Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

chủ nghĩa xã hội khoa học- gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.11 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MƠN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI 3: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
VỀ GIA ĐÌNH VÀ Ý NGHĨA CỦA NĨ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY
DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

Lê Minh Trường Giang - 2051140099 - 00510701
Giảng viên hướng dẫn: Th.sĩ Phạm Thị Thanh Vân

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

I.

MỞ ĐẦU……………………………………………………………1

II.

NỘI DUNG…………………………………………………………2

Chương 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về gia đình…………………..2
1.1. Một số khái niệm chung về gia đình và gia đình………………………...2
 Khái niệm gia đình ………………………………………………….2


 Vị trí của gia đình……………………………………………………3
 Chức năng của gia đình……………………………………………...4
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề gia đình……………..6
Chương 2: Ý nghĩa của quan điểm Mác - Lênin về gia đình đối với việc xây dựng
gia đình ở Việt Nam hiện nay……………………………………………………....9
2.1. Thực trạng xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay………………….....9
 Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về vấn đề gia đình………….…9
 Nguyên nhân của những hiện tượng đi xuống trong văn hóa gia
đình………………………………………………………………..…10
2.2. Phương hướng, giải pháp xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay……11
 Chính sách của Đảng về định hướng xây dựng gia đình tương lai….11
 Suy nghĩ về việc xây dựng đạo đức gia đình tiến bộ, lành mạnh…...12

III. KẾT LUẬN………………………………………………………..12
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………..…13


I. MỞ ĐẦU
LỜI NĨI ĐẦU
Gia đình là một thứ rất quen thuộc tồn tại xung quanh chúng ta và đã
duy trì từ thuở sơ khai đến tận bây giờ. Gia đình là một lĩnh vực mà ai cũng
có quyền tham gia với tư cách là người trong cuộc. Mỗi gia đình có một
truyền thống và quan điểm khác nhau để duy trì và tồn tại. Có những gia
đình có những quan điểm đúng và phù hợp với xã hội đương thời nhưng
cũng có khơng ít các gia đình vẫn giữ cho mình những cách sống lạc hậu và
quan điểm cổ hủ. Có thể nói gia đình là một vấn đề toàn cầu, đặc biệt trong
những năm trở lại đây vấn đề gia đình lại nổi lên như một tiêu điểm trọng
yếu nên được các nhà lí luận tư tưởng, các viện hàn lâm và giới chính trị
nghiên cứu và thảo luận rất nhiều. Bên cạnh đó gia đình là lĩnh vực kinh tế
phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động. Quan điểm của Mác Lênin về vấn đề gia đình đã có những đóng góp rất lớn trong việc xây dựng

và đổi mới gia đình. Vậy ý nghĩa của nó là như thế nào đối với thực trạng
đổi mới gia đình ở Việt Nam? Với mục đích tìm câu trả lời cho câu hỏi trên
nên em xin chọn đề tài “ Quan điểm của Mác - Lênin về vấn đề gia đình và
ý nghĩa của nó với việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay “ cho bài tiểu
luận của mình. Với kiến thức của mình và các nguồn thông tin được cung
cấp em xin được đưa ra ý kiến với vấn đề này. Nếu có điểm nào thiếu sót
hay chưa đúng em mong cơ sẽ góp ý và sửa chữa để bài làm của em được
hoàn thiện một cách tốt nhất. Em xin trân trọng cảm ơn!

1


II. NỘI DUNG
Chương 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về gia đình
1.1. Một số khái niệm chung về gia đình và gia đình.
* Khái niệm gia đình:
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và
củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ
nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong
gia đình.
Nguồn gốc gia đình:
Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài.
Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội.
Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách kiếm sống, gia
đình ln tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các thành viên trong
gia đình.
Song để đưa ra được một cách xác định phù hợp với khái niệm gia đình, một số
nhà nghiên cứu xã hội học đã đưa ra sự so sánh giữa gia đình lồi người với cuộc sống
lứa đơi của động vật, gia đình lồi người ln ln bị ràng buộc theo các điều kiện văn
hóa xã hội của đời sống gia đình ở con người.

