Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO THAY ĐỔI CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.19 KB, 22 trang )

BỘ TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG DO THAY ĐỔI CỦA MƠI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ TÍCH
HỢP CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chủ nhiệm Đề tài: ThS. Trần Thị Diệu Hằng

Chuyên đề: NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG

CỦA THAY ĐỔI CÁC YẾU TỐ NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG
MƯA, NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN LĨNH VỰC
Y TẾ - SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Người thực hiện: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hồi

Hà Nợi, 2014


BỘ TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG DO THAY ĐỔI CỦA MƠI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ TÍCH HỢP
CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ


XÃ HỘI CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chủ nhiệm Đề tài: ThS. Trần Thị Diệu Hằng

Chuyên đề: NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA

THAY ĐỔI CÁC YẾU TỐ NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA,
NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN LĨNH VỰC
Y TẾ - SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Người thực hiện: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hồi

Hà Nợi, 2014


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1.
Tác động đến nơi cư trú và sinh kế.................................................................2
2.
Tác động đến sức khoẻ cộng đồng..................................................................7
3.
Tác động đến sức khỏe tinh thần...................................................................14
KẾT LUẬN.............................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................19


MỞ ĐẦU
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, biến đổi môi trường (sự thay đổi các yếu tố
nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng) đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

cộng đồng, đã cướp đi mạng sống của 300.000 người mỗi năm và ảnh hưởng đến
cuộc sống của 300 triệu người trên trái đất do tác động từ những đợt nắng nóng,
lũ lụt và cháy rừng gây ra. Một số loại bệnh tật được xem như có liên quan chặt
chẽ với biến đổi mơi trường hiện nay đang hồnh hành chủ yếu tại các khu vực
nhiệt đới và cận nhiệt đới như sốt rét, viêm màng não, sốt xuất huyết... sẽ lan rộng
trên phạm vi toàn cầu. Dự kiến đến năm 2080, số người mắc bệnh sốt rét sẽ tăng
thêm 260 – 320 triệu người và sẽ có 6 triệu người mắc bệnh sốt xuất huyết. Ngoài
ra, biến đổi môi trường ảnh hưởng đến thay đổi hệ sinh thái, gây ra một loạt yếu
tố có thể làm trầm trọng thêm, tràn lan thêm một loạt những loại bệnh mới.
Biến đổi môi trường liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đời sống và sức
khoẻ cộng đồng ở mọi quốc gia, đặc biệt là những người nghèo sinh sống ở những
vùng dễ bị tác động của biến đổi môi trường gây ra (sóng thần vùng ven biển, các
bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới...). Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ
khơng khí tăng, gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn
đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, những người mắc bệnh tim mạch,
bệnh thần kinh, dị ứng; làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch
như bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy, dịch tả, sốt rét, sốt xuất huyết,
viêm não Nhật Bản, thương hàn, bệnh viêm đường hơ hấp cấp tính (SARC)...
Chun đề đi sâu nghiên cứu tác động của biến đổi môi trường đến sức
khỏe con người nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng để từ đó đưa ra các
biện pháp thích ứng với biến đổi môi trường, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

1


1. Tác động đến nơi cư trú và sinh kế
Đứng thứ 5 về khả năng dễ tổn thương do tác động của biến đổi môi
trường, Việt Nam đã được Liên hợp quốc chọn là quốc gia để tiến hành nghiên
cứu điển hình về biến đổi mơi trường và phát triển con người. Theo đó, sinh kế
của người Việt đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những thay đổi toàn cầu, địi hỏi

một tầm nhìn dài hơi, một kế hoạch cụ thể và mang tính chiến lược. Dự báo mực
nước biển dâng cao có thể đe dọa tới nơi sinh sống, điều kiện sinh hoạt của 17
triệu người. Những mảnh đất màu mỡ, đầm nuôi thủy sản và nghề cá bị mất đi,
dẫn tới cộng đồng dân cư ven biển phải tái định cư. Điều này có thể làm gia tăng
áp lực lên những nguồn tài nguyên khác. Bên cạnh đó là tác động của gia tăng
xâm nhập mặn, điển hình như ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Thành phố
Hồ Chí Minh, Cà Mau..) và hiện tượng tăng tốc độ xói lở bờ biển diễn ra ở nhiều
nơi, mạnh mẽ như ở Cảnh Dương - Quảng Bình là 56 m/năm.
Trên thực tế, sinh kế của hàng chục triệu người Việt Nam đang bị đe dọa
với những ảnh hưởng của biến đổi môi trường. Vấn đề này và những hệ quả của
nó đang khiến cho cuộc sống người nghèo và những người cận nghèo Việt Nam ở
vùng núi, vùng biển, vùng đồng bằng bị đe dọa.
Theo Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, xuất bản
năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra: Theo kịch bản B2, vào
cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng từ 2 - 3 độ C trên phần lớn diện tích
cả nước. Một điểm đáng chú ý là nếu mực nước biển dâng 1m, sẽ có khoảng 39%
diện tích đồng bằng sơng Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sơng
Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và
trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập. Gần 35% dân số
thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng
sông Hồng, Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng
7% dân số Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp; Trên 4% hệ thống
đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt
Nam sẽ bị ảnh hưởng.

