Tải bản đầy đủ (.doc) (374 trang)

Giao trinh duong loi doi ngoai sua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 374 trang )

1


2


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THÚY HÀ (Chủ biên)

GIÁO TRÌNH

ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI
CỦA VIỆT NAM
(Dành cho Chương trình Đại học chính trị)

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
HÀ NỘI - 2018

3


CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN:
PGS. TS. NGUYỄN VĨNH THANH
TS. ĐẬU TUẤN NAM
PGS. TS. HOÀNG VĂN HOAN
TẬP THỂ BIÊN SOẠN:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THÚY HÀ (Chủ biên)
PGS.TS. PHẠM THÀNH DUNG
TS. PHẠM THANH HÀ
TS. ĐINH THANH TÚ


ThS. CHU THỊ NHỊ
ThS. NGUYỄN BÍCH HẰNG
ThS. LÊ THẾ LÂM
ThS. TRẦN THỊ THANH TÂM
ThS. TRẦN THỊ HUYỀN TRANG

4


LỜI NÓI ĐẦU
Sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông
Âu và Liên Xô, chủ nghĩa xã hội thế giới tạm thời lâm
vào tình trạng thối trào, tương quan lực lượng thay đổi
bất lợi cho phong trào cách mạng và tiến bộ. Trong
những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, tình
hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, mau lẹ và khó
lường, tác động đến tất cả các quốc gia dân tộc, trên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các quốc gia đều phải
điều chỉnh chiến lược và chính sách ngoại giao nhằm
phát triển đất nước, nâng cao vị thế và thích ứng với
một thế giới tồn cầu hóa mạnh mẽ, tính tùy thuộc lẫn
nhau ngày càng sâu sắc. Tuy vậy, xu thế hịa bình, ổn
định hội nhập và phát triển vẫn là chủ đạo, chi phối đời
sống quốc tế.
Ở Việt Nam, sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc
đổi mới toàn diện đất nước, chúng ta đã thu được những
thắng lợi to lớn, có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề để
bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực
tiễn cách mạng cho thấy, sự kết hợp sức mạnh dân tộc
với thời đại, nội lực và ngoại lực nhằm tận dụng thời cơ,

đẩy lùi thách thức trở thành nguồn lực quan trọng để

5


phát triển đất nước. Đó cũng là một trong những bài học
xuyên suốt tiến tình lãnh đạo cách mạng của Đảng ta.
Trong bối cảnh quốc tế mới, thực hiện phương châm đối
ngoại đối lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; là
bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của
cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hịa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới,
vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế ngày càng
được nâng cao. Do vậy, việc nghiên cứu quốc tế để có
dự báo chiến lược và sách lược đối ngoại đúng đắn sáng
tạo, linh hoạt là vấn đề có ý nghĩa quan trọng.
Nhằm phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu,
học tập của học viên chuyên ngành chính trị của Học
viện Khu vực I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
xuất bản Giáo trình Đường lối đối ngoại của Việt
Nam (Dành cho Chương trình Đại học chính trị) do
PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Hà chủ biên.
Quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại là lĩnh vực
phức tạp, nhạy cảm, biến động nhanh chóng, khó đốn
định, địi hỏi phải thường xuyên bổ sung, cập nhật cả về
lý luận và thực tiễn. Do vậy, mặc dù đã có nhiều cố
gắng bổ sung, cập nhật thông tin mới, nhưng nội dung
cuốn sách khó tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách
được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng giới thiệu giáo trình với bạn đọc.
Tháng 8 năm 2018

6


NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT

7


Bài 1

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VÀ XU THẾ LỚN
CỦA THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI NGÀY
NAY

I- THỜI ĐẠI MỚI MỞ ĐẦU
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA (1917)

