Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

De khao sat chat luong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.23 KB, 5 trang )

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN NGUYÊN HÃN
(Đề thi có 05 trang)

ĐỀ KSCĐ LẦN 1 NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: SINH HỌC – Khối 12
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian
phát đề
Mã đề thi 136

Câu 1: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3600 liên kết hiđrơ và có 900 nuclêơtit loại Ađênin. Mạch 1
của gen có số nuclêơtit loại ađênin chiếm 20% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 30% tổng số nuclêôtit
của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 2 của gen này là:
A. A = 600; T = 300; G = 450; X = 150.
B. A = 300; T = 600; G = 150; X = 450.
C. A = 600; T = 450; G = 300; X = 150.
D. A = 600; T = 300; G = 150; X = 450.
Câu 2: Ở một loài thực vật, xét cặp gen Dd nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 2400
nuclêơtit. Gen D có 481 nuclêơtit loại ađênin, gen d có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai
cây đều có kiểu gen Dd giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa
tổng số nuclêơtit loại xitơzin của các alen nói trên bằng 2038. Kiểu gen của loại hợp tử này là
A. Dddd.
B. DDd.
C. Ddd.
D. DDdd.
Câu 3: Ý nào dưới đây không phải là điểm chung của trong pha tối của quá trình quang hợp ở thực vật
C4 và thực vật CAM?
A. Chất nhận CO2.
B. Sản phẩm quang hợp đầu tiên.
C. Pha tối gồm 2 chu trình.
D. Diễn ra vào ban ngày.


Câu 4: Một đoạn ARN mã hoá cho một đoạn polipeptit gồm 5 axit amin có trình tự nuclêơtit như sau:
5’…AUG GGG UGX XAU UUU…3’.
Sự thay thế nuclêôtit nào dẫn đến việc đoạn pơlipeptit này chỉ cịn lại 2 axit amin ?
A. thay thế U ở bộ ba nuclêôtit thứ bốn bằng G.
B. thay thế X ở bộ ba nuclêôtit thứ ba bằng A.
C. thay thế G ở bộ ba nuclêôtit thứ hai bằng A.
D. thay thế A ở bộ ba nuclêôtit đầu tiên bằng G.
Câu 5: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào cặp NST mang cặp gen Aa
không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân ly bình
thường. Cơ thể cái giảm phân bình thường. Hãy xác định số loại kiểu gen có thể có ở đời con của phép
lai sau: ♂Aa x ♀Aa
A. 9.
B. 7.
C. 3.
D. 4.
Câu 6: Ở một loài thực vật (2n = 14), cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F 1. Một
trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 6 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 5, người ta
đếm được trong các tế bào con có 832 crơmatít. Hợp tử này là dạng đột biến nào?
A. Thể bốn nhiễm.
B. Thể không nhiễm.
C. Thể ba nhiễm.
D. Thể một nhiễm.
Câu 7: Một gen có 1600 cặp nuclêơtit và số nu loại G chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1
của gen có 310 nuclêơtit loại T và số nuclêơtit loại X chiếm 20%. Có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
(1) Mạch 1 của gen có G/X = 1/2.
(2) Mạch 1 của gen có (A+X)/(T+G) = 13/19.
(3) Mạch 2 của gen có A/X = 1/2.
(4) Mạch 2 của gen có (A+T)/(G+X) = 2/3.
(5) Tổng số liên kết hidro giữa các nuclêơtit có trong gen là 4160.

(6) Nếu gen nhân đôi liên tiếp 5 đợt, số nuclêôtit loại A cần cung cấp là 29760.
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 8: Cho biết các cơđon trên mARN mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG - Gly; AXU Thr; GXU - Ala; XGA - Arg; UGG - Trp; AGX - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có
trình tự các nuclêơtit là: 5’TXGXXAXXXAGT3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thơng tin mã hóa cho
đoạn pơlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là:
A. Thr-Gly-Trp-Arg.
B. Thr-Ser-Trp-Ala.
C. Thr-Trp-Arg-Gly.
D. Thr-Trp-Gly-Arg.
Câu 9: Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêơtit trên một đoạn ở vùng mã hóa của mạch gốc của gen quy
định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm:


