Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

BÁO CÁO CUỐI KÌ MÔN KỸ THUẬT AN TOÀN NHẬN DIỆN MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC THI CÔNG VÀ XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.5 KB, 65 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG

KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG

BÁO CÁO CUỐI KÌ
MƠN KỸ THUẬT AN TỒN

NHẬN DIỆN MỐI NGUY
VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO
TRONG CÔNG TÁC THI CÔNG
VÀ XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG
Giảng viên hướng dẫn : ThS NGUYỄN PHƯỚC LỘC
Nhóm sinh viên thực hiện:
Phan Trung Kiên

91603053

Lương Thị Mỹ An

91800587

Ngô Văn An

91800589

Bùi Lê Quang Huy

91800152

TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2020




ii

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG

KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG

BÁO CÁO CUỐI KÌ
MƠN KỸ THUẬT AN TỒN

NHẬN DIỆN MỐI NGUY
VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO
TRONG CÔNG TÁC THI CÔNG
VÀ XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG
Giảng viên hướng dẫn : ThS NGUYỄN PHƯỚC LỘC
Nhóm sinh viên thực hiện:
Phan Trung Kiên

91603053

Lương Thị Mỹ An

91800587

Ngô Văn An

91800589


Bùi Lê Quang Huy

91800152

TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2020


i

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ vi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2
1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 2

2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3

3.

Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 3

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3


5.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................... 5
Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 5

1.
1.1

Mối nguy ........................................................................................................ 5

1.1.1

Khái niệm ................................................................................................ 5

1.1.2

Nhận diện mối nguy ................................................................................ 5

1.1.3

Phân loại mối nguy.................................................................................. 6

1.2

Rủi ro.............................................................................................................. 6

1.2.1


Khái niệm ................................................................................................ 6

1.2.1.1 Rủi ro ................................................................................................ 6
1.2.1.2 Nhận diện rủi ro ................................................................................ 7
1.2.1.3 Phân tích rủi ro ................................................................................. 7
1.2.1.4 Xác định mức độ rủi ro ..................................................................... 7
1.2.2

Cơng thức tính rủi ro ............................................................................... 7


ii
1.3

Đánh giá rủi ro ............................................................................................... 7

1.3.1

Khái niệm ................................................................................................ 7

1.3.2

Phân loại .................................................................................................. 7

1.3.3

Biện pháp kiểm soát rủi ro ...................................................................... 8

1.4


Ý nghĩa của nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro ....................................... 9
Tổng quan về công cụ ma trận đánh giá rủi ro .................................................. 9

2.
2.1

Phạm vi và quy trình sử dụng công cụ ma trận ............................................ 10

2.1.1

Tần suất ................................................................................................. 10

2.1.2

Mức độ nghiên trọng ............................................................................. 11

2.1.3

Ma trận rủi ro ........................................................................................ 14

2.1.4

Biện pháp kiểm soát rủi ro .................................................................... 16

2.2

Phương pháp đánh giá rủi ro ........................................................................ 17

2.2.1


Phương pháp quan sát: .......................................................................... 17

2.2.2

Phương pháp đặt câu hỏi: ...................................................................... 17

2.2.3

Phương pháp xem tài liệu hồ sơ: ........................................................... 17

CHƯƠNG 2. NHẬN DIỆN MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC
THI CÔNG VÀ XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG. ..................................................... 18
1.

Thực trạng mối nguy mất an toàn lao động trong công tác thi công và xây dựng nhà

cao tầng .................................................................................................................... 18
2.1

Mối nguy phát sinh tại vị trí làm việc trong cơng trình. ............................... 19

2.2

Mối nguy phát sinh từ vận hành thiết bị - máy móc ..................................... 22

2.3

Mối nguy phát sinh từ việc sử dụng hoặc xử lý các sản phẩm và nguyên vật liệu
………………………………………………………………………………24


3

Kết quả đánh giá rủi ro an tồn lao động trong cơng tác thi công và xây dựng nhà

cao tầng .................................................................................................................... 24


iii
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO AN TỒN LAO ĐỢNG
ĐỢNG TRONG CƠNG TÁC THI CƠNG VÀ XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG ...... 39
1.

Đề xuất cá biện pháp quản lý rủi ro an toàn lao động trong thi công và xây dựng nhà

cao tầng .................................................................................................................... 39
2.

Đánh giá hiệu quả công cụ ma trận trong công tác đánh giá rủi ro an tồn lao động

trong cơng tác thi công và xây dựng nhà cao tầng ................................................... 55
CHƯƠNG KẾT LUẬN ............................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 57
1.

Tiếng Anh........................................................................................................ 58

2.

Tiếng Việt........................................................................................................ 58


3.

