Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Môn CHÍNH SÁCH đối NGOẠI một số nước lớn, quyen con nguoi trong chinh sach doi ngoai vuong quoc anh hien nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.85 KB, 26 trang )

TIỂU LUẬN MƠN
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỘT SỐ NƯỚC LỚN
ĐỀ TÀI :
QUYỀN CON NGƯỜI TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
VƯƠNG QUỐC ANH HIỆN NAY


MỤC LỤC
I.MỞ ĐẦU.............................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................2
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................3
3. Kết cấu đề tài.................................................................................................4
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI......................5
1.1. Khái niệm “ quyền con người”...................................................................5
1.2. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng của nhân loại về quyền con
người..................................................................................................................5
1.3. Đặc trưng về quyền con người....................................................................6
CHƯƠNG 2: THÚC ĐẨY VÀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG........7
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VƯƠNG QUỐC ANH HIỆN NAY.......................7
2.1 Quyền con người trong một số văn bản pháp luật của vương quốc Anh thời
kì trước thế kỉ XX..............................................................................................7
2.2 Một số hoạt động thúc đẩy và bảo vệ cho quyền con người trên thế giới
hiện nay trong chính sách đối ngoại của vương quốc Anh hiện nay..................7
2.2.1 Sáng kiến ngăn chặn bạo lực tình dục.................................................10
2.2.2 Sáng kiến nhân quyền vương quốc Anh...............................................12
2.2.3 Bình đẳng và không phân biệt đối xử..................................................14
2.2.4 Nhân quyền cho công dân Anh ở nước ngoài......................................16
2.3 Một số tổ chức từ thiện và NGOs của Anh có vai trị thúc đẩy quyền con
người ở nước ngồi..........................................................................................17
CHƯƠNG 3: ĐĨNG GĨP TRONG VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA


VƯƠNG QUỐC ANH Ở MỘT SỐ NƯỚC HIỆN NAY....................................19
3.1. Việt Nam...................................................................................................19
3.2. Nga............................................................................................................20
III. KẾT LUẬN...................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................24
1


2


I.MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Quyền con người là sự kết tinh những giá trị đẹp nhất trong nền văn hóa
nhân loại, được hình thành với sự đóng góp của tất cả các quốc gia, dân tộc,
giai cấp, tầng lớp và cá nhân con người trên trái đất. Đây khơng chỉ là “ngơn
ngữ chung” mà cịn là “sản phẩm chung”, và “mục tiêu chung “ của mọi quốc
gia, dân tộc trên thế giới. Kể từ khi Liên Hợp Quốc được thành lập năm 1945
quyền con người đã được quy định cụ thể trong hàng trăm văn kiện pháp lí
quốc tế, trở thành hệ thống tiêu chuẩn pháp lí quốc tế tồn cầu được mọi
quốc gia tơn trọng và thực hiện.
Trong q trình tồn cầu hóa hiện nay, việc hoạch định và thực hiện chính
sách đối ngoại của một quốc gia đặc biệt là những quốc gia lớn thể hiện vai
trò chi phối đối với đời sống quốc tế. Việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con
người trong chính sách đối ngoại hiện nay ngày càng được các quốc gia trên
thế giới quan tâm và phát triển. Trong đó, nước Anh không phải là một ngoại
lệ. Việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là trọng tâm của chính sách đối
ngoại Anh. Anh quyết tâm theo đuổi mọi cơ hội để thúc đẩy nhân quyền và
chính trị ; tự do kinh tế trên thế giới. Điều này cũng góp phần tăng cường an
ninh và thịnh vượng của Anh , và bảo vệ cơng dân Anh ở nước ngồi. Anh

chủ động tham gia vào nhiều lĩnh vực hợp tác về quyền con người trong
khuôn khổ các diễn đàn đa phương cũng như trong quan hệ song phương và
đạt được nhiều kết quả tích cực. Hợp tác quốc tế về nhân quyền không chỉ là
việc thực hiện các cam kết quốc tế mà còn tranh thủ nguồn lực tinh thần và
vật chất để phát triển quốc gia. Là một thành viên có trách nhiệm của cộng
đồng quốc tế, Anh ln ý thức được tầm quan trọng của việc thúc đẩy và bảo
vệ nhân quyền trong chính sách đối ngoại của quốc gia. Thơng qua đó, Anh
sẽ gia tăng ảnh hưởng và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế với chính
sách đối ngoại của mình.
Do đó, việc nghiên cứu về nhân quyền trong chính sách đối ngoại của
vương quốc Anh hiện nay, làm rõ một số vấn đề về quyền con người và hoạt
3


động thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên thế giới của nước Anh là cần
thiết, góp phần vào hoạt động nghiên cứu về quyền con người trên thế giới
nói chung và nghiên cứu, hồn thiện, phát triển vấn đề quyền con người trong
chính sách đối ngoại của Anh nói riêng. Thơng qua đó, các nước khác có thể
chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp, nỗ lực cùng với Anh để thúc đẩy, bảo vệ
quyền con người trên thế giới.
Tuy nhiên, do sự khác biệt về văn hóa, lịch sử và các điều kiện chính trị,
kinh tế, xã hội, nhiều khía cạnh lý luận, pháp lý và thực tiễn về nhân quyền
hiện vẫn cịn được tranh cãi. Việc tìm hiểu nhận thức và tư tưởng về quyền
con người của nhân loại, hoạt động thực tiễn đối với việc bảo vệ, thúc đẩy
quyền con người trong chính sách đối ngoại của một quốc gia sẽ giúp chúng
ta có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề rộng lớn và phức tạp này. Qua quá
trình tham khảo, nghiên cứu tác giả thấy việc tìm hiểu về vấn đề này cịn
chưa nhiều nên tác giả mạnh dạn chọn đề tài “ Nhân quyền trong chính sách
đối ngoại Anh hiện nay” làm đề tài tiểu luận cho bộ mơn “ Chính sách đối
ngoại một số nước lớn trên thế giới”

