Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

chủ nghĩa xã hội khoa học - dân chủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.24 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trần Văn Hải – 2051140103 – 010100510701

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI 3: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA
MAC- LENIN VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC
XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: THS Phạm Thị Thanh Vân

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021


MỞ ĐẦU
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ của đại đa số nhân dân, gắn với
quyền dân chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, được
pháp luật bảo đảm dưới sự lãnh đạo của Đảng; là hình thức thể hiện quyền tự
do, bình đẳng của cơng dân, xác định nhân dân là chủ thể của quyền lực. Trên
con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội thì dân chủ xã hội chủ nghĩa là một vấn
đề quan trọng và cấp thiết. Dân chủ là phương tiện tất yếu để con người đạt
tới tự do, giải phóng năng lực vốn có của mỗi cá nhân. Dân chủ ở đây như là
một hình thức nhà nước hay một chính thể dân chủ; đây là vấn đề quyền lợi
của nhân dân theo nghĩa rộng, là nguyên tắc trong quản lý - tổ chức và còn là
tinh thần dân chủ. Vì lí do trên, tơi quyết định lựa chọn đề tài cho bài tiểu
luận: “ Quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lenin về dân chủ xã hội chủ nghĩa và
ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt


Nam hiện nay”. Bài tiểu luận tập trung vào 2 mục tiêu chính: một là làm rõ
được các quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lenin về dân chủ xã hội chủ nghĩa;
hai là vận dụng quan điểm trên vào việc xây dụng nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, ý nghĩa của chúng. Đề tài dựa trên cơ sở lí luận của chủ
nghĩa Mac- Lenin, những quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của
nhà nước về dân chủ. Tiểu luận góp phần làm rõ thêm những ý nghĩa về dân
chủ xã hội chủ nghĩa trên con đường xây dựng xã hôi chủ nghĩa ở Việt nam,
đồng thời nắm được các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lenin về dân
chủ xã hội nghĩa. Bài tiểu luận ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo thì cịn có các nội dung chính:
Phần 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lenin về dân chủ xã hội chủ nghĩa
Phần 2: Ý nghĩa của chủ nghĩa Mac- Lenin đối với việc xây dựng nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

-2-


NỘI DUNG
PHẦN 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LENIN VỀ
DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1. Khái niệm về dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa
1.1.1. Dân chủ
Dân chủ là sản phẩm và là thành quả của quá trình đấu tranh giai cấp cho
những tiến bộ giá trị của nhân loại, là một hình thức tổ chức nhà nước của giai
cấp cầm quyền, là một trong những nguyên tắc hoạt động của các tổ chức
chính trị - xã hội. Dân chủ có một số nội dung cơ bản sau đây:
• Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ nhân của
nhà nước
• Dân chủ là một hình thức của nhà nước
• Dân chủ là một nguyên tắc - nguyên tắc dân chủ

1.1.2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa
Trong quá trình hình thành và phát triển các nền dân chủ trong lịch sử và
trực tiếp nhất là nền dân chủ tư sản, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mac - Lenin
cho rằng: “đấu tranh cho dân chủ là một quá trình lâu dài, phức tạp và nền dân
chủ tư sản chưa phải là hoàn thiện nhất, do đó, tất yếu xuất hiện một nền dân
chủ mới, cao hơn nền dân chủ tư sản và đó chính là nền dân chủ vơ sản hay
cịn gọi là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời sau khi cách mạng tháng 10 Nga
thành cơng. Q trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là từ thấp
đến cao, từ chưa hồn thiện đến mức hồn thiện; có sự kế thừa một cách chọn
lọc giá trị của nền dân chủ trước đó. Nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa là không ngừng dân chủ, nâng cao mức độ giải phóng cho
những người lao động, thu hút họ tham gia tự giác vào công việc quản lý nhà
nước, quản lý xã hội.