Gia đình ở lồi người ln bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá trị,
sự kiểm tra và sự tác động của xã hội; vì thế theo các nhà xã hội học, thuật ngữ gia
đình chỉ nên dùng để nói về gia đình lồi người.
Thực tế, gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh học, tâm lý, văn
hóa, kinh tế, khiến cho nó khơng giống với bất kỳ một nhóm xã hội nào.
Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem xét về gia đình
đều có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với nội dung nghiên cứu phù
hợp và chỉ có như vậy mới có cách tiếp cận phù hợp đến với gia đình.
Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì vậy, có thể
xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội mà có
vai trị đặc biệt quan trọng trong q trình xã hội hóa con người.
2


Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành
viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ
con ni, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp
ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã
hội về tái sản xuất con người .
* Vị trí của gia đình trong xã hội:
Trình độ phát triển và tính chất của xã hội quyết định hình thức và tính chất của
quan hệ hơn nhân và gia đình.
Xã hội là mơi trường tồn tại và phát triển của gia đình. Sự phát triển của xã hội
quy định hình thức, tính chất, quy mơ và kết cấu của gia đình đồng thời cũng quy định
đặc điểm của mối quan hệ gia đình. Trong đó, đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, của
xã hội tác động trực tiếp đến gia đình.
“Gia đình là một tế bào cơ bản và tự nhiên cấu thành nên từng cộng đồng, xã
hội. Gia đình giữ vai trò trung tâm trong đời sống của mỗi con người, là nơi bảo đảm
đời sống vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân, là một trong những giá trị xã hội quan
trọng bậc nhất của người Á Đông, trong đó có Việt Nam. Đối với mỗi quốc gia thì gia

đình được coi là “một tế bào xã hội có tính sản sinh”. Do vậy sức mạnh trường tồn của
quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của gia đình.”
Đối với sự phát triển của xã hội trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, sự vững
vàng bền bỉ của nền tảng gia đình cũng sẽ là yếu tố quyết định đến sự giàu mạnh,
thịnh vượng của đất nước. Cho nên, việc quan tâm coi trọng đến yếu tố gia đình chính
là hướng đi đúng đắn cho việc tạo dựng một xã hội phát triển ổn định và bền vững.
Gia đình là “tế bào của xã hội”. Điều này chúng ta luôn ln khẳng định và dù
trong hồn cảnh nào, xã hội nào nó vẫn ln ln đúng. Nó nói lên mối quan hệ mật
thiết giữa gia đình và xã hội, quan hệ đó giống như sự tương tác hữu cơ của quá trình
trao đổi chất, duy trì sự sống của cơ thể. Xã hội (cơ thể) lành mạnh tạo điều kiện cho
các gia đình tiến bộ, gia đình (tế bào) hạnh phúc góp phần cho sự phát triển hài hịa
của xã hội.

3


Gia đình là tổ ấm thân yêu đem lại hạnh phúc cho mỗi con người. Trong gia
đình, mỗi cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất và giáo dục về tâm hồn; trẻ thơ có
điều kiện được an tồn và khơn lớn, người già có nơi nương tựa, người lao động có
điều kiện để phục hồi sức khỏe và thoải mái tinh thần…Ở đó, hàng ngày diễn ra các
mối quan hệ thiêng liêng giữa vợ – chồng, cha – con, anh – em,…những người đồng
tâm, đồng cảm, nâng đỡ nhau suốt cả cuộc đời. Khi đó, gia đình thực sự là một tổ ấm
thực sự của mỗi con người.
Gia đình là nơi ni dưỡng, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển
với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc.
Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương,
đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động,
bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn
giữ, vun đắp trong suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc và phát huy

trong giai đoạn hiện nay.
Có thể thấy rằng, trong sự phát triển chung của xã hội hiện nay, gia đình ln
đóng một vai trị quan trọng. Khơng thể có một xã hội giàu mạnh, văn minh nếu như
không dựa trên cơ sở xây dựng những gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ. Vì vậy, xây
dựng và phát triển gia đình với những giá trị tốt đẹp trong xã hội hiện đại là một trong
những yếu tố cốt lõi trong mục tiêu chung của xây dựng nền văn hóa mới XHCN.
* Chức năng của gia đình:
Gia đình đóng vai trị, vị trí hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của lồi người. Gia đình được sinh ra, tồn tại và phát triển có sứ mệnh đảm đương
những chức năng đặc biệt mà xã hội và tự nhiên đã giao cho, khơng thiết chế xã hội
nào có thể thay thế được. Chức năng của gia đình là một khái niệm then chốt của xã
hội học gia đình, các nhà nghiên cứu xã hội học gia đình trên cấp độ vi mô và cấp độ
vĩ mô đều khẳng định những chức năng cơ bản của gia đình.