Trang web........................................................................................................ 58


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHLĐ ................................................................. Bảo hộ lao động.
TNLĐ.................................................................. Tai nạn lao động.
BNN .................................................................... Bệnh nghề nghiệp.
NSDLĐ ............................................................... Người sử dụng lao động.
NLĐ .................................................................... Người lao động.
CN....................................................................... Công nhân.
CĐT .................................................................... Chủ đầu tư.
TVGS .................................................................. Thành viên giám sat.
AT-VSLĐ ........................................................... An toàn vệ sinh lao động.
ATSKMT ............................................................ An toàn sức khỏe môi trường.
DN ...................................................................... Doanh nghiệp.
NDRR ................................................................. Nhận diện rủi ro.
ĐGRR ................................................................. Đánh giá rủi ro.
KV ...................................................................... Khu vực.
CNH – HĐH ....................................................... Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa.
PTBVCN ............................................................ Phương tiện bảo vệ cá nhân.
PCCC .................................................................. Phòng cháy chữa cháy.
TCVN ................................................................. Tiêu chuẩn Việt Nam
NĐ ...................................................................... Nghị định.
TT ....................................................................... Thơng tư.
CP ....................................................................... Chính phủ.

BLĐTBXH ......................................................... Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
QCVN ................................................................. Quy chuẩn Việt Nam.
HSE..................................................................... Health Safety Environment
= Sức khỏe – An tồn – Mơi trường.
PPE ..................................................................... Personal Protective Equipment
= Phương tiện bảo vệ cá nhân.


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Bảng mô tả tần suất ........................................................................................ 10
Bảng 2. Bảng mô tả mức độ nghiêm trọng .................................................................. 12
Bảng 3. Bảng mô tả ma trận rủi ro ............................................................................... 14
Bảng 4. Bảng mô tả mức độ rủi ro (L) ......................................................................... 15
Bảng 5. Kiểm soát theo nguyên tắc 4T ........................................................................ 16
Bảng 6: Bảng điểm mức độ nghiêm trọng (S) ............................................................. 24
Bảng 7: Bảng điểm tần suất xảy ra (F) ........................................................................ 25
Bảng 8: Bảng mô tả mức độ rủi ro (L)......................................................................... 26
Bảng 9: Bảng mức độ rủi ro......................................................................................... 26
Bảng 10: Bảng phân tích rủi ro an tồn lao động trong thi công và xây dựng nhà cao tầng
..................................................................................................................................... 27
Bảng 11: Bảng đề xuất biện pháp quản lý rủi ro an tồn lao động trong thi cơng và xây dựng
nhà cao tầng ................................................................................................................. 40


vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Sơ đờ phương pháp nhận diện mối nguy bằng phương pháp từ trên xuống và phương

pháp từ dưới lên ............................................................................................................. 5
Hình 2: Tháp quản lý rủi ro ........................................................................................... 8


2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, khi đất nước bước vào thời kì Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập quốc tế,
việc đẩy mạnh xây dựng các nhà máy công nghiệp cũng như các cơng trình tổ hợp, các cơng
trình dân dụng có xu hướng gia tăng, đa dạng về số lượng và chủng loại. Việc triển khai thi
cơng các cơng trình xây dựng như các khu đô thị mới, khu cao ốc, văn phòng, các công trình
cầu, đường, các nhà máy và công xưởng với sự tham gia của rất nhiều nhà thầu, thu hút một
lực lượng lao động dồi dào trong nước và quốc tế. Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng
của nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng, chúng ta cũng nhận thấy những tác
động, hệ lụy của sự phát triển như các vấn đề xã hội, ô nhiễm, giao thông, tai nạn lao động, ...
Tại Việt Nam, theo thống kê thì ngành xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng nhất trong
những năm qua chính là ngành xây dựng, xây lắp cơng trình dân dụng và công nghiệp, chiếm
khoảng 30% số vụ TNLĐ chết người và cũng từng ấy số nạn nhân tử vong. Do đó, cần thiết
phải nghiên cứu và áp dụng được những hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động một cách
hiệu quả mà nội dung chính, chủ yếu đó là việc nhận diện, đánh giá nguy cơ gây tai nạn
trong sản xuất.
Trong thời gian vài thập kỷ gần đây, giới khoa học và các nhà quản lý An toàn vệ sinh lao
động tập trung nhiều vào việc nhận dạng các mối nguy cũng như khả năng tác động của nó
đưa tới an tồn và sức khỏe tại nơi làm việc của người lao động nhằm tìm giải pháp phịng
ngừa các tai nạn lao động, bệnh tật cho người lao động. Tại những nước như Hoa Kỳ, Canada,
Châu Âu, Úc, ... đã có nhiều hoạt động cụ thể liên quan bao gồm: đưa ra các tiêu chuẩn về
hệ thống quản lý ATVSLĐ, các hướng dẫn nhận dạng, phân tích, đánh giá và kiểm soát các
mối nguy tại nơi làm việc. Nội dung quan trọng và xuyên suốt của hệ thống quản lý ATVSLĐ
là đánh giá và kiểm soát các nguy cơ xuất hiện trong hoạt động của cơ sở. Các mối nguy đơi

khi có thể xuất phát từ một ngun nhân, tuy nhiên tùy theo từng hoàn cảnh, điều kiện mà
có những hậu quả hoặc tác động khác nhau. Vì vậy mỗi một hoạt động đặc thù đều có một
cách áp dụng: nhận dạng, đánh giá, phân tích và giải pháp riêng cho mỗi một mối nguy. Vấn
đề này đặt ra cho các nhà quản lý ATVSLĐ một thách thức rất lớn khi thực hiện công tác
quản lý ATVSLĐ. Để đánh giá chính xác được mức độ tác động và xác suất xuất hiện của
mỗi một mối nguy, qua đó xác định được mức nguy cơ và đưa ra hành động phòng ngừa


