Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Sự lưu hành và đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Enterohaemorrhagic Escherichia coli (EHEC) O45, O121, O157 trên bò tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.12 KB, 8 trang )

KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXVIII SỐ 9 - 2021

SỰ LƯU HÀNH VÀ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN
ENTEROHAEMORRHAGIC ESCHERICHIA COLI (EHEC) O45, O121, O157
TRÊN BÒ TẠI HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE
Lê Hồng Nghị, Nguyễn Khánh Thuận*,
Trần Thị Lệ Triệu, Lý Thị Liên Khai1, Trần Ngọc Bích
Bộ mơn Thú y, Khoa Nơng nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ
*Email:

TÓM TẮT
Trong thời gian từ tháng 8/2020 đến 12/2020, tổng cộng 121 mẫu phân bò khỏe được thu thập
trên tất cả các giống bị, lứa tuổi, giới tính tại các hộ chăn ni bị thuộc huyện Ba Tri, Bến Tre. Bằng
phương pháp PCR, tỷ lệ hiện diện của vi khuẩn EHEC O45, O121 lần lượt là 4,13% và 7,44% trong
mẫu phân bị; khơng có sự khác biệt giữa giới tính, độ tuổi. Tuy nhiên, sự hiện diện của chủng E. coli
O45 trên bị sữa (10,81%) có tỷ lệ cao hơn bị thịt (1,19%). Khơng tìm thấy sự hiện diện của vi khuẩn
E. coli O157 trên đàn bò được khảo sát trong nghiên cứu này. Kiểm tra sự đề kháng kháng sinh của
các chủng vi khuẩn E. coli O45, O121 phân lập được bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch đối
với 10 loại kháng sinh. Các chủng vi khuẩn E. coli O45, O121 trên bò nhạy cảm cao với amikacin và
doxycycline (100%), kế đến là ofloxacin (85,71%) và ceftazindime (71,43%); tuy nhiên, đã đề kháng
với streptomycin (50,00%), colistin (57,14%) và ampicillin (64,29%).
Từ khóa: Bị, Bến Tre, đề kháng kháng sinh, EHEC, serotype

Prevalence and antimicrobial resistance of Enterohaemorrhagic Escherichia
coli (EHEC) O45, O121, O157 in cattle in Ba Tri, Ben Tre province
Le Hong Nghi, Nguyen Khanh Thuan,
Tran Thi Le Trieu, Ly Thi Lien Khai, Tran Ngoc Bich

SUMMARY
From August 2020 to December 2020, a total of 121 fecal samples were collected from
healthy cattle on all of the breeders, ages, gender at the household farms in Ba Tri, Ben


Tre province. Applying PCR assay, the prevalence of positive EHEC O45, O121 was 4.13%
and 7.44% respectively; there was no significant difference in gender, ages. However, the
prevalence of E. coli O45 in dairy cattle (10.81%) was higher than that in beaf cattle (1.19%).
E. coli O157 was not found in cattle in this study. The antimicrobial resistance of the E. coli
O45, O121 isolates was carried out following the disk infusion method with 10 antibiotics. E.
coli O45, O121 strains were extremely sensitive to amikacin, doxycycline (100%), followed by
ofloxacin (85.71%), and ceftazindime (71.43%); however, those strains were resistant against
streptomycin (50,00%), colistin (57.14%) and ampicillin (64.29%).
Keywords: Antimicrobial resistance; Ben Tre province; cattle; ETEC; serotype

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Enterohaemorrhagic Escherichia coli (EHEC)
là vi khuẩn sản sinh độc tố shiga (Stx), gây ngộ

độc thực phẩm nghiêm trọng trên người. EHEC
tồn tại trong đường ruột của nhiều loài gia súc, chủ
yếu là loài nhai lại và con bò là nguồn mang trùng
chủ yếu (Amstrong và cs., 1996). Các chủng vi
21


KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXVIII SỐ 9 - 2021

khuẩn EHEC không gây bệnh cho vật mang trùng,
nhưng là nguồn dự trữ tự nhiên làm phát tán mầm
bệnh thông qua phân, và làm vấy nhiễm vào nước,
sữa, thịt tươi sống, rau củ, mơi trường. EHEC có
thể tồn tại trong thịt tươi sống và thịt nấu chín;
với số lượng rất thấp cũng có thể gây ra tử vong
cho người già và trẻ nhỏ (Griffin và Tauxe, 1991).

