Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De cuong on tap HKII 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.74 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ƠN THI HỌC KÌ II
CƠNG NGHỆ 9
Câu 1: Nêu giá trị dinh dưỡng của xoài ?
Trả lời: Giá trị dinh dưỡng của xoài:
- Dinh dưỡng: chất đường, axit hữu cơ, vitamin A, C, B2,… chất khoáng Ca, P, S,… và
chất hữu cơ.
- Làm thuốc: giúp tiêu hóa tốt, hoa và hạt xoài dùng làm thuốc sát trùng.
- Dùng để ăn tươi, làm nước ép, làm giấm, làm rượu, gỏi,…
- Lấy gỗ, lấy bóng mát, ni ong.
Câu 2: Trình bày cách trồng xoài bằng hạt và cách trồng xoài bằng phương pháp ghép
Trả lời:
- Trồng bằng hạt: Cây có thể trồng bằng hạt nhưng chậm cho trái (6 hoặc 8 năm hay đôi khi
đến 10 năm, ngoại trừ giống xoài bưởi cho trái ở 3 tuổi). Lột lớp vỏ cứng đem gieo ngay trên
liếp ươm cách nhau 10 cm, tách ra để lấy nhiều cây (nếu tách trễ cây phát triển yếu ớt. Cây có 4
lá xanh bứng sang khu giâm khoảng cách (30cm x 60cm) để trồng làm gốc ghép hoặc vô bầu
dưỡng 1-2 tháng rồi trồng.
- Trồng bằng phương pháp ghép: Ghép mắt và ghép cành được sử dụng rộng rãi, thu hoạch
quả sau 3 năm. Mầm ghép chọn từ cây mẹ tốt, năng suất cao. Chọn nhánh tốt, cắt bỏ lá, mang
mắt 1 tuần trước khi lấy mầm để có mầm mạnh. Cành ghép có thể mang đi xa nhưng phải bảo
quản tốt, giữ đủ ẩm. Cành được ghép phải là cành mọc mạnh, gỗ còn xanh, để vỏ tróc tốt khi
tách. Cây đã ghép dưỡng 4 tháng trước khi đem trồng.
Câu 3: Trình bày cách gây hại và cách phòng trừ các loại sâu gây hại cho cây xồi
* Rầy bơng xồi
Cách gây hại: Cả rầy trưởng thành và rầy non đều gây hại trên hoa, đọt non và lá non. Rầy
chích hút làm lá khơng phát triển được, lá bị bẻ cong, rìa lá khô, ở trên hoa làm cho phát hoa bị
khô và rụng. Đối với trái sau khi thụ phấn không phát triển và rụng. Khi chích hút rầy cịn chích
hút ra mật ngọt làm cho nấm bồ hóng phát triển mạnh gây đen bơng và trái.
Phịng trị: Ngồi tự nhiên có một số lồi thiên địch như bọ xít ăn thịt, ong ký sinh và nấm có thể
gây hại cho rầy. Sau thu hoạch tiến hành tỉa cắt cành tạo điều kiện thơng thống để hạn chế sự
phát triển của rầy.
Có thể dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phun xịt khi cần thiết.


* Sâu đục trái Cách gây hại: Sâu có thể gây hại ở mọi giai đoạn phát triển của trái, sâu non đục
vào trái vị trí thường ở cuối trái, phát triển bên trong ăn phá, làm trái bị thối và rụng. Trái bị sâu
đục vào có vết nứt và thối nên có thể dễ dàng phát hiện.
Phòng trị: Thu lượm những trái bị hại đêm tiêu hủy để loại bỏ nguồn sâu trong trái.
Phun thuốc bảo vệ thực vật khi thấy trưởng thành xuất hiện. Sử dụng bao trái khi trái cịn nhỏ,
đường kính khoảng 3 – 4 cm.
* Sâu cắn lá Cách gây hại: Thường gây hại nặng trong vườn ươm cây con, chủ yếu trên lá non
của cây con, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của cây, kéo dài giai đoạn trong vườn ươm. Sâu


cắn lá còn gây hại trên vườn sản xuất và cũng chủ yếu ở giai đoạn cây ra đọt non, gây hại mạnh
trong các tháng mùa khơ.
Phịng trị: Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt. Thu dọn các lá bị hại trong vườn đem tiêu hủy.
Phun thuốc Bảo vệ thực vật khi thấy sâu trưởng thành xuất hiện trong vườn .Xử lý đất nếu bị
sâu gây hại nặng trong vườn.
* Rệp sáp
Cách gây hại: Làm ảnh hưởng tới chất lượng và năng suất cũng như vẻ đẹp của trái, ảnh hưởng
tới giá bán.
Phịng trị: Tạo điều kiện thích hợp để các loài ong ký sinh và thiên địch như bọ rùa phát triển để
hạn chế rệp sáp. Chỉ phun thuốc hóa học khi cần thiết.
* Ruồi đục trái
Cách gây hại: Ruồi đẻ trứng vào vỏ trái sắp chín, ấu trùng nở ra đục vào trong ăn phá làm cho
trái bị rụng, nơi bị hại có vế thâm khi ấn nhẹ vào dịch nước sẽ rỉ ra (ba ngày sau khi ruồi đẻ
trứng).
Phòng trị: Thu lượm những trái bị ruồi gây hại đem xử lý để giết giòi còn trong trái. Phun bả
mồi protein trộn thuốc hóa học để giết ruồi trước khi đẻ trứng , sử dụng túi chuyên dùng để bao
trái.
* Sâu đục cành non Cách gây hại: Là loại sâu gây hại rất phổ biến, trưởng thành đẻ trứng trên
đọt non xoài, trứng được đẻ sâu vào trong cành thành từng hàng 2 – 5 trứng, sâu non nở ra ăn
dần xuống phía làm cành bị chết khô, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sinh trưởng của cây.

