Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tìm hiểu dịch vụ đám mây amazon (EC2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 32 trang )

Mục Lục
1. Đặt vấn đề..................................................................................................................3
2. Mục tiêu của đề tài....................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY (CLOUD
COMPUTING)................................................................................................................. 4
1. Lịch sử ra đời và sự phát triển của điện toán đám mây......................................4
2. Khái niệm về điện toán đám mây..........................................................................5
3. Sự quan trọng của điện tốn đám mây.................................................................6
4. Lợi ích của điện toán đám mây.............................................................................6
5. Các loại điện toán đám mây..................................................................................8
a. Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS)............................................................8
b. Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS)...................................................................9
c.

Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS)................................................................9

6. Đặc tính của điện tốn đám mây...........................................................................9
CHƯƠNG 2: DỊCH VỤ ĐÁM MÂY AMAZON EC2.................................................10
1. Khái niệm Amazon EC2......................................................................................10
2. Tính năng của Amazon EC2................................................................................11
a) Chức năng..........................................................................................................11
b) Tính năng..........................................................................................................12
c) Hỗ trợ hệ điều hành..........................................................................................19
CHƯƠNG 3: CÁCH SỬ DỤNG AWS EC2..................................................................20
1. Tạo tài khoản AWS và đăng nhập vào AWS.......................................................20
2. Kết nối với Instance.............................................................................................26


1. Đặt vấn đề

Lời mở đầu


Cơng nghệ điện tốn đám mây đang đem đến cho các nhà phát triển và bộ phận
CNTT khả năng tập trung vào những điều quan trọng nhất và tránh các cơng việc vơ
hình như thu mua, bảo trì và hoạch định cơng suất. Với cơng nghệ điện toán đám mây
ngày càng trở nên phổ biến, nhiều mơ hình và chiến lược triển khai khác nhau đã xuất
hiện giúp đáp ứng nhu cầu cụ thể của nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Mỗi loại
dịch vụ đám mây và phương pháp triển khai đều đem đến cho bạn nhiều mức độ kiểm
soát, độ linh hoạt và khả năng quản lý khác nhau. Việc nắm bắt sự khác biệt giữa Cơ
sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ, Nền tảng dưới dạng dịch vụ và Phần mềm dưới dạng
dịch vụ cũng như các chiến lược triển khai mà bạn có thể sử dụng sẽ giúp bạn quyết
định xem bộ dịch vụ nào phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
Nhóm chúng em xin lựa chọn đề tài "Tìm hiểu về dịch vụ đám mây Amazon
EC2" để có thể cho thầy và các bạn hiểu rõ hơn về các khái niệm, dịch vụ và cách sử
dụng của nó.
Mong rằng với kiến thức vốn có và sự tìm hiểu của nhóm chúng em có thể giúp các
bạn và thầy hiểu rõ hơn về dịch vụ đám mây Amzazon EC2. Với sự cố gắng và nỗi lực
của mình, chúng em đã cùng nhau xây dựng và hoàn hành đề tài này. Bên cạnh đó vẫn
cịn nhiều thiếu sót chúng em rất mong được nhận được sự góp ý của thầy và các bạn
để cho đề tài chúng em được hoàn thiện hơn.
2. Mục tiêu của đề tài
-

Tìm hiểu về điện tốn đám mây (Cloud computing)
Tìm hiểu về dịch vụ đám mây Amazon EC2
Tạo tài khoản AWS và đăng nhập AWS
Tạo Instance
Kết nối Instance
Tải forefox


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY (CLOUD

COMPUTING)
1. Lịch sử ra đời và sự phát triển của điện toán đám mây
Điện Toán Đám Mây đã được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1961. Sau khi khái
niệm Điện Toán Đám Mây được giới thiệu, trong những năm sau đó, nhiều cơng ty
cơng nghệ thong tin trên thế giới đã được thành lập, và internet đã bắt đầu được khởi
nguồn. JCR Licklider, đưa ra ý tưởng về “mạng máy tính giữa các ngân hà” , tiền đề
cho sự ra đời của ARPANET vào năm 1969. Vào năm 1971, Intel đã giới thiệu bộ vi
xử lý đầu tiên, và Ray Tomlinson – một kỹ sư tin học của hãng này đã viết một ứng
dụng gửi tin nhắn từ máy tính này đến máy tính khác , tương tự như những trình email
bây giờ. Cùng vào khoảng thời gian đó, năm 1974 Bill Gates và Paul Allen sáng lập
Microsoft, Steve Wozniak và Steve Jobs thành lập Apple Computers vào năm 1976 và
giới thiệu Apple cũng trong năm này. Và đặc biệt năm 1976, Robert Metcalfe của
Xerox trình bày khái niệm của Ethernet. Những năm 80 đã có sự bùng nổ lớn trong
ngành cơng nghiệp máy tính, đến năm 1980 đã có hơn 5 triệu máy tính đã được sử
dụng, chủ yếu là trong chính phủ hoặc trong cách doanh nghiệp. Vào năm 1981. IBM
đã đưa ra mẫu máy tính đầu tiên cho người dùng cá nhân, và chỉ sau đó 1 năm,
Microsoft tung ra hệ điều hành MS-DOS mà hầu hết những máy tính ở thời điểm đó
đều chạy trên nền này. Và sau đó là sự ra đời của Macintosh. Tất cả những điều trên
như là những hạt giống đầu tiền cho sử nảy mầm của Internet giai đoạn sau này.
Vào năm 1990, thế giới đã chiêm ngưỡng một phương thức kết nối chưa từng có từ
trước đó, chính là phương thức Word Wide Web được phát hành bởi CERN, và được
sử dụng vào năm 1991. Vào năm 1993, trình duyệt đầu tiên đã xuất hiện và đã được
cấp phép cho các công ty tư nhân sử dụng để truy cập internet. Khi đã có những bước
tiến cơng nghệ lớn mạnh như vậy, các công ty công nghệ trên thế giới đã bắt đầu nghỉ
đến khả năng áp dụng internet để làm thương mại, tiếp cận với mọi người một cách
nhanh hơn. Điều đó đã thúc đấy sự ra đời của một số cơng ty cơng nghệ có tiếng tăm
sau này đó là Vào năm 1994, Netscape được thành lập, 1 năm sau đó Amazon & Ebay
cũng chính thức ra đời. Năm 1999, sự xuất hiện của Salesforce.com đánh dấu cột mốc
đầu tiên của điện toán đám mây. Sự kết thúc của thập niên 90 và sự bắt đầu của thập