4


Gia đình có các chức năng cơ bản: Chức năng sinh đẻ; Chức năng giáo dục;
Chức năng kinh tế. Bên cạnh các chức năng cơ bản đó, gia đình cịn phải thực hiện
chức năng quan tâm và chăm sóc người cao tuổi.
- Chức năng tái sản xuất ra con người:
Chức năng này góp phần cung cấp sức lao động – nguồn nhân cho xã hội. Chức
năng này sẽ góp phần thay thế những lớp người lao động cũ đã đến tuổi nghỉ hưu, đã
hết khả năng lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo. Việc thực hiện chức năng này
vừa đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội vừa đáp ứng được nhu cầu về tâm
sinh lí, tình cảm của chính bản thân con người. Ở mỗi quốc gia khác nhau thì việc thực
hiện chức năng này là khác nhau.
- Chức năng kinh tế:
Đây là chức năng cơ bản quan trọng của gia đình nhằm tạo ra của cải, vật chất,
là chức năng đảm bảo sự sống cịn của gia đình, đảm bảo cho gia đình được ấm no,

giàu có làm cho dân giàu, nước mạnh như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “dân
có giàu thì nước mới mạnh “. Chức năng này bao quát về nhu cầu ăn, ở, tiện nghi, là
sự hợp tác kinh tế giữa các thành viên trong gia đình nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời
sống.
Để có kinh tế của mỗi gia đình ngày càng được cải thiện và nâng cao, ngồi
những thành viên đang cịn ở độ tuổi trẻ em thì những thành viên đang ở độ tuổi lao
động cần có một cơng việc, một mức thu nhập ổn định. Ngồi ra cịn cần có nguồn thu
nhập thêm để có thêm nguồn thu chi trả cho những chi phí lặt vặt hàng ngày.
- Chức năng ni dưỡng và giáo dục:
Đây là chức năng hết sức quan trọng của gia đình, quyết định đến nhân cách của
con người, dạy dỗ nên những người con hiếu thảo, trở thành người cơng dân có ích
cho xã hội bởi gia đình là trường học đầu tiên và ở đó cha mẹ là những người thầy đầu
tiên trong cuộc đời mỗi con người:” Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trơng
nom, ni dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến
của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí

5


tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, cơng dân có ích cho xã
hội.. ”
Việt Nam là một quốc gia mang đậm nét đẹp truyền thống về đạo đức và lối
sống thuần phong mĩ tục, vì thế nội dung giáo dục của gia đình cũng phải chú ý đến
việc giáo dục toàn diện cả về phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm, lối sống, ý thức, cung
cách cư xử trong cuộc sống và giáo dục cả về tri thức…
Chức năng giáo dục của gia đình chịu tác động trực tiếp của các yếu tố khách
quan và chủ quan. Sự thay đổi lớn trong các chính sách kinh tế xã hội, những biến đổi
trong lĩnh vực văn hóa, thơng tin, lối sống, sự thiếu hụt kinh nghiệm, ý thức dạy con
trong những gia đình trẻ… đó là những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng giáo dục của
gia đình.