Phòng trị: Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt để dễ kiểm soát. Cắt và đem tiêu hủy cành bị
chết để loại trừ nhộng. Dùng vợt bắt vào sáng sớm.
Phun thuốc Bảo vệ thực vật khi cây ra đọt non.
Câu 4: Nêu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây chôm chôm.
* Đặc điểm thực vật
- Là cây có tán lá rộng.
- Hoa mọc thành từng chùm ở đầu ngọn cành gồm có hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Tỉ lệ
các loại hoa trên một cây thay đổi theo từng mùa.
* Yêu cầu ngoại cảnh
- Cây chơm chơm thích hợp với điều kiện nóng ẩm.
- Nhiệt độ thích hợp: 20 – 300C.
- Lượng mưa hàng năm khoảng 2000 mm/năm. Phân phối đều trong năm
- Ánh sáng: Cần ánh sáng cho nên những quả mọc ở ngồi tán có màu đỏ đẹp hơn quả ở trong
tán cây.
- Đất: Trồng được trên nhiều loại đất, nhưng đất thịt pha cát là thích hợp nhất. Độ pH từ 4,5 –
6,5.
Câu 5: Trình bày cách dưỡng hoa và tăng khả năng đậu trái cho cây chôm chôm
Trả lời: Dưỡng hoa - Tăng đậu trái


Thời kỳ chăm sóc hoa để chuẩn bị cho đậu trái rất là quan trọng. Do đó khi hoa chơm chôm
vừa nhú cần bổ sung dinh dưỡng để hỗ trợ cho cây:
- Khi hoa vươn dài (trước khi hoa nở): Dùng 250ml BO + 100ml PHÂN VÀNG 9999 pha 220
lít nước kết hợp thuốc trừ bệnh phun sương đều cho hoa và cả tán lá nhằm giúp hoa nở đồng
loạt, tăng thụ phấn và hạn chế bệnh rụng hoa. ( 0,5 điểm )
- Sau khi đậu trái khoảng 5 - 10 ngày: Dùng 250ml CANXI BO + 250ml AMINO Plus pha 220
lít nước kết hợp thuốc trừ bệnh phun lên chùm trái non và cả tán lá để cung cấp dinh dưỡng kịp
thời nuôi trái non, giúp cuống trái dai chắc, hạn chế rụng trái non. ( 0,5 điểm )
Câu 6: Khi trồng cây ăn quả cần bón phân thúc theo quy trình kỹ thuật nào ?
Trả lời: Quy trình bón phân thúc cho cây ăn quả:


Xác định vị trí
bón phân

Cuốc rãnh hoặc
đào hố bón phân

Cuốc rãnh hoặc
đào hố bón phân

Cuốc rãnh hoặc
đào hố bón
phân

Bước 1: Xác định vị trí bón phân
Chiếu theo hướng thẳng đứng của tán cây xuống đất. Đó là vị trí thường bón phân cho cây ăn
quả.

Bước 2: Cuốc rãnh hoặc đào hố bón phân
Cuốc thành rãnh hoặc hố nhỏ với kích thước tuỳ theo độ sâu của rễ ở vị trí bón phân. Thơng
thường rãnh rộng 10 -20 cm, sâu 15-30 cm.
Bước 3: Bón phân vào rãnh hoặc hố và lấp đất.
- Rải phân chuồng trộn lẫn với phân hoá học vào rãnh hoặc hố.
- Lấp đất kín.
Bước 4: Tưới nước
Tưới nước vào rãnh hoặc hố đã bón phân.
+ Mục đích: giúp hịa tan các chất dinh dưỡng để cây hấp thụ dễ dàng.
Câu 7: Khi cuốc rãnh hoặc đà hố em thường đứng hướng mặt vào gốc cây hay lưng vào
gốc cây hay hướng khác ? tại sao ?
Trả lời : Khi cuốc rãnh hoặc đào hố em thường đứng hướng mặt vào gốc ,



Vì như thế khi cuốc dễ dàng hơn, khơng bị cản trở bởi rễ cây, đồng dễ dàng xác định hình chiếu
tán cây hơn
Câu 8 : Dựa vào đâu để chọn độ nông sâu của rãnh ?
Trả lời : Dựa vào độ ăn nông sâu của rễ
Câu 9 : Nêu kĩ thuật bón phân cho cây ăn quả
Trả lời : Hòa vào nước để tưới, rãi tự do trên gốc, đào hố, cuốc rãnh.
Câu 10: Bón phân thúc cho cây ăn quả bằng những loại phân bón nào? Cho ví dụ?
Trả lời: Thường bón phân thúc cho cây ăn quả bằng 2 loại phân bón chính là:
- Phân hóa học (phân vô cơ):
+ Phân đơn chất: là phân chỉ chứa một loại nguyên tố dinh dưỡng.
Ví dụ: Phân đạm:
Phân Urê (phân lạnh): (NH2)2CO.
Đạm sunfat: (NH4)2SO2.
Đạm clorua: NH4Cl.
Đạm nitrat: NH4NO3.
+ Phân hợp chất: là phân có chứa 2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên.
Ví dụ
Phân N-P-K 20-20-15.
Phân N-P-K 16-16-8.
+ Phân vi lượng: Fe, Ca, S, Mg, Mn,…
- Phân hữu cơ:
+ Phân chuồng. VD: phân gia súc, gia cầm.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×