Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.32 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
--------------------------------------

BÀI TẬP LỚN
Môn: Văn học

1


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Phương
Mã sinh viên: 220000231
Lớp: GDTH D2020B
Giảng viên hướng dẫn: Hà Thu Thủy

Câu 1: So sánh đặc trưng thể loại truyện cười và truyện ngụ ngôn? Những lưu ý khi
hướng dẫn học sinh tiểu học đọc 2 thể loại này?
A.

Truyện cười:
Tiếng cười cùng với nước mắt là biểu hiện những trạng thái phong phú của tâm hồn con
người. Nhà nhân văn chủ nghĩa Rabơle vì thế đã cho rằng: “Cười là một đặc tính của
người”. Tiếng cười có tính chất tâm lí đã ln là người bạn đồng hành của con người
trên mọi nẻo đường của cuộc sống đầy chông gai. Trên cơ sở ấy, truyện cười dân gian
đã ra đời như là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống.

2


Tuy rất ngắn nhưng mỗi chuyện đều có mở đầu, có diễn biến, có kết thúc. Nhân vật
trong truyện cười phần lớn là nhân vật độc đáo, có nét khó quên. Toàn bộ các yếu tố thi


pháp của truyện cười như kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện, đều phục vụ mục
đích gây cười. Bên cạnh chức năng gây cười, truyện cười cịn mang chức năng giáo
dục: nó giúp con người mài sắc tư duy suy lí, nó làm giàu óc phê phán, bồi dưỡng tinh
thần lạc quan, giúp trau dồi khả năng ngôn ngữ… Bởi vậy, đọc truyện cười để cười
khơng khó. Nhưng để có thể hiểu được hết cái thâm thúy của tác giả dân gian thực
không dễ.
Truyện cười được đặt ra không phải là để giải trí đơn thuần mà là để nêu lên những
nhận thức sâu sắc, nghiêm túc về con người và xã hội, là vũ khí đấu tranh giai cấp sắc
bén người xưa dùng để phủ nhận những điều phi lí tồn tại trong xã hội phong kiến đang
tan rã.

Truyện cười là một thể loại trong văn học dân gian dân tộc. Truyện cười Việt Nam có
những nét riêng, dùng những câu chuyện cười trong cuộc sống để gây cười, nhưng
cũng có khi dùng ngơn ngữ dí dỏm, hài hước để miêu tả sự mỉa mai, châm biếm. Hiện
tượng cười trong truyện cười được hiểu đơn giản là một dạng cười thú vị. Nó được chia
thành hai loại gồm tiếng cười sinh học và tiếng cười tâm lý xã hội. Tiếng cười sinh học
mang tính tự phát nên mang tính bản năng và vơ thức. Tiếng cười tâm lý xã hội có thể
nói là hết sức vi tế và phức tạp. Nó có hai loại tiếng cười: tiếng cười tán thưởng và
tiếng cười phê phán. Trong số đó, ca ngợi thể hiện sự yêu thích, ngưỡng mộ, tán thành
và tán dương Tiếng cười phê phán là tiếng cười trào phúng mà phủ nhận, coi thường.
Có hai đặc điểm cơ bản của truyện cười:
Trước hết, khung phản chiếu của một câu chuyện cười là một yếu tố thú vị, gây cười.
Truyện cười ln tìm ra những điều nực cười trong đời sống xã hội, điều này phi tự
nhiên, trái với nhịp sống bình thường, lạc hậu mà bảo thủ, trở thành vật cản cho sự tiến
3


bộ xã hội của con người. Tuy nhiên, truyện cười chỉ mơ tả những hiện tượng vừa buồn
cười vừa có khả năng vạch trần cái ác. Vì vậy, nó chỉ tập trung vào cuộc sống bình
thường, việc thực hiện tầm thường của tất cả các giới luật. Các nhân vật trong truyện

cười khơng có anh hùng hay thánh nhân, và họ đều ngang bằng, cá mè một lứa. Tất cả
những nhân vật – từ chúa sơn lâm, Ngọc đế cho đến vua chúa, quan lại, thường dân…
đều có thể là những điều nực cười, bởi họ đều có những khuyết điểm và tật xấu.
Thứ hai, mục đích của truyện cười là phê phán cái dở và cái không trọn vẹn. Mục đích
của đây là bản chất của tiếng cười, là hành động phát hiện ra cái xấu, cái sai, cái mâu
thuẫn cũng là một hình thức phê phán, phủ nhận đặc biệt. Nói cách khác, truyện cười sử
dụng tiếng cười như một phương tiện để nhận thức và cải tạo hiện thực. Thơng qua
những tràng cười sảng khối, cả người kể và người nghe đều thấy được điều gì đó về
con người và xã hội. Các đặc điểm tâm lý, tính cách, động tác, cử chỉ và ngơn ngữ của
từng nhân vật đã được lựa chọn cẩn thận và đặt vào thời điểm có thể bộc lộ sự thật một
cách ngắn gọn nhất. Căn cứ vào nội dung, ta có thể chia làm 2 loại: Truyện khôi hài và
truyện trào phúng.
Truyện khơi hài chủ yếu dùng để giải trí và giáo dục nhẹ nhàng. Chúng là những câu
chuyện cười làm nổi bật những thói hư tật xấu của những người bình thường hoặc
những khuyết điểm chung trong tính cách của họ. Người có tính khơi hài là người tự
tách mình ra khỏi đời sống để quay lại nhìn cảnh đời như một khán giả. Trước mắt
những người có tính khơi hài, con người trong cuộc sống chẳng khác những con rối bị
giật dây. Họ nhìn ra những sợi dây đó để từ đó phê phán nhẹ nhàng, tiếng cười vui vẻ,
cảm thơng, khơng có ác ý. Nhờ đó mà người nghe, người đọc tự rút ra bài học cho bản
thân mình. Nét khơi hài chỉ là cái nhìn của khán giả ngó lên sân khấu. Một số truyện
khơi hài được biết đến như Ăn vụng gặp nhau, Tay ải tay ai, Tam đại con gà…
Truyện trào phúng được dùng để châm biếm và đả kích những thói hư tật xấu của một
nhóm người trong hệ thống phân cấp xã hội. Những người này có những thói quen xấu
phổ biến cũng như những thói quen xấu của bản chất giai cấp mà họ đại diện. Tiếng
4


cười ác ý nhắm vào những người giàu xấu xa bẩn thỉu; quan lại – những kẻ được coi là
cha mẹ dân nhưng lại nịnh nọt cấp trên, ức hiếp cấp dưới; thầy mo, thầy địa lý, thầy
bói, thầy cúng ... đủ thứ thầy dốt, bất tài, lại hành động khơng có ngun tắc. Khám phá

nghệ thuật xây dựng truyện trào phúng, bạn đọc sẽ thấy tài năng của tác giả dân gian
trong việc tái hiện cuộc sống đương thời bằng những mâu thuẫn để tạo ra những tiếng
cười vừa xót xa, vừa thâm thúy ý vị. Đặc biệt là hệ thống truyện trào phúng nổi tiếng
Trạng Quỳnh, nhằm phê phán, lên án và mang yếu tố đả kích mạnh mẽ, chỉ thẳng ngón
tay vào bọn phong kiến thối nát.
B.

