Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

bien phap thi GVDG 20 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.17 KB, 5 trang )

TRƯỜNG TIỂU HỌC SUỐI TÂN
HỘI THI GVDG CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2020-2021

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Suối Tân, ngày

tháng 02 năm

2021

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
Tên biện pháp: Biện pháp giúp học sinh lớp 3 trường Tiểu học Suối Tân,
học tốt quy trình vẽ biểu cảm.
Tên giáo viên dự thi: Nguyễn Thị Thương
Đơn vị công tác:
Trường Tiểu học Suối Tân
Môn dự thi:
Mĩ thuật
1. Lý do chọn biện pháp:

a) Thực trạng:
Quy trình “vẽ biểu cảm” là vẽ mù, một bài tập để luyện sự phối hợp của
tay,mắt,não. Kết quả của nó thường là một bản vẽ hài hước ,thú vị, thường thì nó
khơng tạo ra một bản vẽ đẹp, cũng khơng nên kỳ vọng nó là một phương pháp
tuyệt vời giúp học sinh cải thiện kỹ năng vẽ.Đơn giản đây là một trị chơi giúp
học sinh có sự phản xạ tốt về đường,cách đặt các đường nét,cao hơn là sự quan
sát các hình dạng và sự biến đổi của các đường với những hình thức khác nhau,
cũng như giúp học sinh kích thích trí tưởng tượng khi hình dung ra vị trí của các


đối tượng.
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, tơi nhận thấy một số em cịn tỏ ra nhút
nhát, lo lắng nghĩ rằng mình vẽ như vậy là chưa giống mẫu, vẽ như vậy là không
đúng, khơng đẹp…trong quy trình vẽ biểu cảm.Vì thế nên tơi tìm hiểu, nghiên
cứu và đưa ra ” Biện pháp giúp học sinh lớp 3 trường Tiểu học Suối Tân, học
tốt quy trình vẽ biểu cảm”
b) Nguyên nhân:
- Đây là phương pháp còn mới đối với học sinh lớp 3, các em chưa quen với quy
trình vẽ biểu cảm, vẫn cịn nhìn giấy để vẽ, việc dùng màu thể hiện cảm xúc
chưa rõ.
- Một số học sinh vẫn còn thiếu đồ dùng học tập điều này ảnh hưởng không nhỏ
đến việc học tập của các em.
c) Yêu cầu cần giải quyết:
- Tìm hiểu đối tượng nghiên cứu, khả năng cảm nhận thẩm mĩ và năng khiếu cá
nhân của các em.
- Tìm hiểu điều kiện học tập của học sinh và sự quan tâm của phụ huynh đối với
môn học của con em mình.
- Giải quyết thực trạng vấn đề chưa quen cách vẽ biêu cảm của học sinh lớp 3+.
- Qua quá trình giảng dạy, tìm hiểu nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm để
vận dụng cho các tiết học sau được tốt hơn.
2. Mục tiêu:


-.Cải thiện chất lượng của nét vẽ
- Phối hợp mắt tay và não
- Tăng khả năng tập trung quan sát và sự phản xạ với đường nét
- Khám phá những biến thể khác nhau bằng cách vẽ khơng nhìn giấy
- Giúp học sinh tự tin hơn và rèn sự kiên nhẫn
-Tích cực trong việc tham gia thảo luận về phương pháp vẽ biểu cảm (Vẽ mù)
3. Nội dung, cách thực hiện:

3.1. Khơi gợi lịng ham thích bộ mơn mỹ thuật cho học sinh.
Phân tích cho các em thấy rằng Mĩ thuật là mơn học bổ ích, lý thú và tươi
vui, có tính giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cao và là mơn học bổ trợ tích cực cho các
mơn học khác..
Phân tích cho các em thấy được cái hay, cái đẹp , ngộ nghĩnh , đáng yêu
của quy trình vẽ biểu cảm được thể hiện qua các tác phẩm, khởi gợi lịng ham
thích bộ mơn mỹ thuật ,động viên các em ai cũng có thể vẽ, có thể bộc lộ cảm
xúc, suy nghĩ của mình qua bài vẽ.
Việc quan trọng yêu cầu của mỗi tiết học là giáo viên phải chuẩn bị đầy
đủ đồ dùng trực quan, trực quan phải đẹp, hấp dẫn, đặc biệt không quá trừu
tượng để học sinh quan sát, để học sinh cảm nhận được cái đẹp, ngộ nghĩnh của
quy trình vẽ biểu cảm và có hứng thú với bài học, muốn được thể hiện.
Ví dụ : vẽ bình hoa, quả, vẽ khn mặt bạn Trong mỗi tiết học, giáo viên cần
lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp để luôn luôn tạo được
khơng khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, tránh giờ học tẻ
nhạt, khô cứng.
3.2. Rèn cho học sinh thói quen quan sát, kỹ năng vẽ biểu cảm.
Đầu tiên chúng tôi sẽ cho học sinh cùng nhau thảo luận qua về đối tượng
của bài học, học sinh sẽ nhắc lại những hiểu biết của mình về tranh chân dung
đã được học ở lớp 2, sau đó tơi cho học sinh cùng thảo luận nhóm bàn về sự
khác nhau trong cách thể hiện của 2 bức tranh chân dung và chân dung biểu cảm
cuối cùng chúng tôi đi đến khái niệm về vẽ biểu cảm giúp học sinh hiểu: Vẽ biểu
cảm là một bài tập vẽ khơng nhìn vào giấy.Người vẽ buộc phải quan sát chặt chẽ
hình dạng và cạnh của đối tượng vẽ bằng đơi mắt của mình.Mục đích của nó
khơng phải là để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật giống thực, mà để tăng cường
sự kết nối giữa mắt,tay, não.
Trong quá trình quan sát giáo viên thực hành ,các em sẽ tự mình rút ra
những nguyên tắc mà giáo viên đã thực hiện khi vẽ và cuối cùng tôi sẽ chốt lại 3
ngun tắc phải thực hiện khi vẽ mù:
+ Khơng nhìn vào giấy

+ Khơng nhấc bút
+ Khơng nói chuyện.
Tơi nhận thấy rằng để sử dụng phương pháp này thực sự có hiệu quả thì
các em phải ln có thói quen quan sát một cách tập trung và có tính sáng tạo,
hình dung được các nét tự nhiên của vẽ biểu cảm.Ở đây, học sinh cần quan sát
thật tập trung, khi vẽ chủ yếu sử dụng sự kết hợp mắt và tay. các em cố gắng
khơng nhìn vào giấy. Giáo viên chia sẻ ngay từ đầu với học sinh rằng, mục đích


không phải vẽ cho giống mẫu mà chúng ta quan sát, ghi nhớ mẫu và truyền cảm
xúc qua tay, thể hiện lên giấy, tạo ra bức vẽ ấn tượng và hài hước.
Trong quá trình náy mối học sinh phải thực hiện 3- 5 bức tranh để nắm bất
được cách vẽ. Để tiết kiệm giấy tôi cho học sinh vẽ trên bảng con hoặc giấy báo
cũ.
3.3. Tổ chức hoạt động học tập hiệu quả
Xác định rõ mục tiêu bài học, soạn giáo án kĩ lưỡng cho từng hoạt động,
đảm bảo tất cả các học sinh đều hứng thú tham gia các hoạt động học tập.Giáo
viên trực tiếp thao tác vẽ lên bảng cho cả lớp cùng quan sát, nắm được các bước
thực hiện một cách cụ thể nhất.
Để học sinh hiểu được thế nào là vẽ biểu cảm, đòi hỏi người giáo viên phải
thực hành thị phạm cho học sinh quan sát. Trong tiết dạy tôi thường kết hợp vừa
vẽ vừa hướng dẫn cho các em hiểu, chỉ cho các em biết cách đặt bút vẽ ở đâu,
bắt đầu quan sát và vẽ như thế nào, đặt ra những câu hỏi gợi mở hướng các em
tự suy nghĩ, tìm ra cách giải quyết vấn đề.
3.4.Tạo khơng khí thoải mái trong hoạt động trưng bày, nhận xét bài
vẽ
Giáo viên cho học sinh trưng bày sản phẩm, học sinh thưởng thức, thảo luận
và nhận xét, đánh giá kết quả học tập của nhau, trong quá trình nhận xét đánh
giá , giáo viên khuyến khích sự giao lưu , trao đổi và gợi mở những ý tưởng tiếp
theo cho bài học sau của học sinh.