Gen ban đầu:
Alen đột biến 1:
Mạch gốc: 3’…TAX TTX AAA XXG …5’
Mạch gốc: 3’…TAX TTX AAA XXA …5’
Alen đột biến 2:
Alen đột biến 3:
Mạch gốc: 3’…TAX ATX AAA XXG …5’
Mạch gốc: 3’…TAX TTX AAA TXG …5’
Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’: Met; 5’AAG3’: Lys; 5’UUU3’:
Phe; 5’GGX3’ và 5’GGU3’: Gly; 5’AGX3’: Ser. Phân tích các dữ liệu trên, hãy cho biết dự đoán nào
sau đây sai?
A. Alen đột biến 2 gây hậu quả nghiêm trọng cho quá trình dịch mã .
B. Alen đột biến 3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.
C. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen đột biến 2 và alen đột biến 3 có các cơđon bị thay đổi

kể từ điểm xảy ra đột biến.
D. Chuỗi pôlipeptit do alen đột biến 1 mã hóa khơng thay đổi so với chuỗi pơlipeptit do gen ban đầu
mã hóa.
Câu 10: Khi xảy ra đột biến dạng đảo vị trí giữa hai cặp nuclêơtit thứ 8 và nuclêơtit 10 (tính từ
nuclêơtit đầu tiên trong cođơn mở đầu), trong chuỗi pơlipeptit do gen mã hóa thay đổi như thế nào?
A. Thay đổi 2 axit amin.
B. Có thêm 2 axit amin mới.
C. Thay đổi 1 axit amin.
D. Không thay đổi axit amin nào.
Câu 11: Ở một cặp vợ chồng, các tế bào sinh tinh của bố phân li có NST phân li bình thường, 20% số
tế bào sinh trứng của mẹ cũng có cặp NST giới tính khơng phân li trong giảm phân I, giảm phân II
diễn ra bình thường. Các cặp NST khác phân li bình thường, khơng có đột biến khác xảy ra. Tính theo
lý thuyết, xác suất để sinh một người con bị đột biến thể ba nhiễm là:
A. 15%.
B. 2,5%.
C. 10%.
D. 5%.
Câu 12: Trong q trình tái bản ADN có xuất hiện các đoạn Okazaki, chúng là:
A. Các đoạn ADN mới được tổng hợp không liên tục trên mạch khuôn 5’→ 3’.
B. Một phân tử ARN thông tin mới được phiên mã từ mạch không phải là mạch gốc của gen.
C. Các đoạn ARN được tổng hợp trên mạch gốc của gen và chuẩn bị đưa ra ngoài tế bào chất.
D. Các đoạn ADN mới được tổng hợp một cách liên tục trên mạch gốc của gen.
Câu 13: Hạt phấn của loài A có 16 nhiễm sắc thể, tế bào rễ của lồi B có 36 nhiễm sắc thể. Cho giao
phấn giữa loài A và loài B được con lai F1. Cơ thể F1 xảy ra đa bội hóa tạo thể song nhị bội hữu thụ có
bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là
A. 52.
B. 34.
C. 68.
D. 42.
Câu 14: Ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu cấu trúc phân tử và cơ chế di truyền thực hiện theo nguyên

tắc bổ sung giữa G - X, A – U và ngược lại?
(1) Phân tử ADN.
(2) Phân tử tARN.
(3) Phân tử prơtêin.
(4) Q trình dịch mã.
(5) Q trình phiên mã.
(6) Q trình nhân đơi ADN.
A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Câu 15: Ở một lồi thực vật, lai dịng cây thuần chủng có hoa màu đỏ với dịng cây thuần chủng có
hoa màu trắng thu được F1 đều có hoa màu đỏ. Cho F 1 tự thụ phấn, thu được F2 phân li theo tỉ lệ 9 hoa
màu đỏ : 7 hoa màu trắng. Biết khơng có đột biến mới xảy ra. Màu sắc hoa có thể bị chi phối bởi quy
luật
A. tác động đa hiệu của gen.
B. quy luật phân li.
C. tương tác bổ sung (bổ trợ).
D. di truyền liên kết với giới tính.
Câu 16: Ở lúa, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số nhóm gen liên kết của loài này là
A. 12.
B. 14.
C. 10.
D. 24.
Câu 17: Cho biết trong q trình giảm phân của cơ thể đực có 18% số tế bào có cặp NST mang cặp
gen Bb không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân
bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có 32% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd
không phân ly trong giảm phân II, các cặp NST khác phân ly bình thường. Ở đời con của phép lai
♂AaBbDd x ♀AabbDd, hợp tử đột biến chiếm tỷ lệ:
A. 26,24%

