Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

sinh 8 tiet 41

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.59 KB, 3 trang )

Tuần 22
Tiết 41

Ngày soạn: 14/01/2019
Ngày dạy: 16/01/2019

BÀI 39 : BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Qua bài học này HS phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được quá trình tạo thành nước tiểu.
- Trình bày được quá trình thải nước tiểu.
2. Kĩ năng:
- Quan sát và phân tích kênh hình.
- Kĩ năng liên hệ thực tế.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to hình 39.1
- Tư liệu về q trình tạo và bài tiết nước tiểu.
2. Học sinh: Xem trước bài, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: (1’)
8A1……………........................................…
8A2……………........................................…
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
- Nêu cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu ?
- Bài tiết đóng vai trị quan trọng như thế nào với cơ thể sống ?
3. Hoạt động dạy - học:
Mở bài: Nước tiểu thải ra ngồi do đâu mà có? Qúa trình tạo thành nước tiểu diễn ra
như thế nào? Sự thải nước tiểu tiến hành ra sao? => Vào bài.


Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tạo thành nước tiểu(18’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK mục I, - HS đọc và xử lí thơng tin.
quan sát H 39.1 để tìm hiểu sự tạo thành - Quan sát tranh và nội dung chú thích H 39.1
nước tiểu.
SGK (hoặc trên bảng).
- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
- 1 HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm
khác nhận xét, bổ sung để hồn thiện kiến
thức.
+ Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá + Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình.....
trình nào? diễn ra ở đâu?
- Yêu cầu HS đọc lại chú thích H 39.1, - Trao đổi phiếu học tập cho nhau, đối chiếu
thảo luận và trả lời:
với đáp án để đánh giá.
+ Thành phần nước tiểu đầu khác máu ở + Nước tiểu đầu khơng có tế bào máu và
điểm nào?
prôtêin.
- GV chốt lại kiến thức.
Tiểu kết:
- Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:
+ Quá trình lọc máu ở cầu thận tạo ra nước tiểu đầu.
+ Quá trình hấp thụ lại vào máu những chất cần thiết (Nước, chất dinh dưỡng, các ion
cần cho cơ thể Ca+, Cl,-...) ở ống thận.


+ Quá trình bài tiết tiếp chất thừa, chất thải, chất có hại ở ống thận để tạo thành nước
tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu.

Hoạt động 2 : Tìm hiểu về sự thải nước tiểu(17’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời - HS tự thu nhận thông tin và trả lời câu hỏi,
câu hỏi:
rút ra kết luận:
+ Thực chất của quá trình tạo thành nước + Thực chất là quá trình lọc máu và thải chất
tiểu là gì ?
cặn bã, chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể.
+ Vì sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra + Máu tuần hoàn liên tục qua cầu thận nên
liên tục mà sự bài tiết nước tiểu lại gián nước tiểu cũng được hình thành liên tục.
đoạn ?
+ Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào? + Nước tiểu tích trữ ở trong bóng đái lên tới
(dùng hình vẽ để minh hoạ).
200ml đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu, lúc
đó mới bài tiết nước tiểu ra ngoài.
- GV lưu ý HS: Trẻ sơ sinh, bài tiết nước - HS chú ý lắng nghe.
tiểu là phản xạ không điều kiện, ở người
trưởng thành đây là phản xạ có điều kiện
do vỏ não điều khiển.
- Cho HS đọc kết luận.
- GV lồng ghép giáo dục HS không nên - HS chú ý theo dõi.
nhịn tiểu, khi buồn tiểu phải đi tiểu đúng
lúc.
Tiểu kết:
- Nước tiểu chính thức tạo thành đổ vào bể thận theo ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở
bóng đái, sau đó được thải ra ngồi nhờ hoạt động của cơ bóng đái và cơ bụng.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
1. Củng cố: (2’)
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ và mục “Em có biết” SGK.

- HS làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Khoanh tròn vào đầu câu đúng: (HS yếu)
Nước tiểu đầu được hình thành là do:
a. Quá trình lọc máu xảy ra ở cầu thận.
b. Quá trình lọc máu xảy ra ở nang cầu thận.
c. Quá trình lọc máu xảy ra ở ống thận.
d. Quá trình lọc máu xảy ra ở bể thận.
Câu 2: Đánh dấu X vào ô đúng trong bảng dưới đây:
STT
Nội dung
Nước tiểu đầu Nước tiểu chính
thức
1
Nồng độ các chất hồ tan đậm đặc.
2
Nồng độ các chất hồ tan lỗng.
3
Nồng độ các chất cặn bã và chất độc thấp.
4
Nồng độ các chất cặn bã và chất độc cao.
5
Nồng độ các chất dinh dưỡng cao.
6
Nồng độ các chất dinh dưỡng rất thấp.
2. Dặn dò: (1’)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Tìm hiểu tác nhân gây hại cho hệ bài tiết.
- Kẻ phiếu học tập vào vở và bảng nhóm.
Tổn thương của hệ bài tiết nước tiểu

Hậu quả
Cầu thận bị viêm và suy thoái


Ống thận bị tổn thương hay làm việc kém hiệu quả
Đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi
V. RÚT KINH NGHIỆM.

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×