1. Phương pháp tiếp cận về thời đại
Trong lịch sử, đã có nhiều nhà tư tưởng, khoa
học bàn đến vấn đề thời đại. Thời đại được tiếp
cận, xem xét từ nhiều góc độ khác nhau nên thuật
ngữ “thời đại” cũng được dùng gắn liền với các
cách tiếp cận đó:
- Chỉ một giai đoạn hay một thời kỳ nào đó
trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, như:
thời đại chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, thời đại
chủ nghĩa tư bản độc quyền, thời đại đế quốc chủ

nghĩa trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa;
- Chỉ một chế độ xã hội nhất định, với ý nghĩa

8


đó lịch sử xã hội lồi người được chia thành: thời
đại cộng sản nguyên thủy, thời đại chiếm hữu nô
lệ, thời đại phong kiến...;
- Chỉ một thời kỳ phát triển của xã hội, như: thời
đại mẫu hệ, thời đại phụ hệ...;
- Chỉ một thời kỳ phát triển của công cụ sản
xuất của xã hội, như: thời đại đồ đá, thời đại đồ
đồng, thời đại cơ khí...;
- Chỉ một giai đoạn phát triển nào đó của nền
văn minh cho rằng lịch sử loài người thực chất là sự
thay thế các nền văn minh khác nhau như thời đại
văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và
văn minh tin học...;
- Chỉ các giai đoạn phát triển theo góc độ nhân
chủng học, như: thời đại mông muội, thời đại dã
man, thời đại văn minh.
Những cách xem xét trên đều xuất phát từ góc
độ nghiên cứu chuyên ngành hẹp như: công cụ sản
xuất, lực lượng sản xuất, nền văn minh... mà chưa
khái quát được quy luật vận động của lịch sử xã hội
loài người cũng như bản chất của q trình đó. Đối
với chúng ta, học thuyết Mác - Lênin về lý luận
hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở khoa học mang
bản chất cách mạng để xem xét thời đại. Lý luận

về hình thái kinh tế - xã hội mácxít chỉ rõ quy luật
chi phối xuyên suốt quá trình phát triển của xã hội
loài người là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với
9


tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất. Theo đó, lịch sử xã hội lồi người là tiến trình
thay thế các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến
cao là tất yếu khách quan.
Trong mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi thời đại cần
phải xác định được giai cấp nào là trung tâm, động
lực chủ yếu chi phối sự vận động của thời đại. Ví dụ,
C. Mác và Ph. Ăngghen cho rằng, hình thái kinh tế
tư bản chủ nghĩa đó là thời đại của giai cấp tư sản.
Giai cấp tư sản là trung tâm có vai trị lịch sử thay
thế hình thái kinh tế - xã hội phong kiến, xác lập
chế độ tư bản chủ nghĩa. Đồng thời, C. Mác và Ph.
Ăngghen phát hiện và khẳng định vai trị, sứ mệnh
lịch sử của giai cấp vơ sản. Giai cấp vô sản là con
đẻ của nền đại công nghiệp, là giai cấp tiên tiến
nhất, cách mạng và triệt để nhất có sứ mệnh lịch
sử xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội mới xã hội cộng sản chủ nghĩa. Thời đại hình thái kinh
tế - xã hội tư bản chủ nghĩa bị thay thế bởi hình
thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là q trình
tất yếu khách quan. Đó là quy luật tiến hóa của xã
hội lồi người. Q trình thay thế hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản chủ nghĩa là quá trình lâu dài, đan
xen, phức tạp, gay go và quyết liệt trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Đó là thời kỳ quá độ lâu