Khảo sát tại các trại chăn ni bị ở Hoa Kỳ cho
thấy các chủng vi khuẩn E. coli O45, O121 hiện
diện với tỉ lệ lần lượt là 14,6%, 2,0% (Dewsbury
và cs., 2015). Ngoài ra, nhiều ca bệnh nguy hiểm
trên trẻ em do EHEC gây ra đã được ghi nhận ở
nhiều quốc gia, trong đó có Nhật Bản từ 20102013 (Kanayama và cs., 2005). Từ đó, cho thấy
được sự nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng
của chủng vi khuẩn EHEC và vai trò trung gian
quan trọng của con bò trong việc phát tán mầm
bệnh. Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh do vi khuẩn
E. coli trên người và động vật ngày càng trở nên
phức tạp hơn do sự kháng thuốc của vi khuẩn E.
coli. Medina và cs. (2011) khi phân tích các chủng
E. coli EHEC phân lập trên gia súc tại châu Âu
và châu Mỹ đã cho thấy các chủng này có sự đề
kháng cao với các kháng sinh như tetracycline,
trimethoprim/sulfamethoxazole. Heydari và cs.
(2020) cũng đã xác định có sự đề kháng kháng
sinh của các chủng E. coli EHEC phân lập trên
người bệnh tiêu chảy tại Iran; vi khuẩn đề kháng
với ampicillin, ciprofloxacin (54.5%). Ngồi ra,
EHEC đề kháng kháng sinh có thể lây nhiễm sang
người nếu bị phát tán ra môi trường từ nguồn phân
của gia súc (Nguyen và Sperandio, 2012). Điều
này cho thấy mức độ nguy hiểm của EHEC đề
kháng thuốc đối với sức khoẻ của con người; do
đó đặc điểm đề kháng kháng sinh của EHEC phân
lập trên bò cũng cần được nghiên cứu.
Tại Bến Tre, chăn ni bị ngày càng phát
triển và được chọn làm phương thức chăn nuôi

giúp người nơng dân thốt nghèo và phát triển
kinh tế. Tuy nhiên, điều kiện vệ sinh, chăn ni
cịn hạn chế, rất dễ làm lây lan và phát tán mầm
bệnh trên đàn gia súc và giữa động vật - con
người. Do đó nghiên cứu được thực hiện nhằm
mục đích cung cấp thơng tin về đặc điểm hiện
diện và khả năng đề kháng kháng sinh của vi
22

khuẩn E. coli O45, O121, O157 phân lập trên
đàn bò tại đây.

II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Phân lập vi khuẩn Escherichia coli từ mẫu
phân bò ở tất cả các độ tuổi, giống, giới tính tại
huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
- Định danh vi khuẩn Enterohaemorrhagic
Escherichia coli (EHEC) O45, O121, O157 bằng
phương pháp PCR với các đoạn mồi đặc hiệu.
- Xác định sự đề kháng kháng sinh của các
chủng EHEC được định danh bằng phương
pháp kháng sinh đồ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập mẫu
Điều tra cắt ngang được thực hiện với tổng
số mẫu dự kiến được tính theo cơng thức của
Thrusfield (2018) và tỷ lệ lưu hành của E. coli
O157 trên phân bị tại Đồng bằng sơng Cửu

Long trong nghiên cứu trước đây là 2,1% (Ly
và cs., 2009). Tổng số mẫu phân bò dự kiến thu
thập là 32 mẫu. Tuy nhiên, trong quá trình khảo
sát đã thu thập 121 mẫu phân bị khoẻ được lấy
ở các hộ chăn ni bị tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến
Tre. Bò được lấy mẫu bao gồm bò thịt và bò sữa
HF ở tất cả các lứa tuổi tại địa bàn khảo sát.
Đĩa kháng sinh chuẩn được sử dụng của công
ty Nam Khoa (Việt Nam): amikacin (Ak) 30 μg,
ampicillin (Am) 10 μg, amoxicillin/clavulanic
acid (Ac) 20/10 μg, bactrim (Bt) 1,25/23,75
μg, ceftazidime (Cz) 30 μg, colistin (Co) 10 μg,
doxycycline (Dx) 30 μg, ofloxacin (Of) 5 μg,
streptomycin (Sm) 10 μg, tetracycline (Te) 30 μg.
- Phân lập vi khuẩn E. coli từ phân bò
Phân bò khoẻ được lấy trực tiếp từ trực tràng
bằng găng tay vơ trùng. Sau đó, mẫu phân được
chuyển vào bọc nilon vô trùng, ghi ký hiệu,
bảo quản trong điều kiện lạnh 2-8oC, và đưa về
phòng thí nghiệm phân tích trong 24 giờ.


KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXVIII SỐ 9 - 2021

Mẫu phân sau khi thu thập tiến hành phân
lập vi khuẩn E. coli theo TCVN:5155-90 và dựa
theo miêu tả của Barrow và Feltham (2003). Mỗi
mẫu phân được lấy 25g và cho vào môi trường
tăng sinh Buffer peptone water (BPW, Merck,
Đức), ủ ở 37oC trong 24 giờ. Sau đó, mẫu tăng

sinh được cấy trên môi trường chuyên biệt
Macconkey (MC, Merck, Đức), ủ ở 37oC trong
24 giờ. Chọn những tất cả các khuẩn lạc điển
hình của vi khuẩn E. coli trên môi trường MC
và cấy thuần lại trên môi trường MC, ủ ở 37oC
trong 24 giờ. Khuẩn lạc E. coli nghi ngờ được
kiểm tra đặc điểm sinh hóa trên: mơi trường
KIA (Kligler Iron Agar), Indole, VP (Voges –
Proskauer), MR (Methyl Red) và Simmons
Citrate (Merck, Đức).
- Phương pháp định danh vi khuẩn EHEC
O45, O121, O157 bằng phương pháp PCR

Ly trích DNA
Tất cả các chủng E. coli được khẳng định sau
khi kiểm tra sinh hóa, được tăng sinh trên mơi
trường Tryptycase soy agar (TSA, Merck, Đức)
và ly trích DNA bằng phương pháp shock nhiệt
của Soumet và cs. (1994). DNA khuôn mẫu sau
khi ly trích được trữ ở -20°C.
Thực hiện phản ứng PCR
Phản ứng PCR sử dụng bộ kit Mastermix 2X
(Promega, Mỹ) với tổng thể tích 25µl: Mastermix
2X (12,5µl), mồi xi (F: 0.5µl), mồi ngược (R:
0,5µl), nước tinh khiết (9,5µl), và DNA (2 µl).
Chu trình nhiệt thực hiện phản ứng PCR: 95oC - 5
phút; 30 chu kỳ: 94oC - 30 giây, 57oC - 90 giây,
72oC - 90 giây; 72oC - 5 phút. Trình tự nucleotide
các cặp primer được sử dụng trong nghiên cứu
này được thể hiện qua Bảng 1.


Bảng 1. Trình tự nucleotide của các cặp mồi primer định danh EHEC O45, O121, O121
Chủng
O45
O121
O157

Kích thước
(bp)

Trình tự primer (5’-3’)
F: TGCAGTAACCTGCACGGGCG
R: AGCAGGCACAACAGCCACTACT
F: TCCAACAATTGGTCGTGAAA

628

R: AGAAAGTGTGAAATGCCCGT
F: CAGGTGAAGGTGGAATGGTTGTC
R:TTAGAATTGAGACCATCCAATAAG

Sản phẩm PCR được điện di ở hiệu điện thế
50V, trong 60 phút và đọc kết quả dưới tia UV
để xác định sự hiện diện của gene mã hoá. Mẫu
đối chứng dương: DNA của vi khuẩn E. coli
O45, O121, O157; mẫu đối chứng âm: nước
tinh khiết không chứa enzyme DNA và RNA.
- Phương pháp khảo sát sự nhạy cảm của vi
khuẩn EHEC O45, O121 đối với kháng sinh
Kiểm tra sự đề kháng của vi khuẩn E. coli đối

với kháng sinh dựa theo phương pháp khuếch tán
trên đĩa thạch của Kirby-Bauer (CLSI, 2019). Vi
khuẩn được khuyếch tán trên đĩa thạch MullerHilton agar (MHA, Merck, Đức) ở nồng độ tương

255

296

Tài liệu
tham khảo
DebRoy và cs.,
2011
Bertrand và Roig,
2007

đương ống Mac Farland 0.5 (106-108 CFU/ml);
sau đó, đĩa kháng sinh được đặt lên và ủ ở 37oC
trong 24 giờ. Kết quả đường kính vịng vơ khuẩn
được so sánh theo tiêu chuẩn của CLSI, 2019.
- Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mền
Excel 2010. Phân tích tỷ lệ bằng phép thử Chi-square
Test của phần mềm Minitab 16 (ở mức ý nghĩa 5%).

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Sự hiện diện của các chủng vi
khuẩn EHEC O45, O121, O157 trên bò tại
huyện Ba Tri, Bến Tre
23



KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXVIII SỐ 9 - 2021

Kết quả khảo sát sự hiện diện các chủng
EHEC O45, O121, O157 phân lập trên

phân bò tại huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre qua
Bảng 2.