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Tác giả chọn đề tài này với hi vọng bước đầu tìm hiểu khái quát về quyền
con người, đi sâu tìm hiểu về sự quan tâm với quyền con người trong chính
sách đối ngoại của vương quốc Anh từ đó đưa tới cái nhìn tổng thể thực
trạng, hiệu quả trong các hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên
thế giới của Anh và đóng góp của Anh trong việc bảo vệ nhân quyền ở một
số nước ( do giới hạn trong khuôn khổ tiểu luận ở đây tác giả chỉ đề cập đến
2 nước là Việt Nam và Nga ), làm rõ một khía cạnh trong q trình hoạch
định và thực hiện chính sách đối ngoại của vương quốc Anh.
Nhiệm vụ:
Tác giả cần phải nghiên cứu các tài liệu trên đài truyền hình, internet,
sách, báo để có kiến thức tương đối về vấn đề nhân quyền trên thế giới và các
hoạt động thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong chính sách đối ngoại của
4


Anh. Từ đó tác giả sẽ giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển tư tưởng
của nhân loại về quyền con người, luật nhân quyền quốc tế, một số hoạt động
bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, đóng góp về vấn đề bảo vệ nhân quyền ở một
số nước của vương quốc Anh.
3. Kết cấu đề tài
Tiểu luận gồm 3 chương và 8 tiết.
Chương 1: Khái quát chung về quyền con người
Chương 2: Thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong chính sách đối ngoại
của vương quốc Anh hiện nay
Chương 3: Đóng góp trong vấn đề quyền con người của vương quốc Anh ở
một số nước hiện nay

5



II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
1.1. Khái niệm “ quyền con người”
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người ( human rights ) tuy
nhiên định nghĩa của văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc thường được trích dẫn
bởi các nhà nghiên cứu. Theo đó :
Quyền con người là những bảo đảm pháp lý tồn cầu có tác dụng bảo vệ
các cá nhân và các nhóm cá nhân chống lại các hành vi hoặc không hành động
gây tổn hại đến nhân phẩm, quyền và tự do cơ bản của con người.
Bên cạnh đó nhân quyền cịn được định nghĩa khái qt là những quyền
bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu khơng được hưởng thì chúng ta sẽ
khơng thể sống như một con người.
Quyền con người cịn có thể được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên,
vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật
quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.
Ở Việt Nam, bên cạnh thuật ngữ “quyền con người” cịn có một thuật ngữ
khác được sử dụng là “nhân quyền”. Cả hai thuật ngữ này đều bắt nguồn từ thuật
ngữ “human rights”. Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “nhân quyền” chính là “quyền
con người”. Như vậy, chúng ta có thể sử dụng cả hai từ này trong nghiên cứu và
hoạt động thực tiễn về nhân quyền.
Trong tiểu luận này, hai thuật ngữ “ nhân quyền “ và “ quyền con người “
sẽ cùng được sử dụng vì lí do trên.
1.2. Q trình hình thành và phát triển tư tưởng của nhân loại về quyền
con người
Những tư tưởng về quyền con người được xuất hiện từ thời tiền sử, thể hiện
trong luật lệ của chiến tranh. Tuy nhiên ở trình độ phát triển của thời tiền sử, có
lẽ con người mới chỉ có những ý niệm chứ chưa thể có tư tưởng về quyền con
người. Do đó, tư tưởng về quyền con người có thể chỉ được khởi thủy cùng sự

xuất hiện của những nền văn minh cổ đại.

6


Sự phát triển của tư tưởng nhân quyền trong lịch sử nhân loại được thể hiện
qua những bộ luật cổ ban hành qua các thời kì ở nhiều quốc gia, khu vực khác
nhau như : Bộ luật Hammurabi ( khoảng năm 1780 TCN ), Đại hiến chương
Magna Carta ( 1215 ), Bộ luật về quyền của nước Anh ( 1869 ), Tuyên ngôn về
Nhân quyền và Dân quyền ( 1789 ) của Pháp, Tuyên ngôn Độc lập ( 1776 ) và
Bộ luật về các quyền ( 1789 ) của Mĩ...
Bên cạnh đó, tư tưởng về quyền con người cịn được phản ánh trong các học
thuyết, ấn phẩm tơn giáo, chính trị, pháp lý của nhân loại từ xưa đến nay.
Các tư tưởng, lý thuyết hiện đại về nhân quyền được manh nha ở châu Âu
ngay từ thời Trung cổ và phát triển một cách rực rỡ trong thời kì Phục hưng với
những học giả vĩ đại như Thomas Hobbes ( 1588 – 1679 ), Henry David
Thoreau ( 1817 – 1862 )... Tư tưởng của các tác giả này đã thúc đẩy sự ra đời
của những văn bản pháp luật về quyền con người ở các nước châu Âu thời kì đó,
gồm hai bản tun ngơn nổi tiếng được thơng qua trong hai cuộc cách mạng ở
Mỹ và Pháp vào những năm 1700.
Từ đầu thế kỉ XIX, quyền con người dần nổi lên như một vấn đề ở tầm quốc
tế và được đề cập trong pháp luật quốc tế. Sự ra đời của Liên Hợp Quốc năm
1945 làm cho những tư tưởng về nhân quyền của nhân loại được thể chế hóa
tồn diện, mạnh mẽ, có tính hệ thống vào pháp luật và đời sống chính trị quốc
tế.
1.3. Đặc trưng về quyền con người
Phổ biến

Không thể


Không thể

Liên hệ, phụ thuộc

Quyền con người là

phân chia
Mọi quyền con

Chuyển nhượng
lẫn nhau
Các quyền con
Bất kì quyền con

bẩm sinh, vốn có.

người đều có giá người khơng thể

người nào được

Mọi thành viên của

trị như nhau và

bị tước bỏ hay

đảm bảo hay bị vi

nhân loại đều là chủ cần phải được


hạn chế một

phạm đều tác động

thể của các quyền

tơn trọng, bảo

cách tùy tiện bởi tích cực hay tiêu

con người

đảm thực hiện

bất cứ chủ thế

cực đến quyền

nào

khác

7


CHƯƠNG 2
THÚC ĐẨY VÀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VƯƠNG QUỐC ANH HIỆN NAY
2.1 Quyền con người trong một số văn bản pháp luật của vương quốc Anh
thời kì trước thế kỉ XX

