Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

LY THUYET DO LUONG KE TOAN QUOC TE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.45 KB, 4 trang )

Đo lường là nội dung cơ bản và xuất hiện từ rất lâu trong khoa học nghiên cứu.
Có rất nhiều khái niệm về đo lường, nhóm 5 đã tìm hiểu một số khái niệm tiêu
biểu như: Đo lường là cách thức sử dụng các con số để diễn tả các hiện tượng
khoa học mà chúng ta cần nghiên cứu, hay như “Đo lường là q trình trong đó
“một khái niệm nghiên cứu được kết nối với một hay nhiều biến tiềm ẩn và các
biến tiềm ẩn này được kết nối (đo lường) với các biến quan sát”. Lý thuyết đo
lường của Noman Campell, 1938 “Đo lường có nghĩa là gán các con số cho đối
tượng nghiên cứu. Đo lường là xác định dữ liệu (DATA) thể hiện đặc tính của
hệ thống vật chất theo các quy định pháp luật có liên quan”.
Như vậy, hiện nay có rất nhiều định nghĩa về đo lường được sử dụng ở những
mức độ khác nhau riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau. Quá trình đo lường sử dụng
nhiều thước đo liên quan đến việc sắp xếp biến định tính (là biến thể hiện thuộc
tính tình trạng, giá trị khơng có nghĩa về mặt số học) và biến định lượng (là biến
thể hiện thuộc tính số lượng và giá trị có nghĩa về mặt số học).
Hệ thống đo lường là một bộ các đơn vị đo lường có thể dùng để đo lường bất
cứ đại lượng vật lý nào. Bộ các đơn vị đo lường này chứa các đơn vị cơ bản, tất
cả các đơn vị đo lường khác đều có thể được suy ra từ các đơn vị cơ bản. Trong
nhiều hệ đo lường, các đơn vị đo cơ bản thường ứng với đo đạc chiều dài, khối
lượng, và thời gian. Các hệ đo lường đầy đủ hơn chứa thêm điện tích hoặc dịng
điện.
Đo lường là nền tảng của thương mại, khoa học, công nghệ và nghiên cứu định
lượng trong nhiều lĩnh vực. Trong lịch sử, nhiều hệ thống đo lường tồn tại cho
các lĩnh vực khác nhau của con người để tạo điều kiện so sánh trong các lĩnh
vực này. Thông thường những điều này đã đạt được bởi các thỏa thuận địa
phương giữa các đối tác thương mại hoặc cộng tác viên. Từ thế kỷ 18, các phát
triển đã tiến tới thống nhất, các tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi dẫn đến Hệ
thống Đơn vị Quốc tế (SI) hiện đại.
 Thang đo danh nghĩa (Nominal Scale)
Trong nghiên cứu kinh tế, thang đo danh nghĩa được sử dụng phổ biến. Với
thang đo danh nghĩa, các con số chỉ có ý nghĩa như là những “nhãn” được dùng
để phân loại các đối tượng và khơng phải là giá trị định lượng. Hay nói cách




khác, thang đo danh nghĩa là sự phân loại và đặt tên cho các biểu hiện và ấn
định cho chúng một ký số tương ứng.
Ví dụ: Vui lịng cho biết giới tính của anh/chị?
1. Nam
2. Nữ
Vui lịng cho biết bạn đang theo học ngành nào?
1. Kế toán
2. Quản trị kinh doanh
3. Tài chính
4. Ngân hàng
Thang đo danh nghĩa giúp quy ước các cá nhân trả lời câu hỏi này thành các
biểu hiện của biến “giới tính” hay biến “ngành học”. Chúng ta có thể quy ước
đặt Nam = 1, Nữ = 2. Những con số này mang tính định danh vì chúng ta khơng
thể cộng hoặc tính ra giá trị trung bình của “giới tính”.
Trong kế tốn, dùng thang đo danh nghĩa là để phân loại và biểu hiện tài sản và
nợ phải trả, vốn chủ sở hữu,… dưới dạng những con số khác nhau
 Thang đo thứ tự (Ordinal Scale)
Thang đo thứ tự có đặc điểm như thang đo danh nghĩa cộng thêm đặc tính “có
trật tự thứ bậc”, được thiết lập khi có một hoạt động xếp hạng các đối tượng
trong một câu hỏi có liên quan đến một tài sản xác định.
Ví dụ: Bạn hài lịng như thế nào về dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà bạn đang sử
dụng:
1. Hài lịng
2. Bình thường
3. Khơng hài lịng
Các con số chỉ ra thứ tự mức độ hài lòng của các sự lựa chọn nhưng khơng nói
cụ thể là hài lịng bao nhiêu, khơng hài lịng bao nhiêu. Đây chính là điểm yếu
của thang đo thứ tự, khoảng cách giữa các số 1 đến 2, 2 đến 3 và 1 đến 3 không

cho ta biết được bất cứ sự khác biệt nào cả về đối tượng mà chúng đại diện. Một
điểm yếu khác là các con số 1, 2, 3 khơng biểu thị có 'bao nhiêu' thuộc tính mà
các đối tượng sở hữu.




