Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy & học ngữ âm Hán ngữ: Đánh giá hiệu quả giáo trình điện tử ‘Hán ngữ sơ cấp’

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 15 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC TỔ NGOẠI NGỮ
THÁNG 6, 2011 TP.HCM

trang 9-23

Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin trong Dạy & Học Ngữ Âm
Hán Ngữ: Đánh Giá Hiệu Quả Giáo Trình Điện Tử ‘Hán Ngữ
Sơ Cấp’

ThS. Đặng Thị Hồng Hạnh & ThS. Vũ Hoa Ngân
Tổ Ngoại Ngữ trường Đại học Sư phạm TP.HCM

Tóm tắt
Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy và học Ngữ Âm Hán Ngữ đã được áp dụng
cho các khóa học tiếng Hoa đại cương học phần 1, 2, và 3 giành cho sinh viên các khoa
không chuyên ngữ trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, bài tham luận nhắm đến
mục tiêu giới thiệu giáo trình điện tử ‘Hán ngữ sơ cấp’ và đánh giá hiệu quả sử dụng ở
những ưu điểm và hạn chế của phần mềm. Các tác giả đưa ra những kết luận rằng CD giáo
trình ‘Hán ngữ sơ cấp’ là một phần mềm bổ trợ cần thiết cho giáo trình, nhất là ở việc
khuyến khích khả năng tự học của sinh viên. Các tác giả còn đề xuất rằng các bài học trên
lớp cần có sự kết hợp giữa máy tính và giảng viên để việc học đạt được hiệu quả cao nhất.

Abstract
Computer-assisted teaching and learning Chinese pronunciation have been implemented in
General Chinese courses for non-major students at HCMC University of Pedagogy. This
paper aims at introducing an electronic interactive coursebook of Basic Chinese and
evaluating the software by exploring its strengths and weaknesses. The authors conclude
that the program is a necessary supplementary material because of its ability to encourage
students’ self-study. The authors also suggest the in-class combination of the computer
and the teacher to develop students’ pronunciation performance to the best.


9


ThS. Đặng Thị Hồng Hạnh & ThS. Vũ Hoa Ngân

CNTT & Ngữ Âm Hán Ngữ

1. Giới thiệu
Sự phát triển cùng những ứng dụng của công nghệ thông tin vào quá trình dạy và
học ngày càng trở nên mạnh mẽ và dần chứng minh khả năng đóng góp một phần
khơng nhỏ vào việc nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả dạy và học. Q trình
dạy và học ngoại ngữ khơng phải là ngoại lệ. Từ năm học 2010-2011, tổ bộ môn
tiếng Hoa, thuộc Tổ Ngoại ngữ trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, đã sử
dụng giáo trình Hán ngữ sơ cấp được xây dựng theo hướng đa phương tiện có kèm
theo phần mềm hỗ trợ cho các khóa học tiếng Hoa đại cương học phần 1, 2, và 3
giành cho sinh viên các khoa không chuyên ngữ. Phần mềm được xây dựng theo
nội dung của giáo trình như phát âm, từ vựng, phát triển kỹ năng đọc, kỹ năng nghe
v.v. Tuy nhiên, ở phạm vi bài tham luận này, chúng tơi sẽ chú trọng phân tích và
đánh giá phần mềm ở phương diện dạy và học Phát âm.
Chúng tôi nhắm đến mục tiêu giới thiệu phần mềm và đánh giá hiệu quả sử dụng ở
những ưu điểm và hạn chế của phần mềm. Cuối cùng, chúng tôi sẽ đưa ra những
kết luận và đề xuất những biện pháp cải tiến phần mềm đa dụng và hiệu quả hơn;
cũng như những ứng dụng giáo dục để có thể sử dụng phần mềm và cuốn giáo trình
một cách hiệu quả nhất.
2. CD giáo trình Hán ngữ sơ cấp
Trong số các giáo trình dạy tiếng Hoa ở trình độ Sơ cấp giành cho người mới bắt
đầu học tiếng Hoa, chỉ riêng Giáo trình Hán ngữ sơ cấp được biên soạn theo hướng
đa phương tiện với đĩa chương trình sử dụng trên máy tính. Đĩa chương trình chứa
tồn bộ các nội dung trong sách, và có thể dùng với mọi hệ điều hành Windows mà
khơng cần cài đặt. Hơn nữa, màn hình giao diện dễ sử dụng, rõ ràng được trình bày