2


Bảng 1. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát
thải trung bình (B2)


Bộ TN&MT, 2012

Hình 1. Bản đồ nguy cơ ngập vùng Đồng bằng sông Cửu Long ứng với mực nước
biển dâng 1m

3


Hình 2. Bản đồ nguy cơ ngập khu vực ven biển Việt Nam ứng với mực nước biển
dâng 1m

4


Nước biển dâng gây ra nhiều tác động, trong đó làm mất đất canh tác, mất
nơi cư trú, gia tăng chi phí sản xuất, thiếu nước, bệnh tật và các tổn thất vật chất
thường xuyên do thiên thiên tai và thời tiết cực đoan dẫn đến một hậu quả tất yếu
làm gia tăng nghèo đói, trước hết là ở cộng đồng nông dân và ngư dân đã nghèo
sẵn hoặc mới thoát nghèo, làm cho Chiến lược quốc gia về xoá đói giảm nghèo
trở nên khó thực hiện và có nguy cơ phá sản tại những vùng nhạy cảm nhất trước
biến đổi mơi trường.
Nghèo đói thường đi kèm mất ổn định xã hội, cũng như tạo ra các tác động
tiêu cực dây chuyền tới mơi trường, xã hội và chính trị. Dự báo biến đổi mơi
trường có thể làm cho 22 triệu người Việt Nam mất đất cư trú, cộng với sự gia
tăng nghèo đói và dịch bệnh sẽ dẫn đến hậu quả tị nạn môi trường. Khi những tác
động tiêu cực của biến đổi môi trường trở nên rõ nét, thì dân số nước ta cũng có
thể đạt đến mức 100 triệu người. Các biểu hiện tị nạn môi trường liên quan đến
biến đổi mơi trường ở Việt Nam có thể có các dạng sau:
Dịng người tị nạn xâm nhập dần vào các đơ thị ít chịu ảnh hưởng của biến

đổi môi trường tạo ra các khu dân cư kiểu “xóm liều, ổ chuột”, gia tăng lực lượng
lao động giản đơn, bán hàng rong, tạo thành các nhóm dân lang thang trong đơ
thị, góp phần nơng thơn hố đơ thị và làm cho quy hoạch các khu đô thị trở thành
khơng thể kiểm sốt được.
Tái định cư hoặc chuyển cư đến các vùng nông thôn khác mua lại đất nông
nghiệp ít hơn và khó canh tác hơn để tiếp tục là nông dân nhưng nghèo khổ hơn.
Xâm lấn và phá hoang các khu bảo tồn thiên nhiên để lấy đất cư trú và sản
xuất, tham gia vào lực lượng khai thác trái phép lâm sản, khống sản; bn lậu
xun biên giới,…
Di tản bất hợp pháp sang nước khác bằng nhiều cách khác nhau kể cả bằng
tàu thuyền.
Phụ nữ phải quản lý gia đình tại các vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi môi
trường do đàn ông phải rời nhà đi kiếm sống trong thời gian dài, tạo ra những hệ
luỵ khó lường và khó khắc phục về mặt giáo dục trẻ em, xã hội và kiểm soát các
bệnh xã hội như HIV/AIDS, ….
Biến đổi môi trường tác động đến tài sản, sinh kế của người dân tại tỉnh Thừa
Thiên Huế bao gồm nhà cửa, nguồn nước, sức khỏe cộng đồng, hạ tầng kỹ thuật,
sản lượng cây trồng và vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp…. Khi những yếu tố
môi trường sống, cơ cấu sản xuất bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực kéo theo
tập quán canh tác của người dân, tình hình quy hoạch cũng bị thay đổi theo chiều
5


hướng khơng có lợi. Đồng thời, những tác động này làm suy giảm khả năng của
con người trong việc đảm bảo cuộc sống, vượt qua đói nghèo. Tỉnh Thừa Thiên –
Huế có tỷ lệ dân số nơng thơn chiếm 51,7% dân số toàn tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo của
tỉnh là 8% (trong đó thành thị là 3,8% và nơng thơn là 9,37%) (theo Niên giám
thông kê tỉnh Thừa Thiên Huế, 2012). Để kiếm kế sinh nhai người dân các vùng
nông thôn tỉnh Thừa Thiên – Huế sống cuộc sống tự cung tự cấp, sinh kế của họ
phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến của thời tiết và nguồn nước tự nhiên, phương

thức mà một hộ gia đình nghèo tìm kiếm thu nhập và đáp ứng nhu cầu cơ bản của
mình thường là những hoạt động sinh kế có liên quan tới môi trường tự nhiên và
những người nghèo ở đây chủ yếu làm nông ngiệp và nghề đánh bắt. Do đó, họ là
đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề khi có sự thay đổi mơi trường, mơi trường bị
xuống cấp, đa dạng sinh học bị mất đi, hoặc khả năng tiếp cận của họ tới những
nguồn tài sản chung đó bị hạn chế, làm giảm cơ hội tạo thu nhập và sẽ giảm tốc
độ tăng trưởng kinh tế, gia tăng đói nghèo.
Theo kịch bản nước biển dâng, diện tích đất của Thừa Thiên Huế cũng bị
mất đi tương đối lớn làm ảnh hưởng đến nơi cư trú, diện tích đất nông – lâm
nghiệp.