Đại Hiến chương Anh (1215)
Đại Hiến chương (Magna Charta) được vua Anh ban hành vào năm 1215 do sức
ép từ giới tư sản. Là văn kiện đầu tiên hạn chế quyền lực của chính quyền, bảo
đảm quyền cá nhân, bản Hiến chương này có ảnh hưởng to lớn đối với sự ra đời
của hiến pháp hiện đại. Hiện nay, có lẽ giá trị lớn nhất còn tồn tại của Đại Hiến
chương Anh là luật bảo thân (habeas corpus) - được ghi nhận trong các điều 36,
38, 39 và 40 của Hiến chương. Thêm vào đó, quy định về “due process of law”
(theo trình tự luật định, luật tôn trọng các quyền hợp pháp của cơng dân) trong
bản Hiến chương cũng vẫn cịn được nhắc tới như là những nguyên tắc cơ bản
để thực thi pháp quyền, dân chủ và nhân quyền.
Bộ luật nhân quyền Anh ( 1689 )
Là tên gọi tắt một đạo luật do Nghị viện Anh thơng qua năm 1689, có tên đầy đủ
là ―Luật công bố các quyền và tự do của thần dân và việc thừa kế ngai vàng.
Nó cũng thường được gọi là Bộ luật Nhân quyền Anh quốc (the English Bill of
Rights).
Những văn kiện này phần nào phản ánh nhận thức và tư tưởng của nước Anh
thời kì này về nhân quyền, góp phần thúc đẩy sự ra đời của những văn bản pháp
luật về quyền con người cho giai đoạn sau, cơ sở nghiên cứu cho các hoạt động
về nhân quyền của vương quốc Anh về sau này.
2.2 Một số hoạt động thúc đẩy và bảo vệ cho quyền con người trên thế giới
hiện nay trong chính sách đối ngoại của vương quốc Anh hiện nay.
Khái quát chung:
Chính phủ Anh tin rằng mỗi cơng dân Anh cần phải được hưởng những
quyền cơ bản của con người. Đạo luật Quyền Con người 1998 quy định các

8


quyền kinh tế và xã hội của người dân. Chính phủ Anh cũng nỗ lực thúc đẩy
quyền con người ở các nước trên thế giới

Tôn trọng quyền con người của người dân là nền tảng cuộc sống ở Vương
quốc Anh. Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các tổ chức từ thiện
ở Anh đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy tầm quan trọng của quyền con
người trên tồn thế giới.
Năm 2006, ơng Jack Straw, khi đó cịn là Ngoại trưởng Anh, phát biểu
"Chúng ta tìm kiếm một thế giới mà ở đó tự do, cơng lý và cơ hội đều phát triển,
các chính phủ chịu trách nhiệm trước người dân, bảo vệ các quyền của họ và
đảm bảo an ninh cũng như nhu cầu cơ bản của họ".
Trọng tâm quan trọng của hoạt động thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong
chính sách đối ngoại của vương quốc Anh hiện nay là sáng kiến ngăn chặn bạo
lực tình dục – sẽ đạt được một dấu mốc quan trọng vào 10 – 13/6 năm 2014. Các
sáng kiến khác cũng được quan tâm như: Bảo vệ tự do, tín ngưỡng trên thế giới,
thỏa thuận về hiệp ước đầu tiên của thế giới để kiểm sốt việc bn bán vũ khí ,
cuộc bầu cử của Anh và trở lại Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc, sự ra mắt
của kế hoạch hành động Anh về kinh doanh và nhân quyền, phối hợp với các tổ
chức phi chính phủ và tổ chức xã hội dân dân sự hỗ trợ cho việc đấu tranh bảo
vệ nhân quyền
Anh đã bảo vệ các quy định của pháp luật nước ngoài, làm việc với các tổ
chức quốc gia và quốc tế ; thông qua Liên hợp quốc về sáng kiến phòng chống
tra tấn, vận động các quốc gia phê chuẩn Công ước chống tra tấn và Nghị định
thư của nó. Bãi bỏ án tử hình là một ưu tiên hàng đầu, bằng việc tiếp tục vận
động hành lang chống lại việc sử dụng án tử hình trong bất kỳ hồn cảnh nào,
bất cứ nơi nào. Hỗ trợ tư pháp hình sự quốc tế tiếp tục là một yếu tố cơ bản của
chính sách đối ngoại, hỗ trợ Tịa án Hình sự Quốc tế và các tồ án khác.
Tự do tơn giáo hay tín ngưỡng trên thế giới vẫn tiếp tục bị đe dọa. Bộ
ngoại giao Anh đã có hành động, thơng qua cơng việc dự án ở một số nước, ở
cấp độ đa phương ( các quyết định của Liên Hợp Quốc, tuyên truyền vận động

9



EU), và tập hợp đức tin và các nhà lãnh đạo chính trị để ca tụng những lợi ích
của thuyết đa nguyên.
Bên cạnh đó, Anh nỗ lực thúc đẩy quyền trẻ em thông qua Liên Hợp
Quốc, các diễn đàn khác, phấn đấu để giảm thiểu lao động trẻ em.; yêu cầu các
nước chấm dứt cưỡng bức và kết hôn sớm.
Anh ủng hộ nghị quyết của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị
nạn ( UNHRC ) để bảo vệ quyền quốc tế của đồng tính nữ, đồng tính nam và
chuyển giới (LGBT) và cảnh báo phản động ở một số nước, bao gồm cả trong
Khối thịnh vượng chung, tiếp tục vận động hành lang kết hợp với sự tài trợ và
triển khai thực hiện các dự án thiết thực để giúp bảo vệ các cộng đồng có nguy
cơ đe dọa.
Công việc chống khủng bố của Anh tập trung vào việc tăng cường năng
lực cho cảnh sát và tư pháp, bảo vệ nhân quyền và tôn trọng các quy định của
pháp luật.
Anh lo ngại về số lượng các cuộc xung đột trên toàn thế giới. Kế hoạch
hành động quốc gia Vương quốc Anh về phụ nữ, hịa bình và an ninh giúp giảm
thiểu tác động của cuộc xung đột đối với phụ nữ và trẻ em gái và trong giải
quyết xung đột. Anh tiếp tục làm việc thông qua Liên Hợp Quốc về bảo vệ công
dân và trẻ em trong xung đột vũ trang.
Vào năm 2013, Vương quốc Anh trở thành quốc gia đầu tiên công bố Kế
hoạch hành động riêng của mình về kinh doanh và Nhân Quyền. Anh cũng làm
việc thông qua các tổ chức khác, như EU, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế,
và Liên Hiệp Quốc, để thúc đẩy hoạt động kinh doanh có trách nhiệm và chống
tham nhũng.
Bảo vệ quyền con người của cộng đồng Anh ở nước ngoài là một ưu tiên
trong chính sách đối ngoại. Các quan chức Anh làm việc với cơng dân Anh ở
nước ngồi trên một loạt các vấn đề với những tác động nhân quyền, từ phạt tù
đến hơn nhân cưỡng ép,và bắt cóc trẻ em.