3
phù hợp, bước đầu tiên mà người quản lý ATVSLĐ và cả người lao động cần làm là phải
nhận diện được chính xác mối nguy, biết cách mơ tả phù hợp để qua đó đánh giá được mức
rủi ro có thể của mối nguy đó. Để thực hiện tốt khâu này, phải lựa chọn đúng phương pháp
áp dụng căn cứ vào trường hợp cụ thể. Sau khi nhận diện được yếu tố nguy hiểm, người ta
tiến hành khảo sát, thu thập, ghi nhận tất cả các dấu hiệu, biểu hiện và thông tin liên quan
tới mối nguy cụ thể đã được nhận dạng. Các thơng tin càng cụ thể, chính xác, có thể lượng
hóa được thì càng tốt. Căn cứ vào tất cả các dữ liệu có được, các chuyên gia sẽ đánh giá mức
độ nguy cơ của mối nguy và qua đó đưa ra các giải pháp, hành động khắc phục chuẩn xác
nhất.
Nhận thức rõ ràng được tầm quan trọng của cơng tác AT-VSLĐ tại các doanh nghiệp chính
vì vậy trong q trình nghiên cứu mơn học Kỹ thuật an tồn, chúng em đã có điều kiện thuận
lợi được nghiên cứu các bộ cơng cụ để tìm hiểu người lao động, mơi trường lao động và
cơng tác ATVSLĐ, chính vì vậy chúng em xin lựa chọn đề tài: “Nhận diện mối nguy và
đánh giá rủi ro trong công tác thi công và xây dựng nhà cao tầng” làm đề tài nghiên cứu
và viết báo cáo 50% của mình, với hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào quá trình thực
hiện cơng tác hiệu quả hơn cơng tác AT-VSLĐ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Tìm hiểu về cơng cụ ma trận trong cơng tác đánh giá và phân tích rủi ro.


-

Nhận diện và phân tích rủi ro trong cơng tác thi công và xây dựng nhà cao tầng.

-

Đề xuất phương án quản lý rủi ro trong công tác thi công và xây dựng nhà cao tầng.

3. Nội dung nghiên cứu
-

Thu thập thông tin về ma trận rủi ro.

-

Cách nhận diện và phân tích rủi ro.

-

Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro trong công tác thi công và xây dựng nhà cao tầng.

-

Các cách làm giảm tác động của rủi ro trong công tác thi công và xây dựng nhà cao
tầng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Công cụ ma trận trong công tác đánh giá rủi ro.


-

Phạm vi nghiên cứu: Công tác thi công và xây dựng nhà cao tầng.


4
5. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp thu thập dữ liệu: Đây là phương pháp mà chúng ta tìm kiếm, thu thập
các dữ liệu từ các nghiên cứu trước đó thơng tin về ma trận rủi ro. Qua đó tổng hợp
được các thông tin liên quan về lý thuyết cũng như cách phân tích rủi ro.

-

Phương pháp quan sát khoa học: Đây là phương pháp mà chúng ta tiến hành quan sá
thực tế tại cơ sở sản xuất. Qua đó tổng hợp các rủi ro tiềm ẩn.


5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1 Mối nguy
1.1.1 Khái niệm
Môi nguy là ng̀n, tình trạng, hành động hoặc những điều kiện đang tờn tại hay tiềm ẩn có
thể gây chấn thương, gây bệnh hay tử vong cho con người; gây hư hỏng hoặc làm tê liệt hệ
thống, thiết bị, tài sản; hoặc gây hại cho môi trường.
1.1.2 Nhận diện mối nguy

Phương pháp thơng thường:
-

Sử dụng giác quan:
+ Nhìn xung quanh, trên dưới, ngang dọc, trước sau,…
+ Nghe có âm thành gì lạ hay khơng?
+ Ngửi xem có mùi gì lạ hay khơng? (Mùi hắc, khó chịu,…)
+ Đụng chạm vào vật xem nó có rung bất thường hay khơng?

-

Hỏi người lao động

-

Bảng checklist công việc,…

Phương pháp từ trên xuống và phương pháp từ dưới lên: ( được mơ tả qua hình 1)

Hình 1: Sơ đồ phương pháp nhận diện mối nguy bằng phương pháp từ trên xuống và
phương pháp từ dưới lên


6
Phương pháp khác:
-

Thống kế tai nạn LĐ, bệnh nghề nghiệp

-


Điều tra tai nạn,…

-

Sử dụng bảng kê

-

Thanh tra, khảo sát đo lường môi trường lao động

Cho dù là sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa, thì trong quá trình nhận diện mối nguy.
Bất kỳ phương pháp nào cũng cần thiết phải ghi các nội dung mô tả sau:
-

Mối nguy hiểm và vị trí của nó (vùng nguy hiểm);