6


90,000,000

Ngập 10 cm

75,000,000

Ngập 50cm
Ngập 100 cm

60,000,000

45,000,000

30,000,000

15,000,000


TP.Huế

Quảng Điền

Phú Vang

Phú Lộc

Phong Điền

Hương Trà

Hương Thủy

-

Hình 3. Diện tích đất bị ngập theo kịch bản nước biển dâng
Mất chỗ ở và sinh kế là một trong những vấn đề đáng lưu tâm nhất dưới tác
động của biến đổi môi trường. Để đảm bảo cuộc sống cho người dân, việc xây
dựng nơi ở mới là một vấn đề cần thiết, tuy nhiên đây là một vấn đề nan giải bởi
không những sự hạn hẹp về vùng đất cao để di cư đến mà còn chịu những sức ép
khác khi dân số tăng lên, diện tích càng bị thu hẹp, và đặc biệt sinh kế của người
dân là vấn đề đáng lưu tâm. Biến đổi môi trường gây biến đổi về cảnh quan, môi
trường, mất đất sản xuất, môi trường đất, nước bị biến đổi, không còn phù hợp,
thuận lợi cho việc sản xuất,.. Điều này gây nên những mối lo ngại về nơi ở và sinh
kế cho người dân nơi đây. Những người dân ở vùng đất bị ngập là những người
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về nơi cư trú và kế sinh nhai.
2. Tác động đến sức khoẻ cộng đồng
Theo Hans Joakhim Shelhuber (2007) (Hội nghị về BĐKH tại Bali) dự báo

ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng thời tiết cực đoan đã dẫn đến phát triển mạnh
7


mẽ các bệnh do côn trùng và vi sinh vật gây ra. Nghiên cứu của WHO (2002) cho
biết, sẽ có ít nhất 150.000 người tử vong hàng năm vì sự nóng lên tồn cầu. Họ có
thể tử vong vì các bệnh liên quan đến tim mạch, tiêu chảy, sốt rét và những bệnh
truyền nhiễm khác hoặc do thiếu thức ăn.
Giáo sư Anthony J McMichael thuộc Trường Đại học Quốc gia Australia
đưa ra mơ hình về lộ trình biến đổi khí hậu (trong đó có biến đổi mơi trường) gây
ảnh hưởng tới sức khỏe con người, theo cách trực tiếp và gián tiếp. Biến đổi các
thành phần nhiệt độ, lượng mưa còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người theo
nhiều phương diện khác nhau. WHO cũng dự báo: những bệnh như sốt xuất huyết
và sốt rét trước đây quan niệm là bệnh ở xứ nhiệt đới sẽ chuyển lên phía bắc và
ngày càng phổ biến do nhiệt độ tăng. Những đợt nắng nóng sẽ làm chết nhiều
người hơn ở nhiều vùng trên thế giới (đợt nắng nóng năm 2003 đã làm chết >
70.000 người ở châu Âu). Nước khan hiếm dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày và suy
dinh dưỡng tăng gấp bội. Những thiên tai như lũ lụt rút nhanh do thay đổi bản đồ
mưa và tan băng sẽ ngăn cản việc tiêu thoát nước làm ảnh hưởng đến bệnh tiêu
chảy và nhiều bệnh tật khác.
Khí hậu biến đổi có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đời sống và sức
khoẻ cộng đồng ở mọi quốc gia, đặc biệt là những người nghèo sinh sống ở những
vùng dễ bị tác động của biến đổi môi trường gây ra (sóng thần vùng ven biển, các
bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới...). Tác động trực tiếp của biến đổi môi
trường đến sức khoẻ con người thông qua mối quan hệ trao đổi vật chất, năng
lượng giữa cơ thể người với môi trường xung quanh, dẫn đến những biến đổi về
sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng của cơ thể đối với các
tác động đó. Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ khơng khí tăng, gây nên những
tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ
đối với tuổi già, những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, dị ứng. Tác

động gián tiếp của biến đổi môi trường đến sức khoẻ con người thông qua những
nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như
bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy, dịch tả... Biến đổi môi trường làm
tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não
Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn
trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve). Biến đổi môi trường là
một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền
nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch, dịch tả), xuất hiện một số
bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1), thúc đẩy quá trình
đột biến của virut gây bệnh cúm A/H1N1, H5N1 nhanh hơn. Các hoạt động của
8


con người đã gây biến đổi hệ sinh thái cả ở trên cạn và dưới nước, săn bắn trái
phép làm giảm đáng kể, thậm chí gây diệt vong một số lồi thú hiếm, phát thải khí
nhà kính ngày càng tăng là nguyên nhân chủ yếu của xu thế ấm lên toàn cầu, tầng
ozon bị phá huỷ dẫn đến sự tăng cường độ bức xạ tử ngoại trên mặt đất, là nguyên
nhân gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt.
Các bệnh nhạy cảm với khí hậu nằm trong số những bệnh gây tử vong lớn
nhất toàn cầu. Tiêu chảy, sốt rét và suy dinh dưỡng làm chết hơn ba triệu người
trên tồn thế giới. Khi khí hậu biến đổi nhanh chóng, nguy cơ của các bệnh
truyền nhiễm tăng, bởi khi con người và các lồi động vật tìm kiếm nơi cư trú
mới, những bệnh mà họ mang theo cũng sẽ phát tán rộng hơn. Thời tiết ấm hơn
đồng nghĩa với việc chu kỳ sinh sản của muỗi ngắn lại và chúng sinh sôi nảy nở
với tốc độ nhanh hơn và gây ra hiểm họa bệnh tật lớn hơn.
Sự gia tăng về nhiệt độ làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khỏe con
người, nhất là với người già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh. Tình
trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm dẫn tới thay đổi đặc tính
trong nhịp sinh học của con người. Đợt nóng năm 2003 ở Tây Âu đã tử vong ước
tính 40.000 đến 50.000 người, chủ yếu là người già.