với hệ thống menu các nút và các menu con, như trong Hình 1 mơ phỏng màn hình
ban đầu mở menu con giúp chọn bài cần xem. Vì vậy, với cách sử dụng đơn giản,

10


ThS. Đặng Thị Hồng Hạnh & ThS. Vũ Hoa Ngân

CNTT & Ngữ Âm Hán Ngữ

rõ ràng, phần mềm được xây dựng thân thiện với người dùng mang tính thực tiễn
cao.

Hình 1. Màn hình giới thiệu
3. Ưu điểm
3.1. Nội dung bài giảng
Các bài học được thiết kế với nội dung mang tính giáo học pháp cao. Hệ thống kiến
thức về phát âm là kiến thức cơ bản đối với một người mới bắt đầu học một ngoại
ngữ. Giáo trình đã trình bày hệ thống kiến thức này một cách khoa học, dễ hiểu, và
xây dựng từ cấp độ từ thấp đến cao từ đơn vị bài 1 đến bài 7. . Bảng 1 liệt kê chi
tiết các nhóm âm được trình bày theo thứ tự trong giáo trình cũng như trong phần
mềm. Đặc biệt giáo trình cũng như phần mềm đã khéo léo xếp những nhóm âm dễ
gây nhầm lẫn để sinh viên có thể phân biệt được dễ dàng, ví dụ như nhóm âm mơi
(b, p, m, f), nhóm âm đầu lưỡi sau (d, t, n, l), nhóm âm cuống lưỡi (g, k, h), nhóm
âm mặt lưỡi (j, q, x) v.v.

11


ThS. Đặng Thị Hồng Hạnh & ThS. Vũ Hoa Ngân


CNTT & Ngữ Âm Hán Ngữ

Bảng 1. Hệ thống kiến thức về Phát âm trong giáo trình Hán ngữ sơ cấp
Tên bài

Nội dung bài học

1. Bài mở đầu

Giới thiệu tổng quan về phiên âm

2. Bài 1 (phần 1)

a, o, e, i, u, ü, b, p, m, f

3. Bài 1 (phần 2)

ai, ei, ui, ao,ou, iu, d, t, n, l

4. Bài 1 (phần 3)

ia, iao, ua, uo, uai, g, k, h, j, q, x

5. Bài 2 (phần 1)

an, en, üe, üan, ün, y, w

6. Bài 2 (phần 2)


ian, ie, er, in, un, uan, z, c, s

7. Bài 2 (phần 3)

ang, eng, ong, ing, iang, iong, uan, zh, ch,
sh, r

3.2. Hỗ trợ trực quan
Mặc dù giáo trình được thiết kế với nhiều hình ảnh hỗ trợ nhưng một hạn chế của
ấn bản sách là hình ảnh chỉ được in bởi màu đen và trắng. Thay vào đó, phần mềm
được thiết kế với nhiều hình ảnh sinh động và đầy màu sắc. Do đó, những hình ảnh
hỗ trợ trực quan trở nên ấn tượng, làm cho bài học không nhàm chán, tạo nên hứng
thú cho người học. Ví dụ hình ảnh để giải thích cho nghĩa người bố hay người cha
[bàba] (Hình 2), hoặc ý nghĩa của số 3 (Hình 3).

Ngồi ra, hình vẽ minh họa ý nghĩa để gợi ý cho từ có phiên âm phù hợp. Trong
Hình 4, hình vẽ của một cánh cửa mở minh họa ý nghĩa cho từ phiên âm [guān]
mang nghĩa là “mở ra.”