-

Mình trạng nguy hiểm, chỉ thị những loại người khác nhau (như nhân viên bảo dưỡng,
người vận hành, người đi qua) và các công việc hoặc hoạt động mà họ phải thực hiện
khi phơi ra trước mối nguy hiểm;

-

Tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến tổn hại do kết quả của một sự kiện nguy hiểm
hoặc phơi ra trước nguy hiểm trong thời gian dài như thế nào.
1.1.3 Phân loại mối nguy

Để thuận tiện trong việc phân tích, người ta chia mối nguy thành 3 loại: Mối nguy vật chất,

mối nguy đạo đức và mối nguy tinh thần.
-

Mối nguy vật chất: Tình trạng vật chất yếu kiếm làm tăng khả năng xảy ra nguy hại
là tổn hại đến tài sản và NLĐ.

-

Mối nguy đạo đức; Sự không trung thực của cá nhân, tổ chức làm tăng khả năng xảy
ra nguy hại là tổn hại đến tài sản và NLĐ.

-

Mối nguy tinh thần: sự bất cẩn hay thờ ơ của môt cá nhân dẫn đến việc tổn hại đến
sức khỏe của bản thân vì cho rằng bản thân đã mua bảo hiểm.

1.2 Rủi ro
1.2.1 Khái niệm
1.2.1.1 Rủi ro
Rủi ro được hiểu là sự kết hợp giữa khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của thương tật
đối với sức khỏe con người, hỏng hóc đối với tài sản và tác động có hại đến môi trường phát
sinh từ các môi nguy tại nơi làm việc.


7
1.2.1.2 Nhận diện rủi ro
Nhận diện rủi ro là quá trình tì kiếm, nhận biết và mơ tả rủi ro. Việc xác định rủi ro là phải
xác định các nguồn rủi ro, nguyên nhân và hậu quả tiềm tang hoặc có thể phân tích các dữ
liệu đã có, ý kiến chun mơn từ các chun gia.
1.2.1.3 Phân tích rủi ro

Phân tích rủi ro là q trình tìm hiểu bản chat của rủi ro và xác định mức độ rủi ro. Việc
phân tích rủi ro, ước lượng rủi ro sẽ cung cấp dữ liệu cho vệc xác định mức độ rủi ro.
1.2.1.4 Xác định mức độ rủi ro
Xác định rủi ro là qn trình so sánh kết quả phân tích rủi ro với các tiêu chí của rủi ro để
xác định xem rủi ro hoặc mức độ rủi ro có thể chấp nhận được hay không. Việc các định
mức rủi ro hỗ trợ trong quyết định xử lý rủi ro.
1.2.2 Công thức tính rủi ro
Rủi ro được xác định theo cơng thức sau:
Rùi ro = Mức độ nguy hiểm x Tần suất nguy hiểm.
Trong đó:
-

Mức độ nuy hiểm là hậu quả gây ra bởi sự cố hoặc tai nạn.

-

Tần suất nguy hiểm tỷ lệ thuận với những lần tiếp xúc với các thiết bị làm việc hoặc
những mối nguy hiểm trong cơng việc đó.

1.3 Đánh giá rủi ro
1.3.1 Khái niệm
Đánh giá rủi ro là quá trình tìm hiểu những rủi ro có thể xảy ra và sẽ liên quan đến cơng việc
cần đánh giá, hay chỉ rõ những rủi ro có thể gặp. Xây dựng những biện pháp kiểm soát thực
để thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất và an toàn nhất, giảm thiếu tai nạn cho con
người, hư hại cho tài sản, thiết bị và tác động xấu đến môi trường.
1.3.2 Phân loại
Dựa vào các rủi ro, chúng ta tiến hành phân tích, đo lường xác định và xếp hạng các rủi ro
thành 5 mức nhưu sau:
-


Rủi ro ở mức rất cao;

-

Rủi ro ở mức cao;

-

Rủi ro ở mức trung bình;


8
-

Rủi ro ở mức thấp;

-

Rủi ro ở mức rất thấp.
1.3.3 Biện pháp kiểm soát rủi ro

Các biện pháp kiểm soát rủi ro được dựa vào cơng thúc tính mức độ rủi ro. Muốn giảm thiểu
rủi ro chúng ta cần phảo giảm thiểu các yếu tố tạo thành rủi ro như là khả năng xảy ra rủi ro
và mức độ thương tật, tương ứng với đó chúng tá có ác biện pháp kiểm soát như sau:

Hình 2: Tháp quản lý rủi ro
-

Biện pháp loại bỏ: Khi thiết kế thiết bị, máy móc, bố trí cho người lao động làm việc,
tốt nhất tính đến việc loại trừ các mối nguy có thể xảy ra như tiến hành xem xét lại

quy trình sản xuất, quy trình làm việc, các cơng đoạn, có thể lắp thêm các thiết bị an
tồn vào máy móc để loại bỏ hoàn toàn các mối nguy hại,… .