Truyện ngụ ngơn:
Truyện ngụ ngơn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho
một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã
hội. Truyện ngụ ngơn có thể xem như là một vở kịch nhỏ mà nhân vật có thể là bất cứ
vật gì trong vũ trụ, sân khấu có thể là bất cứ đâu. Một bộ phận lớn truyện ngụ ngơn
mượn hình ảnh lồi vật. Qua truyện ngụ ngơn, tác giả nêu lên triết lý ứng xử dân gian,
những bài học đạo đức và kinh nghiệm sống, cùng với đó là vũ khí đấu tranh xã hội,
chống lại những kẻ cường quyền, những thế lực phong kiến áp bức bóc lột nhân dân.
Ngụ ngơn có bốn đặc trưng cơ bản.
Thứ nhất, ngụ ngơn có cốt truyện ngắn nhưng rất cơ đọng, hàm sc và giàu sức biểu
hiện, vì thế nó gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân và đặc biệt là các em nhỏ lứa tuổi tiểu
học.
Thứ hai, nhân vật của ngu ngơn thường là lồi vật được nhân hố. Vì vậy mỗi truyện
ngụ ngôn là một ẩn dụ lớn. Các nhân vật lồi vật trong ngụ ngơn đều là nhân vật chức
năng, đóng vai trị tượng trưng cho một kiểu người nào đó trong xã hội. Những con thú
dữ thường là hình ảnh của kẻ có quyền lực và sức mạnh; những con vật bé nhỏ thường

5


là hình ảnh của người lương thiện, ln là nạn nhân của kẻ mạnh, nhưng đơi khi, bằng
lịng dũng cảm và trí thơng minh, họ có thể làm cho kẻ mạnh phải nể sợ.
Thứ ba, ngụ ngôn luôn đặt ra mục tiêu triết lí. Mỗi một câu chuyện ngụ ngơn hàm chứa

trong đó ít nhất một bài học triết lí, đó là lí do vì sao nó được coi là túi khơn của nhân
loại. Bài học triết lí được thể hiện hoặc công khai qua nhan đề câu chuyện và qua lời
nói của nhân vật, hoặc kín đáo qua hàm ngơn của nó. Để chuyển tải lời triết lí, nhan đề
truyện phải là những thành ngữ hoặc những lời nhận xét ngắn gọn thâu tóm tồn bộ ý
nghĩa của câu chuyện. Rất nhiều truyện ngụ ngôn Việt Nam lấy tên là thành ngữ tiếng
Việt: Đẽo cày giữa đường, Thả mồi bắt bóng,…
Thứ tư, ngụ ngơn dùng các bài học kinh nghiệm thực tiễn để giáo dục người đời. Các
bài học đều được nêu lên qua những tình huống cụ thể, được đúc kết các phương châm
hành động, là lời khuyên chân thành nhằm giúp con người biết mình biết người, khơng
bị những thói hư tật xấu, những điều xa hoa bên ngồi làm mất đi bản chất tốt đẹp của
mình.
Một số truyện ngụ ngôn mà ta thường thấy: “Mèo lại hồn mèo”, “Thầy bói xem voi”,

C.

Phân biệt truyện cười và truyện ngụ ngôn
Truyện cười và truyện ngụ ngôn đều thuộc bộ phận văn học dân gian và nhóm “truyện
dân gian”, đều chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với đạo đức làm
người, qua đó là bài học sâu sắc mà thế hệ trước muốn truyền lại và răn dạy cho thế hệ
sau. Ngồi ra cịn là sự phản kháng đối với xã hội, đả khích giai cấp thống trị với những
thói hống hách, ngang ngược, quyền thế. Cốt truyện thường ngắn mà rất giàu cảm xúc,
biểu hiện rõ bản chất của đói tượng thơng qua tình huống cụ thể, là phương tiện hữu
ích để giáo dục học sinh khi được hịa mình vào thế giới của những câu chuyện, học
cách đồng cảm và thương yêu những con người bất hạnh, bộc lộ thái độ yêu ghét trước
6


cái hay cái tốt và cái xấu cái ác, lên án, đấu tranh chống lại áp bức, cường quyền. Từ
đó, nhân cách của các em được hình thành và phát triển.
Tuy có nhiều nét tương đồng, song hai thể loại truyện trên cũng có nhiều nét khác biệt.

Nhân vật trong truyện cười thường rất ít, đối tượng chủ yếu của tiếng cười tập trung
vào cái đáng cười ở nhân vật. Tiếng cười có thể là bản năng, vơ thức, nhưng cũng có
thể là tiếng cười bộc lộ thái độ, tình cảm ở con người. Kết thúc câu chuyện là chi tiết
gây cười, từ đó người đọc có thể tự rút ra bài học cho cuộc sống. Ở truyện ngụ ngôn,
tác giả không tập trung vào chi tiết hài hước, gây cười mà giới thiệu tình huống có tính
chất điển hình trong quan hệ, ứng xử để người đời tham khảo. Các tình huống này
thuộc về cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, giúp người đọc chọn lọc và phán xét. Ngụ ngôn
thường phê phán những sai lầm trong suy nghĩ, hành động, lối sống của người đời và
chỉ ra rằng những điều ấy sẽ dẫn đến thất bại; kiên trì, đoàn kết, “ở hiền gặp lành”,.. ắt
sẽ dẫn đến thành công.
D.

Những lưu ý khi hướng dẫn học sinh tiểu học đọc truyện cười – truyện ngụ ngôn:
Truyện cười và truyện ngụ ngơn là phương tiện hữu ích để giáo dục học sinh. Ngay từ
khi còn nhỏ, các em đã được tiếp xúc với những bài ca dao qua những lời ru, câu hát. Ở
lứa tuổi tiểu học, tư duy trực quan cụ thể còn đang phát triển, các em chủ yếu đánh giá,
nhìn nhận sự vật, sự việc bằng trực giác. Các em u thích truyện cười và truyện ngụ
ngơn bởi vẻ ngồi đơn giản, ngơn từ dễ hiểu, cốt truyện ngắn, nhân vật gần gũi, thân
thuộc. Đọc hai thể loại truyện trên, các em sẽ dần bộc lộ được cảm xúc yêu ghét với
từng nhân vật, phản đối hay đồng tình với hành vi của họ. Cũng chính vì sự tiếp nhận
của các em cịn mang tính chất cảm tính nên càng cần đến sự định hướng, dẫn dắt của
người lớn. Cụ thể, cần giúp trẻ nắm bắt được nội dung và ý nghĩa phía sau câu chuyện.
Trước hết, cần giúp các em nắm được đặc trưng thể loại: Từ đó giúp trẻ nhanh chóng
nắm bắt được nội dung cơ bản cũng như mục đích sáng tác của từng thể loại, xác định
các vai trong truyện ám chỉ những hạng người nào trong xã hội, hiểu nghĩa ám chỉ của
7


cả câu chuyện và rút ra ý tứ được gửi gắm trong đó. Giáo viên cần bám sát chuẩn kiến
thức kĩ năng để thiết kế bài giảng, tổ chức hướng dẫn học sinh học tập với các hình

thức đa dạng phong phú: nghe – nói – đọc – viết, thể hiện được mục tiêu bài giảng: Về
kiến thức, kỹ năng, thái độ; nội dung kiến thức: Chính xác khoa học, nổi bật trọng tâm;
thể hiện được sự tích hợp: Phẩm chất, đạo đức, kĩ năng sống…Ngoài ra, tổ chức các
hoạt động học tập của học sinh: Hoạt động nhóm, cá nhân... để các em có thể hiểu và
trau dồi kiến thức về thể loại truyện mình được học. Qua những câu chuyện nhỏ, học
sinh dần bộc lộ được những những tư tưởng, tình cảm đó trong giao tiếp, biết u
thương con người, yêu cái thiện, biết phê phán, đấu tranh với cái xấu, cái ác, tránh xa
thói hư tật xấu, có tư tưởng đúng đắn, nhìn nhận sự vật hiện tượng một cách toàn diện
hơn..