.B. 44,24%.
C. 12,24%.
D. 5,76%.


Câu 18: Rối loạn phân li của toàn bộ bộ nhiễm sắc thể trong phân bào của các tế bào sinh dục chín sẽ
làm xuất hiện tế bào:
A. 2n.
B. 2n+2.
C. 3n.
D. 4n.
Câu 19: Ở một loài thực vật, người ta tiến hành các phép lai sau:
(1) AaBbDd × AaBbDd.
(2) AaBBDd × AaBBDd.
(3) AABBDd × AAbbDd.
(4) AaBBDd × AaBbDD.
Số phép lai có thể tạo ra cây lai có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 20: Một opêron của vi khuẩn E.coli có 3 gen cấu trúc là X, Y và Z. Người ta phát hiện một dịng
vi khuẩn đột biến trong đó sản phẩm của gen Y bị thay đổi về trình tự và số lượng axit amin còn các
sản phẩm của gen X và Z vẫn bình thường. Trật tự của các gen cấu trúc trong opêron này kể từ vùng
vận hành (O) là
A. X – Y –Z.
B. Y – X – Z.
C. Z – Y – X.
D. X – Z – Y.
Câu 21: Cây Hai lá mầm có bao nhiêu mơ phân sinh trong các mô phân sinh sau: mô phân sinh đỉnh

ngọn, mơ phân sinh bên, mơ phân sinh lóng, mô phân sinh đỉnh rễ.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 22: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của hai cặp gen (A,a) và (B,b) phân li độc
lập. Alen A và alen B tác động đến sự hình thành màu sắc hoa theo chuỗi phản ứng sau:
A
B
Chất không màu 1   Chất không màu 2   Sắc tố đỏ
Các alen a và b khơng có chức năng trên. Những cây hoa trắng (khơng có sắc tố đỏ) trong lồi này
có số kiểu gen tối đa là
A. 3 kiểu gen.
B. 6 kiểu gen.
C. 4 kiểu gen.
D. 5 kiểu gen.
Câu 23: Cho các sự kiện sau:
(1) Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n tạo hợp tử 3n.
(2). Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n.
(3) Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
(4) Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội.
(5) Cơ thể 2n giảm phân khơng bình thường cho giao tử 2n.
Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được
giải thích bằng chuỗi các sự kiện theo thứ tự là
A. (4) → (3) → (1).
B. (1) → (3) → (4).
C. (5) → (1) → (4).
D. (3) → (1) → (4).
Câu 24: Quá trình dịch mã kết thúc khi
A. ribơxơm tiếp xúc với một trong các cođôn: AUX, UAU, UXA.