10


2.2.1 Sáng kiến ngăn chặn bạo lực tình dục
Bạo lực tình dục trong xung đột hiện nay trên thế giới lan rộng. Nó ảnh
hưởng khơng chỉ đến một số lượng lớn phụ nữ, mà cịn đến những người đàn
ơng và trẻ em. Ngoài những chấn thương về thể chất và tâm lý phải chịu đựng,
bạo lực tình dục làm tăng thêm mâu thuẫn dân tộc, bè phái và những chia rẽ
khác. Nó phá hủy cuộc sống, đưa tới tình trạng tị nạn và đó là một trong một
những vi phạm nhân quyền cá nhân mà cộng đồng đang phải đối mặt.
Chính phủ Anh tin rằng cuộc chiến chống bạo lực tình dục là một vấn đề
của nhân loại và là một vấn đề ngăn ngừa xung đột. Ngoại trưởng Anh William
Hague tin rằng Anh có nghĩa vụ đạo đức và sức mạnh ngoại giao để thay đổi
điều này. Đó là lý do ngày 29 tháng năm 2012, ông cùng với Đặc phái viên của
Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, Angelina Jolie đưa ra Sáng kiến Phòng
chống bạo lực tình dục (PSVI).
Ngoại trưởng Anh William Hague đã dùng cương vị Chủ tịch G8 của
mình vào năm 2013 để đảm bảo sự quan tâm quốc tế lớn hơn và cam kết giải
quyết việc sử dụng bạo lực tình dục trong xung đột, và để bảo đảm một tuyên bố
chính trị rõ ràng của cộng đồng quốc tế nỗ lực phịng chống việc sử dụng bạo
lực tình dục trong xung đột. Chiến dịch chính trị này đã được hỗ trợ bởi một loạt
các biện pháp thiết thực, trong đó tiếp tục triển khai đội ngũ chuyên gia Anh, đội
ngũ này được thành lập năm 2012 như một phần của PSVI, và tiếp tục hỗ trợ
Liên Hợp Quốc và các tổ chức khác.
Trong năm 2013, Vương quốc Anh đã làm việc để xây dựng cam kết
chính trị và động lực tồn cầu để giải quyết bạo lực tình dục trong xung đột.
Tuyên bố về cam kết để chấm dứt bạo lực tình dục trong xung đột đưa ra ngày
24 tháng 9 bên lề phiên họp thứ 68 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Điều đó
thể hiện một cam kết chung và quyết tâm để thấy sự kết thúc việc sử dụng hãm
hiếp và bạo lực tình dục làm vũ khí chiến tranh

Chính phủ Anh cũng đã làm việc với các tổ chức đa phương khác để xây
dựng hỗ trợ quốc tế và sự gắn kết.

11


Ngoại trưởng Anh mới đây cũng đã công bố tài trợ mới với số tiền là 5
triệu bảng Anh của Bộ ngoại giao vương quốc Anh trong vòng ba năm để hỗ trợ
cơ sở và các dự án nhân quyền về giải quyết bạo lực tình dục trong xung đột. Tài
trợ này là một phần của Chương trình Nhân quyền và Dân chủ Bộ Ngoại giao
Anh. Vào năm 2013, đã phân bổ gần 2,7 triệu bảng để hỗ trợ các dự án được
thực hiện trong năm tài chính 2013 - 2014 và 2014 - 2015. Khoản hỗ trợ này
cũng hỗ trợ 13 dự án làm việc để giải quyết bạo lực tình dục trong một số quốc
gia bao gồm cả Bosnia và Herzegovina, Miến Điện, Colombia, DRC,
Guatemala, Iraq, Nigeria, Pakistan, Sierra Leone và Syria . Các dự án này là
nhằm mục đích hỗ trợ cơng việc của các tổ chức xã hội dân sự, bao gồm cả các
tổ chức của phụ nữ và những người đấu tranh cho nhân quyền và các mạng lưới,
cải thiện bảo vệ ở cấp cộng đồng chống lại bạo lực tình dục trong xung đột và
môi trường sau xung đột; để giúp những người sống sót của bạo lực tình dục để
có được tiếp cận tốt hơn với công lý; và thúc đẩy trách nhiệm lớn hơn của các
tổ chức quốc gia có trách nhiệm để giải quyết bạo lực tình dục.
Từ ngày 10 – 13/6/2014, Ngoại trưởng Anh và các phái viên đặc biệt của
Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, Angelina Jolie đã đồng chủ trì hội nghị
thượng đỉnh tồn cầu về việc chấm dứt bạo lực tình dục trong xung đột. Anh sẽ
mời các chính phủ đã thơng qua Tun bố cam kết để chấm dứt bạo lực tình dục
trong xung đột, cùng với đại diện của xã hội dân sự, tư pháp và quân đội từ khắp
nơi trên thế giới. Anh cũng sẽ sử dụng hội nghị thượng đỉnh để khởi động Nghị
định thư quốc tế mới về điều tra và tài liệu của bạo lực tình dục trong xung đột.
Hội nghị được sử dụng để thảo luận trên phạm vi rộng hơn về các vấn đề liên
quan đến bạo lực tình dục trong xung đột, bao gồm ngăn ngừa xung đột, quyền

của phụ nữ và sự tham gia, nam giới và trẻ em trai, trẻ em bị ảnh hưởng bởi
xung đột, công lý quốc tế, và các vấn đề rộng lớn hơn của bạo lực đối với phụ
nữ và trẻ em gái . Đây sẽ là một cơ hội để giới thiệu các chương trình và chính
sách từ khắp nơi trên thế giới đã thành công.