niên 2000, cùng với những sự phát triển vượt trội của cơng nghệ máy tính. Điện tốn
đám mây đã có mơi trường thích hợp để tung cánh bay cao, và trong thời gian này đã
có những tiêu chuẩn nhất định đã được phát triển đó là tính phổ biến cao, băng thông
lớn và khả năng tương tác. Salesforce.com ra mắt vào năm 1999 và là trang web đầu
tiên cung cấp các ứng dụng kinh doanh từ một trang web “bình thường” – những gì
bây giờ được gọi là điện tốn đám mây.
Sự phát triển tiếp theo là Amazon Web Services trong năm 2002, trong đó cung
cấp một bộ các dịch vụ dựa trên đám mây bao gồm lưu trữ, tính tốn và ngay cả trí tuệ
nhân tạo thơng qua Amazon Mechanical Turk. Vào những năm 2000, với sự bùng nổ
nhanh chóng của khoa học kỹ thuật cao, đặc biệt là ngành công nghiệp kỹ thuật cao
với sự ra mắt của mạng xã hội Facebook năm 2004, Amazon ra mắt vào quý 3 năm
2006, Apple tung ra Iphone năm 2007, Google Apps ra mắt năm 2009 đã đánh thức
được tiềm năng của điện toán đám mây. Điều này đã giúp cho các dịch vụ điện toán
đám mây ngày càng phát triển vượt bậc, mang đến nhiều trải nghiệm mới cho người
dùng, kết nối ở khắp mọi nơi và mọi lúc thông qua mơi trường internet.
2. Khái niệm về điện tốn đám mây
Điện tốn đám mây là một mơ hình cho phép thuận tiện, truy cập mạng theo yêu
cầu đến một nơi chứa các nguồn tài ngun tính tốn có thể chia sẻ và cấu hình được
(ví dụ: mạng, máy chủ, lưu trữ, ứng dụng và dịch vụ), có thể được cung cấp và phát
hành nhanh chóng với nỗ lực quản lý hoặc tương tác với nhà cung cấp tối thiểu. Tất cả
những gì bạn cần làm là sử dụng máy tính hoặc thiết bị di động của mình để kết nối
với nhà cung cấp dịch vụ đám mây (cloud) thông qua internet. Sau khi kết nối, bạn có
quyền truy cập vào các tài ngun máy tính, có thể bao gồm serverless computing,
virtual machines, storage v.v…
Theo tập đồn nghiên cứu Gartner thì Điện tốn đám mây là một kiểu tính tốn
trong đó các năng lực Cơng Nghệ Thơng Tin có khả năng mở rộng rất lớn được cung
cấp - dưới dạng dịch vụ qua mạng Internet đến nhiều khách hàng bên ngoài.
Điện tốn đám mây (cloud) có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau:
machine learning, data analysis, storage & backup, streaming media content và hơn



thế nữa. Một ví dụ thực tế, tất cả các chương trình và phim bạn xem trên Netflix thực
sự được lưu trữ trên đám mây. Ngồi ra, đám mây có thể có lợi cho việc tạo và thử
nghiệm các ứng dụng, tự động hóa việc phân phối phần mềm và lưu trữ v.v..
3. Sự quan trọng của điện toán đám mây
Giả sử rằng bạn có ý tưởng về một ứng dụng có thể cung cấp trải nghiệm người
dùng tuyệt vời và có thể mang lại lợi nhuận cao. Để ứng dụng trở nên thành cơng, bạn
sẽ cần phát hành nó trên internet để mọi người tìm thấy nó, sử dụng nó và truyền
thơng về những ưu điểm của ứng dụng. Tuy nhiên, việc phát hành một ứng dụng trên
internet không hề dễ dàng như bạn tưởng.
Để làm như vậy, bạn sẽ cần các thành phần khác nhau, như máy chủ (server), thiết
bị lưu trữ (storage), nhà phát triển (developer), mạng chuyên dụng (dedicated
network) và bảo mật ứng dụng (application security) để đảm bảo rằng giải pháp của
bạn hoạt động theo cách tốt nhất.
Việc mua riêng lẻ từng thành phần này rất tốn kém và rủi ro. Bạn sẽ cần một số
vốn lớn để đảm bảo rằng ứng dụng của bạn hoạt động tốt. Và nếu ứng dụng không trở
nên phổ biến như kế hoạch, bạn sẽ mất khoản đầu tư của mình. Mặt khác, nếu ứng
dụng trở nên vơ cùng phổ biến, bạn sẽ phải mua thêm máy chủ (server) và dung lượng
lưu trữ (storage) để phục vụ cho nhiều người dùng hơn, điều này một lần nữa có thể
làm tăng chi phí của bạn. Đây là nơi mà điện toán đám mây (cloud computing) phát
huy được ưu điểm vượt trội.
Điện toán đám mây mang đến cho bạn các ứng dụng cũng như cách tương tác với
ứng dụng và chia sẻ dữ liệu cho bạn để bạn làm việc với các ứng dụng trên Điện toán
đám mây giống như làm việc trên máy PC.
4. Lợi ích của điện tốn đám mây