-

Biện pháp thay thế: Khi đặc thù công nghệ không thể tiến hành loại bỏ mối nguy, ưu
tiên tiếp theo là cải tiến, thay thế cơng nghệ, quy trình làm việc, ngun vật liệu nguy
hiểm bằng các cơng nghệ, quy trình làm việc, ngun vật liệu khơng nguy hiểm hoặc
ít nguy hiểm hơn.


9
Ví dụ: Sử dụng hóa chất ít độc hại hơn,… .
-

Biện pháp kỹ thuật: Khi biện pháp thay thế không hiệu quả, cách ly là ưu tiên tiếp
theo; cách ly người lao động khỏi mối nguy hiểm bằng cách che chắn các bộ phận,
các vùng nguy hiểm, tiến hành bao che các bộ phận truyền động, bánh rang, lưỡi cắt,
cách ly nguồn năng lượng,… đảm bảo rằng người lao động khơng tiếp xúc với các
mối nguy hiểm.

-

Biện pháp hành chính: Thiết lập thủ tục, quy trình làm việc an tồn, huấn luyện, đào
tạo, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở, quy
định rõ rang về khen thưởng và xử phạt nếu làm tốt cơng tác an tồn và ngược lại,… .

-

Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE): Đây là biện pháp cuối cùng khí các biện

pháp trên thực hiện chưa hiệu quả. Cần trang bị đúng, đủ số lượng, chủng loại, chất
lượng PTBVCN cho người lao động; quy định, hướng dẫn cách sử dụng, cách bảo
quản, loại bỏ thích hợp để bảo vệ người lao động tránh những nguye cơ về tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp.

1.4 Ý nghĩa của nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro
Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm sốt và ngăn
ngừa tai nạn lao động hoặc giảm theieur thiệt hại nếu xảy ra rủi ro,mặt khác nhận diện mối
nguy giúp xác định nguyên nhân gốc rễ của một vấn đề. Những hành vi mất an toàn trực tiếp
gây ra tai nạn điều dễ dàng nhận diện, còn các hành vi mất an tồn gián tiếp rất khó nhận
diện vì chúng tạo ra các mối nguy hiểm, hay môi trường nguy hiểm. Những mối nguy hiểm
hay môi trường nguy hiểm này khi được tác động bởi các hành vi mất an toàn sẽ sinh ra tai
nạn, sự cố. Để ngăn ngừa được các rủi ro, phải nhận diện chúng, đủ và rõ rang các mối nguy
hiểm. Các mối nguy hiểm này luôn hiện hữu trong môi trường lao động hằng ngày. Nhận
diện và đánh giá đúng mức sẽ phòng và tránh được những tai nạn, sự cố ít lường trước.
2. Tổng quan về công cụ ma trận đánh giá rủi ro
Quy trình này nhằm đưa ra cách thức kiểm sốt các hoạt động điều hành và trách nhiệm liên
quan đến việc nhận dạng các mối nguy, đánh giá rủi ro. Trên cơ sở đó xác định các biện
pháp kiểm sốt thích hợp. Đây là phương pháp tương đối đơn giản dễ áp dụng vào thực tiễn
mang lại hiệu quả cao hơn so với phương pháp List.


10
2.1 Phạm vi và quy trình sử dụng cơng cụ ma trận
Tùy vào bản chất của từng mối nguy mà rủi ro có thể khác nhau. Viêc đánh giá rủi ro đươc
thưc hiên dưa trên tần suất và mức độ nghiêm trọng. Tiêu chí đánh giá đươc xác đinh áp
dụng theo ma trận rủi ro 5 mức, 2 thành tố.
2.1.1 Tần suất
Tần suất xảy ra/xác suất, thự hiện hoặc xác suất về một tình huống xảy ra, hậu quả của việc
tiếp xúc với mối nguy hiểm hay khía cạnh mơi trường – nguy cơ của một sự kiện dẫn đến

hậu quả xấu.
Bảng 1. Bảng mơ tả tần suất
Tần suất (*)
(Có thể sử dụng tiêu chí của bất kỳ cột tần suất nào)
Rất thường xuyên > 0.1(10 hoạt động có hơn một lần
(01 lần/03 tháng)
Thường xuyên

gặp rủi ro/1năm)

Ý nghĩa
Có khả năng xảy ra
nhiều lần

5

0.1 - 0.01 (10-100 hoạt động có một Có khả năng xảy ra một

(01 lần/6 tháng)

lần gặp rủi ro/1năm)

vài lần

Trung bình

0.01 - 0.001 (100-1000 hoạt động

Ít có khả năng, song


(01 lần/12 tháng)

có một lần gặp rủi ro/ 1năm )

cũng có thể xảy ra

Ít khi

0.001 - 0.0001 (1000-10000 hoạt

(01 lần /2 năm)

Giá trị

động có một lần gặp rủi ro/ 1năm) Rất ít khả năng xảy ra

4

3

2

< 0.0001 ( Ít hơn 10000 hoạt động
Hiếm khi

mới có một lần gặp rủi ro/1 năm)

Hầu như không xảy ra

1


(*) Để xác định tần suất rủi ro trong thời gian đầu khi chưa có đủ cơ sở dữ liệu về an toàn,
các đơn vị chỉ có thể áp dụng tiêu chí định tính (thường xuyên, thỉnh thoảng, ít khi, hiếm
khi, cực kỳ hiếm). Một khi thư dự án an toàn được hình thành, các đơn vị cần áp dụng tiêu
chí bán định lượng (> 0.1, 0.1 - 0.01, 0.01 - 0.001, 0.001 - 0.0001, < 0.0001) để xác
định tần suất rủi ro được chính xác hơn.