12


2.2.2 Sáng kiến nhân quyền vương quốc Anh
Bốn sáng kiến nhân quyền mà Bộ Ngoại giao Anh ưu tiên hiện nay gồm :
hành động để bảo vệ tự do tôn giáo, tín ngưỡng trên thế giới; thỏa thuận về hiệp
ước đầu tiên của thế giới để kiểm sốt việc bn bán vũ khí; cuộc bầu cử và trở
lại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) của Anh; và sự ra mắt của
Kế hoạch hành động Vương quốc Anh về kinh doanh và nhân quyền.
Ngoài những sáng kiến, Quỹ Chương trình Nhân quyền và Dân chủ tiếp
tục tài trợ cho các dự án nhân quyền để xúc tác thay đổi, hỗ trợ phát triển dân
chủ, và giúp cải thiện tình hình nhân quyền cụ thể trong hơn 40 quốc gia trên
tồn thế giới.
Tự do tơn giáo và tín ngưỡng
Bộ Ngoại giao Anh đã đẩy mạnh hoạt động của mình để thúc đẩy tự do
tơn giáo, tín ngưỡng trên thế giới :
Thứ nhất thông qua các tổ chức đa phương, hỗ trợ thực hiện Nghị quyết
Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn ( UNHRC ) 16/18 ở mỗi nước; đặt nền
tảng cho cuộc chiến chống phân biệt đối xử đối với những người dựa trên tơn
giáo hoặc tín ngưỡng của họ.
Thứ hai, thông qua cam kết song phương
Thứ ba, thông qua các dự án. Anh bắt tay làm việc với các tổ chức nhân
quyền và các tổ chức tôn giáo trên tồn thế giới. Ví dụ: Anh đã giúp tăng cường
mạng lưới những người bảo vệ nhân quyền làm việc về vấn đề này ở Đông Nam
Á.

Thứ tư thông qua đào tạo và chuyên môn. Ngoại trưởng Anh đã thành lập
một nhóm nhỏ của nhóm cố vấn của ơng về nhân quyền, trong đó sẽ tập trung
vào tự do tơn giáo hay tín ngưỡng. Nhóm này sẽ họp sáu tháng 1 lần dưới sự chủ
trì của bà Baroness Warsi – Quốc vụ khanh trong nội các vương quốc Anh.
Năm 2014, chính phủ Anh tiếp tục tập trung vào việc biến tầm nhìn cho tự
do tơn giáo thành hành động thực tế. Mục tiêu là tăng cường sự chấp nhận trên
toàn thế giới cho ý tưởng rằng sự hiện diện của các tôn giáo khác không đe dọa
bản sắc của một tôn giáo, hoặc một tiểu bang, hoặc một nền văn hóa.
13


Hiệp ước thương mại vũ khí :
Sau bảy năm làm việc, Hiệp ước thương mại vũ khí đã được thơng qua
vào ngày 2 tháng 4 năm 2013 tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Đa số các quốc
gia bỏ phiếu ủng hộ hiệp ước. Chỉ có ba nước đã bỏ phiếu chống (Iran, Syria và
Bắc Triều Tiên). Đây là một thành tích đáng kể cho ngoại giao Anh. Vương quốc
Anh là một trong bảy nước phát động chiến dịch cho các hiệp ước, và là một
trong những nước đầu tiên ký hiệp ước mới. Tính đến nay, 116 quốc gia đã ký
hiệp ước và chín đã được phê duyệt. Chính phủ Anh ký ngày 3/6/2013.
Hiệp ước thương mại vũ khí hiện nay cần phải được thực hiện một cách
hiệu quả trên tồn cầu. Nó chứa đựng nền tảng xây dựng cho một thế giới an
tồn hơn. Hiệp ước địi hỏi các quốc gia từ chối xuất khẩu vũ khí và nếu phát
hiện mối nguy hiểm nó sẽ được sử dụng để giải quyết các vi phạm nghiêm trọng
quyền con người.
Anh được bầu vào Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc ( HRC )
Cuộc bầu cử vào HRC nhiệm kỳ 2014-2016 là một ưu tiên của chính phủ
Anh vào năm 2013. Bà Baroness Warsi phát động chiến dịch bầu cử vào tháng
12/ 2012. Trong năm 2013, Anh sử dụng mạng ngoại giao để tìm kiếm sự hỗ
trợ từ nhiều nước, trao đổi với họ về nhân quyền, trong đó nêu ra phương pháp
tiếp cận đối với nhân quyền ở Anh và nguyện vọng với Văn phòng Cao ủy Liên

Hợp Quốc về người tị nạn ( UNHRC ).
Cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 10/ 2013 tại New York. Anh được bầu với
171 phiếu. Trong năm 2014, Vương quốc Anh sẽ được hoạt động tại các
UNHRC đưa vào nghị quyết quốc gia cụ thể, và trong các lĩnh vực bao gồm tự
do tơn giáo, tín ngưỡng; ngăn chặn bạo lực tình dục, kinh doanh và nhân quyền.
Quỹ chương trình nhân quyền và dân chủ
Chương trình Nhân quyền và Dân chủ (HRDP) là một nguồn chuyên dụng
kinh phí trong phạm vi Bộ Ngoại giao Anh đối với cơng việc nhân quyền ở nước
ngồi. Trong năm tài chính 2013- 2014, Anh đã phân bổ số kinh phí là 6.500.000
£ để hỗ trợ 83 dự án ( trong đó 26 dự án hoạt động vào năm tài chính 20142015), dao động trong quy mơ từ 9.000 £ đến 517.000 £. Hầu hết các dự án
14