- Nhanh chóng
Đám mây cho phép bạn dễ dàng tiếp cận nhiều cơng nghệ để bạn có thể đổi mới

nhanh hơn và phát triển gần như mọi thứ mà bạn có thể tưởng tượng. Bạn có thể
nhanh chóng thu thập tài nguyên khi cần–từ các dịch vụ cơ sở hạ tầng, như điện toán,
lưu trữ, và cơ sở dữ liệu, đến Internet of Things, machine learning, kho dữ liệu và
phân tích, v.v..
Bạn có thể triển khai các dịch vụ cơng nghệ một cách nhanh chóng và tiến hành từ
khâu ý tưởng đến khâu hoàn thiện nhanh hơn một vài cấp bậc cường độ so với trước
đây. Điều này cho phép bạn tự do thử nghiệm, kiểm thử những ý tưởng mới để phân
biệt trải nghiệm của khách hàng và chuyển đổi doanh nghiệp của bạn.
-

Quy mơ linh hoạt

Với điện tốn đám mây, bạn không phải cung cấp tài nguyên quá mức để xử lý các
hoạt động kinh doanh ở mức cao nhất trong tương lai. Thay vào đó, bạn cung cấp
lượng tài nguyên mà bạn thực sự cần. Bạn có thể tăng hoặc giảm quy mô của các tài
nguyên này ngay lập tức để tăng và giảm dung lượng khi nhu cầu kinh doanh của bạn
thay đổi.
-

Tiết kiệm chi phí


Nền tảng đám mây cho phép bạn thay chi phí vốn (trung tâm dữ liệu, máy chủ vật
lý, v.v.) bằng chi phí biến đổi và chỉ phải chi trả cho những tài nguyên Công Nghệ
Thông Tin mà bạn sử dụng. Bên cạnh đó, chi phí biến đổi cũng sẽ thấp hơn nhiều so
với chi phí bạn tự trang trải do tính kinh tế theo quy.
-

Triển khai trên tồn cầu chỉ trong vài phút


Với đám mây, bạn có thể mở rộng sang các khu vực địa lý mới và triển khai trên
tồn cầu trong vài phút. Ví dụ: AWS có cơ sở hạ tầng trên tồn thế giới, vì vậy, bạn có
thể triển khai ứng dụng của mình ở nhiều địa điểm thực tế chỉ bằng vài cú nhấp chuột.
Đặt các ứng dụng gần hơn với người dùng cuối giúp giảm độ trễ và cải thiện trải
nghiệm của họ.
5. Các loại điện tốn đám mây
Cơng nghệ điện tốn đám mây đang đem đến cho các nhà phát triển và bộ phận
Công Nghệ Thông Tin khả năng tập trung vào những điều quan trọng nhất và tránh
các cơng việc vơ hình như thu mua, bảo trì và hoạch định cơng suất. Với cơng nghệ
điện tốn đám mây ngày càng trở nên phổ biến, nhiều mơ hình và chiến lược triển
khai khác nhau đã xuất hiện giúp đáp ứng nhu cầu cụ thể của nhiều đối tượng người
dùng khác nhau. Mỗi loại dịch vụ đám mây và phương pháp triển khai đều đem đến
cho bạn nhiều mức độ kiểm soát, độ linh hoạt và khả năng quản lý khác nhau. Việc
nắm bắt sự khác biệt giữa Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ, Nền tảng dưới dạng dịch
vụ và Phần mềm dưới dạng dịch vụ cũng như các chiến lược triển khai mà bạn có thể
sử dụng sẽ giúp bạn quyết định xem bộ dịch vụ nào phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
a. Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS)
Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ, đôi khi được viết tắt là IaaS, bao gồm các khối
dựng cơ bản dành cho nền tảng Công Nghệ Thông Tin đám mây và thường cung cấp
quyền truy cập các tính năng mạng, máy tính (phần cứng ảo hoặc trên phần cứng
chuyên dụng) và dung lượng lưu trữ dữ liệu. Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ sẽ đem
đến cho bạn mức độ linh hoạt cũng như khả năng kiểm sốt quản lý tài ngun Cơng
Nghệ Thơng Tin cao nhất và gần giống nhất với các tài nguyên Công Nghệ Thông Tin


hiện hữu quen thuộc với nhiều bộ phận Công Nghệ Thông Tin và nhà phát triển hiện
nay.
b. Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS)
Nền tảng dưới dạng dịch vụ giúp bạn không cần quản lý cơ sở hạ tầng ngầm của tổ
chức (thường là phần cứng và hệ điều hành) và cho phép bạn tập trung vào công tác

triển khai cũng như quản lý các ứng dụng của mình. Điều này giúp bạn làm việc hiệu
quả hơn do bạn không cần phải lo lắng về việc thu mua tài nguyên, hoạch định dung
lượng, bảo trì phần mềm, vá lỗi hay bất kỳ cơng việc nặng nhọc nào khác có liên quan
đến việc vận hành ứng dụng.
c. Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS)
Phần mềm dưới dạng dịch vụ sẽ cung cấp cho bạn sản phẩm hoàn chỉnh được nhà
cung cấp dịch vụ vận hành và quản lý. Trong hầu hết trường hợp, khi nhắc đến "Phần
mềm dưới dạng dịch vụ", mọi người thường nghĩ đến ứng dụng dành cho người dùng
cuối. Với sản phẩm SaaS, bạn sẽ không phải để tâm đến chuyện bảo trì dịch vụ hay
quản lý cơ sở hạ tầng cơ bản, mà bạn chỉ cần tính xem sẽ sử dụng phần mềm cụ thể đó
như thế nào. Một ví dụ thường thấy của ứng dụng SaaS là email trên nền tảng web:
bạn có thể gửi và nhận email mà không phải quản lý việc bổ sung tính năng vào sản
phẩm email hay bảo trì máy chủ và hệ điều hành dùng cho chương trình email.
6. Đặc tính của điện tốn đám mây
- Tự phục vụ theo yêu cầu
Khách hàng có thể đơn phương thiết lập nguồn lực tính tốn để đáp ứng u cầu
như: thời gian sử dụng máy chủ, dung lượng lưu trữ cũng như khả năng tự động tương
tác khi có yêu cầu mà không cần phải nhân lực tương tác với nhà cung cấp dịch vụ.
-

Sự truy cập mạng rộng rãi

Hỗ trợ khả năng truy cập thơng qua mạng máy tính và các thiết bị chuẩn mà khơng
u cầu nền tảng cấu hình cao (như điện thoại di động, máy tính xách tay, PDA,…).
-