Thang đo khoảng cách (Interval Scale)

Thang đo khoảng cách có sức mạnh như thang đo danh nghĩa và thang đo thứ
tự, cộng thêm một đặc tính phù hợp với khái niệm “tương đồng về khoảng
cách”, được xem một dạng đặc biệt của thang đo thứ tự vì nó cho biết khoảng
cách giữa các thứ tự. Ví dụ khoảng chênh lệch giữa 1 và 2 tương đương với
khoảng chênh lệch giữa 2 và 3. Khi dữ liệu khoảng cách có phân phối tương đối
cân đối (chuẩn), sử dụng giá trị trung bình để đo lường xu hướng trung tâm và
độ lệch chuẩn để đo độ phân tán. Khi dữ liệu khoảng cách có phân phối méo, sử
dụng giá trị trung vị (median) để đo lường xu hướng trung tâm và giá trị khoảng
cách phân vị (interquartile range) để đo độ phân tán.
 Thang đo tỷ số (Ratio Scale)
Thang đo tỷ số có tất cả đặc tính của các thang đo trên, cộng với một đặc tính có
nguồn gốc tuyệt đối là giá trị không, thể hiện số lượng thực của một biến số. Là
thang đo mà ở đó: biết được sự xếp hạng các đối tượng hoặc sự kiện liên quan
đến tài sản xác định, biết được khoảng cách giữa các đối tượng, biết được nguồn
gốc duy nhất, điểm 0 (tự nhiên) xuất hiện nơi mà khoảng cách từ nó đến mục
tiêu là tối thiểu, chuyển tải hầu hết thông tin. Chẳng hạn như: nếu A có giá 10
triệu đồng và B có giá 40 triệu đồng thì có thể nói B gấp bốn giá A. Điểm 0 xuất
hiện.
 Phép đo cơ bản (fundamental measurements)
Phép đo cơ bản là phép đo mà các con số có thể được gán cho thuộc tính bằng
cách tham chiếu đến các quy luật tự nhiên và không phụ thuộc vào phép đo của

bất kỳ biến nào khác. số liệu về đối tượng hoặc sư việc được đo lường không
phụ thuộc vào các thứ khác mà được xác định theo quy luật tự nhiên. Các tính
chất như chiều dài, điện trở, số lượng và khối lượng về cơ bản có thể đo lường
được. Một thang tỷ lệ có thể được xây dựng cho từng thuộc tính này trên cơ sở
các luật liên quan đến các phép đo (số lượng) khác nhau của thuộc tính nhất
định. Việc giải thích các con số phụ thuộc vào lý thuyết thực nghiệm đã được
xác nhận chi phối hoạt động đo lường
 Phép đo có nguồn gốc (derived measurements)


Theo Campbell, một phép đo suy ra là một phép đo phụ thuộc vào phép đo của
hai hoặc nhiều đại lượng khác. Phép đo mật độ là một ví dụ. Nó phụ thuộc vào
phép đo cả khối lượng và thể tích. Các phép đo xuất phát phụ thuộc vào các mối
quan hệ đã biết với các thuộc tính cơ bản. Chúng dựa trên một lý thuyết thực
nghiệm đã được xác nhận liên quan đến thuộc tính đã cho với các thuộc tính
khác. Các phép tốn tốn học có thể được thực hiện trên các số từ các phép đo
suy ra vì các phép tốn vật lý và tốn học song song trên các tính chất cơ bản.
 Phép đo Fiat (fiat measurements)
Để biện minh cho hầu hết các phép đo trong khoa học xã hội, Torgerson lập
luận rằng một loại phép đo khác nên được thêm vào danh sách của Campbell:
phép đo bằng fiat. (Fiat có nghĩa là nghị định, sắc lệnh.) Các phép đo như vậy sẽ
bao gồm các phép đo dựa trên các định nghĩa tùy ý (ví dụ: phép đo lợi nhuận
trong kế toán). Tuy nhiên, Torgerson chỉ ra rằng vấn đề lớn đối với phép đo
bằng fiat, vì nó khơng dựa trên lý thuyết đã được xác nhận, là rất nhiều cách mà
các thang đo có thể được xây dựng.



×