dài, trải qua những giai đoạn, bước đi, hình thức và
10


biện pháp q độ thích hợp.
Tóm lại, cơ sở khoa học duy nhất đúng đắn để
xác định thời đại trong tiến trình lịch sử nhân loại là
lý luận về hình thái kinh tế - xã hội mácxít. Lý luận
này khẳng định, hình thái kinh tế - xã hội nhất định
trong từng giai đoạn lịch sử, gắn với hình thái đó là
chế độ xã hội nhất định, trong đó quan hệ sản xuất
đặc trưng của chế độ xã hội đó phù hợp với trình độ
và tính chất của lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng
và kiến trúc thượng tầng tương ứng. Xác định đúng
đắn cơ sở lý luận và thực tiễn về thời đại là vấn đề
có tầm quan trọng chiến lược đối với mỗi đảng cách
mạng và mỗi quốc gia dân tộc. Vì khi đó “chúng ta
mới có thể định ra đúng đắn sách lược của chúng
ta; và chỉ có dựa trên cơ sở hiểu biết những đặc
điểm cơ bản của thời đại, chúng ta mới có thể tính
đến những đặc điểm chi tiết của nước này hay nước
nọ”1.
2. Quan niệm về thời đại
Học thuyết Mác - Lênin đã chỉ ra cơ sở, lý luận
và thực tiễn về thời đại. Đó là tiền đề phân biệt
thời đại này với thời đại khác, xác định quan niệm,
nội dung, tính chất, đặc điểm, xu hướng và mâu
thuẫn của thời đại. Nhận thức đầy đủ về thời đại có
1


. V.I. Lênin: Tồn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980,

t.26, tr.174.

11


ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi Đảng Cộng
sản và mỗi quốc gia dân tộc nhằm định hướng
chiến lược, sách lược phát triển đúng hướng.
Tư tưởng cơ bản của V.I. Lênin về quan niệm
thời đại bao hàm việc xác định nội dung, đặc
điểm, xu hướng phát triển của thời đại và quan
trọng hơn là xác định giai cấp nào ở vị trí trung
tâm của thời đại. Những nội dung đó là một thể
thống nhất biện chứng, là căn cứ xác định và phân
biệt thời đại này với một thời đại khác.
Quan niệm về thời đại dùng để chỉ sự phân kỳ
lịch sử xã hội trong tiến trình phát triển của lịch
sử xã hội loài người theo những nội dung và tiêu
chí nhất định. Như vậy, thời đại chính là thời kỳ
lịch sử nhất định được thể hiện đặc trưng khác về
chất so với thời kỳ lịch sử trước đó và được đánh
dấu ở một mốc lịch sử nhất định.
3. Quan niệm, nội dung, mâu thuẫn của thời đại
hiện nay
Học thuyết Mác - Lênin đã chỉ cho chúng ta
phương pháp luận khoa học để phân tích, xác định
thời đại hiện nay với nội dung, tính chất và mâu
thuẫn của thời đại. Thời đại hiện nay là thời đại gắn

liền với sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng
sản chủ nghĩa. Đó là q trình lịch sử lâu dài, gay
go và phức tạp, quanh co và khúc khuỷu, đan xen
12


giữa cái cũ và mới, cái cũ bị thất bại song chưa bị
tiêu diệt hẳn, cái mới ra đời song chưa chiến thắng
hẳn cái cũ. Quá trình này diễn ra trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội, từ cơ sở hạ tầng đến
kiến trúc thượng tầng. Do vậy, ngày nay thuật ngữ
về thời đại thường được dùng với hàm nghĩa chỉ
một thời kỳ quá độ từ hình thái kinh tế - xã hội tư
bản chủ nghĩa sang hình thái kinh tế cộng sản chủ
nghĩa. Thời đại hiện nay là thời đại quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội mở đầu bằng
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
Cách mạng Tháng Mười Nga mở ra kỷ nguyên
mới trong lịch sử nhân loại. Lần đầu tiên trong lịch
sử, chế độ xã hội chủ nghĩa ra đời, khác hẳn về
chất so với các chế độ xã hội trước đó. Chủ nghĩa
xã hội từ hệ tư tưởng, học thuyết trở thành hiện
thực, có tác dụng to lớn, cổ vũ Phong trào cách
mạng thế giới phát triển. Chiến thắng của Hồng
quân Liên Xô trong sau Chiến tranh thế giới thứ hai
đã cứu lồi người thốt khỏi thảm họa phátxít. Hệ
thống các nước xã hội chủ nghĩa ra đời từ các nước
châu Âu, châu Á đến khu vực Mỹ Latinh. Chủ nghĩa
xã hội thế giới, đứng đầu là Liên Xô, trở thành trụ
cột, thành trì của cách mạng thế giới, cổ vũ phong

trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, tiến
công chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc. Hệ
thống thuộc địa từng bước tan vỡ và sụp đổ. Phong
13


trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển
mạnh mẽ, tạo thế và lực mới cho phong trào cách
mạng và tiến bộ trên thế giới.
Kể từ năm 1991, tình hình thế giới thay đổi,
biến động sâu sắc và khó lường, tác động mạnh
mẽ đến phong trào cách mạng thế giới cả về vật
chất và tinh thần. Chủ nghĩa xã hội lâm vào tình
trạng thối trào, cục diện chính trị thế giới bất lợi
cho phong trào cách mạng thế giới. Song Đảng ta
vẫn tiếp tục kiên định lập trường, quan điểm
mácxít về thời đại. Trong Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
được thơng qua tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ VII, Đảng ta khẳng định: “Đặc điểm nổi bật
trong giai đoạn hiện nay của thời đại là cuộc đấu
tranh giai cấp và dân tộc gay go, phức tạp của
nhân dân các nước vì hịa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội. Chủ nghĩa xã hội hiện
đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế
giới đang trải qua những bước quanh co; song, loài
người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã
hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử”1.
Bước sang thế kỷ XXI, tình hình thế giới vẫn
tiếp tục biến động sâu sắc, đan xen thời cơ và

thách thức, song Đảng ta vẫn tiếp tục khẳng định:
1

. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tồn tập,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t.51, tr.133.

14


“Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học
thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và
sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả
năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến
hóa của lịch sử, lồi người nhất định sẽ tiến tới chủ
nghĩa xã hội”1.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, chúng ta có
thể hiểu quan niệm về thời đại hiện nay là: "Thời
đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội mở đầu bằng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ
đại năm 1917, là thời đại đấu tranh cho thắng lợi
của hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ
nghĩa xã hội gắn liền với cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại, tạo ra những tiền đề vật
chất, kỹ thuật xã hội ngày càng đầy đủ cho việc
chuyển lên chủ nghĩa xã hội"2.
Tổng kết 25 năm đổi mới đất nước, tại Đại hội XI
Đảng ta đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011), khẳng định: "Đặc điểm

nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các
nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác
. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu
tồn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001,
tr.14.
2
. Dự thảo Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 123.
1

15


nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh
tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu
tranh của nhân dân các nước vì hịa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù
gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng sẽ có những
bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử,
loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội"1.
Như vậy, nội dung căn bản của thời đại ngày
nay là: Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội mở đầu bằng Cách mạng Tháng Mười
Nga năm 1917. Điều đó khẳng định quan điểm giai
cấp về tính quá độ đan xen giữa các nước có chế
độ chính trị xã hội khác nhau, trong đó chủ nghĩa
tư bản, chủ nghĩa đế quốc nhất định sẽ bị diệt
vong và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản tất
yếu thắng lợi. Đó là xu thế chủ yếu, cơ bản của
thời đại, giai cấp vô sản cùng với Đảng Cộng sản

tiên phong là giai cấp trung tâm, động lực phát
triển của thời đại. Đồng thời cũng chỉ rõ tính chất
của thời đại là đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai
cấp tiếp tục diễn ra gay gắt với nội dung mới và
hình thức mới. Các mâu thuẫn của thời đại tiếp tục
cịn tồn tại và có nhiều biểu hiện sâu sắc hơn:
- Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu
tồn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011,
tr. 69.
1

16


tư bản là mâu thuẫn cơ bản tồn tại suốt thời đại
ngày nay.
- Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp
tư sản, giữa người lao động và tư bản ở các nước
tư bản chủ nghĩa.
- Mâu thuẫn giữa các dân tộc, các nước đang
phát triển với chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc.
- Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ
nghĩa tư bản, đế quốc với đế quốc.
Sự vận động của những mâu thuẫn trên tiếp tục
diễn ra gay gắt, với nội dung mới, hình thức biểu
hiện mới. Tình hình thế giới những năm cuối thế kỷ
XX, đầu thế kỷ XXI đã và đang diễn ra rất phức tạp,
khó lường, tác dụng trực tiếp đến đời sống chính
trị, kinh tế - xã hội và an ninh của mỗi quốc gia.