12


ThS. Đặng Thị Hồng Hạnh & ThS. Vũ Hoa Ngân

Hình 2. Hình ảnh hỗ trợ trực quan cho từ ‘

Hình 3. Hình ảnh hỗ trợ trực quan cho từ ‘

13


CNTT & Ngữ Âm Hán Ngữ



’ [sān]


ThS. Đặng Thị Hồng Hạnh & ThS. Vũ Hoa Ngân

CNTT & Ngữ Âm Hán Ngữ

Hình 4. Hình vẽ minh họa ý nghĩa
3.3. Tích hợp với kiến thức và các kỹ năng khác
Theo Cummins, Brown, và Sayers (2007), một trong những tiêu chuẩn để đánh giá
một phần mềm giáo dục là khả năng liên hệ với kiến thức đã học và tích hợp với
mọi kỹ năng ngơn ngữ. Giáo trình và phần mềm lồng ghép một ngoại ngữ phổ biến
khác là tiếng Anh để hỗ trợ giải thích kiến thức tiếng Hoa mà bài học cần truyền tải
đến người học. Hình 5 minh họa việc sử dụng tiếng Anh để giải thích ý nghĩa của
từ, từ đó sinh viên có thể chọn phần phiên âm phù hợp.
Mặt khác, phát âm là yếu tố ngôn ngữ quyết định sự thành công của kỹ năng nghe
và nói. Do đó, phần mềm cịn kết hợp với kỹ năng nghe trong các bài tập yêu cầu
sinh viên nghe và phân biệt sự khác nhau giữa những âm tương tự trong những
nhóm âm dễ nhầm lẫn. Trong ví dụ của Hình 6, bài tập u cầu người học nhấp vào
nút âm thanh để nghe phát âm rồi chọn đáp án đúng. Trong ví dụ của Hình 7 minh
họa một tình huống của một mẩu đối thoại để sinh viên rèn luỵên kỹ năng nói.

14


ThS. Đặng Thị Hồng Hạnh & ThS. Vũ Hoa Ngân


CNTT & Ngữ Âm Hán Ngữ

Hình 5. Tích hợp với tiếng Anh để chọn ngữ âm phù hợp

Hình 6. Tích hợp với kỹ năng nghe

15


ThS. Đặng Thị Hồng Hạnh & ThS. Vũ Hoa Ngân

CNTT & Ngữ Âm Hán Ngữ

Hình 7. Tích hợp với kỹ năng nói

Hình 8. Hướng dẫn ngữ âm và nét viết
Quan trọng hơn hết, phần mềm đã hướng dẫn cho sinh viên sử dụng kiến thức phát
âm theo chiều rộng qua những nét của chữ viết giản thể của tiếng Hoa cùng với
16


ThS. Đặng Thị Hồng Hạnh & ThS. Vũ Hoa Ngân

CNTT & Ngữ Âm Hán Ngữ

những phiên âm Pinyin (Hình 8), và theo chiều sâu khi âm hoặc vần xuất hiện trong
từ hoặc trong nhóm từ (Hình 9). Ví dụ như chữ

[dì] trong Hình 8 được giải


nghĩa ‘prefix for ordinal numbers’ (i.e., tiền tố chỉ số thứ tự) và được hướng dẫn
thứ tự nét viết của chữ giản thể và xuất hiện trong nhóm từ trong

[dì liù]

mang nghĩa ‘sixth’ (i.e., thứ sáu) ở Hình 9.