được thực hiện bởi các tổ chức xã hội dân sự phối hợp với Đại sứ quán Anh tại
các địa phương hoặc Cao ủy.
Các dự án tập trung vào giải quyết vấn đề bạo lực phụ nữ, hỗ trợ tự do
ngơn luận, phịng chống tra tấn, tự do tơn giáo và tín ngưỡng, quyền kinh doanh
và con người, bãi bỏ án tử hình, hỗ trợ hịa bình và phát triển quyền phụ nữ, bảo
vệ nhà báo và tiếp cận thông tin công cộng.
Dự án giải quyết bạo lực cho phụ nữ : Trong khu vực người Kurd của Iraq,
HRDP đã tài trợ cho việc đào tạo cảnh sát và nhân viên dân sự từ các đơn vị Bảo
vệ gia đình, cung cấp một khóa học giới thiệu về " Phản ứng đối phó hiệu quả để
cảnh sát chống việc bạo lực đối với phụ nữ".
Vào năm 2013, Đại sứ quán Anh ở Indonesia tài trợ một dự án tập trung
vào việc nâng cao nhận thức của các nhà lãnh đạo tôn giáo về quyền của phụ nữ.
Nhà hoạt động nhân quyền đã báo cáo rằng một số văn bản dưới luật gần đây đã
bãi bỏ một số quyền phụ nữ và thiểu số. Dự án đã tìm cách để đảm bảo rằng,
thông qua đào tạo và nâng cao nhận thức, tương lai của luật sẽ tuân thủ tốt hơn
với các tiêu chuẩn nhân quyền.
Dự án hỗ trợ bảo đảm tự do tín ngưỡng, tơn giáo : Từ năm 2011, Đại sứ quán

Anh ở Iraq đã hỗ trợ các sáng kiến hịa giải tơn giáo cấp cơ sở, được hoạt động
bởi Quỹ Cứu trợ và Hịa giải ở Trung Đơng. Các sáng kiến thúc đẩy hịa giải ở
Iraq thơng qua đối thoại giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo qua sự phân chia bè phái
ở cấp cơ sở.
Dự án hỗ trợ tự do ngôn luận : Trong năm 2013, các dự án tài trợ HRDP tại
Việt Nam nhằm xây dựng một mơi trường làm việc an tồn hơn cho các nhà báo
và cải thiện việc tiếp cận thơng tin.
2.2.3 Bình đẳng và không phân biệt đối xử
Quyền của phụ nữ
Anh thực hiện một loạt các hoạt động về quyền phụ nữ. Ở Chile, chính phủ
Anh ủng hộ hai dự án khác nhau được đưa ra để cải thiện các điều kiện cho phụ
nữ trong nhà tù. Một trong số đó có liên quan với sự phát triển của kỹ năng lao
động để phụ nữ tái hòa nhập dễ dàng hơn vào xã hội, và để giảm sự cám dỗ để
15


trở về hỗ trợ gia đình của họ. Dự án thứ hai tập trung vào việc cải thiện điều
kiện trong nhà tù, và nhằm mục đích đặc biệt là cải thiện hồn cảnh của phụ nữ
có con nhỏ.
Chính phủ Anh cam kết hỗ trợ các dự án mới mang tính sáng tạo trong các
nước nghèo nhất, làm việc với các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngồi
để thúc đẩy quyền của phụ nữ trên toàn cầu, giải quyết các nguyên nhân sâu xa
của bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, và giảm tác động của xung đột trên
chúng. Ở Ethiopia, Đại sứ Anh đã tổ chức một buổi thảo luận về việc loại bỏ bạo
lực đối với phụ nữ tại Đại học Addis Ababa. Ở Gambia, Anh tài trợ cho một dự
án với Hiệp hội Nữ Luật sư của Gambia để đào tạo các quan chức cảnh sát, quân
đội và nhập cư trong phỏng vấn và điều tra kỹ năng trong việc đối phó với bạo
lực đối với phụ nữ.
Trong năm 2013, Bộ Ngoại giao Anh tài trợ cho một dự án ở Myanmar nhằm
thúc đẩy quyền của phụ nữ và sự tham gia chính trị của phụ nữ. Ở Philippines,

Đại sứ quán Anh tại Manila đang tài trợ cho một dự án tăng cường sự tham gia
của phụ nữ trong chính trị và quản lí. Ở Mozambique, Cao Ủy tài trợ cho một dự
án bảo vệ phụ nữ và trẻ em tại bốn huyện ở tỉnh Zambezia.
Vấn đề giới tính: đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, chuyển giới
( cộng đồng LGBT )
Theo Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền, 76 quốc gia vẫn
còn giữ luật lệ phân biệt đối xử đối với những người gặp vấn đề về giới tính. Ở
nhiều nước, cộng đồng LGBT tiếp tục bị bạo lực; vi phạm và lạm dụng nhân
quyền, bao gồm cả tra tấn vô nhân đạo hay đối xử tồi tệ; hạn chế về quyền tự do
ngôn luận, lập hội và hội họp hịa bình; phân biệt đối xử trong việc làm; và giới
hạn đến với các dịch vụ y tế và giáo dục.
Chính phủ Anh nỗ lực hoạt động làm việc với các quốc gia để chống phân
biệt đối xử, các quan chức Bộ ngoại giao Anh tham dự và phát biểu tại Liên
hoan phim Quốc tế về LGBT ở Nga để thúc đẩy sự hiểu biết về vấn đề LGBT
thông qua các bộ phim. Đại sứ quán Anh và Cao ủy tiếp tục vận động hành lang

16


ở cấp cao nhất về quyền của cộng đồng LGBT trong một số quốc gia, đặc biệt
những quốc gia coi quan hệ tình dục đồng giới là phạm tội.
Trong năm 2013, Đại sứ quán Anh ở Belgrade hỗ trợ các dự án hỗ trợ thực
hiện chiến lược chống phân biệt đối xử của Serbia, phản đối quan niệm sai lầm
về những người LGBT tại khu vực Balkan, và đào tạo nhân viên xã hội để cải
thiện dịch vụ cho cộng đồng LGBT và gia đình của họ ở Serbia. Đại sứ quán
Anh ở Budapest hỗ trợ các dự án hỗ trợ các sự kiện văn hóa cộng đồng LGBT
tại Hungary.
2.2.4 Nhân quyền cho cơng dân Anh ở nước ngồi
Hỗ trợ nhân quyền của cơng dân Anh ở nước ngồi là một ưu tiên của
chính phủ Anh, là một trong ba ưu tiên chính sách đối ngoại của chính phủ Anh