Đặc biệt, sau sự kiện ngày 11-9-2001 ở Mỹ, Mỹ và
đồng minh tiến công Ápganixtan, Irắc, khủng
hoảng kinh tế, tài chính (2008), cách mạng mùa
xuân ở Bắc Phi - Trung Đơng, tình hình căng thẳng
trên bán đảo Triều Tiên, tranh chấp ở biển Đông,
xung đột sắc tộc tơn giáo đang diễn ra ở nhiều
nơi... làm cho tình hình thế giới càng trở nên phức
tạp với những mâu thuẫn mới, hình thức biểu hiện
mới đan xen. Thế giới trở nên bất ổn hơn, đe dọa
hịa bình, an ninh và phát triển bền vững của nhân
loại.

17


4. Các giai đoạn của thời đại hiện nay
Thời đại mới mở đầu từ cách mạng xã hội chủ
nghĩa Tháng Mười Nga (1917) cho đến nay có thể
chia thành các giai đoạn phát triển sau đây:
Giai đoạn thứ nhất: Từ năm 1917 đến kết thúc
Chiến tranh thế giới thứ hai (1945). Đặc trưng chủ
yếu của giai đoạn này là lần đầu tiên trong lịch sử
xuất hiện nhà nước xã hội chủ nghĩa, một chế độ
khơng có tình trạng người bóc lột người. Chủ nghĩa
xã hội từ ước mơ, hệ tư tưởng, từ lý luận trở thành
hiện thực. Cách mạng Tháng Mười thành công, lịch
sử bước sang kỷ nguyên mới, chấm dứt sự thống trị
thế giới và trật tự cũ của chủ nghĩa tư bản trong
cục diện chính trị thế giới. Đồng thời, Cách mạng
Tháng Mười mở ra con đường và cổ vũ phong trào

cách mạng thế giới phát triển, nhất là phong trào
giải phóng dân tộc và độc lập dân tộc của các dân
tộc thuộc địa, nửa thuộc địa. Thời kỳ này, chủ
nghĩa xã hội nhanh chóng khẳng định tính ưu việt
của một trật tự xã hội mới của loài người trước
thảm họa phátxít, mở ra thời kỳ mới đầy triển vọng
phát triển mạnh mẽ phong trào cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh.
Giai đoạn thứ hai: Sau Chiến tranh thế giới thứ
hai 1945 đến cuối những năm 1970. Đặc điểm chủ
yếu của giai đoạn này là chủ nghĩa xã hội thế giới
18


từ một nước đã phát triển thành một hệ thống thế
giới, phát triển từ châu Âu đến châu Á và khu vực
Mỹ Latinh. Chủ nghĩa xã hội thế giới đứng đầu là
Liên Xô đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX đã
tạo ra thế cân bằng chiến lược với chủ nghĩa tư
bản, chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa xã hội thế giới
trở thành thành trì, chỗ dựa cho phong trào hịa
bình, phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế,
phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
Cục diện chính trị thế giới thay đổi có lợi cho phong
trào cách mạng thế giới. Chủ nghĩa đế quốc bị
đánh lui từng bước, đánh đổ từng bộ phận. Chủ
nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ; chủ nghĩa thực dân
mới từng bước bị đánh bại. Hệ thống thuộc địa của
chủ nghĩa đế quốc bị thủ tiêu. Hơn 130 quốc gia
giành được độc lập dân tộc và bước lên vũ đài