-3-


Điều đặc biệt ở đây là nền dân chủ vô sản càng tự hồn thiện bao nhiêu
thì càng tự tiêu vong bấy nhiêu. Thực chất sự tiêu vong này theo V.I.Lenin,
đó là tính chính trị của dân chủ sẽ mất đi trên cơ sở không ngừng mở rộng dân
chủ đối với nhân dân, xác lập địa vị chủ thế quyền lực của nhân dân, tạo điều
kiện để họ tham gia ngày càng đơng đảo và ngày càng có ý nghĩa quyết định
vào sự quản lý của nhà nước, quản lý xã hội ( xã hội tự quản). Quá trình này
sẽ làm cho dân chủ thành một thói quen, tập quán trong xã hội…. để đến lúc
nào đó nó khơng cịn tồn tại như một thể chế nhà nước, tính chế độ tức mất đi
tính chính trị của nó. Để đạt đến trình độ như này là một quá trình lâu dài, lúc
này xã hội đã đạt đến một trình độ phát triển rất cao, khơng cịn sự phân chia
giai cấp, đây là xã hội cộng sản đạt đến mức độ hồn thiện.
Qua những điều trên, có thể hiểu dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân

chủ cao hơn về chất so với các nền dân chủ trong lịch sử, là nền dân chủ mà ở
đó, quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ
và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.

1.2. Những đặc điểm và bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
1.2.1. Mục đích và cách thức tổ chức
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cho đại đa số nhân dân và phục
vụ lợi ích cho đa số nhân dân.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ do đảng Cộng Sản lãnh đạo,
nhất nguyên về giá trị, được thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền Xã
Hội Chủ Nghĩa( thống nhất và phân công giữa lập pháp, hành pháp và tư
pháp).
1.2.2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Dân chủ vơ sản là chế độ dân chủ vì lợi ích đa số, nó loại bỏ quyền dân
chủ của tất cả các giai cấp là đối tượng của nhà nước vô sản, nó đưa quảng đại
quần chúng nhân dân lên địa vị của người chủ chân chính xã hội.
-4-


Dân chủ xã hội chủ nghĩa có các bản chất cơ bản sau:
1.2.2.1. Bản chất chính trị
Dưới sự lãnh đạo duy nhất của một đảng của giai cấp công nhân. Đất
nước do dân làm chủ, có quyền dân chủ, quyền con người, thỏa mãn ngày
càng cao hơn các nhu cầu và các lợi ích của nhân dân.
Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ: Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp cơng nhân thơng qua đảng của
nó đối với toàn xã hội chủ yếu là để thực hiện quyền lực và lợi ích của tồn
thể nhân dân, trong đó có giai cấp cơng nhân. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
do đảng Cộng sản lãnh đạo, đảng Cộng sản đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của

giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và tồn dân tộc.
Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động là những người
làm chủ những quan hệ chính trị trong xã hội. Họ có quyền tham gia vào bộ
máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, tham gia đóng góp ý kiến
xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng bộ máy nhà nước. Quyền được
tham gia rộng rãi vào công việc quản lý nhà nước của nhân dân . V.ILênin
còn nhấn mạnh rằng: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ của đại đa
số dân cư, của những người lao động bị bóc lột, là chế độ mà nhân dân ngày
cũng tham gia nhiều vào cơng việc Nhà nước. Với ý nghĩa đó, V.I.Lênin đã
diễn đạt một cách khái quát về bản chất và mục tiêu của dân chủ xã hội chủ
nghĩa rằng: đó là nền dân chủ “gấp triệu lần dân chủ tư sản”.
Qua đó, ta có thể thấy được, về bản chất chính trị, dân chủ xã hội chủ
nghĩa vừa có bản chất giai cấp cơng nhân, vừa có tính nhân rộng rãi, tính dân
tộc sâu sắc. Do vậy, nền dân chủ vơ sản khác về chất so với nền dân chủ tư
sản về bản chất giai cấp; cơ nhất nguyên và đa nguyên; bản chất nhà nước.
1.2.2.2. Bản chất kinh tế
Bản chất kinh tế: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu
xã hội về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển
-5-


ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ
hiện đại nhằm thỏa mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần
của toàn thể nhân dân lao động.
Bản chất kinh tế đỏ chỉ được bộc lộ đầy đủ qua một q trình ổn định
chính trị, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của toàn xã hội. Trước hết
đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân về các tư liệu sản xuất chủ yếu; quyển
làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối, phải coi
lợi ích kinh tế của người lao động là động lực cơ bản nhất có sức thúc đẩy
kinh tế - xã hội phát triển.

Kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu
nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời lọc bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu
cực, kìm hãm... của các chế độ kinh tế trước đó, nhất là bản chất tư hữu, áp
bức, bóc lột bất cơng... đối với đa số nhân dân.
Khác với nền dân chủ tư sản, bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa là thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực
hiện chế độ phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu.
1.2.2.3. Bản chất tư tưởng - văn hóa – xã hội
Bản chất tư tưởng - văn hóa - xã hội: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lẩy
hệ tư tưởng Mác - Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp cơng nhân, làm chủ đạo.
Đồng thời nó kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc,
tiếp thu những giá trị tư tưởng - văn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội. Trong nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân được làm chủ những giá trị văn hố tinh
thần; được nâng cao trình độ văn hố, có điều kiện để phát triển cá nhân. dân
chủ là một thành tựu văn hố, một q trình sáng tạo văn hoá, thể hiện khát
vọng tự do được sáng tạo và phát triển của con người.
Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự kết hợp hài hịa về lợi ích giữa
cá nhân, tập thể và lợi ích của toàn xã hội. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra

-6-


sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tinh tích cực xã hội của nhân
dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.
*Với những bản chất nêu trên, dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết và
chủ yếu được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là kết
quả hoạt động tự giác của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai
cấp công nhân, dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ có được với điều kiện tiên quyết
là bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản. Bởi lẽ, nhờ nắm
vững hệ tư tưởng cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin và đưa

nó vào quần chúng. Đảng mang lại cho phong trào quần chúng tỉnh tự giác
cao trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; thông qua công
tác tuyên truyền, giáo dục của mình, Đảng nâng cao trình độ giác ngộ chính
trị, trình độ văn hóa dân chủ của nhân dân để họ có khả năng thực hiện hữu
hiệu những yêu cầu dân chủ phản ánh đúng quy luật phát triển xã hội. Chỉ
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân mới đấu tranh có hiệu quả
chống lại mọi mưu đồ lợi dụng dân chủ vì những động cơ đi ngược lại lợi ích
của nhân dân.

-7-


PHẦN 2: Ý NGHĨA QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC –
LENIN TRONG VIỆC XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nước ta bắt đầu xuất hiện từ sau Cách
Mạng tháng 8 và cho đến nay nước ta vẫn đang trên con đường xây dựng nền
dân chủ này, đây là một con đường lâu dài. Nền dân chủ của mỗi nước đều
khác nhau dựa trên nhiều yếu tố như lịch sử, văn hóa, thể chế chính trị, kinh
tế…. và Việt Nam cũng khơng ngoại lệ, điều đó tạo ra sự đa dạng giữa các
nước mặc dù có cùng chế độ, thể chế chính trị. Cuộc xây dựng nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa của nước ta đã mang lại nhiều ý nghĩa to lớn giúp đẩy nhanh
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2.1. Mọi quyền lực, quyền hành thực sự thuộc về nhân dân
Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự
thuộc về tay nhân dân là một nhiệm vụ quan trọng và lâu dài của cách mạng
Việt Nam.
Nước ta theo chế độ dân chủ nên mọi quyền hành đều thuộc về nhân dân,
vì thế, mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước đều đặt trên lợi ích và nguyện vọng của nhân dân. Đảng và Nhà nước
gắn bó chặt chẽ với nhân dân, phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân
dân. Tất cả cán bộ, công chức đều phải tôn trọng và lắng nghe ý kiến của
nhân dân, có trách nhiệm hồn thành tốt cơng việc và nhiệm vụ được giao.
Pháp chế xã hội chủ nghĩa cần được tăng cường, trách nhiệm công dân cần
được đề cao, cơ chế và biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm sốt quyền lực nhà
nước cần được hồn thiện. Mọi hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân
và lợi dụng dân chủ làm tổn hại lợi ích của nhân dân và Tổ quốc đều phải bị
phê phán và trừng trị. Nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm,
xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân đều phải bị ngăn ngừa và trừng phạt
thích đáng.

2.2. Nhân dân làm gốc là cơ sở cho công cuộc đổi mới
-8-


Trong suốt 35 năm xây dựng nền dân chủ thì quan niệm dân chủ ngày
càng được mở rộng từ chế độ chính trị, nguyên tắc tổ chức xã hội, mỗi cá
nhân và tất cả các lĩnh vực trong đời sống. Mọi đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước đều đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Trong thời kì đổi
mới, “ lấy dân làm gốc” được đặt là cơ sở cho công cuộc phát triển đất nước.
Chủ động xác định phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra,
dân giám sát, dân thụ hưởng”. Thực hiện các quyền làm chủ của nhân dân qua
các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị - xã hội và dân chủ ở cơ sở. Sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của nhân dân, vì dân, nếu khơng có sự
đồn kết sáng tạo thì sự nghiệp sẽ thất bại. Đây là quan điểm giá trị cốt lõi của
chủ nghĩa xã hội, tạo ra sự ổn định, phát triển và thịnh vượng.