Nên lấy động viên, khích lệ là chính, cố gắng tìm những ưu điểm dù nhỏ
nhất ở từng học sinh để kịp thời động viên, khen ngợi. Phải hiểu được đặc điểm
tâm lý của trẻ, hiểu biết được mức độ cảm nhận của học sinh về thế giới xung
quanh thông qua các bài học, luôn tôn trọng gần gũi học sinh, có tính kiên trì
trong cơng tác giảng dạy, khéo léo động viên kịp thời đối với các em.
Giáo viên có thể hướng dẫn làm khung tranh để học sinh trang trí, tạo thành
bức tranh đẹp để tặng bạn bè, người thân, trưng bày góc học tập,…
4. Hiệu quả:
a) Mức độ phù hợp với học sinh và thực tiễn của nhà trường:
Giảng dạy trong tất cả các khối lớp của mơn mĩ thuật, có thể áp dụng rộng rãi
cho các môn học khác...
b) Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH và KTĐG:
Có áp dụng cho các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Cam Lâm
c) Kết quả cụ thể:
Trước khi áp duungj biện pháp: năm học:2019 - 2020
Khối 3
(226 hs)
Tháng

Kết quả đạt được
Chủ đề
Đồ vật quen

Hoàn thành tốt
25,9%

Hoàn thành
56,2%

Chưa hoàn thành

17,9%


10/2019

thuộc

Sau khi áp dụng:
Khối 3
(226 HS)
Tháng
2/2020

Chủ đề
Em và những
người thân yêu

Kết quả đạt được
Hoàn thành tốt
54,9%

Hoàn thành
45,9%

Chưa hoàn thành
0%

d) Khả năng phát triển/mở rộng/vận dụng của biện pháp:
Qua thời gian giảng dạy được áp dụng những phương pháp mới trong
soạn và giảng, với sáng tạo của thầy và họat động tích cực của học sinh cùng với

một số phương pháp tổ chức hợp lý, bản thân tôi nhận thấy kết quả đạt được
một cách rất tích cực với tỷ lệ học sinh u thích mơn học Mĩ thuật, tự tin thể
hiện, bộc lộ được cảm xúc qua tranh vẽ, hoàn thành được bài vẽ ngay tại lớp,
thúc đẩy hứng thú học tập đạt những yêu cầu cụ thể là rất khả quan. Các biện
pháp ở trên thầy cơ có thể áp dụng ở trường tiểu học trong huyện Cam Lâm, và
có thể áp dụng được ở tất cả vùng miền: Thành phố, nơng thơn, miền núi.
5. Minh chứng: Có thể cung cấp minh chứng kèm theo ở các dạng:
- Bản thống kê/khảo sát chi tiết về hiệu quả của biện pháp, bảng xử lý dữ liệu…
- Bản ghi hình, hình ảnh chụp quá trình triển khai, kết quả thực hiện biện pháp…
- Các nhận xét/đánh giá của đơn vị/cá nhân áp dụng hoặc các chuyên gia…
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI BÁO CÁO

Nguyễn Thị Thương


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CAM LÂM

TRƯỜNG TIỂU HỌC SUỐI TÂN

BIỆN PHÁP
GIÚP HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC SUỐI TÂN
HỌC TỐT QUY TRÌNH VẼ BIỂU CẢM.

Giáo viên trình bày: Nguyễn Thị Thương

NĂM HỌC: 2020 - 2021




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×