nhằm hỗ trợ công dân Anh trong các trường hợp, khi công dân Anh bị buộc tội,
phải đối mặt với án tử hình, hoặc khi họ là những nạn nhân trong hơn nhân
cưỡng bức hoặc trường hợp bắt cóc trẻ em. Quan hệ đối tác mạnh mẽ với các tổ
chức nhân quyền và các tổ chức xã hội dân sự ở Anh và ở nước ngoài là chủ
trương quan trọng để phối hợp giải quyết vấn đề này.
Chính phủ Anh phản đối trên cơ sở nguyên tắc việc sử dụng hình phạt tử hình
trong mọi tình huống. Anh sẽ sử dụng tất cả các ảnh hưởng thích hợp để ngăn
chặn việc thực hiện án tử hình với cơng dân Anh ở nước ngoài. Anh tiến hành
các cuộc vận động hành lang chính trị ở mức cao cấp khi cần thiết.
Trong năm 2013, Vương quốc Anh tiếp tục giải quyết vấn đề hôn nhân
cưỡng ép thông qua công việc của các đơn vị chống Hôn nhân cưỡng bức
(FMU) . FMU hỗ trợ nạn nhân của bất kỳ quốc tịch Anh và giúp cơng dân Anh ở
nước ngồi. FMU có một đường dây trợ giúp cho các nạn nhân của hôn nhân
cưỡng ép và các chuyên gia đưa ra lời khuyên về việc xử lý các trường hợp hơn
nhân ép buộc. Nó cũng phát triển chính sách về hơn nhân cưỡng ép và điều hành
một chương trình tiếp cận cộng đồng rộng lớn. FMU cũng tài trợ 10 tổ chức phi
chính phủ của Vương quốc Anh tiến hành các dự án hỗ trợ nạn nhân của hôn
nhân cưỡng ép, giải quyết những nguyên nhân của hôn nhân cưỡng ép, và nâng
cao nhận thức về vấn đề này.
17


Anh tiến hành vận động hành lang quốc tế, cam kết để giải quyết hôn nhân
cưỡng bức và kết hôn sớm. Chính phủ Anh làm việc chặt chẽ với EU và các đối
tác quốc tế để chia sẻ và phát triển hoạt động tốt nhất để giải quyết vấn đề này.
2.3 Một số tổ chức từ thiện và NGOs của Anh có vai trị thúc đẩy quyền con
người ở nước ngoài
Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) là một tổ chức phi chính
phủ quốc tế, được một luật sư người Anh thành lập năm 1961, đặt ra mục đích
bảo vệ tất cả quyền con người đã được trịnh trọng nêu ra trong bản Tuyên ngôn

Quốc tế Nhân quyền và các chuẩn mực quốc tế khác, vận động cứu trợ nhân
đạo và về quyền con người trên toàn thế giới. Năm 1977, Ân xá Quốc tế được
trao tặng Giải Nobel Hịa bình vì những hoạt động bảo vệ nhân quyền trên khắp
thế giới.

Tổ chức Cơng giáo vì sự Phát triển ở Hải ngoại ( Catholic Agency for
Overseas Development ) vận động quyên góp nhiều quỹ để thúc đẩy phát triển
dài hạn, nâng cao nhận thức của người dân về nguyên nhân của nghèo, và thúc
đẩy công bằng xã hội ở những khu vực nghèo trên thế giới.
Tổ chức Oxfam: Tổ chức Oxfam ban đầu được thành lập tại Oxford vào
năm 1942 với tên gọi Ủy ban Oxford cho cứu trợ nạn đói bởi một nhóm Quaker,
các nhà hoạt động xã hội, và các học giả Oxford, đây là tổ chức Oxfam Anh, vẫn
có trụ sở tại Oxford, Vương quốc Anh. Oxfam ở nước ngoài đầu tiên được thành
18


lập tại Canada vào năm 1963. Hiện nay Oxfam là một liên minh quốc tế của 15
tổ chức làm việc tại 98 quốc gia trên tồn thế giới để tìm giải pháp lâu dài cho
nghèo đói và bất cơng, tập trung vào một số vấn đề quan trọng nhằm giúp đỡ
người nghèo thốt nghèo

Tổ chức Đồn kết Thiên chúa Giáo Trên toàn thế giới (Christian Solidarity
Worldwide) là một tổ chức nhân quyền chuyên về tự do tôn giáo
Công lý (JUSTICE) – chi nhánh tại Anh của Ủy ban Luật sư Quốc tế (the
International Commission of Jurists) – hoạt động nhằm cải thiện hệ thống pháp
luật và chất lượng xét xử.

19



CHƯƠNG 3
ĐÓNG GÓP TRONG VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VƯƠNG
QUỐC ANH Ở MỘT SỐ NƯỚC HIỆN NAY
3.1. Việt Nam
Mục tiêu về nhân quyền của Vương quốc Anh tại Việt Nam : tăng cường
nhận thức về vai trò tiềm năng của truyền thông trong việc xây dựng nhà nước
,thúc đẩy sự phát triển của xã hội dân sự nhằm giải quyết có hiệu quả các vấn đề
như quyền đất đai; và đấu tranh chống tham nhũng.
Vương quốc Anh đã nêu vấn đề nhân quyền ở tất cả các cuộc trao đổi các
cấp với chính phủ Việt Nam, bao gồm trong chuyến thăm giữa 2 bên và các cuộc
đối thoại chiến lược. Chính phủ Anh làm việc chặt chẽ với các đối tác EU khác
để khuyến khích Việt Nam hướng tới những đối thoại cởi mở và thẳng thắn về
vấn đề nhân quyền.

