạng khai thác,
kinh doanh mặt hàng ẩm thực trong những hoạt động du lịch hiện nay của tỉnh Khánh Hoà,
xin được đưa ra một số đề xuất với hy vọng sẽ giúp cho việc khai thác du lịch đối với nguồn
tài nguyên ẩm thực phong phú của tỉnh được hiệu quả hơn :



-

Giữ gìn bản sắc văn hố trong ẩm thực tỉnh Khánh Hoà
Nâng cao chất lượng kinh doanh ăn uống trong hoạt động du lịch.
Nâng cao phong cách phục vụ của người làm du lịch.
Tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị các món ăn đến khách du lịch.
Đa dạng hình thức phục vụ ăn uống.
Khai thác văn hố ẩm thực Khánh Hồ trong hệ thống nhà hàng, khách sạn.
Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kết hợp các tour du lịch với ẩm thực địa phương
Phát triển ẩm thực đường phố

3.2. Đề xuất khai thác giá trị
Ẩm thực là kênh quảng bá cho hình ảnh du lịch Nha Trang. Những năm gần đây ẩm
thực đã trở thành một trong những yếu tố được sử dụng trong hoạt động xúc tiến nhằm thu
hút khách du lịch. Trên địa bàn thành phố Nha Trang cũng hình thành các khu ẩm thực tại
chợ đêm, dọc tuyến đường Trần Phú, chương trình khuyến mãi giới thiệu món mới ở các nhà
hàng, chương trình chợ ẩm thực trong các kỳ Festival Biển. Tất cả đã gây được sự chú ý của
du khách không chỉ đối với món ăn, thức uống mà thơng qua đó địa danh Nha Trang cũng
được phổ rộng hơn.
Ẩm thực là một yếu tố cấu thành hoạt động tuyên truyền du lịch : cung cấp thông tin
và cho du khách cơ hội trải nghiệm ẩm thực truyền thống, từ đó thúc đẩy nhu cầu đi du lịch
và phát sinh mong muốn sử dụng dịch vụ. Ẩm thực làm phong phú và tăng sức hấp dẫn cho
chương trình xúc tiến du lịch vì thông tin du khách cần biết rất đa dạng như: lưu trú, điểm
tham quan, phương tiện vận chuyển, điều kiện giao thơng, hoạt động vui chơi gải trí, an
ninh, ẩm thực. Như vậy, các thông tin về ẩm thực không kém phần quan trọng vì rất nhiều
du khách lưu ý và quan tâm. Chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch thơng qua ẩm thực là
kênh nhanh nhất, ít chi phí, thu hút sự chú ý của số đơng, gây ấn tượng mạnh và dễ đi vào

lòng người. Tăng lợi nhuận cho ngành du lịch và tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương
Ẩm thực đã trở thành một dịch vụ không thể thiếu trong lựa chọn của khách du lịch,
tuy nhiên mức độ sử dụng và số tiền du khách chi tiêu cho ẩm thực phụ thuộc phần lớn vào
những giá trị văn hóa ẩm thực có chất lượng và đặc trưng địa phương. Trong tổng doanh thu
du lịch của Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung ln có sự đóng góp từ kinh doanh
dịch vụ ẩm thực. Ẩm thực càng phong phú sẽ kích thích nhu cầu ăn uống và tìm hiểu của du
khách. Mặt khác, kinh doanh ẩm thực dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có quanh năm từ đó


tăng thời gian lưu trú của du khách góp phần khắc phục tính thời vụ du lịch và tạo thêm
nguồn thu cho ngành du lịch. Ẩm thực địa phương phong phú và đặc sắc cũng góp phần tăng
thu nhập cho cá nhân hướng dẫn viên, tăng thu nhập cho cả doanh nghiệp lữ hành thông qua
khoản hoa hồng từ dịch vụ ẩm thực.
Khai thác hiệu quả ẩm thực Nha Trang khơng chỉ thúc đẩy du lịch tỉnh phát triển, mà
cịn gia tăng sự phát triển của các ngành dịch vụ, ngành sản xuất hỗ trợ như: vui chơi giải trí;
chăm sóc sắc đẹp; chăm sóc sức khỏe; nơng nghiệp; ni trồng và chế biến thủy, hải sản.
Tạo việc làm cho nhân lực du lịch và cộng đồng cư dân địa phương Nha Trang là một trong
10 trung tâm du lịch lớn của cả nước, đồng thời là điểm đến được nhiều du khách quốc tế lựa
chọn, thực tế trong 5 năm gần đây thị trường khách châu Á tăng nhanh dẫn đầu là khách
người Nga, khách người Trung Quốc đến Nha Trang với số lượng vượt trội so với các địa
phương ở miền Trung; hệ thống nhà hàng – khách sạn xây dựng mới liên tục. Điều này tạo
ra nhu cầu lớn và ổn định về nhân lực du lịch làm việc trong lĩnh vực ẩm thực.
Ngoài lượng khách du lịch đi theo tour trọn gói với thực đơn do công ty lữ hành đặt
tại các nhà hàng – khách sạn, thì lượng khách gia đình hoặc cá nhân đi du lịch tự túc khá
lớn, đối tượng khách này thường có nhu cầu tự khám phá ẩm thực Nha Trang. Mặt khác, đa
số du khách sử dụng thời gian rảnh rỗi vào ban đêm để đi mua sắm hoặc đến các điểm vui
chơi giải trí và tìm một vài món ngon để thưởng thức. Từ đó tạo cơ hội việc làm cho người
dân địa phương thơng qua hình thức kinh doanh các món bản địa được chế biến giản dị, giá
thành phải chăng và hàng quán thường là vỉa hè. Xét một cách tổng thể về vai trò của việc
khai thác giá trị ẩm thực địa phương đối với ngành kinh doanh du lịch Nha Trang sẽ góp