Câu 2: Chứng minh rằng “Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo là hai sợi chỉ đỏ
xuyên suốt văn học trung đại Việt Nam”.
Văn học là dịng chảy khơng ngừng của thời gian, và các nhà văn, nhà thơ là thư kí
trung thành của thời đại. Văn học giúp con người có niềm tin vào cuộc sống và hướng
con người đến chân – thiện – mĩ. Trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc thì văn học
trung đại từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX đóng một vai trị quan trọng và giá trị to lớn.
Nó đánh dấu sự ra đời của nền văn học viết Việt Nam và ghi dấu sự phát triển của văn
học dân tộc. Đồng thời nó là cầu nối giữa văn học dân gian và văn học hiện đại. Trong
thời kì này, dân tộc ta đã thoát khỏi ách thống trị nặng nề của phong kiến phương Bắc
hơn một ngàn năm. Vì vậy, văn học thời kì này mang hai đặc điểm lớn đó là: Chủ nghĩa
yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.
Chủ nghĩa nhân đạo trước hết bắt đầu từ sự thương yêu con người, mà hạt nhân của nó
chính là trái tim giàu lịng yêu thương của nhà văn. Nó phản ánh con người vừa trực
quan vừa khách quan, một mặt miêu tả con người sống động như chính nó trong đời
8


sống, mặt khác lại nhìn nó với cái nhìn thấm đẫm sự cảm thơng, u thương – cái nhìn
đậm chất nhân đạo của người nghệ sĩ. Càng đồng cảm, xót xa cho số phận con người,
sẽ càng căm ghét, phẫn nộ với những thế lực đày đọa con người. Càng trân trọng, nâng

niu vẻ đẹp của con người, sẽ càng khinh ghét, kinh tởm những thế lực chà đạp, làm vấy
bẩn vẻ đẹp ấy. Do vậy, đó khơng chỉ là sự nâng niu trân trọng những vẻ đẹp của con
người, mà còn muốn biến văn học thành một thứ vũ khí đấu tranh cho quyền sống của
con người.
Thế giới sáng tạo ra trong văn học và bằng văn học nghệ thuật từ xưa đến nay là một
thế giới mà trong đó con người ln đấu tranh chống lại mọi thế lực thù địch ln xuất
hiện dưới mọi hình thức, để khẳng định chính mình, khẳng định quyền năng và sức
mạnh của mình, đồng thời thể hiện khát vọng làm người mãnh liệt và cao đẹp của
mình. Lịng u thương, ưu ái đối với con người và thân phận của nó từ trước đến nay
vẫn là sự quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà nghệ sĩ trong cảm hứng sáng tạo của
nghệ thuật.
Nguyễn Minh Châu đã từng nói “cuộc đời và nghệ thuật là hai vòng tròn đồng tâm mà
tâm điểm chính là con người”. Văn học khơng thể không phản ánh con người. Văn học
trung đại là nơi mà các tác giả gửi gắm vào đó những nguyên tắc đạo lý làm người, thái
độ đối xử trong các mỗi quan hệ giữa con người với nhau , những khát vọng sống, khát
vọng về hạnh phúc. Đó cịn là lòng cảm thương cho mọi kiếp người đau khổ, đặc biệt là
với trẻ em, phụ nữ và những kiếp người lương thiện bị đọa đày, hồng nhan mà bạc
mệnh, những người tài hoa mà lận đận,…
Ở giai đoạn này, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. Các tập đoàn
phong kiến tranh giành quyền lực lẫn nhau. Cuộc sống của nhân dân vô cùng khổ cực.
Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn của
người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã cùng một lúc lật đổ các tập đoàn phong kiến,
đánh đuổi quân Xiêm, quân Thanh, thống nhất đất nước. Khi phong trào Tây Sơn suy
yếu, triều Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến chuyên chế và đất nước nằm trước
9


hiểm họa xâm lược của thực dân Pháp. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp
tiến hành xâm lược Việt Nam. Xã hội Việt Nam chuyển dần từ xã hội phong kiến sang
xã hội thực dân nửa phong kiến.

Các tác phẩm nổi bật thời kì này có thể kể đến như: Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Cơn –
Đồn Thị Điểm dịch), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), thơ Hồ Xuân Hương,
Truyện Kiều (Nguyễn Du),… Đó là những tác phẩm mà, mỗi trang giấy là một số phận
được trải ra trước mắt người đọc, từng số phận là những tiếng kêu khóc đau đớn cho
những kiếp người, từng con chữ cất lên đều ám ảnh, day dứt khôn ngi. Người đọc
tìm đến tác phẩm với nhiều mục đích, nhưng cao cả hơn cả vẫn là để thanh lọc tâm hồn,
để tâm hồn mình phong phú hơn, trong sạch hơn. Đến với những số phận gửi gắm trong
tác phẩm, họ được sống nhiều hơn, được trải nghiệm nhiều hơn, nhưng hơn cả là, họ
được xúc cảm nhiều hơn, suy tư nhiều hơn, họ được khóc với nỗi đau của đồng loại,
được reo vui với niềm vui của đồng loại. Văn học giúp cho trái tim mỗi con người trở
nên nhạy cảm hơn, bao dung hơn, nhân hậu hơn. Con người bước vào những tác phẩm
văn học ấy với nhiều vẻ đẹp rất đa dạng. Đó có thể là nhan sắc tuyệt mỹ của nàng Kiều
“hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, đó có thể là cái đẹp tài năng như của người
nghệ sĩ Vũ Như Tô khi xây Cửu Trùng Đài. Nhưng, quan tâm nhất vẫn là vẻ đẹp tâm
hồn của con người, nhiệm vụ hàng đầu của vẫn là tìm kiếm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm
hồn con người. Q trình tìm kiếm vẻ đẹp ấy địi hỏi rất nhiều cơng sức, trí tuệ, tình
cảm của người cầm bút. Người nghệ sĩ trước hết phải là những con người biết dấn thân,
biết đạp lên những định kiến cố hữu của con người và xã hội để nhìn con người một
cách người nhất. Nam Cao, để khám phá được khao khát sống trong Chí Phèo, đã phải
cùng nhân vật của mình quằn quại trong cuộc lột xác đầy đau đớn từ một con quỷ thành
một con người, để làm nên từng trang văn dữ dội như lửa cháy, đồng thời, nhà văn tài
ba ấy cũng phải đạp lên những định kiến của người đời, phải tách rời khỏi những kẻ
nhìn Chí Phèo như quỷ dữ, để nhìn anh như một con người. Chỉ ở góc nhìn đó, nhà văn
mới có thể đau đớn đến tận cùng cùng với nỗi đau của nhân vật, mới có thể từ cùng cực
10