chính trị thế giới. Có thể nói, đây là thành quả to
lớn đối với nền văn minh nhân loại. Thời kỳ này
cũng diễn ra cuộc Chiến tranh lạnh, thế giới phân
cực Đông - Tây, trật tự thế giới hai cực Xô - Mỹ chi
phối chủ yếu đời sống quan hệ quốc tế.
Giai đoạn thứ ba: Từ cuối thập niên 70 đến đầu
thập niên 90 của thế kỷ XX (với mới kết thúc Chiến
tranh lạnh năm 1991) với sự phát triển như vũ bão
của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ,
làm xuất hiện xu thế tồn cầu hóa, khu vực hóa
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, vừa tạo thời
19


cơ, vừa tạo thách thức rất lớn đối với mọi quốc gia.
Sự xuất hiện của những vấn đề có tính tồn cầu
cấp bách như bảo vệ hịa bình, mơi trường sinh
thái, bệnh tật... đã và đang đe dọa sự tồn vong của
nhân loại. Bên cạnh đó, do những nguyên nhân
khách quan và chủ quan, các nước xã hội chủ
nghĩa trên thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng
trầm trọng và toàn diện, báo hiệu nguy cơ sụp đổ
chế độ xã hội chủ nghĩa ở một số nước Đông Âu.
Phong trào cách mạng thế giới đứng trước những
thách thức và khó khăn mới.
Giai đoạn thứ tư: Giai đoạn hiện nay, sau khi
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp
đổ, Chiến tranh lạnh kết thúc. Chủ nghĩa xã hội,
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tạm
thời lâm vào tình trạng thối trào. Cục diện chính

trị thế giới thay đổi bất lợi cho phong trào cách
mạng và tiến bộ. Trật tự thế giới hai cực Xô - Mỹ
tan vỡ. Quan hệ giữa các nước lớn trên thế giới
cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở
nên phức tạp, điều chỉnh vì lợi ích chiến lược của
mỗi nước. Trong khi đó, cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ thế giới tiếp tục phát triển, xu thế
tồn cầu hóa và tri thức hóa nền kinh tế đã và
đang diễn ra, tác động tích cực, tiêu cực đến mọi
quốc gia dân tộc. Hịa bình và hợp tác, vừa đấu
tranh vừa hợp tác đan xen, mọi quốc gia tùy thuộc
20


lẫn nhau cùng phát triển. Những vấn đề toàn cầu
tiếp tục diễn ra gay gắt, đòi hỏi sự hợp tác của tất
cả các nước mới có thể giải quyết được. Các nước
xã hội chủ nghĩa còn lại như: Trung Quốc, Việt
Nam, Cuba... kiên trì con đường đổi mới, cải cách
và thu được những thắng lợi quan trọng. Phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế từng bước
được phục hồi và có nhiều khả năng phát triển.
Chủ nghĩa xã hội thế giới qua những bài học thành
công, thất bại, cùng với sự thức tỉnh của nhân dân
tiến bộ thế giới vẫn có điều kiện và khả năng phát
triển.
Như vậy, thời đại hiện nay là thời đại quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, bắt đầu từ
Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga, là
thời kỳ lịch sử lâu dài, diễn ra đầy cam go, thử

thách. Điều đó địi hỏi mỗi đảng cách mạng cần
nhận thức và vận dụng linh hoạt, sáng tạo dựa trên
đặc điểm của mỗi quốc gia để có bước đi, hình thức
q độ thích hợp, nhằm khẳng định giá trị thực tiễn
chân lý của thời đại: chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản nhất định thắng lợi.
5. Đặc điểm và xu thế chủ yếu trong giai đoạn hiện
nay của thời đại
Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và
Đông Âu sụp đổ, Chiến tranh lạnh kết thúc, tình
21