Biến đổi môi trường và sự phát sinh, phát triển bệnh truyền nhiễm là một
q trình có liên quan với nhau thông qua nhiều cơ chế; thông thường sau thiên
tai, môi trường bị xáo trộn lớn, nguồn nước bị ô nhiễm nặng và đây là một trong
những nguyên nhân chính gây bùng phát các vụ dịch bệnh đường tiêu hóa và các
bệnh khác lây lan theo nguồn nước bao gồm cả các bệnh của động vật, bệnh có ổ
dịch tự nhiên, bệnh từ nơi khác đến. Mực nước biển dâng, gia tăng nhiệt độ môi
trường, thay đổi lượng mưa… là các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của một số
loài muỗi truyền bệnh (sốt rét, sốt xuất huyết…) tại Việt Nam. Tình hình nước
sạch và vệ sinh môi trường ở nước ta cũng đang đứng trước rất nhiều thách thức,
khoảng 80% dân số nông thôn Việt Nam sử dụng nước mưa, giếng khoan, giếng
đào để ăn uống, sinh hoạt; những nguồn nước này rất dễ bị tác động ngày một
khắc nghiệt của bão lũ, hạn hán, dịch bệnh. Sự tàn phá của thiên tai, bão lũ, hạn
hán cũng đang làm kiệt quệ nguồn nước tự nhiên của Việt Nam, làm hư hại các
cơng trình cung cấp nước sạch, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, có thể gây ra
mất ổn định an ninh xã hội.
Biến đổi môi trường còn làm gia tăng các loại dịch bệnh nguy hiểm:

9


Hình 4. Bệnh nhân bị cơn trùng cắn
Theo một số chuyên gia quốc tế: Sự nổi
lên của một số bệnh nhiễm trùng do cơn
trùng cắn có thể là do sự nóng lên của
tồn cầu

Hình 5. Bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy
điều trị tại bệnh viện Nhiệt đới TPHCM

Ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, trong thời gian qua xuất

hiện một số bệnh mới ở người và động vật (cúm gia cầm, lở mồm long móng,
bệnh chân tay miệng...), một số bệnh cũ quay trở lại (tả), nhiều bệnh có diễn biến
phức tạp và bất thường hơn (sốt xuất huyết) và gây ra những thiệt hại không nhỏ.
Biến đổi môi trường làm trầm trọng thêm các vấn đề ơ nhiễm mơi trường, do
đó sẽ ảnh hưởng đến cơng trình và chất lượng cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường. Sau các trận lũ lụt, ngập úng sẽ làm gia tăng các loại bệnh truyền nhiễm
thông qua môi trường nước, nguồn nước bị ô nhiễm nặng từ các nguồn gây ô
nhiễm bị ngập là nguyên nhân bùng phát các dịch bệnh đường ruột và các bệnh
lây lan theo nguồn nước khác, bao gồm cả các bệnh của động vật, bệnh có ổ dịch
tự nhiên, bệnh từ nơi khác đến. Biến đổi môi trường đã làm suy yếu “hàng rào”
đối phó với vi khuẩn được tạo ra nhờ hệ thống vệ sinh, cung cấp nước sạch hợp
lý. Lượng mưa tăng cùng với mực nước biển dâng cao sẽ phá huỷ hệ thống nước
thải và các nhà vệ sinh. Điều đó tạo ra mơi trường sinh sơi cho các loại vi khuẩn.
Các cơn bão đem theo tro bụi sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh về đường hô
hấp. Nhiệt độ tăng làm tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, làm giảm
sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của con người và vật nuôi, đồng thời tạo môi
trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển bùng phát, gây ra đại dịch
trên người và gia súc, gia cầm; dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già,
người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh. Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu
trúc mùa. Khí hậu nóng ẩm hơn tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, nấm
10


mốc phát triển, tăng khả năng gây ra dịch bệnh, nhất là các sự bùng phát dịch
bệnh liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường như tiêu chảy, sốt xuất huyết,
đau mắt, sốt rét, bệnh giun sán ký sinh trùng, suy dinh dưỡng trẻ em, ngộ độc thức
ăn, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, các bệnh đường ruột, suy dinh
dưỡng… Nhiệt độ tăng cao quá mức làm người bị bệnh tim, người già và trẻ nhỏ
tử vong; những hiện tượng cực đoan của khí hậu gây chết người và mùa màng
thất bát dẫn đến dịch bệnh, suy dinh dưỡng gia tăng làm giảm khả năng kháng