Tài nguyên chia sẻ độc lập với vị trí địa lý


Tài nguyên máy tính của nhà cung cấp dịch vụ được tổ chức để phục vụ cho tất cả

các khách hàng thơng qua mơ hình “multi-tenant” (nhiều người th), với mơ hình
này các tài ngun vật lý và tài ngun ảo hóa khác nhau được cấp phát và thu hồi
một cách tự động theo nhu cầu của khách hàng.
-

Tính mềm dẻo (khả năng co giãn nhanh)

Khả năng này của điện toán đám mây cho phép cung cấp nhanh và dễ dàng co dãn
để mở rộng hoặc thu nhỏ hệ thống một cách nhanh chóng theo yêu cầu của khách
hàng. Khi nhu cầu tăng, hệ thống sẽ tự động mở rộng bằng cách thêm tài nguyên. Khi
nhu cầu giảm, hệ thống sẽ tự động giảm bớt tài nguyên.
-

Chi phí trả theo nhu cầu sử dụng

Khả năng co giãn giúp cho nhà cung cấp sử dụng tài nguyên hiệu quả, tận dụng
triệt để tài nguyên dư thừa, phục vụ được nhiều khách hàng. Đối với người sử dụng
dịch vụ, khả năng co dãn giúp giảm chi phí do người sử dụng chỉ phải trả phí cho
những tài nguyên thực sự dùng.
-

Dịch vụ đo lường

Hệ thống điện toán tự động kiểm soát và tối ưu hóa nguồn lực sử dụng bằng cách
sử dụng khả năng đo lường ở một vài mức trừu tượng phù hợp với các loại dịch vụ
khác nhau.Việc sử dụng tài ngun có thể được kiểm sốt, giám sát, báo cáo cung cấp
thông tin minh bạch việc sử dụng dịch vụ đối với cả nhà cung cấp và khách hàng.
CHƯƠNG 2: DỊCH VỤ ĐÁM MÂY AMAZON EC2
1. Khái niệm Amazon EC2
Amazon Elastic Compute Cloud (Amazon EC2) là dịch vụ web cung cấp năng lực

điện tốn bảo mật và có kích cỡ linh hoạt trên đám mây. Dịch vụ này được thiết kế để
giúp các nhà phát triển dễ sử dụng điện tốn đám mây ở quy mơ web hơn. Giao diện
dịch vụ web đơn giản của Amazon EC2 cho phép bạn có được và cấu hình năng lực
với sự va chạm tối thiểu. Dịch vụ này cung cấp cho bạn khả năng kiểm sốt tồn phần
các tài ngun điện tốn của bạn và giúp bạn chạy trên môi trường điện toán đã được
kiểm chứng của Amazon.


Amazon EC2 cung cấp nền tảng điện toán phổ quát và chuyên sâu nhất với rất
nhiều lựa chọn về bộ xử lý, lưu trữ, kết nối mạng, hệ điều hành và mơ hình mua hàng.
Chúng tơi cung cấp bộ xử lý nhanh nhất trên đám mây và là đám mây duy nhất có khả
năng kết nối mạng Ethernet ở tốc độ 400 Gbps. Chúng tơi có các phiên bản GPU
mạnh nhất cho khối lượng công việc đồ họa và đào tạo máy học, cũng như các phiên
bản có giá mỗi suy luận thấp nhất trên đám mây. Khối lượng công việc SAP, HPC,
Machine Learning và Windows chạy trên AWS nhiều hơn bất kỳ đám mây nào khác.
Nhấp vào đây để tìm hiểu Thơng tin mới về Amazon EC2.
2. Tính năng của Amazon EC2
a) Chức năng
Amazon EC2 cung cấp môi trường điện tốn ảo đích thực, cho phép bạn sử dụng
các giao diện dịch vụ web để khởi chạy các phiên bản trên nhiều hệ điều hành khác
nhau, tải các phiên bản này với môi trường ứng dụng tùy chỉnh của bạn, quản lý
quyền truy cập mạng của bạn và chạy ảnh của bạn bằng cách sử dụng số lượng hệ
thống nhiều hay ít tùy theo bạn muốn.
Để sử dụng Amazon EC2, bạn chỉ cần:
-

Chọn Amazon Machine Image (AMI) được cấu hình sẵn theo mẫu để khởi động
và vận hành ngay lập tức. Hoặc tạo AMI chứa ứng dụng, thư viện, dữ liệu và thiết

-


lập cấu hình liên quan của bạn.
Cấu hình bảo mật và truy cập mạng trên phiên bản Amazon EC2 của bạn.
Chọn (các) loại phiên bản bạn muốn, sau đó, khởi động, tắt và theo dõi bao nhiêu
phiên bản AMI bạn cần, bằng cách sử dụng API dịch vụ mạng hoặc nhiều công cụ

-

quản lý đa dạng được cung cấp.
Quyết định xem bạn muốn chạy ở nhiều địa điểm, sử dụng điểm cuối IP tĩnh hay

-

gắn dung lượng lưu trữ dạng khối ổn định vào phiên bản của bạn.
Chỉ chi trả cho các tài nguyên bạn sử dụng thực tế, ví dụ như giờ phiên bản hoặc
truyền dữ liệu.
b) Tính năng
Amazon EC2 cung cấp một số tính năng mạnh mẽ để dựng các ứng dụng cấp

doanh nghiệp, chống hư hỏng và quy mô linh hoạt.
Phiên bản bare metal


Phiên bản bare metal của Amazon EC2 cho phép các ứng dụng của bạn truy cập
trực tiếp tới vi xử lý và bộ nhớ của máy chủ cơ sở. Những phiên bản này phù hợp với
khối lượng công việc yêu cầu truy cập tới những bộ tính năng của phần cứng (như
Intel® VT-x), hoặc với những ứng dụng cần chạy trên mơi trường khơng ảo hóa do
u cầu hỗ trợ hoặc cấp phép. Phiên bản bare metal được xây dựng trên hệ thống
Nitro, là tập hợp của những thành phần bảo vệ phần cứng và giảm tải (offload) phần
cứng được phát triển bởi AWS, nhằm cung cấp tài nguyên lưu trữ và mạng kết nối