2.3. Dân chủ là mục tiêu của cuộc đổi mới
Trong mọi thời kì cách mạng, vấn đề mà đảng ta luôn đặt lên hàng đầu

và nhất quán thực hiện là phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Hiện nay,
công cuộc phát huy dân chủ trong xã hội luôn được đảng ta hết sức coi trọng,
và biểu hiện rõ nhất qua luận điểm " Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc
sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ
cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm".
Qua các năm, những nội dung đều được triển khai trong các hoạt động, luôn
được bổ sung, cập nhật để phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội qua
từng thời kì. Ln ln tạo điều kiện tốt nhất để dân chủ được mở rộng và
phát huy.

2.4. Dân chủ là động lực cho cuộc đổi mới
Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là phải làm cho nhân dân
được hưởng quyền làm chủ và có năng lực, phương pháp, bản lĩnh làm chủ
trên thực tế... khi đó, dân chủ trở thành động lực để xây dựng, phát triển đất
nước.
-9-




Dân chủ tạo ra yêu cầu, môi trường và điều kiện thúc đẩy đổi mới kinh

tế: chế độ ta là chế độ dân chủ, dân chủ tạo điều kiện phát huy sáng kiến,
khơi dậy những nguồn lực vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong
việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời,
bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp;
thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý; phát triển bình đẳng
các thành phần kinh tế; phát triển bền vững kinh tế - xã hội và nâng cao đời
sống nhân dân; đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hòa nhập quốc tế.



Dân chủ tạo ra yêu cầu, mơi trường và điều kiện thúc đẩy đổi mới

chính trị: Dân chủ thúc đẩy đổi mới, chỉnh đốn Đảng, đổi mới Nhà nước
theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính
trị theo hướng trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực cầm quyền của
Đảng, quản lý của Nhà nước, năng lực kiểm tra, giám sát và phản biện xã
hội của các tổ chức chính trị - xã hội; thúc đẩy nâng cao năng lực, trách
nhiệm của cán bộ công tác; thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm giải trình
của các cán bộ, chính quyền và hệ thống chính trị trước nhân dân. Dân chủ
góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà Nước.


Dân chủ trở thành nhân tố bảo đảm tăng cường đoàn kết, tập hợp nhân

dân trong sự nghiệp đổi mới: Dân chủ góp phần tăng cường khối đại đồn
kết toàn dân tộc; thu hút sự tham gia rộng rãi, có hiệu quả của các tầng lớp
nhân dân vào việc xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị, xây
dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời,
góp phần tăng cường sự tham gia của nhân dân vào các quá trình kiểm tra,
giám sát và kiểm sốt đối với hoạt động của chính quyền; mở rộng các
quyền và trách nhiệm công dân; thúc đẩy sự hiểu biết, chia sẻ và đồng thuận
giữa các tầng lớp xã hội; nâng cao tiềm lực, uy tín quốc gia, tạo sức mạnh
tổng hợp cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ Quốc.