Hình 9. Từ trong nhóm từ
3.4. Khuyến khích hoạt động tự học
Tính ưu việt của phần mềm giáo dục, như Cummins et.al. (2007) giải thích, là ở
khả năng giúp người học tự kiến tạo những hoạt động học tự học. Được viết bằng
phần mềm Flash, CD chương trình của giáo trình Hán ngữ sơ cấp được xây dựng
với những bài học và bài tập mang tính tương tác với người học cao. Với phương
pháp sư phạm được cá nhân hóa theo lựa chọn của người học, giao diện được trình
bày với hệ thống các nút và menu con hướng dẫn người học tự chọn vào những
mục quan tâm, hay nói cách khác để tương tác với người học (Hình 10). Sau khi
chọn vào các nút, sinh viên có thể nhận được những phần giải thích về kiến thức;
hoặc trong những bài tập sinh viên có thể tự luyện tập hoặc tự làm đi làm lại. Nếu
17


ThS. Đặng Thị Hồng Hạnh & ThS. Vũ Hoa Ngân

CNTT & Ngữ Âm Hán Ngữ

câu trả lời đúng, người học sẽ nghe một đoạn nhạc kéo dài. Ngược lại, với những
câu trả lời sai, máy sẽ phát ra một tiếng “bíp” ngắn. Vì thế với một lớp học ngoại
ngữ đơng hay thời lượng trên lớp hạn hẹp với giáo viên, sinh viên sẽ chỉ được luyện
tập sử dụng ngoại ngữ rất hạn chế. Thay vào đó, khi sinh viên tự học với giáo trình

điện tử ở nhà, sinh viên có thể học đi học lại theo tiến độ của cá nhân mà không cần
đến sự giúp đỡ của giáo viên ngồi thời gian trên lớp.

Hình 10. Tương tác với người học
Hơn nữa, những bài tập trên nền trò chơi điện tử mặc dù có vẻ đem lại sự giải trí
nhưng cũng thách thức trí tuệ của người học, khuyến khích người học nhanh chóng
ứng dụng những kiến thức học được vào thực tế một cách vô thức. Những bài tập
này làm cho hoạt động tự học trở nên thú vị, thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Trong Hình
11 là bài tập yêu cầu sinh viên lật các “lá bài” sao cho phiên âm và hình ảnh phù
hợp. Bài tập này địi hỏi sinh viên phải nhớ ý nghĩa của từ gốc có phiên âm Hán
ngữ để có thể chọn hình ảnh tương ứng.

18


ThS. Đặng Thị Hồng Hạnh & ThS. Vũ Hoa Ngân

CNTT & Ngữ Âm Hán Ngữ

Hình 11. Bài tập trên nền trị chơi điện tử
Tóm lại, giáo trình điện tử cung cấp cho người học một môi trường học tập tương
tác, thân thiện và rất hiệu quả. Công nghệ trở thành công cụ dạy học để truyền đạt
kiến thức, làm mẫu, hướng dẫn sinh viên những hoạt động tự học ngoài thời gian
trên lớp.
4. Hạn chế và biện pháp khắc phục
Bên cạnh những ưu điểm, phần mềm giáo dục cũng còn tồn tại những hạn chế, cả
khách quan lẫn chủ quan, cần phải được cân nhắc đến.
4.1. Về kỹ thuật
Để sử dụng được giáo trình điện tử trên lớp, hệ thống trang thiết bị điện tử có thể
gây ra những trục trặc kỹ thuật như vấn đề của máy tính, máy chiếu, ổ đĩa, lỗi phần

mềm, lỗi đĩa v.v. có thể làm gián đoạn và mất thời gian cho việc dạy và học trên
lớp. Trong khi một lớp học của giáo viên trực tiếp đứng lớp sẽ không phụ thuộc vào
những vấn đề kỹ thuật này. Ngồi ra, với phịng học rộng và hệ thống âm thanh