Bảng 2. Tỷ lệ hiện diện của các chủng vi khuẩn E.coli O45, O121, O157 trên bị (n=121)
Chủng EHEC

Số mẫu dương tính

Tỷ lệ (%)

E. coli O45

5

4,13a

E. coli O121

9

7,44a

E. coli O157


0

0,00

Tổng

14

11,57

Các giá trị của các chữ mũ trong cùng một cột khơng khác nhau thì khác nhau khơng có ý nghĩa
thống kê (P>0,05).

Hình 1. Kết quả điện di sản phẩm PCR xác định chủng
vi khuẩn (a) E.coli O45 (255bp) và (b) E. coli O121 (628bp)

M: 100 bp DNA marker; P: đối chứng dương; N: đối chứng âm
(a): Giếng 1, 2, 4: (+); Giếng 3:(-); (b): Giếng 1, 2, 4: (+); Giếng 3:(-)
Kết quả cho thấy tỷ lệ lưu hành của các
chủng EHEC tương đối thấp (11,57%) và khơng
có sự khác biệt về mặt thống kê giữa tỷ lệ hiện
diện của hai chủng E. coli O45 (4,13%) và O121
(7,44%) (P>0,05); khơng tìm thấy sự hiện diện
của vi khuẩn E. coli O157 trong nghiên cứu này.
Các chủng vi khuẩn EHEC đều có khả năng tồn
tại trong đường ruột của các loài nhai lại như
một phần của hệ vi sinh vật tự nhiên. Trong khi
đó, sự vắng mặt của vi khuẩn E. coli O157 có
thể bị ảnh hưởng bởi độ tuổi của vật chủ, do hầu
hết bò tại thời điểm được khảo sát đều đã trưởng

thành. Gannon và cs. (2002) đã ghi nhận E. coli
O157 hiện diện trên bê sẽ cao hơn hơn trên bò
trưởng thành. Đồng thời, do sự thiếu mất các thụ
24

thể Gb3 cần thiết cho sự bám dính của E. coli
O157 lên các tế bào ruột, từ đó làm suy giảm số
lượng vi khuẩn tồn tại, phát triển trong đường
ruột, cũng như số lượng vi khuẩn được đào
thải theo phân ra ngoài (Brown và cs., 1997).
Nghiên cứu của Paddock và cs. (2012) trên 216
mẫu phân gia súc tại Mỹ đã cho thấy tỷ lệ hiện
diện của vi khuẩn E. coli O45 là 50% và E. coli
O121 là 47,69%. Mainga và cs. (2018) khi khảo
sát sự hiện diện của các chủng vi khuẩn EHEC
trên bò tại Nam Phi với tỷ lệ E. coli O45 (2.9%).
Qua kết quả nghiên cứu này cho thấy con bò là
một nguồn mang vi khuẩn E. coli O45, O121
nguy hiểm tại địa bàn khảo sát.


KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXVIII SỐ 9 - 2021

3.2. Sự hiện diện của các chủng vi

khuẩn E. coli O45, O121 trên bị theo
mục đích sử dụng

Tại huyện Ba Tri, bị được ni với mục đích
để lấy thịt và lấy sữa. Tuy nhiên, tại Việt Nam nói


chung, cũng như tại Đồng bằng sơng Cửu Long
hầu như khơng có nghiên cứu về đặc điểm lưu
hành của EHEC trên hai đối tượng bị này. Do đó,
trong nghiên cứu này, tỷ lệ hiện diện của vi khuẩn
E. coli O45 và O121 trên hai nhóm bị này được
phân tích và thể hiện kết quả qua Bảng 3.

Bảng 3. Tỷ lệ hiện diện các chủng vi khuẩn E. coli O45, O121 trên bò theo mục đích sử dụng
Chủng E. coli O45

Giống bị

Số mẫu
khảo sát

Số lượng

Chủng E. coli O121

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Bò thịt

84


1

1,19

4

4,76

Bị sữa

37

4

10,81

5

13,51

Tổng

121

5

(P≤ 0,05)