hiệu năng cao một cách bảo mật cho các phiên bản EC2. Phiên bản bare metal là
những phiên bản EC2, nên cũng được thừa hưởng tính bảo mật, ổn định, linh hoạt về
công suất mạnh mẽ, hỗ trợ nhiều hệ điều hành và các gói phần mềm cũng như các
phiên bản EC2 ảo khác. Bạn có thể dùng phiên bản bare metal cùng các dịch vụ của
AWS như Amazon Virtual Private Cloud (VPC), Elastic Block Store (EBS), Elastic
Load Balancing (ELB) và nhiều dịch vụ khác.
Tối ưu hiệu năng và chi phí điện tốn với Amazon EC2 Fleet
Bằng một lệnh gọi API duy nhất, Amazon EC2 Fleet cho phép bạn cung cấp cơng
suất điện tốn cho các loại phiên bản EC2 và Vùng sẵn sàng khác nhau, cũng như cho
những hình thức tính phí khác nhau để tối ưu hóa quy mơ, hiệu năng và cả chi phí.
Bạn có thể chỉ định cơng suất của phiên bản Theo yêu cầu và phiên bản Spot để chạy
qua EC2 Fleet. Bạn cũng có thể chỉ định loại phiên bản mà bạn muốn dùng và điều
chỉnh quy mô công suất dựa theo số nhân, phiên bản hay bộ nhớ. Hãy xem phần FAQ
và blog AWS để tìm hiểu thêm. Bây giờ, bạn có thể truy cập khả năng của EC2 Fleet
thông qua Amazon EC2 Auto Scaling để cung cấp và tự động thay đổi quy mơ dung
lượng điện tốn qua các loại phiên bản EC2, Vùng sẵn sàng và tùy chọn mua ở một
Auto Scaling Group.
Tạm ngừng và khôi phục phiên bản của bạn
Bạn có thể cho ngủ đơng các phiên bản của Amazon EC2 được hỗ trợ bởi Amazon
EBS và khơi phục chúng từ trạng thái này sau đó. Tính năng này có thể giúp ích cho
những ứng dụng mà phải mất một lúc mới tự khởi động được và duy trì trạng thái này
trong bộ nhớ (RAM). Ngủ đơng cho bạn mọi lợi ích của Dừng và Khởi động và thêm
vào đó dữ liệu từ bộ nhớ (RAM) cũng được duy trì giữa các phiên. Bạn khơng bị tính


lệ phí sử dụng phiên bản khi phiên bản của bạn ngủ đơng. Lưu trữ được tính phí theo
mức phí EBS tiêu chuẩn. Để biết thêm thông tin về ngủ đông và các loại phiên bản hỗ
trợ và hệ điều hành, hãy truy cập FAQ.
Phiên bản điện toán GPU
Khách hàng yêu cầu khả năng xử lý dấu phẩy động cực lớn sẽ được hưởng lợi từ

các phiên bản điện toán GPU mục đích chung thế hệ mới từ AWS, các phiên bản
Amazon EC2 P3 với tối đa 8 GPU nhân xử lý NVIDIA® V100 Tensor. Các phiên bản
P3 sẽ cung cấp hiệu năng xử lý dấu phẩy động lên đến 1 petaFLOPS độ chính xác hỗn
hợp, 125 teraFLOPS độ chính xác đơn và 62 teraFLOPS độ chính xác kép. Liên kết
mạng NVLink thế hệ thứ hai có tốc độ 300 GB/giây cho phép kết nối GPU đến GPU ở
tốc độ cao và độ trễ thấp. Các phiên bản P3 còn được trang bị tối đa 96 vCPU theo bộ
xử lý Intel tùy chỉnh, bộ nhớ DRAM 768 GB và băng thơng mạng tổng hợp dành
riêng có tốc độ 100 Gbps sử dụng Elastic Network Adapter (ENA). Các phiên bản P3
chính là lựa chọn lý tưởng, thích hợp với các mơ hình machine learning, điện tốn
hiệu năng cao, động lực học chất lưu sử dụng máy điện tốn, tài chính sử dụng máy
điện tốn, phân tích địa chấn, lập mơ hình phân tử, gen học và kết xuất khối lượng
công việc.
Phiên bản đồ họa GPU
Khách hàng yêu cầu khả năng đồ họa cao sẽ được hưởng lợi từ các phiên bản đồ
họa GPU. Phiên bản G3, là phiên bản đồ họa GPU thế hệ hiện tại, sẽ cung cấp khả
năng tiếp cận các GPU NVIDIA Tesla M60, mỗi phiên bản có đến 2.048 bộ xử lý song
song, 8 GiB bộ nhớ GPU và bộ giải mã phần cứng hỗ trợ lên đến 10 luồng 1080p30
H.265 (HEVC) và lên đến 18 luồng 1080p30 H.264. Với các bản phát hành trình điều
khiển mới nhất, các GPU này hỗ trợ OpenGL, DirectX, CUDA, OpenCL và Capture
SDK (trước đây được gọi là GRID SDK). Các phiên bản đồ họa GPU là lựa chọn lý
tưởng, thích hợp với các tác vụ trực quan hóa 3D, trạm làm việc từ xa yêu cầu cao về
đồ họa, kết xuất 3D, phát trực tuyến ứng dụng, mã hóa video và các khối lượng cơng
việc đồ họa phía máy chủ khác.
Phiên bản có tốc độ I/O cao