của bi kịch gạn lọc nên viên ngọc tươi trong: khát khao sống, khát khao lương thiện của
một con người. Cái nhân đạo của Nam Cao cịn ở bức thơng điệp dội vào cuộc sống:
Cuộc sống cần phải thay đổi, để mỗi con người có hồi bão, có ước mơ được sống đúng

với hồi bão và ước mơ của mình, để được sống và cống hiến, sống trở thành con người
có ích cho xã hội, chứ khơng phải là những con người đau đớn, những kiếp sống mịn,
ngày ngày nhìn ước mơ của mình đổ vỡ, và bản thân mình thì dẫn tha hóa, trở thành kẻ
tồi tệ, giày vị hành hạ những người u thương của mình.
Có thể nói quá trình tìm kiếm hạt ngọc trong tâm hồn con người là q trình khó khăn
nhất. Bởi con người ta cũng chẳng thể hiểu được chính bản thân mình, thì làm sao
người khác có thể hiểu kín kẽ, cùng tận? Thêm nữa, trong hoàn cảnh khốn cùng của
cuộc sống, mà tâm hồn người nghệ sĩ vẫn phải luôn hướng đến cái đẹp cái thiện. Họ
không thể làm ngơ, câm lặng trước những giọt nước mắt của đồng loại. Nhà văn Nam
Cao đã từng nói “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để
nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng cịn nghĩ gì đến
ai được nữa”. Ấy vậy mà, những nhà văn vẫn giữ cho mình một thái độ sống hết sức
nhân văn để từ đó cảm thương cho số phận của những kiếp người khổ cực khác. Ở họ
phải có một sự nhạy cảm thiên bẩm và một trái tim hừng hực yêu thương. Đôi mắt của
họ phải là đôi mắt tinh tường, đôi mắt thấu hiểu, thấy được từ những biểu hiện bên
ngoài nhỏ nhất của con người để thấy được những biến động của tâm hồn bên trong.
Họ thơng cảm, xót xa cho những số phận kia bao nhiêu, lại càng căm ghét sự xấu xa,
tàn nhẫn, vô nhân đạo chà đạp lên con người bấy nhiêu.
Bên cạnh chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước cũng là nguồn cảm hứng lớn nhất
của văn học Việt Nam thời kì trung đại. Lịch sử ghi nhận công lao vất vả, truân chuyên
của dân tộc Việt Nam trong việc sinh tồn quốc gia, nhưng lịch sử cũng ghi nhận những
trang sử hào hùng, chói lọi chiến công và sự anh dũng của một dân tộc nhỏ bé mà kiên
cường, bất khuất, gan góc chống lại sự áp bức để giành lại tự do, hịa bình cho chính
mình. Để có được nền độc lập hịa bình, chúng ta đã phải đánh đổi rất nhiều thứ, mà thứ
11


quan trọng nhất ở mỗi cá nhân, chính là lịng yêu nước. ‘Lòng yêu nước’ là một danh từ
trừu tượng. Nó khơng có hình dáng, màu sắc nhưng mỗi khi nhắc đến nó, tất cả người
dân Việt Nam đều có thể hình dung một cách rõ ràng và cụ thể. Lịng u nước bắt

nguồn từ những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất với con người như tình yêu gia
đình, yêu thành quả lao động mình làm ra,.. cho đến tinh thần sẵn sàng đem hết khả
năng của mình phục vụ cho lợi ích của tổ quốc.Đó là một truyền thống vô cùng quý báu
của dân tộc ta. Cảm hứng yêu nước trong văn học thời kì trung đại được thể hiện bằng
nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau với nhiều mức độ: yêu thương có, hơn giận có,
buồn vui có,.. có cả những thao thức băn khoăn và sự tự hào, xót thương. Ta bắt gặp
những bản tuyên ngôn độc lập với giọng đọc hào sảng qua “Nam quốc sơn hà” hay một
bài hịch vang núi sông ngỡ còn đâu đây trong “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn,…
Ngơn từ chính là vũ khí, trí tuệ chính là vũ khí, tình cảm chân chính chính là vũ khí –
những nhà văn chân chính từ bao đời nay vẫn chiến đấu cho cuộc sống của con người
như thế. Họ chính là những những nghệ sĩ vĩ đại.
Nhưng cảm hứng yêu nước, với sự biểu hiện đa dạng không chỉ có trong các tác phẩm
có tính chiến đấu và hào sảng như vậy. Đất nước có chiến tranh, nhân dân lầm than nô
lệ, truyền thống phong tục của cha ông bị chà đạp, giày xéo… những dòng cảm xúc bi
thương, sầu tủi và buồn đau da diết, những tâm sự của bản thân nghệ sĩ với hoàn cảnh
tối tăm của đất nước trong nơ lệ nhưng đồng thời vẫn có niềm tin sắt son vào tương lai
vào chính nghĩa cũng được bộc bạch. Đó là những nỗi bi thương, buồn đau trong thơ
Nguyễn Đình Chiểu – một ngơi sao sáng trên bầu trời văn học dân tộc hay tâm sự của
những chí sĩ, nhà nho có tâm với dân tộc, với thời cuộc như Nguyễn Khuyến, Tú
Xương,…
Cảm hứng yêu nước được thể hiện trực tiếp nhất, đa dạng nhất, nhiều chiều nhất qua
thơ của Nguyễn Đình Chiểu – là một nhà trí thức kiên cường, một chiến sĩ xuất sắc và
là nhà thơ yêu nước lớn của nước ta. Tác phẩm thơ văn u nước của ơng gồm có: Văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1862), Văn tế Trương Định (1864), Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục
12


tỉnh (sau 1874),… Tất cả những sáng tác ấy đều có chung một cảm hứng là yêu nước,
căm thù, vạch trần tội ác giặc ngoại xâm, kịch liệt lên án bọn tay sai bán nước cầu vinh,
ca ngợi những anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì nước vì dân nhưng lại xót xa trong cảnh quê