bệnh ở người.
Tình trạng sức khỏe của hàng triệu dân sa sút do thiếu dinh dưỡng và xuất
hiện các bệnh hiểm nghèo có ngun nhân từ biển đổi khí hậu (sốt rét, tiêu chảy,
bệnh viêm não nhật bản, v.v.). Biến đổi mơi trường tuy mang lại một vài lợi ích
cho một số vùng ôn đới, chẳng hạn giảm bớt tử vong do lạnh, song phổ biến vẫn
là ảnh hưởng tiêu cực, do nhiệt độ tăng lên. Những người sống tại các nước nghèo
dễ bị tổn thương nhất, nơi hệ thống y tế phải gắng sức để có thể phát hiện, kiểm
sốt và điều trị các bệnh truyền nhiễm. Sốt rét, sốt xuất huyết, suy dinh dưỡng
năng lượng-đạm và tiêu chảy gây chết người lớn nhất. Sức khỏe của hàng triệu
người sẽ bị ảnh hưởng do phải đối mặt với bệnh tật, nghèo đói nếu như họ khơng
thể canh tác được trên đất trồng trọt của mình do sự biến đổi thời tiết, lượng mưa
và mực nước biến dâng cao gây nên.
Báo, lũ, rét hại, nắng nóng, hoả hoạn và những thay đổi điều kiện sinh thái
khác sẽ dẫn đến thảm hoạ chết người, ốm đau, thương tích, suy dinh dưỡng và các
dịch bệnh mới, nhất là các bệnh do côn trùng có tỷ lệ tử vong cao (Trương Quang
Học, Trần Đức Hinh, 2008). Nhiều bệnh sẽ gia tăng dưới tác động của sự thay đổi
nhiệt độ và hoàn cảnh, nhất là các bệnh truyền qua vật trung gian như sốt rét (do
muỗi truyền), sốt suất huyết (do muỗi), viêm não (do muỗi), qua môi trường nước
(các bệnh về đường ruột), và các bệnh khác (suy dinh dưỡng, các bệnh về phổi,
…). Những bệnh này đặc biệt ảnh hưởng lớn tới các vùng kém phát triển, đơng
dân và có tỷ lệ đói nghèo cao.
Bên cạnh đó những tác động của biến đổi môi trường tới sức khỏe cộng đồng
rất đa dạng, diễn ra phức tạp. Có nhiều dạng khác nhau biểu hiện những tác động
trực tiếp của biến đổi môi trường tới cơ thể người. Khí hậu nóng ẩm, cường độ
bức xạ mặt trời lớn, biến đổi thời tiết mạnh mẽ… là nguyên nhân gây bệnh trực
tiếp cho sức khỏe người dân tại khu vực đó:
- Cảm nóng, say nắng, tỷ lệ bệnh suy nhược cơ thể tăng cao trong những
nơi hoạt động căng thẳng, nóng ẩm, bí gió,….
11



- Mất cân bằng về nước và muối dẫn đến hiện tượng suy kiệt thường xảy ra
trong những khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết nóng, đặc biệt ở những vùng
thấp.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh đối với người già, những người mắc bệnh tim
mạch, một số bệnh thần kinh do thời tiết nóng, ẩm.
- Tác động gián tiếp đến sức khỏe con người thông qua môi trường sống.
Và nó sẽ là nguồn truyền nhiễm, các nhân tố truyền và nhiễm bệnh ….
- Tác động qua quá trình sinh trưởng, phát triển các loại vi khuẩn gây bệnh,
côn trùng và vật chủ truyền bệnh.
Biến đổi môi trường gây ra chết chóc và bệnh tật thơng qua:
- Hậu quả của các dạng thiên tai như sóng nhiệt/nắng nóng, bão, rét hại,
bão, lũ lụt, hạn hán.
- Do nhiều bệnh sẽ gia tăng dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ và hoàn
cảnh, nhất là các bệnh truyền qua vật trung gian như sốt rét (do muỗi truyền), sốt
xuất huyết (muỗi), viêm não (muỗi), qua môi trường nước (các bệnh đường ruột)
và các bệnh khác (suy dinh dưỡng, bệnh về phổi,...). Những bệnh này đặc biệt ảnh
hưởng lớn tới các vùng kém phát triển, đơng dân và có tỉ lệ đói nghèo cao.
Theo số liệu điều tra tại tỉnh và trên cơ sở phân tích các nhân tố tác động làm
mơ hình thay đổi bệnh tật, dựa vào số liệu thống kê hằng năm có thể dự báo một
số bệnh có chiều hướng gia tăng trong những năm tiếp theo ở Thừa Thiên Huế
như sau:
- Các bệnh về hô hấp;
- Các chấn thương do tai nạn, ngộ độc, bệnh nghề nghiệp;
- Các bệnh thuộc hệ tiêu hoá;
- Các bệnh về xương khớp;
- Các bệnh thuộc hệ tuần hoàn, tim mạch;
- Các bệnh tiết niệu, sinh dục;
- Các bệnh ung bướu.
Con người có thể sinh sống và tồn tại trong một mơi trường thuận lợi khi

nhiệt độ khơng khí nằm trong khoảng từ 15-31 oC và độ ẩm tương đối từ 60 đến
80%. Khi các yếu tố khí tượng xuống quá thấp (nhiệt độ khơng khí -30 oC) hoặc
q cao (+45oC) sẽ gây nên các rối loạn nghiêm trọng trong cơ thể, dẫn đến tử
12