B. ribôxôm gắn axitamin mêtiơnin vào vị trí cuối cùng của chuỗi pơlipeptit được tổng hợp.
C. ribôxôm di chuyển gặp bộ ba AUG.
D. ribôxôm tiếp xúc với một trong các cođôn : UAA, UAG, UGA.
Câu 25: Nhận định nào dưới đây về cấu trúc và chức năng của các phân tử ARN trong tế bào là khơng
chính xác?
A. mARN, tARN và rARN đều được phiên mã từ gen, tuy nhiên tARN và rARN có nhiều vị trí bắt
cặp bổ sung tạo thành những vùng xoắn kép tương tự như ADN.
B. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribơxơm, chúng có bộ ba đối mã đặc hiệu và có
vùng để gắn với các axit amin.
C. mARN được sử dụng làm khuôn trong quá trình tổng hợp prơtêin, vì mARN được dùng cho
nhiều lần dịch mã nên nó có dạng mạch vịng và tồn tại bền vững.
D. rARN và prôtêin là thành phần cấu tạo ribơxơm. Bình thường ribơxơm tồn tại thành các tiểu
phần khác nhau, khi tổng hợp prôtêin chúng mới kết hợp lại.
Câu 26: Một đoạn mạch gốc của một gen cấu trúc thuộc vùng mã hóa ở sinh vật nhân sơ có 5 bộ ba
mã hóa với trình tự các nuclêơtit và được đánh số thứ tự các bộ ba như sau:
... 5’ AAT GTA AXG ATG GXX 3’...
(1) (2)
(3)
(4)
(5)
Phân tử tARN mang bộ ba đối mã (3’AUG5’) dịch mã cho bộ ba thứ mấy trên đoạn gen nói trên?
A. bộ ba thứ 4.
B. bộ ba thứ 5.
C. bộ ba thứ 2.
D. bộ ba thứ 3.


Câu 27: Có bao nhiêu ý đúng về hệ tuần hồn kín được nêu ra dưới đây:
(1) Máu vận chuyển trong mạch với áp lực trung bình và tốc độ chậm.
(2) Huyết áp giảm dần trong hệ mạch, động mạch chủ có huyết áp cao nhất.

(3) Máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào ở khoang cơ thể.
(4) Xuất hiện phổ biến ở động vật có xương sống.
(5) Tốc độ thu hồi và phân phối máu chậm.
(6) Máu được vận chuyển trong hệ mạch với vận tốc nhanh, áp lực cao hoặc trung bình.
(7) Hệ tuần hồn có tim từ 2 – 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha hoặc máu giàu oxi.
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 28: Khi gen thực hiện 6 lần nhân đôi, số gen con được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu do môi
trường nội bào cung cấp là:
A. 64.
B. 62.
C. 63.
D. 60.
Câu 29: Ở gà, alen A quy định gà chân thấp; alen a quy định gà chân cao; kiểu gen AA làm trứng
khơng nở thành gà con. Tính theo lý thuyết, phép lai giữa các con gà chân thấp sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở
đời con là
A. 2 gà chân cao: 1 gà chân thấp.
B. 2 gà chân thấp: 1 gà chân cao.
C. 3 gà chân thấp: 1 gà chân cao.
D. 100% gà chân cao.
Câu 30: Có bao nhiêu đặc điểm nêu ra dưới đây liên quan đến hình thức sinh sản đẻ trứng ở động vật
có xương sống?
(1) Nhiệt độ mơi trường thường xun biến động, vì vậy tỉ lệ phôi thai phát triển thành con non
thấp (trừ những lồi động vật biết ấp).
(2) Phơi thai được bảo vệ tốt trong cơ thể mẹ, không bị các động vật khác ăn.
(3) Khơng gây khó khăn cho động vật mẹ khi di chuyển để kiếm mồi, chạy chốn kẻ thù.
(4) Trứng phát triển ở ngoài cơ thể nên dễ bị các loài động vật khác ăn.
(5) Thời kỳ phát triển phôi, phôi phát triển nhờ chất dinh dưỡng trong nỗn hồng nên khơng phụ