Kết quả khảo sát cho thấy khơng có sự
khác biệt về mặt thống kê giữa tỷ lệ hiện diện

của chủng vi khuẩn E. coli O121 trên bò sữa
(13,51%) và bò thịt (4,76%) (P> 0,05). Tuy
nhiên, sự hiện diện của vi khuẩn E. coli O45 trên
bò sữa (10,81%) cao hơn trên bị thịt (1,19%) và
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P=0,05).
Trong khảo sát này, nguyên nhân của sự sai khác
này có thể do số lượng mẫu thu thập cịn chênh
lệch giữa hai nhóm bị tại địa bàn nghiên cứu (do
thực tế chăn ni bị thịt nhiều hơn tại đây). Vì
vậy, cần có các nghiên cứu với quy mô lớn hơn
để xác định đặc điểm hiện diện của các chủng
EHEC này trên hai nhóm bị này tại tỉnh Bến
Tre. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn kết quả
nghiên cứu của Mellor và cs. (2016) khi kiểm

4,13

(P>0,05)
9

7,44

tra các mẫu phân thu thập trên bò thịt, bò sữa tại
Úc, tỷ lệ hiên diện của vi khuẩn E. coli O45 trên
bò thịt (22,7%), bò sữa (19,6%), và chủng O121
trên bò thịt (21,0%), bò sữa (20,3%). Tuy vậy,
kết quả trong nghiên cứu này đã chỉ ra trên bò
sữa và bò thịt đều là nguồn mang các chủng vi
khuẩn E. coli O45 và O121.
3.3. Sự hiện diện của các chủng vi khuẩn

E. coli O45, O121 trên bị theo giới tính
Một số nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận
đặc điểm về sự hiện diện của EHEC giữa hai
giới tính (đực, cái) trên bị. Do đó, trong nghiên
cứu này tỷ lệ hiện diện của các chủng vi khuẩn
E. coli O45 và O121 dựa trên giới tính được
phân tích và thể hiện qua Bảng 4.

Bảng 4. Tỷ lệ hiện diện các chủng vi khuẩn E. coli O45, O121 trên bị theo giới tính
Chủng E. coli O45

Giới tính

Số mẫu
khảo sát

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Đực

55

1

Cái

66


4

Chủng E. coli O121
Số lượng

Tỷ lệ (%)

1,82

3

5,45

6,06

6

9,09

(P>0,05)
Tổng

121

5

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự lưu hành
của các chủng vi khuẩn E. coli O45 và O121

4,13


(P>0,05)
9

7,44

trên bị đực và bị cái; đồng thời, khơng có sự
khác biệt về mặt thống kê giữa tỷ lệ hiện diện
25


KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXVIII SỐ 9 - 2021

của cả hai chủng này trên hai giới tính (P>0,05).
Lồi nhai lại là nguồn mang trùng; đồng thời, do
tình trạng nuôi nhốt giữa gia súc đực và gia súc
cái trong cùng chuồng làm gia tăng khả năng
vấy nhiễm mầm bệnh. Jeffrey và cs. (2001) ghi
nhận các chủng vi khuẩn EHEC có thể tồn tại
khoảng 245 ngày trong máng ăn và máng ăn của
gia súc có thể là ổ chứa lâu dài cho vi khuẩn
EHEC trong các trang trại. Hutchison và cs.
(2005) cho biết tỷ lệ nhiễm các chủng vi khuẩn
EHEC khơng bị ảnh hưởng bởi giới tính.
3.4. Sự hiện diện các chủng vi khuẩn E. coli
O45, O121 trên bò theo lứa tuổi

Các chủng EHEC được ghi nhận có khả
năng hiện diện trên bê cao hơn trên bò trưởng
thành (Hussein và Sakuma, 2005). Do đó, độ

tuổi của bị được thu thập mẫu trong nghiên cứu
này được phân tích nhằm xác định đặc điểm lưu
hành của EHEC giữa các nhóm tuổi. Tuy nhiên,
trong thực tế khảo sát, do bò tại huyện Ba Tri
chủ yếu được mua về để tiếp tục nuôi thịt hoặc
lấy sữa, nên bò tại đây đều ở độ tuổi lớn. Vì
vậy, sự hiện diện của các chủng vi khuẩn E. coli
O45, O121 trên đàn bò tại đây được chia làm hai
nhóm là bị ≤12 tháng tuổi và bị >12 tháng tuổi,
kết quả được thể hiện qua Bảng 5.