Khách hàng yêu cầu khả năng truy cập I/O ngẫu nhiên dữ liệu của họ với tốc độ rất
cao và độ trễ thấp sẽ được hưởng lợi từ các phiên bản I/O cao. Các phiên bản có tốc
độ I/O cao thuộc loại phiên bản Amazon EC2 có thể đem lại cho khách hàng tốc độ
I/O ngẫu nhiên trên 3 triệu IOPS. Các phiên bản I3 và I3en có tốc độ I/O cao được hỗ

trợ bởi các ổ đĩa SDD sử dụng Bộ nhớ không khả biến tốc độ cao (NVMe) và là lựa
chọn lý tưởng, thích hợp cho các khách hàng vận hành cơ sở dữ liệu NoSQL có cơng
suất rất cao, hệ thống giao dịch và khối lượng công việc Elastic Search. Các phiên bản
có tốc độ I/O cao cũng cung cấp các ổ đĩa trình tự với thơng lượng lên đến 16
GB/giây, là tốc độ lý tưởng cho khối lượng cơng việc phân tích.
Phiên bản lưu trữ HDD mật độ cao
Khách hàng yêu cầu mật độ lưu trữ rất cao trên mỗi phiên bản và tốc độ I/O cao
theo trình tự cho các ứng dụng nặng về dữ liệu như kho dữ liệu Xử lý song song hàng
loạt (MPP), điện toán phân tán MapReduce và Hadoop, ghi nhật ký và xử lý dữ liệu sẽ
được hưởng lợi từ các phiên bản lưu trữ mật độ cao. Phiên bản lưu trữ mật độ cao
thuộc loại phiên bản Amazon EC2 có thể cung cấp cho khách hàng thơng lượng I/O
trình tự lên đến 3,9 GB/giây đồng thời cung cấp cho khách hàng tối đa 48 TB dung
lượng lưu trữ của phiên bản trên khắp 24 ổ đĩa cứng, hoặc đem lại sự cân bằng với
dung lượng lưu trữ và bộ nhớ ít hơn trên mỗi vCPU với mạng trên nền tảng ENA có
Băng thơng mạng lên đến 25 Gbps trong mỗi nhóm phân bổ. Hãy xem Các loại phiên
bản Amazon EC2 để tìm hiểu thêm về các phiên bản lưu trữ mật độ cao.
Cấu hình CPU đã tối ưu hóa
Tính năng Tối ưu hóa CPU cho phép bạn kiểm sốt các phiên bản Amazon EC2 của
bạn tốt hơn trên hai phương diện. Thứ nhất, bạn có thể chỉ định số lượng vCPU tùy
chọn khi khởi chạy phiên bản mới để tiết kiệm chi phí cấp phép dựa theo vCPU. Thứ
hai, bạn có thể tắt khả năng xử lý đa luồng cho những khối lượng công việc chỉ cần
CPU đơn luồng là đủ, như một số ứng dụng điện toán hiệu năng cao (HPC) nhất định.
Để biết thêm thông tin về lợi ích của Tối ưu hóa CPU, hãy truy cập trang tài liệu Tối
ưu hóa CPU tại đây.
Tùy chọn lưu trữ linh hoạt


Yêu cầu lưu trữ của các khối lượng công việc Amazon EC2 khác nhau có thể sẽ rất
lớn. Khơng chỉ cung cấp dung lượng lưu trữ phiên bản tích hợp, chúng tơi cịn có
Amazon Elastic Block Store (Amazon EBS) và Amazon Elastic File System (Amazon

EFS) thích hợp với các yêu cầu khối lượng công việc lưu trữ đám mây khác.
Amazon EBS cung cấp các ổ đĩa lưu trữ dạng khối ổn định, độ khả dụng cao, đồng
nhất và độ trễ thấp để sử dụng với các phiên bản Amazon EC2. Mỗi ổ đĩa trên
Amazon EBS đều tự động được sao chép trong Vùng sẵn sàng của mình để bảo vệ bạn
khỏi bị hư bộ phận, đem đến độ khả dụng và đáng tin cậy cao. Dịch vụ này thiết kế
dành cho các nhà quản lý ứng dụng, những người cần tinh chỉnh khối lượng công việc
theo dung lượng, hiệu năng và chi phí.
Amazon EFS cung cấp dung lượng lưu trữ tập tin đám mây đơn giản, quy mô linh
hoạt, ổn định và được quản lý đầy đủ. Được thiết kế để có được độ khả dụng và độ
bền cao trên nhiều Vùng sẵn sàng, dịch vụ này cung cấp giao diện hệ thống tập tin với
ngữ nghĩa truy cập hệ thống tập tin tiêu chuẩn, tự động tăng và giảm dung lượng,
đồng thời, đem đến cho các nhà quản lý ứng dụng thông lượng cao và độ trễ thấp ổn
định ở quy mơ petabyte.
Chỉ chi trả cho những gì bạn sử dụng
Bạn sẽ được tính phí vào cuối mỗi tháng cho các tài nguyên EC2 mà bạn sử dụng
thực tế.
Ví dụ như bạn khởi tạo 20 phiên bản loại Nhỏ, có giá 0.085 USD mỗi giờ vào một
thời điểm nào đó. Các phiên bản sẽ bắt đầu khởi động ngay lập tức nhưng khơng nhất
thiết tồn bộ đều khởi động cùng lúc. Mỗi phiên bản sẽ lưu thời gian khởi chạy thực tế
của mình. Do đó, mỗi phiên bản sẽ được tính phí theo số giờ (với mức giá 0.085
USD/giờ) hoạt động vào đầu mỗi giờ tương ứng với thời điểm khởi chạy. Mỗi phiên
bản sẽ chạy cho đến khi một trong các tình huống sau xảy ra: bạn kết thúc phiên bản
bằng lệnh gọi API TerminateInstances (hoặc công cụ tương đương), phiên bản tự tắt
(ví dụ như lệnh UNIX “shutdown”) hoặc máy chủ lưu trữ ngừng hoạt động do hư
hỏng phần mềm hoặc phần cứng. Thời gian sử dụng phiên bản bị lẻ sẽ được tính làm
trịn đối với phiên bản Windows và được tính theo giây cho phiên bản Linux.