hình thế giới có nhiều biến động sâu sắc. Cục diện
chính trị thế giới thay đổi với những đặc điểm và xu
thế mới. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
(1996), Đảng ta nhận định tình hình thế giới trong
giai đoạn hiện nay nổi lên những đặc điểm chủ yếu
sau đây:
- Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước
Đông Âu sụp đổ khiến chủ nghĩa xã hội tạm thời
lâm vào thoái trào, nhưng điều đó khơng làm thay
đổi tính chất của thời đại; lồi người vẫn đang
trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới
vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn, nội
dung và hình thức biểu hiện có nhiều nét mới. Đấu
tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra
dưới nhiều hình thức.
- Nguy cơ chiến tranh thế giới hủy diệt bị đẩy

lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ,
xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, chạy
đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng
bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi.
- Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục
phát triển với trình độ ngày càng cao, tăng nhanh
lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa
nền kinh tế và đời sống xã hội.
Các nước đều đứng trước những cơ hội để phát
22


triển. Nhưng do ưu thế về vốn, công nghệ, thị
trường, v.v. thuộc về các nước tư bản chủ nghĩa
phát triển và các công ty đa quốc gia, cho nên các
nước chậm phát triển và đang phát triển đứng
trước những thách thức to lớn. Chênh lệch giàu
nghèo giữa các nước ngày càng mở rộng. Cuộc
cạnh tranh kinh tế, thương mại, khoa học - công
nghệ diễn ra gay gắt.
- Cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề
có tính tồn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế sự
bùng nổ về dân số, phịng ngừa và đẩy lùi những
bệnh tật hiểm nghèo...), khơng một quốc gia riêng
lẻ nào có thể tự giải quyết, mà cần phải có sự hợp
tác đa phương.
- Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát
triển năng động và tiếp tục phát triển với tốc độ
cao. Đồng thời khu vực này cũng tiềm ẩn một số

nhân tố có thể gây mất ổn định.
Trong quan hệ quốc tế, đã và đang nổi lên
những xu thế chủ yếu sau đây:
- Hịa bình, ổn định và hợp tác để phát triển
ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân
tộc và quốc gia trên thế giới. Các nước dành ưu
tiên cho phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có
ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức
mạnh tổng hợp của quốc gia.
- Các quốc gia lớn, nhỏ tham gia ngày càng
23


nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực,
liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại và nhiều
lĩnh vực hoạt động khác. Hợp tác ngày càng tăng
nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt.
- Các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự
lực tự cường, đấu tranh chống lại sự áp đặt và can
thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và
nền văn hóa dân tộc.
- Các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản
và công nhân, các lực lượng cách mạng, tiến bộ
trên thế giới kiên trì đấu tranh vì hịa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Các nước có chế độ chính trị - xã hội khác
nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại
hịa bình.
Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII của Đảng
Cộng sản Việt Nam diễn ra trong bối cảnh thế giới

đang ở thập niên thứ hai của thế kỷ XXI đầy những
biến động bất trắc và khó lường. Đảng ta tiếp tục,
dự báo tình hình thế giới thời gian tới: Cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và
q trình tồn cầu hố diễn ra mạnh mẽ, tác động
sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước. Các mâu
thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những
hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát
triển. Hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác
và phát triển là xu thế lớn; nhưng đấu tranh dân
24


tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung
đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua
vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố,
tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên và cạnh
tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế tiếp tục diễn biến
phức tạp. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và
Đơng Nam Á phát triển năng động, nhưng cũng
tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định. Tình hình đó
tạo thời cơ phát triển, đồng thời đặt ra những thách
thức gay gắt, nhất là đối với những nước đang và
kém phát triển.
Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của
thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ
phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa
đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia,
dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì
hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và

tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức,
nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật
tiến hố của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới
chủ nghĩa xã hội1.
Các đặc điểm và xu thế nêu trên đã làm nảy
sinh tính đa phương, đa dạng trong quan hệ quốc
tế và trong chính sách đối ngoại của các nước.
. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại
biểu tồn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2011, tr.68-69.
1

25


×