Bảng 5. Tỷ lệ hiện diện các chủng vi khuẩn E. coli O45, O121 trên bò tại hai huyện theo lứa tuổi
Chủng E. coli O45

Chủng E. coli O121

Lứa tuổi

Số mẫu
khảo sát

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

≤ 12 tháng tuổi


9

0

0

1

11,11

>12 tháng tuổi

112

5

4,46

8

7,14

Tổng

121

5

4,13


9

(P>0,05)

Các chủng vi khuẩn E. coli O45 chỉ tìm thấy
trên bị >12 tháng tuổi với tỷ lệ 4,46%. Trong
khi đó, tỷ lệ hiện diện của chủng E. coli O121
thì khơng có sự khác biệt về thống kê giữa hai
nhóm tuổi (P>0,05). Ngun nhân có thể do số
lượng bị ≤12 tháng tuổi khi khảo sát cịn ít dẫn
đến sự chênh lệch này. Ngoài ra, nghiên cứu
của Vilte và cs. (2008) cho rằng sữa non của bị
mẹ có kháng thể IgG và lactoferrin có khả năng
đề kháng và làm giảm khả năng gây bệnh của
các chủng vi khuẩn EHEC. Donkersgoed và cs.
(1999) khi nghiên cứu trên đàn gia súc ở Canada
cho biết tỷ lệ hiện diện vi khuẩn EHEC không
phụ thuộc vào yếu tố độ tuổi của đàn gia súc.
Các nghiên cứu khác cần tiếp tục được thực hiện
tại huyện Ba Tri và tỉnh Bến Tre để xác định
chính xác tỷ lệ hiện diện của các chủng EHEC
trên bò ở các độ tuổi khác nhau.
3.5. Kết quả khảo sát tính đề kháng kháng
sinh của các chủng vi khuẩn E.coli O45, O121
phân lập được đối với kháng sinh
26

7,44


Vi khuẩn EHEC không gây bệnh cho bò,
nhưng là tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên
người khi bị vấy nhiễm từ phân bò. Đồng thời,
sự đề kháng kháng sinh của EHEC lưu hành trên
bị có ảnh hưởng lớn đến khả năng điều trị bệnh
do các chủng này gây ra trên người khi bị vấy
nhiễm (Nguyen and Sperandio, 2012). Do đó,
các chủng vi khuẩn E. coli O45, O121 phân lập
trên bò tại huyện Ba Tri được kiểm tra kháng
sinh đồ nhằm cung cấp thông tin tham khảo
trong việc lựa chọn kháng sinh điều trị bệnh do
EHEC gây ra. Kết quả khảo sát được thể hiện
qua Bảng 6.
Các chủng vi khuẩn E. coli O45, O121
còn nhạy cảm cao với kháng sinh amikacin
và doxycycline (100%), ofloxacin (85,71%),
ceftazidime (71,43%) và bactrim, tetracycline
(69,29%) (Bảng 6). Các chủng vi khuẩn này
còn nhạy cảm cao với kháng sinh vì trong chăn
ni gia súc nhai lại, kháng sinh được hạn
chế sử dụng do ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật


KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXVIII SỐ 9 - 2021

dạ cỏ. Tuy nhiên, các chủng này đã biểu hiện
sự đề kháng đối với streptomycin (50,00%),
colistin (57,14%) và ampicillin (64,29%). Vi
khuẩn EHEC đề kháng kháng sinh có thể do
khả năng tự đề kháng tự nhiên của vi khuẩn,

hoặc do tiếp xúc với các tác nhân gây đề kháng
kháng sinh xung quanh mơi trường (Heydari
và cs., 2020). Ngồi ra, việc trao đổi mua bán
con giống tự do trên địa bàn tỉnh Bến Tre tạo
điều kiện cho các chủng vi khuẩn đề kháng
kháng sinh phát tán trên phạm vi lớn. Um và
cs. (2018) phân tích sự đề kháng kháng sinh của
E. coli EHEC (O26, O103, O111, O145, O157)

tại Pháp cũng đã ghi nhận sự đa kháng thuốc
đối với ampicillin, streptomycin, nalidixic acid,
tetracycline. Rubab và Oh (2020) khi phân tích
các chủng EHEC (O26, O45, O103, O104,
O113, O121, O145, O157) phân lập trên người
và gia súc đã cho thấy có sự tương đồng về khả
năng đề kháng kháng sinh giữa các chủng trên
người và gia súc; các chủng này cùng đề kháng
cao với ampicillin, streptomycin, gentamycin,
tetracycline. Do đó, việc kiểm sốt các chủng
EHEC đề kháng kháng sinh là cần thiết nhằm
bảo vệ sức khoẻ vật nuôi và con người.