Gia đình là phạm trù lịch sử, biến đổi theo thời gian. Mỗi thời đại lịch sử cũng
như mỗi chế độ xã hội đều sản sinh ra một loại gia đình, xây dựng một kiểu gia đình lí
tưởng với chức năng xã hội của nó.
- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm - sinh li:
Ngoài ba chức năng cơ bản trên thì gia đình cịn có chức năng thoả mãn nhu cầu
tinh thần, tình cảm và chăm sóc sức khỏe. Đây là chức năng có ý nghĩa quan trọng
trong việc chia sẻ tình u thương gắn bó giữa các thành viên của gia đình, đặc biệt là
tình yêu hạnh phúc lứa đơi. Tổ ấm gia đình vừa là điểm xuất phát cho con người
trưởng thành, vững tin bước vào cuộc sống xã hội, đồng thời cũng là nơi bao dung, an
ủi cho mỗi cá nhân trước những rủi ro, sóng gió cuộc đời. Càng về cuối đời, con người
càng trở nên thấm thía và khao khát tìm về sự bình ổn, thoả mãn nhu cầu cân bằng
trạng thái tâm lý, tình cảm trong sự chăm sóc, đùm bọc của gia đình; chăm sóc sức
khỏe, đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
1.2.Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề gia đình.
- Về khái niệm: Là nơi tập hợp những người có quan hệ hơn nhân, huyết thống
sống trong cùng một nhà. Là 1 hình thức cộng đồng tổ chức đời sống xã hội, hình
thành từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Xuất phát nhu cầu bảo
tồn và duy trì nồi giống. Một cộng đồng tổ chức đời sống gia đình đã xuất hiện, một
6


thiết chế văn hóa - xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển. Yếu tố cơ bản
trong gia đình là hơn nhân và huyết thống.
- Phân loại gia đình:
Gia đình hai thế hệ (hay gia đình hạt nhân): bao gồm cha mẹ và con.
Gia đình ba thế hệ (hay gia đình truyền thống): bao gồm ơng bà, cha mẹ và con
còn được gọi là tam đại đồng đường.
Gia đình bốn thế hệ trở lên: là gia đình nhiều hơn ba thế hệ. Gia đình bốn thế hệ
còn gọi là tứ đại đồng đường.
- Quan điểm về gia đình trong mối quan hệ xã hội:

Khi phân tích tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, C.Mác khẳng định gia
đình là một trong ba mối quan hệ của con người đã được hình thành trong lịch sử nhân
loại: quan hệ thứ nhất là giữa con người với tự nhiên; quan hệ thứ hai là giữa con
người với con người trong quá trình sản xuất; và quan hệ thứ ba là gia đình. Ba quan
hệ này tồn tại đan xen với nhau, hòa quyện vào nhau, cùng tồn tại bên nhau.
Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác đã đưa ra quan niệm về gia đình:
“Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình con người cịn tạo ra những người
khác, sinh sơi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia
đình… Sự sản xuất ra đời sống - ra đời sống của bản thân mình bằng lao động, cũng
như ra đời sống của người khác bằng việc sinh con đẻ cái - biểu hiện ra là một quan hệ
song trùng; một mặt là quan hệ tự nhiên, mặt khác là quan hệ xã hội, quan hệ xã hội
với ý nghĩa đó là hoạt động kết hợp của nhiều cá nhân, không kể là trong những điều
kiện nào, theo cách nào và nhằm mục đích gì”.
Quan niệm này đã chỉ rõ: thứ nhất, gia đình ra đời cùng với sự ra đời và tồn tại
của xã hội lồi người, cùng với q trình tái tạo ra chính bản thân con người; thứ hai,
gia đình được tạo ra bởi hai quan hệ cơ bản (quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết
thống); thứ ba, gia đình có hai nhiệm vụ chính (sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng
nhu cầu cho cá nhân, gia đình, đóng góp vào sự phát triển xã hội, đồng thời tái sản
xuất con người để duy trì nịi giống - đảm bảo cho sự trường tồn của xã hội).