hương tan tác trước khói lửa chiến tranh.
Khi đất nước thái bình, văn học yêu nước cũng đạt được những thành tựu rực rỡ. Khi
đó, cảm hứng yêu nước phát triển theo hướng phản ánh mới, nội dung mới, sắc thái
mới nhưng người đọc vẫn nhận ra được nhưng trăn trở, tự hào, băn khoăn, lo lắng, …
cùng với đó là tình u nước nồng nàn trên từng ý văn, lời thơ với nhiều dạng thức biểu
hiện khác nhau. Có thể là một lời hứa quyết tâm xây dựng đất nước giàu mạnh như
trong thơ Trần Quang Khải, cũng có thể là những nỗi âu lo cho hướng đi của dân tộc:
Quốc tộ - nhà sư Đỗ Pháp Thuận, Thiên Đô Chiếu – Lý Công Uẩn,…Cũng có thể là
niềm tự hào về những chiến cơng lừng lẫy, tự hào về cảnh đẹp quê hương, đất nước như
trong thơ Trần Thánh Tông hay bà huyện Thanh Quan,…
Cảm hứng yêu nước đa dạng trong nội dung, phương diện phản ánh, trong mọi hồn
cảnh, thời gian. Tuy có lúc thăng trầm nhưng chưa bao giờ mất đi. Vì thế, truyền thống
yêu nước đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, trở thành điểm
cốt lõi của bản sắc văn hóa Việt Nam, là sợ dây bền chặt gắn bó, cố kết con người Việt
Nam tạo thành sức mạnh chống giặc ngoại xâm, giữ gìn bảo vệ non sơng bờ cõi.
Bởi vậy, có thể nói, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo như “một sợi chỉ đỏ”
xuyên suốt chặng đường dài rộng của nền văn học thời kì trung đại. Các nghệ sĩ nối
tiếp nhau viết về chủ nghĩa đó bằng cả niềm tin và tình u vơ bờ đối với con người và
tình q chan chứa, lịng thương cảm sâu sắc trước những số phận bị đày đọa. Càng đọc
ta càng thấm thía trong từng trang viết về một thời đại vang danh núi sông bởi “ Mỗi
con người là một bài thơ đẹp”.
Câu 3: “Dế Mèn phiêu lưu ký thể hiện rõ tài năng quan sát thực tế, óc nhận xét sắc sảo,
hóm hỉnh và tình u sự sống của Tơ Hoài” (Trần Đăng Suyền). Bằng hiểu biết về tác
13


phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký”, anh/chị hãy phân tích nhân vật Dế Mèn để làm rõ nhận
định trên.

Người xưa có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khơn”. Thế giới bao la rộng lớn

ngồi kia có biết bao nhiêu điều thú vị đang chờ chúng ta khám phá và trải nghiệm.
Mỗi chuyến đi đều mang lại cho chúng ta một bài học làm người đắt giá không thể nào
quên. Qua mỗi chuyến đi ấy, chúng ta cảm thấy mình dường như trưởng thành hơn, biết
cách sống sao cho xứng đáng với hai chữ “con người” hơn. Càng đi, ta càng nhận thấy
mình phải học, học nhiều lắm. Tuổi trẻ là thời khắc tươi đẹp nhất của một con người.
Tuổi trẻ đánh dấu sự trưởng thành với nhiều việc làm ngô nghê và hàng tá những sai
lầm nhưng vẫn còn một con đường dài sửa chữa để chúng ta thấy mình phải hồn thiện
những gì, phấn đấu tới đâu. Thế nhưng, liệu bạn đã bao giờ dám sống trọn với tuổi
trẻ cuồng nhiệt của mình hay chỉ đang quanh quẩn trong những suy nghĩ, tính tốn thiệt
hơn? Nhiều bạn trẻ được sống trong mơi trường trong lành, an tồn, được che chở, bao
bọc, sắp xếp từng li từng tí của cha mẹ nên họ khơng hề có trải nghiệm, thậm chí có
những người đương tuổi đơi mươi nhưng vẫn mang suy nghĩ của một đứa trẻ. Thế
nhưng, họ không biết rằng một ngày nào đó, khi rời xa vịng tay che chở của gia đình,
họ sẽ chỉ là một bức bình phong khơng chịu được mưa gió, dễ gục ngã và đánh mất
14


mình trước những phong ba bão táp của cuộc đời. Vì họ hồn tồn khơng có kinh
nghiệm rút ra từ thực tế va chạm. Và trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”, bằng ngịi
bút sắc xảo, tài hoa của mình, tác giả Tơ Hồi đã khéo léo gửi gắm vào đó những bài
học làm người sâu sắc thơng qua cuộc hành trình của nhân vật chính là chú Dế Mèn.
Nhà văn Tơ Hồi có tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 và mất năm 2014.
Hơn sáu mươi năm cầm bút, Tơ Hồi đã có cho mình một gia tài tác phẩm đồ sộ thuộc
nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, hồi kí, tiểu luận, kịch bản phim. Ông được
biết đến là cha đẻ của các tác phẩm nổi tiếng và mang giá trị tư tưởng cao như “Vợ
chồng A phủ”, “Xóm giếng”, “O chuột”, “Nhà nghèo”, “Giăng thề”. Tơ Hồi được trao
tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và Nghệ thuật vào năm 1996. Mỗi trang viết
của ông luôn thể hiện rõ tư tưởng của mình: “Mỗi chữ phải là hạt ngọc bng xuống
những trang bản thảo, phải là hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách văn
chương của mình mà có. Trang sách mà khơng có ngọc, trang bản thảo mà khơng có

chữ thần, khơng có tinh hoa, thì cái hồn tác phẩm, từ tư tưởng đến nhân vật, tất cả bao
nhiêu ước vọng và khát khao mà ta gửi gắm vào sáng tác biết lấy gì cho sống được.”
“Dế Mèn phiêu lưu ký” là nột tác phẩm rất đỗi quen thuộc với mỗi chúng ta. Tuổi thơ
của những độc giả trẻ Việt Nam khơng thể vắng bóng cuốn “Dế Mèn phiêu lưu ký” của
Tơ Hồi. Tác giả đóng vai Dế Mèn tự kể theo ngôi thứ nhất. Ban đầu truyện có tên là
“Con Dế Mèn” (chính là ba chương đầu của truyện) được phát hành năm 1941.
Sau đó, được sự ủng hộ nhiệt tình của độc giả, Tơ Hồi viết thêm truyện “Dế Mèn
phiêu lưu ký” (là bảy chương tiếp theo của truyện). Năm 1955, ông mới gộp hai truyện
vào với nhau thành truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” như ngày nay. Tác phẩm đã được tái
bản nhiều lần và được dịch ra hơn 20 thứ tiếng trên toàn thế giới. Đây có thể coi là tác
phẩm văn xi nổi tiếng nhất của ông, được sự ủng hộ đông đảo từ phía các bạn đọc
mọi lứa tuổi.
Tơ Hồi đã mang đến cho độc giả cái nhìn thú vị về bức tranh làng quê Việt Nam. Toàn
bộ chất liệu trong tác phẩm đều được lấy từ chốn làng quê yên ả ấy: “Những sáng tác
15


của tơi đều miêu tả tâm trạng tơi, gia đình tơi, làng tơi, mọi người xung quanh mình”.
Ẩn sâu trong tác phẩm là tình yêu quê hương, đất nước tha thiết. Chỉ có yêu, có để ý,
quan tâm đến những cảnh vật xung quanh mình mới có thể viết nên những câu văn vừa
đẹp, vừa giản dị lại mang đậm tính q hương như thế. Nó thuần Việt từ cái được biểu
đạt cho đến cái biểu đạt.
Mèn là em út trong gia đình có ba anh em. Vì muốn những đứa con của mình có cuộc
sống tự lập từ sớm, mẹ Dế Mèn đã cho ba anh em ra ở riêng. Mèn được miêu tả là một
chàng dế thanh niên khỏe mạnh, cường tráng, đương sức trai trẻ. Bởi lối sống lành
mạnh và ăn uống điều độ nên Mèn có sức khỏe vượt trội hơn hẳn những con dế khác.
Nhưng ưu thế về sức khỏe ấy cũng chỉ gây ra tai họa nếu được dùng để bắt nạt kẻ yếu
xung quanh. Dế Mèn đã nhận được bài học đầu tiên bởi sự khờ dại của mình đó là khi
Mèn vơ tình trêu chị Cốc quá đáng và gây ra cái chết của Dế Choắt. Mèn ta đã phải trả
một cái giá rất đắt cho hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ của mình. Cái chết