11
2.1.2 Mức độ nghiên trọng
Mức độ nghiêm trọng là sự nghiêm trọng của tổn hại có thể xảy ra, là hậu quả của mối nguy
hiểm đã nhận dạng. Sự nghiêm trọng được cho điểm như sau:
-

Rất nhẹ: Không đáng kể

-

Nhẹ: các vết xước, vết thâm tím được chữa khỏi trong lần cứu chữa đầu tiên hoặc các
thương tích tương tự; (hoặc là những tai nạn lao động nhẹ được phân loại theo phụ
lục 02 – Nghị định số 39/2012/NĐ-CP, ngày 15/5/2016)

-

Trung bình: các vết xước, vết thâm tím nghiêm trọng hơn, vết đâm cần có sự chăm
sóc y tế của thầy thuốc lành nghề, có kinh nghiệm; (hoặc là những chấn thương đuợc
phân loại theo phụ lục 02 – Nghị định số 39/2012/NĐ-CP, ngày 15/5/2016; các chấn
thương có thể phục hời hồn tồn hoặc một phần, tỷ lệ mất sức lao động nhỏ hơn
30%)


-

Cao: thương tích thường khơng chữa khỏi được, ở dạng thương tật vĩnh viễn; (hoặc
là những chấn thương đuợc phân loại theo phụ lục 02 – Nghị định số 39/2012/NĐCP, ngày 15/5/2016; các chấn thương có thể phục hời hồn tồn hoặc một phần, tỷ lệ
mất sức lao động lớn hơn 30%)

-

Rất cao: thương tích khơng chữa khỏi được; mất khả năng nghe, nhìn thập chí là chết
(hoặc là những chấn thương đuợc phân loại theo phụ lục 02 – Nghị định số
39/2012/NĐ-CP, ngày 15/5/2016; các chấn thương có thể phục hời hồn tồn hoặc
một phần, tỷ lệ mất sức lao động từ 81%)

Bên cạnh đó nhóm chúng em còn đưa ra bẳng mô tả mức độ nghiêm trọng như bảng 2 dưới
dây:


12
Bảng 2. Bảng mô tả mức độ nghiêm trọng
Mức độ nghiêm trọng

Mô tả

Giá trị

- Gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường ở một phạm vi rộng,
tác động đến một quần thể sinh thái/cộng đồng, cần phải xử
lý trong thời gian dài với sự phối hợp của nhiều bên);
Rất nghiêm trọng


- Vi phạm nghiêm trọng luật pháp và bị đình chỉ hoạt động;
Ảnh hưởng đến an tồn ở cấp đơ ̣ gây chết nhiều người, ở
góc độ sức khỏe đã gây bệnh nghề nghiệp mà phải nghỉ việc,
đền bù thiệt hại liên quan cho người lao động;

5

- Tổn haị tài sản đến trên 100 triệu đồng;
- Thiết bị trọng yếu bị phá hủy hồn tồn.
Gây ơ nhiễm mơi trường ở phạm vi vừa phải, phải xử lý trong
thời gian tương đối, cũng cần có sự phối hợp của một số bên;
Đã vi phạm luật pháp và bị xử phạt hành chính.
Ảnh hưởng đến an tồn ở cấp đơ ̣ gây chết người, ở góc độ
sức khỏe có dấu hiệu kiệt sức, quá tải trong công việc và nguy
Nghiêm trọng

cơ rất cao làm cho người vận hành không thể tập trung thực

4

hiện nhiệm vụ của họ một cách chính xác và xảy ra sai lỗi,
người lao động đã bị bệnh nghề nghiệp và phải
điều trị bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của bác sĩ.
Thiết bị trọng yếu bị hư hỏng;
Tổn haị tài sản từ 50 triệu đến 100 triệu đồng.
Gây ô nhiễm môi trường ở phạm vi cục bộ, không tác động
đến một quần thể sinh thái hoặc cộng đồng nhưng phải xử lý
Trung bình

trong thời gian dưới một tuần và chỉ cần ng̀n lực tại chỗ.

Có dấu hiệu vi phạm luật pháp và/ hoặc có một số ít tiêu chí
liên quan đến hoạt động đã cận ngưỡng hoặc có thể vượt
ngưỡng luật.