Bảng 6. Kết quả kiểm tra tính đề kháng sinh của các chủng vi khuẩn E. coli O45, O121
phân lập trên bò tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre (n= 14)
Loại kháng sinh

Nhạy

Kháng


Số mẫu

Tỷ lệ (%)

Số mẫu

Tỷ lệ (%)

Amikacin

14

100,00

0

0,00

Doxycycline

14

100,00

0

0,00

Ofloxacin


12

85,71

2

14,29

Amoxicillin/clavulanic acid

11

78,57

3

21,43

Ceftazidime

10

71,43

4

28,57

Bactrim*


9

64,29

5

35,71

Tetracycline

9

64,29

5

35,71

Streptomycin

7

50,00

7

50,00

Colistin


6

42,86

8

57,14

Ampicillin

5

35,71

9

64,29

*Trimethoprim/ sulfamethoxazole

IV. KẾT LUẬN
Trên đàn bò tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre,
có sự lưu hành của vi khuẩn EHEC O45 và
O121, nhưng khơng tìm thấy sự hiện diện của
chủng EHEC O157. Sự lưu hành của các chủng
E. coli O45, O121 khơng phụ thuộc vào giới
tính, độ tuổi; tuy nhiên, sự hiện diện của E. coli
O45 trên bò sữa cao hơn bò thịt trong nghiên
cứu này. Đồng thời, vi khuẩn E.coli O45, O121


đã có sự đề kháng cao đối với một số kháng sinh
như colistin và ampicillin. Cần có các nghiên
cứu tiếp theo để đánh giá độc lực và khả năng
gây bệnh của các chủng EHEC này.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được thực hiện
với sự hỗ trợ của Chi cục Chăn nuôi và Thú
y, cùng các đơn vị liên quan của tỉnh Bến Tre.
Nguồn kinh phí thực hiện nghiên cứu từ đề tài
cấp tỉnh của Sở KHCN Bến Tre.
27


KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXVIII SỐ 9 - 2021

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Armstrong G.L., Hollingsworth J., and Morris J.G.Jr., 1996.
Emerging foodborne pathogens: Escherichia coli O157:H7 as
a model of entry of a new pathogen into the food supply of the
developed world. Epidemiol. Rev.,18(1): 29-51.
2. Barrow G.I., and Feltham R.K.A., 2003. Cowan and Steel’s
manual for identification of medical bacteria. Cambridge
press, 3rd (ed): 140-142.
3. Bertrand R. and Roig B., 2007. Evaluation of enrichmentfree PCR-based detection on the rfbE gene of Escherichia
coli O157-application to municipal wastewater. Water Res.,
41(6): 1280-1286.
4. Brown C.A., Barry G.H., Tong Z., and Micheal P.D., 1997.
Experimental Escherichia coli O157:H7 carriage in calves.
Appl. Environ. Microbiol., 63(1): 27-32.
5. CLSI, 2019. Performance Standard for AntimicrobialSusceptibility Testing 28th edition. Clinical and Laboratory
Standard Institute. M100S, Wayne, PA, USA.

6. Debroy C., Robert E., and Fratamico P.M., 2011. Detection
of O antigens in Escherichia coli. Anim. Health Res. Rev.,
12(2): 169-185.
7. Dewsbury D.M.A., Renter D.G., Shridhar P.B., Noll L.W., Shi
X., Nagaraja T.G., and Cernicchiaro N., 2015. Summer and
winter prevalence of Shiga toxin–producing Escherichia coli
(STEC) O26, O45, O103, O111, O121, O145, and O157 in feces
of feedlot cattle. Foodborne Pathog. Dis., 12(8): 726-732.
8. Donkersgoed V.J., Berg J., Potter A., Hancock D., Besser T.,
Rice D., LeJeune J., and Klashinsky S., 2001. Environmental
sources and transmission of Escherichia coli O157 in feedlot
cattle. Can. Vet. J., 42(9), pp. 714-20.
9. Gannon V.P.J., Graham T.A., King R., Michel P., Read S.,
Ziebell K., and Johnson R.P., 2002. Escherichia coli O157:H7
infection in cows and calves in a beef cattle herd in Alberta,
Canada. Epidemiol. Infect., 129: 163–172.
10. Griffin P.M. and Tauxe R.V., 1991. The epidemiology of
infections caused by Escherichia coli O157: H7, other
enterohemorrhagic E. coli and the associated hemolytic
uremic syndrome. Epidemiol. Rev., 13: 60-98.
11. Heydari F.E., Mojtaba B., Moshtaghi H., and Sami M., 2020.
Prevalence and antibiotic resistance profile of Shiga toxinproducing Escherichia coli isolated from diarrheal samples.
Iran. J. Microbiol., 12(4): 289-295.
12. Hussein H.S., and Sakuma T., 2005. Prevalence of shiga
toxin-producing Escherichia coli in dairy cattle and their
products. J. Dairy Sci., 88(2): 450-465.
13. Hutchison M.L., Walters L.D., Avery S.M., Munro F., and
Moore A., 2005. Analyses of livestock production, waste
storage, and pathogen levels and prevalences in farm
manures. Appl. Environ. Microbiol., 71(3): 1231-1236.