thương tâm và lời trăng trổi của Dế Choắt làm Mèn tỉnh ngộ, nhận ra sự ngơng cuồng
và hậu quả vơ cùng tai hại mà mình gây ra. Nó ám ảnh Dế Mèn suốt đời vì thói hung
hăng, hống hách, ngang ngược,“có óc mà khơng biết nghĩ”của tuổi trẻ. Sau đó, đúng
lúc Mèn ăn năn hối lỗi, tự hứa từ nay sẽ làm việc một cách có suy nghĩ thì Mèn bắt bởi
hai đứa trẻ. Mèn lại vơ tình trở thành đồ chơi của hai đứa trẻ đó, được chúng đem đi
đấu với những chú dế nhà kế bên. Những chiến thắng liên tiếp đã khơi dậy lại sự hiếu
chiến của Dế Mèn và chú ta khơng cịn phân biệt được phải trái. Sự tha hóa trong nhân
cách đã khiến cho Mèn mất cả nhân tính, đánh giết đồng loại không thương tiếc chỉ để
đổi lại những mấu cỏ non, sự reo hò, cổ vũ của đám trẻ. Chú ta cịn qn mất tự do, có
cơ hội thốt mà khơng muốn thốt “Tơi có thể cắn đứt sợi chỉ dễ như chơi nhưng tôi
không cắn. Tôi uống từng giọt sương long lánh trên lá mồng tơi rồi ung dung ca hát
trong cảnh bị trói buộc như thế. Tệ quá nữa, muốn làm đẹp lòng hai cậu bé, tôi chỉ
loanh quanh cả ngày bên cái hộp diêm buồng ngủ của tôi, không nghĩ đi đâu xa một
bước. Thỉnh thoảng cao hứng, tôi đạp hai càng cất tiếng gáy riii..riii. Ơi, tơi đã qn cái
thân bị đem ra làm trị chơi. Mấu lá cỏ non và thói ngơng cuồng đã khiên tôi đâm ra
16


ngu tối đến thế”. Để xứng danh “nhà vô địch”, Mèn ta đã không ngần ngại bắt nạt cả
chú dế nhỏ “vừa ra đời có mấy hơm”, mặc cho chú dế ấy ra sức van xin. Thế rồi, theo
quy luật của cuộc đời, những kẻ hay cậy sức đi áp bức người khác rồi cũng sẽ bị trừng
trị. Như người ta thường nói “Núi cao rồi cũng có núi khác cao hơn”. Mèn lại được anh
Xiến Tóc cho một bài học mới. Hai cái râu cụt là bài học vừa đau, vừa đắt mà Dế Mèn
phải trả. Thoát khỏi hai đứa trẻ đó, Mèn tìm đường về nhà. Sau những lỗi lầm ấy, mang
trong mình những bài học đầu đời, Mèn đã nghiêm túc nhìn nhận lại bản thân và bắt
đầu có sự thay đổi trong tính cách. Mèn trở thành một chàng dế đứng đắn, học được
cách dùng sức mạnh tuổi trẻ của mình để giúp đỡ chị Nhà Trò, một kẻ vốn suy dinh
dưỡng, mẹ lại mới mất, chị phải mang vác trên mình món nợ với bọn Nhện. Những lam
lũ, nợ nần, cãi vã,.. ấy cũng là hình ảnh nơng thơn Việt Nam trước cách mạng, được tác
giả nhiêu tả rất chân thực và cảm động. Trước tình cảnh thảm thương đó, Dế Mèn cũng

phải động lịng. Chú ta đã ra tay giúp chị Nhà Trò và nhà Nhện cùng xóa bỏ mối hiềm
khích lâu năm để cùng nhau chung sống hòa thuận về sau. Mèn thấy vui vì đã làm được
việc có ích. Chú học được rằng, tình cảm cho đi là rất đáng quá, bởi “Sống là cho đi,
đâu chỉ nhận lại”. Về đến nhà, Mèn kể mẹ nghe cuộc hành trình của mình. Bà rất vui
lịng vì con trai của mình đã lớn khơn, đã biết u thương và cảm thơng trước tình cảnh
của người khác. Nhưng với sức trẻ cuồn cuộn, không muốn cả ngày phải ru rú trong xó
nhà, Mèn quyết định xa quê hương lần thứ hai. Mèn đến rủ hai ông anh cùng tham gia
cuộc phiêu lưu nhưng đều bị từ chối. Ông anh cả tuy mạnh khỏe, khá giả nhưng chỉ
quanh quẩn bắt nạt kẻ khác. Ông anh hai thì sống một cuộc đời vơ nghĩa, đớn hèn và
ốm yếu. Khinh bỉ những kẻ khơng muốn mở mang trí óc, Dế Mèn lại ra đi. Tình cờ,
Mèn gặp được Dế Chũi và kết nghĩa anh em. Trước khi quen Chũi, Mèn thường có ý
xem thường những anh chàng Dế Chũi vì vẻ ngồi thơ kệch, xấu xí. Nhưng rồi Mèn
nhận ra, đằng sau vẻ ngồi xấu xí, thơ kệch ấy là một người bạn tốt, giỏi võ, hết lòng vì
người khác. Mèn nhận ra rằng khơng nên phán xét một ai qua vẻ bề ngồi. Kể từ đó, Dế
Mèn có thêm người bạn đồng hành là Dế Chũi. Nhờ Dế Trũi mà Dế Mèn khơng cịn cơ
độc và lẻ bóng nữa, gặp khó khăn thì cả hai sẽ cùng nhau vượt qua. Một tình bạn đẹp
17


và bền vững luôn phải trải qua những cuộc thử lửa, lẽ đời ln là như thế. Qua những
tình huống như vậy để họ càng thêm thấu hiểu, càng thêm gắn bó với nhau hơn. Mèn và
Chũi cứ ngày đi đêm nghỉ. Vừa đi, vừa say ngắm dọc đường. Gặp một con sông lớn,
hai anh em đã lấy những cánh sen ghép lại thành một chiếc bè lớn để đi. Nhưng khơng
may, gió đẩy bè ra giữa vùng nước trắng mênh mơng. Suốt mười ngày liền, hai anh em
khơng có chút gì để ăn. Tình huống ấy đã dạy cho Mèn cách yêu mến và trân trọng
cuộc sống, biết đứng dậy và đương đầu với những khó khăn ở đời. Đúng lúc vừa đói
vừa mệt, tưởng khơng cịn sống nổi thì sóng đã đánh dạt bè vào bờ. Hai anh em được
nhìn thấy những đại diện của xóm Đầm Lầy là thầy đồ Cóc và Ếch Cốm đại vương. Đó
là những kẻ hay khoe khoang, khoác lác và tự đắc. Hai anh em bèn tính việc tẩu ngay
khỏi xóm này. Thốt khỏi xóm Đầm Lầy, hai anh em đi tới vùng Cỏ May. Đây là vùng