vong. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chuyện đi du lịch, nghỉ dưỡng theo mùa
hằng năm là rất phổ biến. Tuy nhiên, do khơng hiểu biết về sinh khí hậu cũng như
tác động của khí hậu đến sức khỏe nên khơng ít người đã chọn mùa khơng phù
hợp để đi du lịch hoặc tìm đến những vùng thời tiết có hại cho sức khỏe của mình
để nghỉ dưỡng.
Thơng thường, 2 đặc trưng khí hậu dễ gây bệnh nhất là q nóng và q
lạnh. Khí hậu q nóng vào mùa hè là tác nhân lý tưởng để làm phát sinh các căn
bệnh nguy hiểm như viêm gan do virut, rối loạn tiêu hóa, sốt xuất huyết, viêm
màng não... Kể cả nóng - khơ hay nóng - ẩm đều có thể gây ra những rối loạn quá
mức về điều hòa nhiệt, dẫn tới tình trạng ngất, co rút, say nóng, suy kiệt do mất
nhiều nước trong cơ thể. Theo Lampert (1968), những người sống ở vùng nóng ẩm thường hay bị thương tổn da, bị các bệnh về hệ tim mạch và thận. Theo Licht
(1964), nếu nhiệt độ khơng khí tăng cao đáng kể và khí hậu biến đổi đột ngột
trong mùa nóng thì đó là ngun nhân tăng tỉ lệ tử vong. Khí hậu chuyển từ lạnh
sang nóng hoặc ngược lại là mối đe dọa với sức khỏe người già và người bị bệnh
tim.
Các loại khí hậu lạnh tuy ít gây hậu quả gay gắt hơn khí hậu nóng nhưng nó
cũng khơng thể xem nhẹ. Khí hậu lạnh ngồi việc thường gây cho con người bị
cước đầu ngón tay, ngón chân, da tím tái, cứng đờ, thân thể cóng lạnh cịn dễ làm
phát sinh các bệnh như viêm đường hơ hấp, thấp khớp, cúm, bạch hầu, bệnh còi
xương, thiếu vitamin D do ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời... Khí hậu lạnh cịn
làm tăng tỉ lệ tử vong và tỉ lệ các bệnh hô hấp, lao, thấp khớp.
Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận được đặc trưng quan trọng nhất của khí hậu ở
vùng núi cao là tính kích thích mạnh, khơng khí lỗng, áp suất khơng khí thấp...
Vì vậy, nhiều người đang ở vùng đồng bằng khi đến vùng núi cao du lịch nghỉ

dưỡng thường nhức đầu, mất ngủ, rối loạn nhịp thở, rối loạn thơng khí phổi, tăng
hồng cầu, tăng tần số tim. Loại khí hậu này đặc biệt khơng thích hợp cho những
người mắc bệnh phổi kích thích, thiếu máu, những người già và bệnh nhân ung
thư. Ngược lại, khí hậu miền biển chịu ảnh hưởng của chế độ gió đất liền đổi
hướng ngày đêm nên có biên độ nhiệt thấp hơn các vùng khác. Bầu trời miền biển
thường có nhiều mây, bức xạ khuếch tán lớn, có nhiều tia cực tím. Những đặc
trưng khí hậu này không phù hợp để các bệnh nhân tim mạch, suy nhược cơ thể,
lao phổi, huyết áp cao đến du lịch hay an dưỡng. Ngày nay, rừng cũng là một
trong những địa điểm được nhiều khách du lịch ưa thích. Tuy nhiên, vào mùa
mưa, rừng là nơi ẩm thấp, rất dễ gây bệnh truyền nhiễm, bệnh đường hô hấp và

13


ngộ độc CO2 đồng thời có tác động bất lợi đối với q trình chuyển hóa, làm
giảm thể lực và sức đề kháng với bệnh tật.
3. Tác động đến sức khỏe tâm thần
Những nhà nghiên cứu về sức khỏe tâm thần cảnh báo rằng một số những
hậu quả hệ trọng nhất của biến đổi môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần.
Nhưng vấn đề này khó gây được sự chú ý ở Hội nghị Biến đổi khí hậu Liên Hợp
Quốc ở Copenhagen 15. Theo Tiến sĩ Lisa Page và Tiến sĩ Louise Howard - Viện
Nghiên cứu về tâm thần (IoP) thuộc King’s College London đã tổng kết lại một
số những nghiên cứu mới của những nhà khoa học đến những tác động có thể xảy
ra của biến đổi mơi trường đến sức khỏe tâm thần. Các triệu chứng này được cảm
nhận nhiều nhất bởi những người có sẵn biểu hiện bệnh tâm thần nghiêm trọng,
nhưng đó cũng là khả năng gia tăng gánh nặng chung về chứng rối loạn tâm thần
trên toàn thế giới. Tiến sĩ Page và Tiến sĩ Howard xác định những cách thức sau
mà biến đổi mơi trường có khả năng tác động đến sức khỏe tâm thần:
- Thiên tai, chẳng hạn như lũ lụt, bão và hạn hán, sẽ gia tăng do biến đổi
môi trường, mang lại những hậu quả là stress, trầm cảm, suy nhược thể chất

và tinh thần.
- Không nắm được nhu cầu của người bị bệnh tâm thần mãn tính sau thảm
họa. Tình trạng dễ bị tổn thương và tử vong tăng lên trong thời điểm đó.
- Khi nhiệt độ tồn cầu tăng lên, tác động lớn nhất đến những người bị bệnh
tâm thần. Thuốc chữa bệnh tâm thần có thể làm trầm trọng thêm ở những bệnh
nhân có tiền sử bệnh tim mạch, hơ hấp. Do cơ chế thích nghi và điều kiện sống tồi
tệ, nạn tự tử gia tăng.
- Những tác động có hại như đau khổ tâm lý, lo lắng và căng thẳng sau
chấn thương có thể làm bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm.
- Nước biển dâng lên ở ven biển và lũ lụt gia tăng buộc phải di cư hàng
loạt, chắc chắn làm tăng các rối loạn tâm thần.
- Đơ thị hóa, một hiện tượng tuy có lợi là tăng công ăn việc làm và tiếp cận
tốt hơn với các dịch vụ y tế, nhưng lại kèm theo sự gia tăng của bệnh tâm thần
phân liệt ở các nước phát triển. Ở những nước có thu nhập thấp và trung
bình, việc chăm sóc sức khoẻ tâm thần rất yếu kém và khó có thể được ưu tiên vì
khi suy sụp xảy ra thì biến đổi mơi trường chỉ là thứ yếu.
- Kiến thức về biến đổi khí hậu nhân tạo có thể tự nó ảnh hưởng xấu đến
tâm lý cá nhân.
14


Nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Khí hậu Australia thực hiện có tựa đề “Khí
hậu và sức chịu đựng” cho thấy tình trạng trầm cảm, lo lắng, lạm dụng ma túy, tự
sát và tự hại gia tăng sau khi các thảm họa thiên nhiên xảy ra gần đây tại
Australia. Báo cáo cũng cảnh báo rằng các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt gây ra
tâm trạng lo lắng và bất ổn cho trẻ em.
Giáo sư Ian Hickie từ Viện Nghiên cứu Não bộ và Trí tuệ, cho rằng trong
nhiều tình huống khẩn cấp và khủng hoảng, các cộng đồng thường gắn kết với
nhau và có thể phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, có những trường hợp cộng đồng bị
phá vỡ khơng thể tái hợp và gắn bó với nhau như trước, chẳng hạn một số ví dụ ở

Australia thập kỷ qua, đặc biệt đợt hạn hán kéo dài và tác động của nó đối với các
cộng đồng nơng nghiệp và các gia đình nơng thơn, hay gần đây hơn là cháy rừng,
bão lụt ở Queensland. Khi đó, những người sống trong các cộng đồng này hoặc
những người không bao giờ quay trở lại cộng đồng gặp phải các vấn đề sức khỏe
tâm thần nghiêm trọng.
Các ngành và đối tượng chính chịu tác động của biến đổi môi trường phân
theo vùng địa lý được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 2. Các ngành và đối tượng chịu tác động của biến đổi môi trường
phân theo vùng địa lý
Các tác động
Vùng địa lý của biến đổi môi
trường
Vùng đồng  Mực nước biển
bằng
dâng;
 Gia tăng bão và
áp thấp nhiệt
đới;
 Lũ lụt và sạt lở
đất (Bắc Bộ);
 Xâm nhập mặn

Ngành chịu tác động của
biến đổi môi trường

Đối tượng dễ bị
tổn thương

 Nông nghiệp và an ninh  Nông dân nghèo;
lương thực;

 Người già, phụ
Thuỷ sản;
nữ và trẻ em.
 Công nghiệp;
 Giao thông vận tải;
 Xây dựng, hạ tầng, phát
triển đô thị/nông thôn;
 MT/tài nguyên nước/đa
dạng sinh học;
 Y tế, sức khoẻ cộng
đồng/các vấn đề xã hội
khác;
 Kinh doanh dịch vụ,
thương mại và du lịch

15


Các tác động
Vùng địa lý của biến đổi môi
trường
Vùng núi và  Gia tăng lũ và
trung du
sạt lở đất;
 Gia tăng hiện
tượng thời tiết
cực đoan
 Nhiệt độ gia
tăng và hạn hán
(Tây Nguyên và

vùng núi Bắc
Bộ và Trung
Bộ)
Vùng đô thị  Mực nước biển
dâng;
 Gia tăng bão và
áp thấp nhiệt
đới;
 Gia tăng lũ lụt
và ngập úng;
 Nhiệt độ tăng.

Ngành chịu tác động của
biến đổi môi trường

Đối tượng dễ bị
tổn thương

 An ninh lương thực;
 Dân cư miền núi,
nhất là dân tộc
 Giao thông vận tải;
thiểu số;
 MT/tài nguyên nước/đa
 Người già, phụ
dạng sinh học;
nữ và trẻ em.
 Y tế, sức khoẻ cộng
đồng/các vấn đề xã hội
khác.


 Công nghiệp;
 Giao thông vận tải;
 Xây dựng, hạ tầng, phát
triển đô thị;
 Môi trường/tài nguyên
nước;
 Y tế, sức khoẻ cộng
đồng/các vấn đề xã hội
khác;
 Kinh doanh dịch vụ,
thương mại và du lịch;
 Năng lượng.

 Người nghèo: thu
nhập thấp, công
nhân.
 Người già, phụ
nữ, trẻ em;
 Người lao động;
 Người nhập cư.