- 10 -


KẾT LUẬN

Đất nước Việt Nam trên còn đường tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội là q
trình lâu dài và cịn nhiều khó khăn, điều quan trọng cốt lõi của quá trình này
là xây dựng được một nền dân chủ xã hội vững chắc, vì đây là cốt lõi của Chủ
Nghĩa Xã Hội. Nền dân chủ này phải được mở rộng liên tục và phải phù hợp
với chính trị, kinh tế, văn hóa…., mọi ngưởi dân đều được tham bộ máy quản
lí từ trung ương đến địa phương, mọi người đều bình đẳng, có quyền lợi như
nhau và đạt đến sự phát triển vượt bậc là khơng cịn sự phân biệt giai cấp
trong xã hội. Khi dân chủ được mở rộng khi đó nhân dân sẽ có quyền làm chủ
tư liệu sản xuất và điều quan trọng là phải coi lợi ích của người lao động lên
hết, đây là động lực cơ bản để phát triển kinh tế, xã hội và cũng phải có sự kết
hợp hài hịa giũa lợi ích cá nhân , tập thể và toàn xã hội. Nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa ra sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tinh tích cực xã
hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.
Chúng ta cần liên tục kế thừa, tuân thủ và vận dụng sáng tạo quan điểm
của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lê-nin về dân chủ; nắm vững chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời,
chọn lọc, kế thừa những giá trị thực sự, phù hợp của văn minh nhân loại về
dân chủ. Đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, tạo ra những yêu cầu và
điều kiện mới cho việc phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân; ngăn chặn, trừng phạt hành vi vi phạm quyền
làm chủ của nhân dân. Dân chủ và thực hiện dân chủ phải hướng vào sự ổn
định và phát triển đất nước một cách bền vững theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Xây dựng một bộ máy quản lí tốt và đưa các hướng đi đúng đắn để
hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công cuộc phát triển đất
nước và hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi cơng cuộc đổi mới vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.
- 11 -


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lê Trong Hanh, Nguyễn Manh Hùng ( 09/11/2021), Xây dựng nền
dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm
vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam, tapchimattran.vn,
< > [Truy cập ngày 18/11/2021].
[2]. GS.TS Vũ Văn Hiền (06/08/2021), Dân chủ và thực hành dân chủ
trong điều kiện một đảng cầm quyền ở Việt Nam, dukcq.hatinh.gov.vn,
< [Truy cập ngày
18/11/2021].
[3]. PGS.TS Mai Hải Oanh (21/08/2020), Phát huy dân chủ xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hiện nay, tapchicongsan.org.vn,
< />> [Truy cập ngày 18/11/2021].
[4]. PGS.TS Lê Minh Quân (08/04/2021), Quan điểm của các nhà kinh
điển chủ nghĩa Mac - Lê-nin về dân chủ và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới
ở Việt Nam, tapchicongsan.org.vn,
< > [Truy cập ngày 18/11/2021].

- 12 -


[5]. PGS.TS Đỗ Thị Thạch (20/05/2021), Dân chủ là bản chất của chế độ
XHCN, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng CNXH,
dangcongsan.vn, < > [Truy cập ngày 18/11/2021].
[6]. PGS.TS Cao Duy Tiến , Bản chất của nền dân chủ XHCN ở nước ta,
< [Truy cập ngày 18/11/2021].
[7]. Dân chủ là bản chất chế độ xã hội, là mục tiêu, động lực của sự phát
triển đất nước (14/07/2020), nhandan.vn, < > [Truy cập ngày 18/11/2020].
[8]. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì, nganhangphapluat.thukyluat.vn,
< > [Truy cập ngày 18/11/2021].
[9]. GT học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học (k) Tr đầu - Tr144.pdf,
moet.gov.vn,

< />h%E1%BB%8Dc%20ph%E1%BA%A7n%20Ch%E1%BB%A7%20ngh%C4
%A9a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20khoa%20h%E1%BB%8Dc%
20(K)%20Tr%2067%20-Tr144.pdf > [ Truy cập ngày 18/11/2021].
[10]. Phân biệt dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư bản (16/09/2021),
hocluat.vn, < > [Truy cập ngày 18/11/2021].

- 13 -


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………...3
NỘI DUNG………………………………………………………...4
PHẦN 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LENIN VỀ DÂN
CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1 Khái niệm về dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa………..………….4
1.1.1 Dân chủ……………………………………………………………………………….4
1.1.2 Dân chủ xã hội chủ nghĩa……………………………………………………………..4

1.2 Những đặc điểm và bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa…..…5
1.2.1 Mục đích và cách thức tổ chức…………………………………………………...…..5
1.2.2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ………………………………………….5

PHẦN 2: Ý NGHĨA QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LENIN
TRONG VIỆC XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
VIỆT NAM
2.1 Mọi quyền hành, quyền lực thực sự thuộc về nhân dân…………..…..9
2.2 Nhân dân làm gốc là cơ sở cho công cuộc đổi mới……………..……...9
2.3 Dân chủ là mục tiêu của công cuộc đổi mới…………………..………10
2.4 Dân chủ là động lực cho công cuộc đổi mới………………..…………10


KẾT LUẬN……………………………………………………….12
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….13

- 14 -


- 15 -



×