7


Những điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định có tác
dụng quyết định đến hình thức tổ chức và kết cấu của gia đình. “Chế độ gia đình hồn
tồn bị quan hệ sở hữu chi phối”. Ngược lại, gia đình và trình độ phát triển của gia
đình cũng có tác động rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, ảnh
hưởng trực tiếp đến việc tái tạo ra bản thân con người để bảo vệ nòi giống cũng như
tái tạo ra sức lao động cho sản xuất xã hội.
Nhấn mạnh vai trị to lớn của gia đình đối với sự phát triển của lực lượng sản

xuất và quan hệ sản xuất, C.Mác cho rằng, gia đình chính là “quan hệ xã hội duy nhất”
trong buổi đầu của lịch sử xã hội loài người. Nhờ quan hệ này, với chức năng sinh con
đẻ cái, quan hệ gia đình đã sản sinh ra và duy trì các quan hệ xã hội khác. Với nghĩa
đó, gia đình là một xã hội thu nhỏ: gia đình sản sinh ra các cá thể người, gắn kết các cá
thể người thành xã hội.
Về sau, khi dân số tăng lên, nhiều nhu cầu mới xuất hiện. Khi nhu cầu của con
người phát triển lại xuất hiện những quan hệ xã hội mới làm cho gia đình từ chỗ “là
quan hệ duy nhất” trở thành “quan hệ phụ thuộc”. Sự chuyển biến này gắn liền với q
trình phân cơng lao động xã hội, với q trình phát triển xã hội, dẫn đến có sự độc lập
tương đối của gia đình đối với xã hội, thậm chí có sự đối lập giữa gia đình và xã hội.
Theo Lênin: “Muốn triệt để giải phóng phụ nữ, muốn làm cho họ thực sự bình
đẳng với nam giới, thì phải có nền kinh tế chung của xã hội, phải để phụ nữ tham gia
vào lao động sản xuất chung. Như thế, phụ nữ mới có địa vị bình đẳng với nam giới”.
Trong nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, không chỉ các quan hệ xã hội mà
cả quan hệ gia đình cũng bị thay đổi. Sự yên ấm của từng gia đình cũng có thể bị phá
vỡ theo dịng xốy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa: “Chính nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa lại có sứ mệnh phải gây cho lối hơn nhân đó một vết rạn quyết định. Biến mọi
thứ thành hàng hoá” đồng thời “xé toang tấm màn tình cảm bao phủ những quan hệ
gia đình và làm cho những quan hệ ấy chỉ còn là những quan hệ tiền nong đơn thuần”.

8


Gia đình của xã hội văn minh được hình thành trên nền tảng của tình u và hơn
nhân, đó cũng là những quyền hết sức cơ bản của con người - quyền được tự do yêu
đương và tự do kết hôn, được cộng đồng xã hội tôn trọng và bảo vệ: “Hiện nay chỉ có
trong giai cấp vơ sản thì tình u nam nữ mới có thể trở thành một quy tắc”, và muốn
thực hiện được điều đó,“tất yếu phải xác lập sự bình đẳng xã hội thật sự giữa hai bên”.
Dưới chế độ tư hữu, phụ nữ phải chịu đựng một nghịch lý: vai trò lớn nhưng địa vị
thấp hèn cả trong gia đình lẫn ngồi xã hội; ln chịu cảnh bất bình đẳng với nam giới,

bị bóc lột, bị tha hoá. Trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau, các hình thức bất bình
đẳng tuy có thay đổi nhưng bản chất thì khơng thay đổi. C.Mác cịn tố cáo sự lợi dụng,
bóc lột tinh vi, dã man và tàn bạo của chủ nghĩa tư bản. Phụ nữ bị đối xử kém hơn cả
so với súc vật, họ phải lao động nặng nhọc trong những điều kiện khắc khổ: “để kéo
thuyền dọc sông Đào, thỉnh thoảng người ta vẫn cịn dùng phụ nữ thay cho ngựa”.
Tóm lại, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin một mặt đánh giá cao vai trị của
gia đình với sứ mệnh đặc biệt mà không một thiết chế xã hội nào thay thế được, mặt
khác cũng dự báo sự ra đời, phát triển của gia đình một vợ một chồng là một bước tiến
nhất định trong tương lai, nhưng nó chỉ có thể trọn vẹn khi xây dựng gia đình trong xã
hội xã hội chủ nghĩa, phù hợp với tiến trình của lịch sử.
Chương 2: Ý nghĩa của quan điểm Mác - Lênin về gia đình đối với việc xây
dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay.
2.1. Thực trạng xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay:
- Tiếp thu lý luận Mác - Lênin, Đảng ta rất quan tâm đến gia đình, đến việc xây
dựng gia đình xã hội chủ nghĩa - gia đình văn hóa. Xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa
trước hết là phải tạo dựng ra những điều kiện cần thiết trên mọi phương diện giúp các
thành viên trong gia đình sống một cách hịa hợp tốt đẹp với nhau bao gồm những yếu
tố vật chất, tinh thần, xã hội, là xây dựng những điều kiện cho những yếu tố đó hình
thành và phát triển. Do vậy xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa - gia đình văn hóa là
cơng việc của mỗi gia đình và của toàn xã hội. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc

9


lần thứ VIII của Đảng (1996) chỉ rõ: “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ và
hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi
người. Phát huy trách nhiệm của mỗi người trong việc lưu truyền những giá trị văn
hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác…”.
- Làn sóng mạnh mẽ của xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế làm cho nhận
thức của con người về gia đình có nhiều thay đổi. Tinh thần tự do, chủ nghĩa cá nhân

lên ngôi đã khiến con người hướng đến cuộc sống độc lập. Gia đình, đối với khơng ít
người hiện nay, khơng cịn là giá trị duy nhất. Ngồi gia đình, họ cịn nhiều mối quan
tâm, nhiều giá trị khác để vươn tới. Hiện nay, ở nước ta, số người hướng tới cuộc sống
độc thân ngày càng nhiều. Khi khơng tìm thấy niềm hạnh phúc thực sự từ cuộc sống
gia đình, có thể tự bảo đảm cho cuộc sống riêng của cá nhân, nhiều người đã khơng
muốn lập gia đình. Khơng ít bạn trẻ hiện nay lại nghĩ: hôn nhân không phải là cái đích
duy nhất và cuối cùng của tình u. Có những tình u mãi mãi khơng có đám cưới,
khơng có hơn thú. Đối với nhiều người, gia đình khơng phải là bến đỗ cuối cùng và
duy nhất. Điều này đi ngược lại với quan niệm đạo đức truyền thống ngàn đời của con
người Việt Nam: tình yêu phải gắn liền với hôn nhân, hôn nhân là kết quả tốt đẹp và
tất yếu của tình u chân chính.
Một bộ phận những bạn trẻ vị thành niên, vì muốn khẳng định cái tơi của mình,
mặc dù được bố mẹ chu cấp cho một cuộc sống đầy đủ nhưng lại muốn thoát ly gia
đình, tách khỏi vịng tay bố mẹ, sống độc lập bên ngoài xã hội. Đây là một quan niệm
mới, nếu xuất phát từ mục đích tích cực như muốn khẳng định cái tôi cá nhân, bản lĩnh
của tuổi trẻ, muốn hướng đến cuộc sống tương lai độc lập, không phụ thuộc… thì rất
có ý nghĩa. Nhưng nếu vì những ham muốn ích kỷ và bồng bột của tuổi trẻ, thậm chí
là vì muốn được tự do ngồi vịng kiểm sốt hay vì đua địi bạn bè xấu, vì quen được
chiều chuộng kiểu các cậu ấm, cơ chiêu… thì đây lại là một điều tai hại cho gia đình
và xã hội, nhất là trong bối cảnh cạm bẫy, cám dỗ rình dập mà bản thân các em chưa
đủ bản lĩnh để có thể “miễn dịch” trước những cái xấu, tiêu cực, để giữ phần thiện căn,
thiên lương trong sáng của mình.

10


Cùng với sự thay đổi mơ hình gia đình truyền thống, tính cố kết gia đình đã
giảm sút. Mối quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ hơn. Sự đứt đoạn trong
quan hệ “cha truyền con nối” về nghề nghiệp là một minh chứng cho sự giảm sút tính
cố kết gia đình. Với sự hỗ trợ đắc lực của nhiều loại phương tiện thông tin truyền