Như vậy, đối tượng chịu tác động của biến đổi môi trường nhiều nhất là
người già, phụ nữ, trẻ em và người lao động nghèo.
Biến đổi môi trường làm ảnh hưởng nặng nề đến người nghèo mà đặc biệt
là phụ nữ và trẻ em. Tại Việt Nam, phụ nữ là lực lượng chính trong sản xuất nơng
nghiệp, trong khi nam giới có xu hướng tìm việc làm phi nông nghiệp. Sự phụ
thuộc vào đất đai và nguồn tài nguyên thiên nhiên trong việc tạo sinh kế, trong
điều kiện sản xuất nơng nghiệp ở trình độ thấp làm cho phụ nữ dễ bị tổn thương
hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mùa vụ thay đổi ảnh hưởng đến phân công

lao động theo giới và thu nhập. Phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng nặng nề và họ trở
thành nạn nhân của sự thay đổi mơi trường do ít có cơ hội tiếp cận các nguồn lực
hơn nam giới. Di cư cũng là một chiến lược sinh kế ở nông thôn xuất phát từ thiếu
đất, thu nhập thấp, nhất là trong bối cảnh của biến đổi môi trường .
16


Biến đổi môi trường đang làm cho phụ nữ và trẻ em phải đối mặt nhiều hơn
với rủi ro về sinh kế, về mặt sức khoẻ như gia tăng các bệnh truyền nhiễm, vấn đề
thiếu nước do bị hạn hán và ô nhiễm nước sau lũ cũng là nguyên nhân gây bệnh ở
trẻ em và phụ nữ. Ngoài ra, phụ nữ còn bị ảnh hưởng bởi họ là người chăm sóc
sức khoẻ cho gia đình khi nguồn lực bị cạn kiệt. Họ dễ bị tổn thương hơn nam
giới về mặt tâm lý do phải lo lắng cho cuộc sống của các thành viên trong gia
đình nhất là khi có bão lũ xảy ra. Tuy bạo lực trong gia đình khơng chỉ đối với
người nghèo và không chỉ xảy ra khi có thiên tai, song nó trở nên trầm trọng hơn
sau thiên tai và bởi sự nghèo đói.
Đứng trước những tổn thương do thiên tai và môi trường, phụ nữ và trẻ em
phải chịu những rủi ro lớn hơn và đối phó vất vả hơn nam giới. Do đó, để ứng phó
với biến đổi mơi trường thì người phụ nữ có vai trị hết sức quan trọng, từ những
cơng việc cụ thể như tiết kiệm chi tiêu, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm sử dụng
nước, bảo vệ cây xanh, việc ra quyết định và lập kế hoạch cũng như thực thi để
giảm thiểu biến đổi môi trường làm cho những nỗ lực của cộng đồng hiệu quả
hơn, đặc biệt ở cấp độ tại địa phương, thì phụ nữ góp phần vào việc giảm nhẹ biến
đổi mơi trường . Vì vậy, cần nâng cao nhận thức về giới và biến đổi môi trường,
xem xét lồng ghép vấn đề giới và biến đổi mơi trường trong việc hoạch định chính
sách, cải cách hành chính và các vấn đề khác có liên quan.

17



KẾT LUẬN
Biến đổi môi trường là một hiện tượng thiên nhiên gây ảnh hưởng rất lớn
đến tự nhiên, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đến đời
sống con người nơi đây. Thực tế nhiều dẫn chứng đưa ra cùng với việc đánh giá
về tác động ban đầu của biến đổi môi trường đối với sức khỏe và sinh kế người
dân tại tỉnh Thừa Thiên – Huế là nguy cơ đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực
đoan ngày càng tăng (lốc xoáy, lũ lụt, xâm nhập mặn...). Trong khi đó, ý thức chủ
động trong phòng chống thiên tai, bão của người dân địa phương chưa cao như
việc xây dựng nhà cửa của nhân dân đơn giản, sơ sài; hiện tượng sạt lở đất ven
sơng thường xun xảy ra; các cấp chính quyền thiếu chủ động và kinh nghiệm
trong việc xây dựng kế hoạch di dời, ứng phó khi có thiên tai ...
Nhằm hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực của BÐKH đối với
sức khỏe con người, ngành y tế cần nghiên cứu, đánh giá tác động của BÐKH tới
mơ hình bệnh tật, tới sức khỏe người dân, tập trung vào các bệnh do nhiệt độ cao,
sóng nhiệt, bệnh truyền qua nước, truyền qua vật chủ trung gian, dinh dưỡng cộng
đồng; xây dựng và lựa chọn các mơ hình cung cấp dịch vụ y tế đáp ứng trong
trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa do BÐKH gây nên. Triển khai các mơ hình
chăm sóc sức khỏe cộng đồng như nước sạch và vệ sinh môi trường, vệ sinh cá
nhân, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tăng cường truyền thơng giáo dục về sức khỏe;
tổ chức các cuộc diễn tập của ngành y tế thích ứng với tác động của BÐKH; đưa
ra các hướng dẫn kỹ thuật về giám sát, phát hiện, dự phòng và điều trị các bệnh tật
do BÐKH gây ra. Ðồng thời, chủ động đưa ra các kịch bản phòng, chống bệnh
cúm A (H7N9).

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên – Huế, 2012.
2. Quy hoạch phát triển ngành y tế Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 -2020.

3. Võ Hưng, Nguyễn Thị Kim Loan, Phạm Thị Bích Ngân (2006), Bệnh học
Môi trường, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí
Minh.
4. Lê Văn Thăng (chủ biên), Mơ hình thích ứng với Biến đổi khí hậu cấp
cộng đồng tại vùng trũng thấp ở tỉnh Thừa Thiên Huế, NXB Nông nghiệp
Hà Nội, 2011
5. Lê Văn Thăng (2008), “Tác động của biến đổi khí hậu lên mơi trường tỉnh
Thừa Thiên Huế”, Hội thảo tác động của biến đổi khí hậu và kế hoạch hành
động cho địa phương: trường hợp miền Trung Việt Nam, Huế.

19



×