14. Jeffrey T.L.,  Besser T.E.,  and Hancock D.D., 2001. Cattle
water troughs as reservoirs of Escherichia coli O157. Appl.
Environ. Microbiol., 67(7): 3053-3057.
15. Kanayama A., Yahata Y., Arima Y., Takahashi T., Saitoh T.,
Kanou K., Kawabata K., Sunagawa T., Matsui T., and Oishi

28

K., 2015. Enterohemorrhagic Escherichia coli outbreaks
related to childcare facilities in Japan, 2010-2013. BMC
Infect. Dis., 15: 539.
16. Ly T.L.K., Tran T.P., Nguyen T.T., Iwata T., Kobayashi H.,
Okatani A.T., Taniguchi T., Ha T.T., and Hayashidani H.,
2009. Prevalence of Escherichia coli O157 from cattle and
foods in the Mekong Delta, Vietnam. J. Vet. Epidemiol.,
13(2): 107-113.
17. Mainga A.O., Cenci Goga B.T., Malahlela M.N., Tshuma T.,
Kalake A., and Karama M., 2018. Occurrence and characterization
of seven major Shiga toxin producing Escherichia coli
serotypes from healthy cattle on cow–calf operations in South
Africa. Zoonoses and Public health, 65(7): 777-789.
18. Medina A., Horcajo P., Jurado S., Fuente R.D.L., Ruiz-SantaQuiteria J.S., Dominguez-Bernal G., and Orden J.A., 2011.
Phenotypic and genotypic characterization of antimicrobial
resistance in enterohemorrhagic Escherichia coli and atypical
enteropathogenic E. coli strains from ruminants. J. Vet.
Diagn. Invest., 23: 91–95.
19. Mellor G.E., Fegan N., Duffy L.L., McMillan K.E., Jordan
D., and Barlow R.S., 2016. National survey of shiga toxin–
producing Escherichia coli serotypes O26, O45, O103, O111,
O121, O145, and O157 in Australian beef cattle feces.  J.

Food Prot., 79 (11): 1868–1874.
20. Nguyen Y., and Sperandio V., 2012. Enterohemorrhagic  E.
coli  (EHEC) pathogenesis. Front. Cell Infect. Microbiol.,
2(90): 1-7.
21. Paddock Z., Shi X., Bai J., and Nagaraja T.G., 2012.
Applicability of a multiplex PCR to detect O26, O45, O103,
O111, O121, O145, and O157 serogroups of Escherichia coli
in cattle feces. Vet. Microbiol., 156: 381-388.
22. Rubab M., and Oh D.H., 2020. Virulence characteristics and
antibiotic resistance profiles of shiga toxin-producing Escherichia
coli isolates from diverse sources. Antibiotics, 9(9): 587-602.
23. Soumet C., Ermel G., Fach P., and Colin P., 1994. Evaluation
of different DNA extraction procedures for the detection
of Salmonella from chicken products by polymerase chain
reaction. Lett. Appl. Microbiol., 19(5): 294-298.
24. Thrusfield M., 2018. Veterinary epidemiology 4th Edition.
John Wiley and Sons Ltd., UK., 276-277.
25. Um M.M., Hubert B., Monique K., Eric O., and Delphine B.,
2018. Antimicrobial resistance profiles of Enterohemorrhagic
and Enteropathogenic Escherichia coli of serotypes O157:H7,
O26:H11, O103:H2, O111:H8, O145:H28 compared to
Escherichia coli isolated from the same adult cattle. Microb.
Drug Resist., 24(6): 852-859.
26. Vilte D.A., Larzábal M., Cataldi Á.A., and Mercado E.C.,
2008. Bovine colostrum contains immunoglobulin G
antibodies against intimin, EspA, and EspB and inhibits
hemolytic activity mediated by the type three secretion
system of attaching and effacing Escherichia coli.  Clin.
Vaccine Immunol., 15(8): 1208-1213.


Ngày nhận 1-6-2021
Ngày phản biện
Ngày đăng 15-8-2021



×