19


ThS. Đặng Thị Hồng Hạnh & ThS. Vũ Hoa Ngân

CNTT & Ngữ Âm Hán Ngữ

không rõ, sau khi nghe đĩa, giáo viên cần phải đọc lại nhiều lần cách phát âm và
phân tích cách phát âm cho sinh viên. Tuy nhiên, những vấn đề về kỹ thuật này có
thể được khắc phục với sự chuẩn bị về trang thiết bị trước khi lớp học bắt đầu.
Hơn nữa, khả năng sử dụng rộng rãi và các hoạt động tự học ngoài lớp của chương
trình phần mềm giáo dục sẽ bị thu hẹp khi sinh viên khơng có máy tính ở nhà, hoặc
số lượng phòng máy trong trường còn hạn chế. Mặc dù vậy, số lượng sinh viên đã
làm quen sử dụng máy tính và trong thời đại cơng nghệ, sự phổ biến của máy tính
sẽ khơng cịn là một vấn đề không thể giải quyết.
Một vấn đề nữa liên quan đến kỹ thuật nằm ở tính ‘đóng’ của phần mềm. Do phần
mềm được thiết kế ở nền Flash và là chương trình đóng gói, nên giáo viên khơng
thể chỉnh sửa hoặc bổ sung kiến thức hay các bài tập trên phần mềm. Do đó phần
mềm hạn chế tính linh hoạt cho phép giáo viên có thể sử dụng bài giảng với mục
tiêu khác nhau, cho các đối tượng người học khác nhau. Tuy nhiên, vì CD giáo
trình được thiết kế để sử dụng cho giáo trình Hán ngữ sơ cấp vậy, nên khi lựa chọn
sử dụng giáo trình nhà giáo dục ngơn ngữ cần cân nhắc tính phù hợp của giáo trình
với đối tượng người học.
4.2. Về nội dung bài khóa
Mặc dù nội dung bài giảng của phần mềm được thiết kế khoa học, kiến thức mang
tính hệ thống, nhưng hình vẽ mô tả cấu trúc cấu tạo bộ phận phát âm là những hình

ảnh tĩnh, cịn trừu tượng tương đối khó hiểu, khiến sinh viên khó mường tượng.
Trong Hình 12 âm [z] được mô tả cách phát âm bằng luồng hơi đi qua các bộ phận
phát âm. Tuy nhiên, hình ảnh có thể gây khó khăn để sinh viên hiểu cách phát âm
và “bắt chước” phát âm cho đúng. Vì vậy, trong q trình giảng dạy, giảng viên cần
giải thích lại cách phát âm và so sánh với những âm tương tự trong tiếng Việt.

20


ThS. Đặng Thị Hồng Hạnh & ThS. Vũ Hoa Ngân

CNTT & Ngữ Âm Hán Ngữ

Hình 12. Hình vẽ mơ tả bộ phận phát âm
Ngoài ra, phần lý thuyết phát âm còn thiếu phần những hướng dẫn phát âm đối với
hiện tượng biến âm của một số Nguyên âm khi không có Phụ âm kết hợp như: ia,
ie , ün, uan uang v.v. Một điểm căn bản của dạy phát âm là ghép vần giữa nguyên
âm và các phụ âm. Từ đó, sinh viên mới có thể tự đọc phiên âm của bất kỳ từ vựng
nào bằng cách ghép vần. Trong khi phần mềm của giáo trình Hán ngữ sơ cấp chỉ
thiên về trình bày những nguyên âm và phụ âm chưa coi trọng phần luyện tập về
những âm tiết sau khi đã dược ghép vần một cách hệ thống. Phần Thanh điệu trong
CD này cũng trình bày chưa được logic. Tuy nhiên, nếu phần mềm tích hợp quá
nhiều kiến thức sẽ gây ra hiện tượng quá tải trong nhận thức của sinh viên vì sinh
viên chỉ đạt trình độ ngơn ngữ tương đối thấp. Do đó, giảng viên có thể tùy chọn
mở rộng kiến thức cho sinh viên qua bài dạy ghép vần, tùy thuộc vào mục tiêu đào
tạo của giáo trình, và của khóa học.
Vì vậy, trong q trình giảng dạy, giảng viên cần chú ý chọn lọc và điều chỉnh kiến
thức cũng như cung cấp thêm kiến thức bổ sung phù hợp với mục tiêu đào tạo cho
sinh viên. Có như vậy, sinh viên khi bắt đầu học một ngoại ngữ mới có đủ kiến