3


13
Ảnh hưởng đến an tồn ở cấp đơ ̣ có người bị thương nặng
và/ hoặc phải giám định thương tật từ 40% trở lên, ảnh hưởng
đến sức khỏe ở cấp độ có dấu hiệu bị bệnh nghề nghiệp,
điều kiện người vận hành có thể giảm khả năng xử lý cơng
việc do điều kiện làm việc bất lợi;
Tổn haị tài sản ở mức từ 5 triệu đến dưới 50 triệu đồng.
Gây ô nhiễm môi trường trong phạm vi nhỏ, xử lý ngay
Chưa vi phạm luật pháp nhưng có khả năng bị nhắc nhở.
Liên quan đến an toàn chỉ là các sự cố nhỏ, chỉ cần sơ cấp
Nhẹ

cứu (First Aid) nhưng không để lại di chứng, tác đông đến

2

sức khỏe ở cấp đơ ḳ iểm sốt được.
Tổn haị tài sản ở mức từ 1 - 5 triệu, thiết bị không bị hư hỏng
và không ảnh hưởng hoạt động khai thác.
Không gây ô nhiễm môi trường và/ hoặc không tác động đáng
kể, nhưng vẫn bị hệ thống kiểm soát nội bộ nhắc nhở, nếu
Rất nhẹ


khơng lưu ý thì sẽ có khả năng bị vi phạm.
Không vi phạm luật pháp nhưng vẫn bị hệ thống kiểm sốt
nội bộ nhắc nhở, nếu khơng lưu ý thì sẽ có khả năng bị vi
phạm.

1


14
2.1.3 Ma trận rủi ro
Các kết quả phân loại rủi ro được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí: Tần suất xảy ra và mức độ
nghiêm trọng. Các số điểm và mau sắc thể hiện sự phân loại các cấp độ rủi ro.
Bảng 3. Bảng mô tả ma trận rủi ro

Mức độ rủi ro (L = F x S)
5

5-I

10 – II

15 - III

20 - III

25 - III

4

4-I


8 – II

12 - II

16 - III

20 -III

Mức độ nghiêm

3

3-I

6–I

9 - II

12 - II

15 - III

trọng (S)

2

2-I

4–I


6-I

8 - II

10 - II

1

1-I

2–I

3-I

4-I

5-I

1

2

3

4

5

Tần suất xảy ra (F)


So sánh kết quả đánh giá rủi ro với :
- Yêu cầu luâṭ đinh liên quan;
- Yêu cầu khác (đia phương, khách hàng và các bên liên quan);
- Theo bảng xác đinh mứ c đô ̣rủi ro dưới đây:


15
Bảng 4. Bảng mô tả mức độ rủi ro (L)
ĐIỂM RỦI MỨC RỦI RO
RO (L)

MƠ TẢ

(L)

Hoạt động khơng được tiếp tục.
15 – 25

CAO (III)

Chỉ được phép làm việc khi giảm mối nguy đến mức cho phép
mới được thực hiện và được phê duyệt bởi người có thẩm quyền.

7 – 15

TRUNG BÌNH Hoạt động được phép thực hiện sau khi đã xử lý và có biện pháp

1–6


(II)

THẤP (I)

quản lý phù hợp.

Hoạt động được phép thực hiện và duy trì các biện pháp hiện có.

Đối với cấp độ rủi ro cao ( điểm từ 15-25 điểm): Phải ngừng ngay công việc, thực hiện các
giải pháp trình tự để kiểm sốt ngay lập tức, thay đổi biện pháp để giảm thiểu rủi ro. Báo
cáo ngay cho quản lý, cán bộ an toàn để có hương sgiair quyết. Các cơng việ chỉ được phép
thực hiện khi giảm mức độ rủi ro có thể chấp nhận được từ màu xanh trở xuống.
Đối với cấp độ rủi ro trung bình ( điểm từ 7-12 điểm): Phải có sự phê duyệt/ đờng ý của lãnh
đạo bộ phân sản xuất, cán bộ quản lý an tồn,.. thì mới được tiếp tục thực hiện công việc và
phải đảm bảo:
-

Kế hoạch làm việc rõ rang;

-

Quy trình và hướng dẫn cụ thể cho công việc;

-

Giám sát liên tục tại nơi làm việc.

Đối với cấp độ rủi ro cao ( điểm từ 1-6 điểm): Không yêu cầu hành động nhưng phải tiếp
tục giám sát và giữ phương pháp đo lường, kiểm soát hiện thời mà không cần phải tiến hành
thiết lập biện pháp kiểm soát mới.



16
2.1.4 Biện pháp kiểm soát rủi ro
Đối với các rủi ro ở mức cao: Bắt buộc phải xây dựng các biện pháp kiểm soát hoặc loại bỏ
mối nguy trước khi cho vận hành. Phải xây dựng mục tiêu và có chế độ báo cáo tháng đến
Ban Giám đốc. Việc này phải được phụ trách của các bộ phận đánh giá, kiểm tra thường
xuyên để đảm bảo an toàn trong các điều kiện vận hành.
Dưới đây là bảng kiểm soát rủi ro theo nguyên tắc 4T: Terminate (Chấm dứt rủi ro), Treat
(Xử lý rủi ro), Transfer (Chuyển giao rủi ro), Tolerate (Chấp nhâṇ rủi ro).
Bảng 5. Kiểm soát theo nguyên tắc 4T
Kiểm sốt theo
4T

thứ tự ưu tiên

Giải thích

(Hierachy control)

+ Thay đổi các điều kiện thiết kế hiện có để
loại bỏ hẳn các mối nguy,
đổi/điều

chỉnh+ Thay đổi vật tư, vật liệu, thiết bị và hoặc

Terminate:

Thay


Chấm dứt rủi ro

thiết kế và công nghệ

công nghệ, điều kiện làm việc.