phần phát triển du lịch bền vững, bởi lẽ nếu khai thác giá trị ẩm thực phục vụ du lịch đúng
hướng và hợp lý sẽ đảm bảo lợi ích trên cả ba linh vực: về mặt kinh tế, về mặt xã hội, về mặt
môi trường; đây là ba chân kiềng đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.
3.3. Giải pháp
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch ẩm thực và sử dụng ẩm thực để quảng
bá cho du lịch Việt Nam. Một số kênh truyền thông, xúc tiến, quảng bá phù hợp, có thể được
triển khai một cách có hiệu quả như :


-

Tăng cường quảng bá ẩm thực Nha Trang tại các sự kiện lễ hội, văn hóa được tổ chức tại
Việt Nam. Các sự kiện này thường thu hút một lượng lớn cơng chúng tham gia và thường

-

có nhu cầu cao được trải nghiệm văn hóa ẩm thực của Nha Trang tại các sự kiện.
Thường xuyên tổ chức các lễ hội ẩm thực tại Nha Trang gắn với các sự kiện xúc tiến và
quảng bá du lịch. Đây là cơ hội ẩm thực Nha Trang và các địa phương khác giới thiệu và
quảng bá các món ăn, các đặc sản vùng miền đến du khách cũng như tạo thêm các sản

-

phẩm, điểm hấp dẫn cho du lịch ẩm thực.
Quảng bá tại các sự kiện, hội chợ chuyên ngành về du lịch trong cả nước. Tại các sự kiện
này, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý điểm đến có thể vừa quảng bá vừa bán trực
tiếp các sản phẩm du lịch ẩm thực, giới thiệu sự hấp dẫn của ẩm thực Nha Trang nói
riêng và Khánh Hịa nói chung qua các video clip, các ấn phẩm điện tử hoặc ấn phẩm in
về ẩm thực. Thực tế cho thấy, hoạt động quảng bá du lịch ẩm thực thường hấp dẫn hơn
nhiều nếu khách tham quan được trực tiếp trải nghiệm và nếm thử các món ăn tại sự


-

kiện.
Đẩy mạnh quảng bá văn hóa ẩm thực và du lịch ẩm thực Nha Trang trên các kênh truyền

-

hình trong nước.
Tăng cường quảng bá và truyền thông ẩm thực và du lịch ẩm thực Nha Trang trên các
website và mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Youtube… Đây là các kênh
truyền thơng có mức độ lan tỏa cao, mang lại hiệu quả tích cực trong thời gian ngắn, đặc
biệt, trong bối cảnh dịch Covid 19 đang chưa được kiểm soát như hiện nay. Các chiến
dịch quảng bá cần được xây dựng với các nội dung và mục tiêu cụ thể, có sự phối hợp
với các những người nổi tiếng, người có ảnh hưởng đối với việc quảng bá du lịch và ẩm
thực như các nghệ nhân ẩm thực, các đầu bếp thế giới, các nghệ sỹ, hoặc đại sứ du lịch
tại các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam.


PHỤ LỤC
Hình 1. Bản đồ tỉnh Khánh Hịa
(Nguồn:
/>

Hình 2. Nha Trang lộng lẫy vào ban đêm

Hình 3. Nha Trang xinh đẹp vào ban

(Nguồn: />
ngày

(Nguồn: )

Hình 4. Yến sào Hịn Nội

Hình 4. Vịt lội Ninh Hịa


(Nguồn: />
(Nguồn: />
Hình 5. Tơm hùm Bình Ba

Hình 6. Nai khô Diên Khánh

(Nguồn: />
(Nguồn: />

Hình 7. Cá tràu Võ Cạnh

Hình 8. Sị huyết Thủy Triều

(Nguồn: />
((Nguồn: />
Hình 9. Bún cá

Hình 10. Bún sứa

(Nguồn: />
(Nguồn: />

Hình 11. Nem Ninh Hồ


Hình 12. Hình về thực trạng tăng giá bán,

(Nguồn: Divui.com.vn)

chặt chém khách du lịch
(Nguồn : Báo Yantv.com


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bảo tàng Khánh Hòa (2002), Khánh Hòa diện mạo một vùng đất, Tập1,2,3,4.
[2] Tiến Cường (2013), Xây dựng thương hiệu du lịch ẩm thực Việt Nam, Báo Nhân
dân, />[3] Địa chí Khánh Hịa (2003), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[4] Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh (2001), Tài nguyên và môi
trường du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[5] Huỳnh Ngọc Phương, Đỗ Phương Quyên (2017) – Đề tài khoa học cơ sở, Phát
triển một số dịch vụ du lịch vào ban đêm tại thành phố Nha Trang, Trường Đại học
Khánh Hòa.
[6] Tổng cục Du lịch
/>[7] Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch ẩm thực Việt Nam
/>[8] />[9] Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngơn ngữ và Văn hóa Việt Nam – Bộ Giáo
dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa – Thơng tin, xuất
bản năm 1998.
[10] Báo tuổi trẻ online
[11] Luật du lịch Việt Nam 2005
[12] Báo Nhân dân
[13] Wikipedia
[14] Nguoivietnam.vn




×