có tinh thần thượng võ. Gặp đúng dịp hội lễ, cả vùng đang thi võ kén người giỏi nhất để
đứng ra coi sóc việc chung trong vùng. Vì có xích mích với Bọ Ngựa và Bọ Muỗm mà
Mèn và Trũi đành phải thi, tình cờ cả hai anh em cùng chiến thắng và trở thành chánh,
phó tổng Châu Chấu. Theo dõi từng hiệp đấu, người đọc khi thì hồi hộp, khi thì lo lắng,
khi thì hả hê trước chiến thắng của Chũi và Mèn. Ai cũng khâm phục võ nghệ cao
cường và lòng dung cảm của hai anh em. Vào mùa đông, khi cái lạnh đến, nhà nhà đều
phải đi tránh rét. Nhiều người đã chết cóng trong đau đớn, nhưng vẫn chưa tìm được
nơi trú ẩn. Dế Chũi bị Châu Chấu Voi bắt vì tranh chấp chỗ tránh rét. Mèn đành từ biệt
các bạn để đi tìm anh em kết nghĩa.
Mèn ngược lên phía Bắc, ròng rã mấy mùa, qua nhiều miền khác nhau mà vẫn khơng
tìm thấy Trũi. Những trang viết cảm động nhất có lẽ là những trang viết về Dế Mèn một
mình lặn lội giữa trời đơng: gió bấc lạnh buốt, đồng ruộng khơ nứt nẻ, gió rét căm căm
để đi tìm người bạn Chũi. Tình cờ gặp bác Xiến Tóc, Mèn khơng thể tin được bác Xiến
Tóc gai ngạnh, khắc khổ trước kia bây giờ gặp khó đâm chán đời, sống buông thả cùng
lũ bướm và ve sầu. Tâm sự cùng bác Xiến Tóc, được biết tin tức của Trũi và biết được
các bạn Châu Chấu Voi là những người tốt, Mèn lại tiếp tục lên đường. Tuy nhiên, ngay
sau đó vì bất cẩn Mèn lại bị Chim Trả quắp đi. Mèn bị Chim Trả bắt về làm quản gia
18


ngày cũng như đêm phải ngồi trong hang kín hát rống lên để khơng cho ai dám vào
nhà. Tình cờ Trũi đi qua nhận ra tiếng hát của Mèn. Trũi và các bạn Châu Chấu Voi đã
tìm cách cứu Mèn thốt khỏi hầm kín. Anh em gặp lại nhau càng thêm thấm thía lời thề
năm xưa, càng thêm trân quý tình anh em sâu sắc. Có một người bạn tốt trong đời quả
thực rất khó. Mèn cảm thấy biết ơn thứ tình cảm thiêng liêng mà họ dành cho, nguyện
gìn giữ và quý trọng như một vật quý. Mèn và những người anh em lại cùng nhau đến
đất Kiến. Không may thay, họ bị nhà Kiến hiểu nhầm rằng đến sinh sự, phá tổ. Nhưng
Mèn hiểu được rằng, Kiến là giống loài chăm chỉ, cần cù, chỉ muốn làm ăn yên ổn:
Kiến Gió chuyên nghề xây đắp, Kiến Lửa đào cát xây lũy, Kiến Đen làm công việc của
một thám tử. Điều quan trọng Mèn học được ở nhà Kiến là tinh thần đồn kết, ln gắn

bó với nhau, hỗ trợ nhau khi có kẻ thù. Vì thế, những chú kiến tuy bé nhỏ nhưng lại có
thể tạo nên sức mạnh khổng lồ để đánh bại những kẻ thù hung dữ, to lớn hơn bao
nhiêu. Họ cùng hóa giải mối hiềm khích, thực hiện lý tưởng của Mèn “ mn lồi cùng
nhau kết nghĩa anh em”. Đó là một lý tưởng, một ước mơ cao đẹp. Mèn đã trở thành
một người chiến sĩ đấu tranh cho hịa bình. Tác giả đã thể hiện lòng tin vào cái thiện,
vào cuộc sống hịa bình thân ái. Các bạn đồng tâm đã dời đi mỗi đứa một ngả, nhưng
họ đều vui vì đâu đây đều là bạn. Mèn lại trở về quê nhà và lần này, chính ơng anh cả
cổ hủ cũng phải thừa nhận và tự hào về cậu em trai sau bao nhiêu năm xa cách, cũng
muốn được phiêu lưu, “đi đây đi đó như Dế Mèn”. Chỉ tiếc rằng mẹ và anh hai khơng
cịn sống để tự hào về chú Dế Mèn mới ngày nào còn khờ dại. Mèn và Trũi lại chuẩn bị
tiếp tục cho cuộc hành trình mới…
Mỗi nhân vật đều mang những nét tính cách, ngoại hình, cách suy nghĩ khác nhau. Họ
đều đại diện cho những tầng lớp khác nhau của xã hội. Nhân vật là chìa khóa để mở
cánh cửa hiện thực xã hội qua nhiều góc độ và là cơng cụ để tái hiện con người với số
phận và tính cách riêng. Thế giới lồi vật trong “Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tơ Hồi
giống như một xã hội thu nhỏ, có cả người tốt lẫn kẻ xấu. Chẳng hạn như chị Nhà Trò
tượng trưng cho những con người nhỏ bé, thân phận thấp kém và phải chịu áp bức bóc
19


lột, Dế Choắt là những kẻ yếu đuối, sống trong cảnh cơ cực, bần hàn và không một ai
bảo vệ,… Đặc biệt, nhân vật Dế Mèn còn thể hiện lòng tin của tác giản vào bản chất
lương thiện vốn có ở mỗi con người. Ai sinh ra cũng đều có lòng nhân hậu, quan trọng
là cách chúng ta thể hiện nó và đừng để những phẩm chất tốt đẹp đó bị hao mòn, biến
mất đi. Mèn từng là một anh chàng kiêu căng, hợm hĩnh khiến cho mọi người sợ hãi, xa
lánh nhưng sâu thẳm trong tâm hồn, Mèn vẫn ln có tính thương người, thấy bất bình
chẳng tha, vẫn luôn trăn trở trước những hành động sai trái của mình. Có như vậy, Mèn
mới có thể ngày càng lớn dần khơng chỉ về thể xác mà cịn cả trong tâm hồn. Trong
cuộc sống, thất bại là điều tất yếu để dẫn đến thành công. Quan trọng là chúng ta biết
nhìn nhận và đứng lên sau thất bại, học được bài học sau mỗi lần thất bại đó. Tác phẩm