Dùng các biện pháp kiểm soát kỹ thuật, ví
dụ:
+Cảm ứng điện tử (sensor),
+ hệ thống báo động (alarm),
Kiểm sốt cơng nghê ̣

+ đăng kiểm thiết bị, đo chống sét, cài đặt các
giá trị bảo vệ (setpoint),
+ camera giám sát và cảnh báo....
+ Huấn luyện đào tạo,

Treat:
Xử lý rủi ro

Các biện pháp
kiểm sốt hành chính

+ cấp giấy phép làm việc,
+ xây dựng các quy định, quy trình,
+ lập các bảng cảnh báo...
để kiểm soát các mối nguy.


17

Thiết bi ạ n tồn,
bảo hơ ḷ ao động
Kế hoach ứng phó các
sự cố khẩn cấp

+ Trang bị các thiết bị bảo hộ lao động,
+ bảo vệ an toàn cho người lao động.
+ Xây dựng sẵn các kế hoạch để ứng phó khi
có sự cố xảy ra.

Transfer:

+ Mua bảo hiểm,

Chuyển giao rủi ro

+ Thuê các nhà thầu phụ có chuyên mơn...

Tolerate:
Chấp nhâṇ rủi ro

+ Duy trì các biện pháp kiểm soát rủi ro đang áp dụng

2.2 Phương pháp đánh giá rủi ro
2.2.1 Phương pháp quan sát:
Quan sát, kiểm tra vị trí làm việc.
Quan sát, kiểm tra trang thiết bị, dụng cụ.
Quan sát việc tuân thủ quy trình làm việc, thói quen làm việc của người lao động.
Qua các báo cáo điều tra tai nạn, sự cố.
2.2.2 Phương pháp đặt câu hỏi:

Ai? Làm gì? Ở đâu? Khi nào? Và làm như thế nào?
Cơng việc này đã từng làm hay chưa?
Có thật sự cần thiết tiến hành côn việc này hay không?
Những mối nguy nào đang hiện hữu tại tại khu vự làm việc?
Trách nhiệm thuộc về ai?
Làm thế nào để cash ly những mối nguy hiểm đã được nhận diện?
Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân nào? Cụ thể và chi tiết yêu cầu ra sao?
2.2.3 Phương pháp xem tài liệu hồ sơ:
Xem các quy trình.
Xem các báo cáo tai nạn, sự cố liên quan.
Xem các tiêu chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu của pháp luật.
Sự tư ván từ chuyên giá, người có kinh nghiệm.
Các báo cáo nhận diện nguy hiểm.


18

CHƯƠNG 2. NHẬN DIỆN MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG
CÔNG TÁC THI CÔNG VÀ XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG.
1. Thực trạng mối nguy mất an toàn lao động trong cơng tác thi cơng và xây dựng
nhà cao tầng
Nhóm em tiến hành nhận diện mối nguy tại cơnng trình xây dựng. Công tác thi công xây
dựng nhà cao tầng ở Việt Nam đã có nhiều đổi mới, những cơng nghệ hiện đại cũng đang
từng bước được áp dụng. Đặc thù của cơng nghệ xây dựng nhà cao tầng có những yêu cầu
khác biệt, đòi hỏi phải giải quyết được các khó khăn trong thi cơng xây dựng, cụ thể như:
-

Cao trình vận chuyển thẳng đứng lớn;

-


Kết cấu và xây lắp phần lớn được tiến hành song song, tiến hành thi công xen kẽ,
lượng vận chuyển cẩu lắp rất lớn;

-

Quy cách, số lượng vật liệu xây dựng, chế phẩm và thiết bị nhiều, có u cầu phức
tạp;

-

Cơng nhân làm việc lên, xuống các tầng nhiều, lượng công nhân đi lại rất lớn;

-

Thời gian thi công gấp, vận chuyển lưu thông dày đặc, tổ chức làm việc phức tạp,
nặng nề;

-

Vấn đề an tồn, vệ sinh lao động ln đặt lên hàng đầu.

Đối với công nghệ thi công xây dựng nhà cao tầng chủ yếu được thực hiện dựa trên quy
trình sau:
-

Khảo sát, chọn địa điểm xây dựng;

-


Thiết kế, lựa chọn phương án;

-

Chuẩn bị vật tư, máy móc;

-

Thi cơng móng, cọc, hầm;

-

Thi cơng phần thân;

-

Xây và hồn thiện.

Trong các bước khảo sát, chọn địa điểm xây dựng; thiết kế, lựa chọn phương án là những
bước khởi đầu của dự án, trong bước này sẽ đưa ra đầy đủ các phương án khả thi thể thực
hiện bao gồm: phương án lựa chọn công nghệ thi công, phương tiện thi công, phương án
đảm bảo an toàn, ...


×