Ngày 16/4/2014 Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã hội đàm với Ngoại trưởng
Anh William Hague, tăng cường đối thoại về vấn đề dân chủ, nhân quyền
Bên cạnh đó, Anh cũng thực hiện những dự án, sử dụng tiền từ quỹ Nhân
quyền và Dân chủ, với trọng tâm là giúp nhà báo an toàn hơn và tăng cường tiếp
cận thông tin cho nhà báo. Anh ủng hộ mở rộng minh bạch; và giảm tham nhũng
ở Việt Nam thông qua hợp tác với các cơ quan chính phủ và trong khu vực tư
20


nhân. Ngồi ra, Anh cũng sẽ vận động chính quyền Việt Nam cho phép đưa cuộc
diễu hành của người LGBT trở thành một sự kiện chính thức.  
Vương quốc Anh đã có một loạt các hoạt động hỗ trợ, bao gồm cả việc tạo
cơ hội việc làm mới cho nạn nhân của tình trạng bn người và hỗ trợ cho nạn
nhân của bạo hành ở Việt Nam. Đại sứ quán Anh cũng tài trợ cho một dự án có
tên gọi “Hoạt động nâng cao năng lực cho nạn nhân của bạo lực giới” tại quận
Đống Đa và huyện Thạch Thất Hà Nội từ tháng sáu năm 2013. Dự án đã mở

rộng quyền cho phụ nữ Việt Nam trong môi trường xã hội địa phương. Dự án
hướng tới phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực về giới (gồm có bạo hành
gia đình, bn người và xâm hại tình dục); những lao động thời vụ từ nơng thơn
(người bán rong, người thu nhặt ve chai và người giúp việc); và cộng đồng địa
phương (cơ quan chính quyền địa phương, những người cung cấp dịch vụ, các
thành viên trong gia đình và những người gây án). Mỗi nhóm sẽ được tư vấn
miễn phí, được bảo vệ và dạy kỹ năng sống.
Quyền trẻ em: Trong năm 2013, Vương quốc anh đã tài trợ 3 triệu bảng
nhằm tăng cường khả năng của trẻ em tiếp cận với giáo dục tiểu học ở nơng
thơn, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn. Chương trình đã hỗ trợ cho
500,000 học sinh, khoảng 44% trong số đó là học sinh người dân tộc thiểu số, tại
46 tỉnh kể từ năm 2010.
3.2. Nga
Mục tiêu bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền của Anh ở Nga tập trung vào các
vấn đề: xã hội dân sự và dân chủ, tự do ngôn luận, các quy định của pháp luật và
bình đẳng, khơng phân biệt đối xử. Dự án do Vương quốc Anh tài trợ và được
điều hành bởi các tổ chức NGOs của Nga với kinh phí tổng cộng 1.300.000 £
đóng góp vào việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền ở Nga.
Anh hỗ trợ các dự án cải thiện tình hình bảo vệ nhân quyền ở Nga, trong
đó có một dự án nhằm cải thiện an toàn và an ninh của nhà báo ở Bắc Kavkaz,
và tiếp tục hỗ trợ sự phát triển của xã hội dân sự ở Nga; Chúng tôi cũng hỗ trợ
một dự án ở Ekaterinburg thông qua Cơ sở pháp lý - một tổ chức NGO của Nga,

21


mà hoạt động của nó nhằm giảm các hành vi tra tấn và bạo lực trong các nhà tù
và giáo dục nhân viên nhà tù và tù nhân về nhân quyền.

22



III. KẾT LUẬN
Hiện nay nhân quyền đã trở thành một vấn đề thu hút sự chú ý rộng rãi
của dư luận thế giới, một nhân tố không kém phần quan trọng trong các chương
trình nghị sự và văn kiện của các Hội nghị quốc tế, các tổ chức quốc tế và khu
vực cũng như các hiệp định song phương, đa phương. Như đối với các vấn đề
khác, nhân quyền trong quan hệ quốc tế thể hiện xu thế chung là vừa hợp tác,
vừa đấu tranh giữa các nước, và giữa một nước với các tổ chức quốc tế hoặc
nhân vật nước khác, với những tương tác thường xuyên và lợi ích đan xen giữa
kinh tế-thương mại và chính trị, chính thức và khơng chính thức khơng ngừng
gia tăng và mở rộng. Tại các diễn đàn đa phương, vấn đề nhân quyền tiếp tục bị
lợi dụng và bị chính trị hố mạnh.
Thế giới hiện nay đang có sự khác biệt trong quan niệm về nhân quyền.
Tuy có sự thống nhất xung quanh các tiêu chí tổng quát chung về nhân quyền,
song việc thực hiện các yêu cầu đó phải gắn liền với hoàn cảnh lịch sử, điều kiện
kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật cụ thể của mỗi quốc gia. Trong khi các nước
phát triển nhấn mạnh nhân quyền từ góc độ tự do ngơn luận, tự do báo chí, tự do
lập hội, tự do biểu tình, thì các nước đang phát triển lại quan tâm hơn tới các
quyền dân sinh.
Do vậy, việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong chính sách đối
ngoại của Vương quốc Anh phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị,
pháp luật cụ thể của mỗi quốc gia, đặc biệt đối với 2 nhóm quan điểm chính hiện
nay về nhân quyền là : quan điểm của các nước đang phát triển và quan điểm
Mỹ, phương Tây. Việc xem xét và đưa ra chính sách đối ngoại phù hợp sẽ góp
phần bảo đảm an ninh, chính trị của Anh cũng như thúc đẩy sự hài hịa về lợi ích
của các dân tộc, xây dựng mơi trường hịa bình, hợp tác cùng phát triển trên thế
giới.
Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ cũng rất quan trọng đối với nền
chính trị nhân quyền quốc tế. Các tổ chức phi chính phủ - với tư cách tư nhân có thể hoạt động mà khơng chịu sự kiểm sốt chính trị của chính phủ. Hơn nữa,

do khơng có những tham vọng chính trị lớn có thể xung đột với các mục tiêu
23


nhân quyền nên các tổ chức phi chính phủ thường ở vị trí thuận lợi hơn khi nêu
ra những quan ngại về nhân quyền. Do tính chất phi đảng phái và hoạt động có
tiêu điểm, nên đơi khi các tổ chức phi chính phủ có thể nêu lên những vấn đề
nhân quyền trong phạm vi một quốc gia mà các tổ chức khác khơng làm được,
điển hình ở những quốc gia mà hoạt động chính trị độc lập bị đàn áp và xã hội
dân sự yếu. Do đó, chính phủ Anh cần lưu ý điểm này để phối hợp hoạt động
tích cực với các tổ chức phi chính phủ ( NGOs) và tăng cường mạng lưới xã hội
dân sự đóng góp tích cực vào hoạt động bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trên thế
giới, tạo dựng vị thế và tranh thủ nguồn lực vật chất, tinh thần cho quốc gia,
đóng góp vào hoạt động ngoại giao của Chính phủ, ngoại giao nhân dân.

24


×