Đa địa điểm
Amazon EC2 đem đến khả năng đặt phiên bản ở nhiều địa điểm. Các địa điểm

Amazon EC2 bao gồm Khu vực và Vùng sẵn sàng. Vùng sẵn sàng là các địa điểm
riêng biệt được thiết kế xây dựng chống lỗi trong các Vùng sẵn sàng và có khả năng
kết nối ít tốn kém và độ trễ thấp đến các Vùng sẵn sàng khác trong cùng Khu vực.
Bằng cách khởi chạy các phiên bản tại nhiều Vùng sẵn sàng khác nhau, bạn có thể bảo
vệ ứng dụng của mình khỏi tình trạng chỉ sử dụng một địa điểm duy nhất mà lại bị lỗi.
Khu vực bao gồm một hoặc nhiều Vùng sẵn sàng, được phân bổ về mặt địa lý và sẽ
nằm ở các vùng địa lý hoặc quốc gia riêng biệt. Cam kết Thỏa thuận cấp dịch vụ của
Amazon EC2 là đảm bảo độ khả dụng 99,99% cho từng Khu vực Amazon EC2. Vui
lòng tham khảo Sản phẩm và dịch vụ theo vùng để biết thêm chi tiết về sản phẩm và
dịch vụ được cung cấp theo vùng của chúng tôi.
Địa chỉ IP động
Địa chỉ IP Động là các địa chỉ IP tĩnh được thiết kế cho điện toán đám mây. Địa chỉ
Elastic IP được liên kết với tài khoản của bạn chứ không phải phiên bản cụ thể và bạn
có quyền kiểm sốt địa chỉ đó cho đến khi bạn quyết định giải phóng cơng khai địa chỉ
đó. Tuy nhiên, khơng giống như địa chỉ IP tĩnh truyền thống, địa chỉ Elastic IP cho
phép bạn che lỗi phiên bản hoặc Vùng sẵn sàng bằng cách tái ánh xạ bằng lập trình địa
chỉ IP cơng khai của bạn đến bất kỳ phiên bản nào trong tài khoản của bạn. Thay vì
phải chờ kỹ thuật viên dữ liệu cấu hình lại hoặc thay thế máy chủ lưu trữ, hoặc chờ
DNS nhân bản đến toàn bộ khách hàng của bạn, Amazon EC2 cho phép bạn khắc
phục sự cố với phiên bản hoặc phần mềm của bạn bằng cách tái ánh xạ nhanh chóng
địa chỉ Elastic IP của bạn đến phiên bản thay thế. Thêm vào đó, bạn có thể tùy chọn
cấu hình hồ sơ DNS đảo ngược của bất kỳ địa chỉ IP Động nào của bạn bằng cách điền
vào mẫu này.
Amazon EC2 Auto Scaling
Amazon EC2 Auto Scaling cho phép bạn tự động thay đổi quy mô dung lượng
Amazon EC2 theo hướng tăng lên hay giảm xuống theo các điều kiện do chỉ định. Với
EC2 Auto Scaling, bạn có thể bảo đảm rằng các phiên bản Amazon EC2 bạn đang sử


dụng được tăng quy mô một cách trơn tru trong các thời điểm nhu cầu đạt đỉnh để duy

trì hiệu năng đồng thời có thể tự động giảm quy mơ khu cầu tạm ít đi để giảm thiểu
chi phí. EC2 Auto Scaling đặc biệt thích hợp với các ứng dụng gặp phải sự biến động
về lượng sử dụng hàng giờ, hàng ngày hoặc hàng tuần. EC2 Auto Scaling được kích
hoạt bởi Amazon CloudWatch và được sử dụng mà không mất thêm khoản phí nào
ngồi lệ phí Amazon CloudWatch. Hãy xem phần Amazon EC2 Auto Scaling để biết
thêm chi tiết. Để thay đổi quy mơ các dịch vụ khác ngồi EC2, bạn có thể sử dụng
AWS Auto Scaling.
Cụm điện tốn hiệu năng cao (HPC)
Khách hàng có các khối lượng cơng việc sử dụng máy điện toán phức tạp như xử lý
song song ghép nối bắt buộc, hoặc với các ứng dụng nhạy cảm với hiệu năng mạng, sẽ
vừa đạt được mức hiệu năng điện toán và mạng được cung cấp từ cơ sở hạ tầng được
xây dựng dành riêng vừa được hưởng lợi từ sự linh động, linh hoạt và lợi thế về chi
phí của Amazon EC2. Các phiên bản Điện toán cụm máy chủ, GPU cụm máy chủ và
Cụm máy chủ bộ nhớ cao đã được thiết kế xây dựng chuyên để cung cấp mạng có
hiệu năng cao và có thể được lập trình để khởi chạy theo cụm máy chủ – cho phép ứng
dụng có được hiệu năng mạng độ trễ thấp cần thiết để giao tiếp ghép nối bắt buộc giữa
các nút với nhau. Các phiên bản cụm máy chủ cũng tăng đáng kể thông lượng, khiến
các phiên bản này trở thành lựa chọn thích hợp dành cho các ứng dụng của khách
hàng cần khả năng vận hành nặng về mạng. Tìm hiểu thêm về Amazon EC2 và các
dịch vụ AWS khác có thể được sử dụng cho các ứng dụng HPC của bạn như thế nào.
Kết nối mạng nâng cao
Enhanced Networking cho phép bạn đạt hiệu năng gói mỗi giây (PPS) cao hơn
đáng kể, giảm độ biến động mạng và độ trễ cũng thấp hơn. Tính năng sử dụng chồng
trực quan hóa mạng mới đem lại hiệu năng I/O cao hơn đồng thời giảm lượng sử dụng
CPU so với các hình thức triển khai truyền thống. Để tận dụng Enhanced Networking,
bạn nên khởi chạy HVM AMI trên VPC rồi cài đặt trình điều khiển thích hợp. Để biết
chỉ dẫn cách kích hoạt Enhanced Networking trên các phiên bản EC2, hãy xem hướng
dẫn Kết nối mạng nâng cao trên Linux và Kết nối mạng nâng cao trên Windows. Để