21


ThS. Đặng Thị Hồng Hạnh & ThS. Vũ Hoa Ngân

CNTT & Ngữ Âm Hán Ngữ

thức căn bản cần thiết làm nền tảng cho những kiến thức ngơn ngữ ở trình độ cao
hơn sau này.
4.3. Về giáo học pháp
Một hạn chế nữa của phần mềm liên quan đến giáo học pháp. Không thể phủ nhận
rằng phần mềm rất hữu dụng trong việc khuyến khích những hoạt động tự học của
sinh viên, nhưng nếu giảng viên muốn kết hợp sử dụng giáo trình điện tử này trên
lớp sẽ địi hỏi người giáo viên phải kết hợp tổ chức các hoạt động nhóm linh hoạt
hơn, mới có thể phát huy được tính đa dạng của các hoạt động luyện tập ngơn ngữ.
Ngồi ra, một ưu thế việc học ngoại ngữ với sự giúp đỡ trực tiếp của giáo viên, so
với luyện tập với máy tính, là khi người học phát âm sai, giáo viên trực tiếp nghe,
phân tích lỗi, và sửa lỗi cho học sinh. Đó là vai trị mà máy tính chưa thể thay thế
người dạy.
5. Kết luận
CD giáo trình Hán ngữ sơ cấp là một phần mềm bổ trợ cần thiết cho giáo trình.
Phần mềm được thiết kế kiến thức phát âm một cách khoa học, có tính hệ thống và
mang tính sư phạm cao, nhất là ở việc khuyến khích khả năng tự học của sinh viên.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả học tập cao nhất cần có sự kết hợp giữa máy tính
và con người. Nghĩa là quá trình đào tạo khơng thể phụ thuộc hồn tồn vào phần
mềm và không thể thay thế người giáo viên, thay vào đó nên kết hợp giữa sự hỗ trợ
của cơng nghệ và tính linh hoạt sáng tạo của người giáo viên. Vì thế phần mềm là
cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh
viên. Tuy nhiên với một số những vấn đề cần phải cải tiến cũng như việc ứng dụng
linh hoạt vào thực tiễn, phần mềm giảng dạy về phát âm của giáo trình Hán ngữ sơ

cấp có tiềm năng về sư phạm khi được giáo viên vận dụng một cách phù hợp để
hoạt động dạy và học hiệu quả nhất.

22


ThS. Đặng Thị Hồng Hạnh & ThS. Vũ Hoa Ngân

CNTT & Ngữ Âm Hán Ngữ

Tác giả
ThS. Đặng Thị Hồng Hạnh chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh của Đại học
KHXH&NV TP.HCM; đã tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ tại Đài Loan năm 2006;
là giảng viên biên chế trường Đại học Sư phạm TP.HCM; phụ trách giảng dạy tiếng Hoa
đại cương. Lĩnh vực quan tâm nghiên cứu: tiếng Hoa, Văn hóa-Ngơn ngữ Trung Hoa.
Email:
ThS. Vũ Hoa Ngân chun ngành Ngôn ngữ học ứng dụng, lĩnh vực Hỗ trợ công nghệ
thông tin trong học ngoại ngữ (CALL) tại Đại học Melbourne (Australia); là giảng viên
biên chế trường ĐH Sư phạm TP.HCM, phụ trách giảng dạy các khóa tiếng Anh Tổng
quát và tiếng Anh chuyên ngành Tin, và chuyên ngành Lý. Lĩnh vực quan tâm nghiên cứu:
CALL, Đánh giá-kiểm định chất lượng ngoại ngữ (Language Testing), và tiếng Anh
chuyên ngành (ESP).
Email:

Tài liệu tham khảo
1. Cummins, J., Brown, K., & Sayers, D. (2007). Literacy, technology, and
diversity: Teaching for success in changing times. Boston, MA: Allyn &
Bacon/Pearson.

23




×