thuộc vào nguồn dinh dưỡng của cơ thể mẹ.
(6) Trứng có vỏ bọc cứng chống lại tác nhân có hại cho phơi thai như mất nước, xâm nhập của vi
khuẩn...
A. 7.
B. 4.
C. 6.
D. 5.
Câu 31: Vùng mã hóa của một gen cấu trúc được bắt đầu bằng trình tự nuclêơtit như sau :
3’…TAX – GAT – XAT...5’
5’…ATG – XTA – GTA ...3’
Trình tự các ribơnuclêơtit trong mARN do gen trên tổng hợp sẽ là :
A. 3’…UAX – GAU – XAU...5’.
B. 3’…AUG – XUA – GUA...5’.
C. 5’…UAX – GAU – XAU...3’.
D. 5’…AUG – XUA – GUA ...3’.
Câu 32: Có bao nhiêu ưu điểm và nhược điểm liên quan đến sinh sản vơ tính ở động vật trong các ý
nêu ra dưới đây?
(1) Cá thể đơn lẻ vẫn có khả năng tạo ra con cháu, nên có lợi trong trường hợp mật độ thấp.
(2) Tạo ra hàng loạt cá thể con giống nhau và giống với mẹ về mặt di truyền.
(3) Khơng có lợi khi mật độ quần thể thấp, có thể dẫn đến mất cân bằng giới tính.
(4) Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau sau một lần sinh sản.
(5) Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với mơi trường ổn định, ít biến đổi, vì vậy quần thể phát triển
nhanh.
(6) Tạo ra hàng loạt cá thể con giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi mơi trường thay đổi có thể
chết hàng loạt, thậm chí tiêu diệt cả quần thể.
(7) Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền, vì vậy động vật có thể thích nghi
và phát triển trong điều kiện sống thay đổi.
A. 2.
B. 4.
C. 5.

D. 3.
Câu 33: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở q trình tự phiên mã ở sinh vật nhân sơ?
A. Phiên mã và dịch mã có thể tiến hành đồng thời.
B. Diễn ra trên mạch gốc có chiều 3’5’.
C. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
D. Thực hiện nhờ enzim ARN polimeraza.


Câu 34: Xét một cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng trong một tế bào đang ở kì giữa nguyên phân. Giả
sử trong mỗi crômatit, tổng chiều dài các đoạn ADN quấn quanh các khối cầu histon để tạo nên các
nuclêôxôm và các đoạn nối giữa các nuclêôxôm là 66,623 μm. Biết rằng, mỗi đoạn nối có 50 cặp
nuclêơtit.
Có bao nhiêu ý không đúng trong các nhận xét sau:
(1) Tổng số nuclêôtit giữa các đoạn ADN quấn quanh các khối cầu histon để tạo nên các nuclêôxôm
và các đoạn nối giữa các nuclêôxôm của cặp nhiễm sắc thể trên là 1567600 nuclêôtit.
(2) Số nucleoxôm của cặp NST này là 4000 nuclêơxơm.
(3) Số phân tử protein histon có trong cặp nhiễm sắc thể này là 8000 phân tử.
(4) Tổng chiều dài ADN của các đoạn nối giữa các nuclêôxôm trong cặp nhiễm sắc thể là
67,932μm.
(5) Tổng số nuclêôtit trong các đoạn nối ở mỗi cromatit là 399600 nuclêôtit.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 35: Gen D có 410 Guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp
nuclêôtit này bằng một nuclêôtit khác thành gen d. Gen d ít hơn gen D một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit
mỗi loại của gen d là :
A. A = T = 221; G = X = 409.
B. A = T = 220; G = X = 410.
C. A = T = 409; G = X = 221.

D. A = T = 410; G = X = 220.
Câu 36: Một lồi thực vật có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào của thể ba
nhiễm ở lồi này khi đang trong kì giữa của quá trình nguyên phân là
A. 9.
B. 18.
C. 24.
D. 17.
Câu 37: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có cặp nhiễm sắc thể
mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác
giảm phân bình thường. Giảm phân của cơ thể cái có một số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen
Dd không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân
bình thường.Ở đời con của phép lai ♂AaBbDd x ♀AabbDd, sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đột
biến?
A. 147.
B. 84
C. 63.
D. 48.
Câu 38: Một lồi thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của lồi này
được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể kép ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến
I
II
III
IV
V
VI
Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng
48
84
72

36
60
108
Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau.
Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là:
A. I, III, IV, V.
B. I, II, III, V.
C. II, VI.
D. I, III.
Câu 39: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Cá thể có kiểu gen Aabb giảm phân
bình thường có thể tạo ra
A. 6 loại giao tử.
B. 4 loại giao tử.
C. 2 loại giao tử.
D. 1 loại giao tử.
Câu 40: Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.
(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
-----------------------------------------------

----------- HẾT ---------Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×