biết độ khả dụng của tính năng này theo phiên bản, hoặc để tìm hiểu thêm, hãy truy
cập phần FAQ về Enhanced Networking.
Elastic Fabric Adapter (Liên kết nối nhanh cho các cụm HPC)
Elastic Fabric Adapter (EFA) là một giao diện mạng cho các phiên bản Amazon
EC2 cho phép khách hàng chạy các ứng dụng điện toán hiệu năng cao (HPC) yêu cầu
các mức giao tiếp liên phiên bản cao, như tính tốn động lực học lưu chất, mơ hình
thời tiết và mơ phỏng hồ chứa có quy mơ lớn trên AWS. Sử dụng kỹ thuật bỏ qua hệ
điều hành tích hợp tùy chỉnh để tăng cường hiệu năng của các mức giao tiếp liên
phiên bản là yếu tố vô cùng quan trọng đối với các ứng dụng HPC thay đổi quy mô.
Với EFA, các ứng dụng HPC sử dụng kỹ thuật HPC phổ biến như Giao diện trao đổi
thông điệp (MPI) có thể thay đổi quy mơ của hàng ngàn lõi CPU. EFA hỗ trợ các API
libfabric tiêu chuẩn ngành, để các ứng dụng đang dùng thư viện hỗ trợ MPI có thể
chuyển sang AWS mà chỉ phải điều chỉnh ít hoặc khơng cần điều chỉnh gì.
EFA có sẵn dưới dạng tính năng kết nối mạng tùy chọn của EC2 mà bạn có thể kích
hoạt trên phiên bản C5n.18xl, P3dn.24xl và I3en.24xl. Các loại phiên bản bổ sung sẽ
được hỗ trợ trong những tháng tiếp theo.
Đã có mặt trên AWS PrivateLink
Khách hàng có thể truy cập riêng các API của Amazon EC2 từ Amazon Virtual
Private Cloud (VPC) hoặc thông qua AWS Direct Connect, mà không cần sử dụng IP
công khai và cũng không cần lưu lượng để duyệt Internet. AWS PrivateLink là công
nghệ được xây dựng chuyên dụng được thiết kế để khách hàng truy cập các dịch vụ
Amazon với hiệu năng cao và độ khả dụng cao, vừa giữ toàn bộ lưu lượng mạng trong
phạm vi mạng AWS. Để sử dụng Amazon EC2 với AWS PrivateLink, bạn sẽ cần tạo
điểm cuối cho EC2 trong VPC của mình. Mọi lưu lượng có điểm đích là điểm cuối
này sẽ được định tuyến riêng tư đến dịch vụ EC2. Để tìm hiểu thêm về AWS
PrivateLink, hãy đọc tài liệu về PrivateLink.
Amazon Time Sync Service


Amazon Time Sync Service cung cấp tài nguyên thời gian có độ chính xác, độ ổn

định và độ khả dụng cao đến các dịch vụ AWS, kể cả phiên bản EC2. Tồn bộ phiên
bản trong VPC có thể truy cập dịch vụ này theo địa chỉ IP có thể truy cập phổ dụng.
Đây là dịch vụ sử dụng một nhóm các đồng hồ kết nối vệ tinh và tham chiếu nguyên
tử ở các khu vực AWS để cung cấp chỉ số thời gian hiện tại chính xác và đáng tin cậy
theo tiêu chuẩn Giờ phối hợp quốc tế (UTC). Để biết chỉ dẫn cách truy cập dịch vụ
này, hãy xem phần Cài đặt thời gian của Hướng dẫn người dùng Linux và Windows.
c) Hỗ trợ hệ điều hành
Amazon EC2 hỗ trợ nhiều hệ điều hành: Red Hat Enterprise, SUSE Enterprise và
Oracle Enterprise Linux, UNIX, Windows Server, v.v... Các hệ điều hành này cần
được triển khai kết hợp với Amazon Virtual Private Cloud (VPC).


CHƯƠNG 3: CÁCH SỬ DỤNG AWS EC2
1. Tạo tài khoản AWS và đăng nhập vào AWS
Bước 1. Trên trang web Amazon Web Services (aws.amazon.com), click vào "Sign in
to the Console”. Đăng nhập nếu bạn có tài khoản, nếu khơng, hãy tạo một tài khoản.

Bước 2. Trên Dashboard EC2, click vào EC2.


Tạo một Instance
Bước 1. Trên bảng điều khiển quản lý Amazon EC2, click vào Launch Instance.

Bước 2. Click vào nút "Select" trong hàng với Microsoft Windows Server 2016 Base.
Lưu ý, thao tác này sẽ tạo Instance dựa trên Windows thay vì Instance dựa trên Linux.
Điều này ảnh hưởng đến cách bạn kết nối với Instance.


Bước 3. Đảm bảo chọn t2 micro (loại instance miễn phí).


Và click vào "Review and Launch”.

Bước 4. Click vào Launch.


Bước 5. Chọn "Create a new key pair". Trong hộp bên dưới ("Key pair name”),
điền tên cặp key. Ở ví dụ này, key được đặt tên là DataCampTutorial, bạn có thể đặt
tên với bất cứ thứ gì bạn muốn. Sau đó click vào “Download Key Pair” để tải key.
Bạn nên lưu nó ở nơi an tồn.

Tiếp theo, click vào “Launch Instances”.


Bước 6. Instance hiện đang được khởi chạy. Quay lại bảng điều khiển quản lý
Amazon EC2. Bạn nên click vào khung hình chữ nhật màu đỏ để đưa bạn trở lại bảng
điều khiển.

Bước 7. Chờ cho đến khi bạn nhìn thấy "Instance State" đang chạy trước khi tiến
hành bước tiếp theo. Q trình này có thể mất vài phút.


2. Kết nối với Instance
Bước 1. Click vào Connect.

Bước 2. Click vào "Download Remote Desktop File", lưu file này ở nơi an toàn.


Bước 3. Click vào “Get Password”. Lưu ý, bạn phải đợi ít nhất 4 phút sau khi khởi
chạy một Instance trước khi lấy lại mật khẩu.


Bước 4. Chọn file pem đã tải xuống từ Bước 5 (trong phần Tạo một Instance) và sau
đó click vào "Decrypt Password".


×