đã hiện rõ tài năng quan sát thực tế, óc nhận xét sắc sảo của tác giả Tơ Hồi thơng qua
việc miêu tả ngoại hình, tính cách của từng nhân vật. Những tình huống được tác giả
miêu tả vừa gần gũi, vừa thú vị, hóm hỉnh khiến cho người đọc như được hịa vào câu
chuyện của chính nhân vật. Đó là những tấm gương phản chiếu rõ nét nhất những góc
cạnh của cuộc sống đời thực. Ông cho rằng: “Muốn viết được, nhất thiết phải biết quan
sát để ấn sâu thêm trí nhớ, giúp sức cho trí tưởng tượng. Cái cách, cái lối quan sát ấy
khơng có gì đặc biệt và bí ẩn. Đó chỉ là thói quen mài giũa cái nhìn, cái nghe, cái nghĩ,
đó là việc bắt sức óc chăm chú tìm tịi ra sự chuyển động của mọi vật”. Tơ Hồi đã thổi
một nguồn năng lượng tích cực, khiến cho không chỉ trẻ em hứng thú với câu chuyện,
mà người lớn đơi khi cũng phải giật mình suy nghĩ. Điều đó đã được thể hiện bởi sức
sống trường tồn của tác phẩm suốt bao nhiêu năm nay, trở thành cuốn sách nổi tiếng
của bạn đọc biết bao nhiêu thế thế hệ. Tơ Hồi cũng từng nhận định “Nhân vật là nơi
duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong cuộc sống”. Đúng vậy, nhân vật
giữ vai trị đặc biệt trong các tác phẩm văn học. Nó không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng,
chủ đề của tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị của tác phẩm, là mắt xích cơ
bản xâu chuỗi, kết dính các yếu tố, sự kiện. Đối tượng chung của văn học là cuộc đời
mà con người luôn giữ vị trí trung tâm. Đọc xong một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc
20


nhất trong tâm hồn người đọc thường chính là số phận, tình cảm, cảm xúc suy tư của
chính con người.
Cuộc sống là những trải nghiệm. Trải nghiệm không chỉ để khám phá những tinh hoa
của đất trời và còn là sự tự khám phá chính bản thân mình. Mỗi việc chúng ta trải qua,
mỗi vùng đất ta đi đến, mỗi con người ta gặp đều sẽ để lại trong lòng ta những suy nghĩ
và bài học nhất định. Trải nghiệm giúp chúng ta va đập với sự khắc nghiệt của cuộc
sống, giúp chúng ta trưởng thành hơn. Trải nghiệm dạy chúng ta bằng hành động, việc
làm chứ không phải bằng những con chữ. Bạn có thể tự thay đổi cuộc đời mình và cũng
có thể trở thành người mà bạn mong muốn nếu bạn khơng ngừng cố gắng, tích cực trải
nghiệm. Không ngại ngần, không ỷ lại hay lười biếng, mà hãy biến từng giây phút bạn

có đều trở nên ý nghĩa hơn. Muốn vậy, bạn luôn đặt bản thân vào tâm thế sẵn sàng trải
nghiệm trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Trải nghiệm có được từ những hoạt động, sự kiện
mà chúng ta từng tham gia. Trải nghiệm cũng chính là q trình tự mình trải qua để đúc
kết thêm nhiều kinh nghiệm cũng như tích lũy kiến thức cho bản thân. Trải nghiệm
cũng tạo cho con người có thêm nhiều mối quan hệ và giúp cuộc sống của mỗi người
thêm phong phú. Nó cịn giúp chúng ta phát hiện ra điểm mạnh, điểm yếu của mình để
hồn thiện và phát triển bản thân. Nếu không trải nghiệm, chúng ta khơng thể biết sở
thích, ước mơ của mình là gì. Chỉ có trải nghiệm mới giúp chúng ta biết mình là ai,
chúng ta có những khả năng gì và sống một cuộc sống thật ý nghĩa. Dù cho khó khăn
thế nào, hãy cố gắng hết sức và đừng nên bỏ cuộc. Thật khơng khó để có thể thấy, từ
một chú dế ngạo mạn, Dế Mèn đã trở thành một chú dế hoàn thiện hơn, kiên cường,
nghị lực, biết cảm thơng, chia sẻ, cảm thấy bất bình trước những sự bất cơng xảy ra
trước mắt. Sau cuộc hành trình ấy, Mèn đã có thêm biết bao nhiêu những người bạn tốt
để cùng nhau sát cánh trên những chặng đường sắp tới, chẳng cịn lẻ bóng, đơn cơi. Thế
hệ trẻ chúng ta cũng vậy. Ban đầu ta có thể sẽ ngơng cuồng, xốc nổi, bồng bột nhưng
sau khi đã nếm trải đủ những mật ngọt và đắng cay của cuộc đời thì chúng ta sẽ trưởng
thành hơn, cứng cáp hơn và biết cho đi nhiều hơn. Những trải nghiệm trong cuộc sống
cũng là cơ hội để chúng ta có thêm thật nhiều người bạn mới. “Dế Mèn phiêu lưu ký”
21


là một giấc mộng, một ước mơ, một khát vọng hướng tới chân trời mới, một tương lai
tươi sáng hơn của tác giả Tơ Hồi, trước hết là đi để mở rộng lịng mình, đi nhiều nơi,
gặp gỡ nhiều người, sống tích cực và sống có ích. Mượn lời Dế Mèn, nhà văn đã nói
lên tâm tư và khao khát của tuổi trẻ: “Hỡi ơi! Cịn chi buồn bằng, tuổi thì trẻ, gân thì
cứng, máu thì cuồn cuộn với trái tim và lịng thiết tha mà đành sống theo khn khổ
bằng phẳng: Ngày hí húi đào bới đất làm tổ, đêm thì ăn uống và tụ tập chúng bạn nhảy
múa dông dài. Tôi không muốn cho đến lúc nhắm mắt vẫn phải ân hận chẳng biết là
cuối cánh đồng mênh mơng kia cịn những gì lạ và cuộc đời ở đấy ra sao”. Mèn chán
với cuộc sống nhàm chán, vô vị, ngày nào cũng ngần ấy thứ việc. Đặt vào những năm

đầu của thế kỉ 20, tiếng hát tự do, cái tôi và quyền sống cá nhân là những giá trị mới,
giá trị hiện đại trong tư tưởng và văn học. Vào những năm đó, cả dân tộc hết sức đau
khổ, bức bối dưới ách thống trị ngót trăm năm của thức dân Pháp. Sau nhiều cuộc khởi
nghĩa thất bại, khơng ít người trở nên nhu nhược, cam chịu. “Dế Mèn phiêu ưu ký” cịn
có giá trị thức tỉnh, lên án kiếp sống mòn, kêu gọi tuổi trẻ hãy dấn thân để tìm ra ý
nghĩa, lý tưởng mới cho cuộc sống. Lý tưởng sống giống như một cái đích tương lai.
Khi bản thân ta đã tự vạch ra cho mình một lý tưởng đúng đắn thì ta sẽ có một lộ trình
rõ ràng để thực hiện. Bản thân nhìn vào đó để nỗ lực, phấn đấu đạt được. Lý tưởng
sống là động lực thôi thúc mỗi người mạnh mẽ, can đảm đối mặt mọi chông gai thử
thách, đứng lên bước tiếp, chinh phục thành công. Đừng mãi ngồi yên thờ ơ với dòng
chảy của cuộc sống, hãy đứng lên hòa nhịp cùng nó, để thấy được cuộc sống này tươi
đẹp biết nhường nào.

22



×