thông, lớp trẻ ngày nay được tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu phong phú, đa chiều…
nên thu nhận được nhiều kiến thức mới, hình thành và phát triển nhiều năng lực trong
tư duy cũng như chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là một trong những cơ sở để nhiều bạn
trẻ không tiếp bước cha anh trong con đường nghề nghiệp. Con cái phần lớn làm nghề
khác cha mẹ và tự do lựa chọn, định hướng nghề nghiệp tương lai cho chính mình.
Về phương diện tổ chức cuộc sống cũng cho thấy sự lỏng lẻo của mối quan hệ
cá nhân - gia đình. Gia đình truyền thống rất coi trọng và khắt khe trong việc gìn giữ
nền nếp gia phong. Mọi thành viên mặc nhiên phải tuân thủ theo những quy tắc chung.
Nhưng ngày nay, có xu hướng nới lỏng, giản tiện các nghi lễ, phép tắc trong gia đình...
Ngồi ra, những nếp sinh hoạt thường ngày cũng thể hiện sự giảm sút sự cố kết gia
đình: người lớn thì bận làm, trẻ em thì bận học, có nhiều gia đình hiện nay cả tháng
khơng có một bữa cơm chung, bố mẹ và con cái rất ít thời gian bên nhau. Nhiều gia
đình, dù đơng con nhiều cháu nhưng vì những lý do khác nhau, đến ngày lễ, tết nhiều
khi cũng chỉ có hai người già cô đơn. Con cháu ở xa, chỉ gọi điện, gửi thư điện tử
thăm hỏi, chúc mừng... thay cho sự thăm nom trực tiếp.
2.2.Phương hướng, giải pháp xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay
Kế thừa và phát triển những quan điểm trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề gia đình và xây dựng gia đình trong xã
hội mới, coi gia đình là tế bào của xã hội, là nhân tố quan trọng quyết định sự phát
triển bền vững của xã hội Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Quan tâm
đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội
mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì
vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt”.

11


- Làm thế nào để xây dựng đạo đức gia đình tiến bộ, lành mạnh:
+ Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã hội về
xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam

+ Thứ hai, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh
tế gia đình.
+ Thứ ba, kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thời tiếp thu
những tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay.
+ Thứ tư, tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia
đình văn hóa.
III. KẾT LUẬN
Như vậy, vấn đề xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa - gia đình văn hóa ở nước
ta chính là nền tảng vững chắc đảm bảo cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Đây là cơng việc mang tính tồn diện, đồng bộ, lâu dài nhưng lại rất cấp
bách. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng gia đình văn hóa ở nước
ta hiện nay cần có những giải pháp thiết thực, hiệu quả. Trước hết cần nâng cao trách
nhiệm quản lý, điều hành công tác gia đình. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhằm
nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, các gia đình, cá nhân và
cộng đồng về vai trị của cơng tác xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới mục tiêu gia
đình bình đẳng, ấm no, hạnh phúc và tiến bộ. Phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, tạo cơ sở cho việc thực hiện tốt cơng
tác xây dựng gia đình văn hóa. Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, làm cho
gia đình trở thành cầu nối, gắn kết các cộng đồng dân tộc xích lại gần nhau vì mục tiêu
chung là bảo tồn, gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; xây dựng con
người mới - con người xã hội chủ nghĩa.

12


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch vụ gia đình, Gia đình và vị trí, vai trị của
gia đình trong xã hội hiện đại, [ 19/11/2021].
[2] Th.sĩ Hồ Hoàng Giang, Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về gia đình
và vận dụng xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta,

/>3-cema.htm [ 19/11/2021].
[3] Công ty luật Lê Minh Khuê, Chức năng cơ bản của gia đình là gì? Các chức
năng xã hội cơ bản của gia đình, [ 19/11/2021].
[4] Nana, Bài thuyết trình: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đình,
vị trí và vai trị của gia đình đối với xã hội và việc giáo dục thanh niên ở nước
ta hiện nay, [ 19/11/2021].
[5] Th.sĩ Thiêm Thu Nga, Một số biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam trong
bối cảnh tồn cầu hóa, [ 19/11/2021].
[6] Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, tr.514.
[7] Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết, Những giá trị lý luận và thực tiễn từ quan điểm
của C.Mác về hơn nhân và gia đình, [ 19/11/2021].
[8] Th.sĩ Phạm Thị Thanh Vân, Tài liệu học phần chủ nghĩa xã hội, tài liệu
chương 7, [ 19/11/2021].

13


14



×