Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Lực lượng sản xuất phù hợp với trình độ sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.61 KB, 13 trang )

BÀI THẢO LUẬN NHÓM
HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Đề tài: Quan hệ sản xuất phải phù hợp trình độ của lực lượng sản xuất.
Ý nghĩa của vấn đề này với con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Nhóm: 6
Lớp HP: 2176MLNP0221
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Quỳnh Hương

LỜI MỞ ĐẦU:
Thế giới đang chuyển đồi từng giờ, từng phút với tốc độ chóng mặt. Cùng với sự
phát triển ngày càng cao của khoa học kĩ thuật, của đời sống và xã hội, Việt Nam
từ chỗ là một nước nông nghiệp lạc hậu, đã đạt được những thành tựu đáng kể cả
về kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội. Để được như vậy, ta không thể không nhắc
đến những đường lối và chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự
vận dụng hợp lý, đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực
lượng sản xuất.
Trong công cuộc đổi mới chủ nghĩa xã hội, việc nghiên cứu quy luật quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đóng vai trị khơng hề
nhỏ. Áp dụng đúng đắn và hợp lý quy luật này là chìa khóa cho sự thành công của
việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Do đó Quan hệ sản xuất phải phù hợp
với trình độ của lực lượng sản xuất để vận dụng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta
hiện nay. Bài thảo luận này giúp ta có thêm phần hiểu biết về quy luật về sự phù
hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất, từ đó áp dụng vào
thực tiễn của đất nước ta hiện nay nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất , tránh
được những sai lầm khi đưa ra quyết định trong nền kinh tế.
Rất mong nhận được sự góp ý của cô để bài thảo luận của chúng em được hoàn
thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn !
1


1. Lực lượng sản xuất là gì ?


- Lực lượng sản xuất là quan hệ giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tạo ra
sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự
nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội...
- Lực lượng sản xuất chính là sự kết hợp giữa “lao động sống” với “lao động vật
hố” tạo ra sức sản xuất, là tồn bộ những năng lực thực tiễn dùng trong sản xuất
của xã hội ở các thời kì nhất định.
- Khái niệm “lực lượng sản xuất” nói lên năng lực thực tiễn cơ bản nhất – năng lực
hoạt động sản xuất vật chất của con người.
- Về mặt kết cấu, lực lượng sản xuất gồm hai thành tố là Người lao động và Tư
liệu sản xuất:
+ Người lao động :
 Là con người có trí thức,kinh nghiệm, sức khỏe, kỹ năng lao động và năng lực
sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội.
 Người lao động là chủ thể sáng tạo, đồng thời là chủ thể tiêu dùng mọi của cải,
vật chất xã hội.
 Đây là nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất. Do tầm quan trọng của
nhân tố con người, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác khẳng định: “Lực
lượng sản xuất hàng đầu của tồn thể nhân loại là cơng nhân, người lao động”.
+ Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, bao gồm tư
liệu lao động và đối tượng lao động
 Đối tượng lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dùng tư
liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích sử
dụng của con người. Đối tượng lao động bao gồm 2 loại : có sẵn trong tự nhiên
và đã qua chế biến.
Ví dụ: - Nước, đất đai, cát sỏi, khơng khí, gió, ánh sáng, quặng sắt, vàng, than
đá,..., có sẵn trong tự nhiên.
-Đã qua chế biến: Vải, sợi chỉ, tấm kính, sợi, thanh nhơm, đồng, giấy, gạch
trong xây dựng,...
 Tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa vào
đó để tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động thành

2


sản phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất của con người. Tư liệu lao động bao gồm :
phương tiện lao động và công cụ lao động
o Phương tiện lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất, cùng với công cụ
lao động mà con người sử dụng để tác động lên đối tượng lao động trong quá
trình sản xuất vật chất.
Ví dụ: Tàu thuyền, xe ơ tơ tải, máy bay, dùng để chun chở hàng hóa,...
o Cơng cụ lao động là những phương tiện vật chất mà con người trực tiếp sử dụng
để tác động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng , tạo ra của cải vật chất
phục vụ cho nhu cầu của con người và xã hội.
Ví dụ: cày, cuốc, dệt, máy gặt lúa, xe tải…
- Đặc trưng chủ yếu của lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa người lao động và
công cụ lao động.
+ Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất
 . Người lao động là nhân tố hàng đầu giữ vai trò quyết định đối với lực lượng
sản xuất; các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao động của con người , giá trị và
hiệu quả thực tế của các tư liệu sản xuất phụ thuộc vào việc sử dụng của người
lao động...
 Trong q trình sản xuất, cơng cụ lao động bị hao phí thì người lao động tạo ra
giá trị lớn hơn giá trị ban đầu...
 Người lao động là nguồn gốc trực tiếp của mọi sáng tạo trong sản xuất vật chất,
nguồn gốc của mọi sự phát triển sản xuất,...

+ Vai trị của cơng cụ lao động trong lực lượng sản xuất
 Công cụ lao động là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất,
là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi kinh tế - xã hội trong lịch sử; là thước
đo trình độ tác động, cải biến tự nhiên của con người và tiêu chuẩn để phân biệt
các thời đại kinh tế khác nhau. C.Mác đã khẳng định:”Những thời đại kinh tế

khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất
bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào.”
 Công cụ lao động là cầu nối giữa người lao động và đối tượng lao động, giữ vai
trò quyết định trực tiếp đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm...
3


 Trong quá trình chinh phục tự nhiên, con người sáng tạo ra khoa học, đến hiện
tại, khoa học lại đóng vai trị là cơng cụ lao động đắc lực của con người. Ngày
nay, khoa học đã phát triển trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to
lớn trong sản xuất và trong đời sống. Cách thức mà khoa học thâm nhập và thể
hiện trong hiện thực ngày càng phong phú, đa dạng theo cấp số nhân. Khoa học
đã phát triển đến mức độ mà chỉ vài chục năm trước con người cũng khó tưởng
tượng ra.
Ví dụ tiêu biểu là cơng nghệ Internet, trí tuệ nhân tạo (AI), mạng 5G, các mạng xã
hội Facebook, Youtube… đã làm thay đổi to lớn nhiều mắt khâu trong quá trình
sản xuất của con người. Những cơng nghệ hiện đại này chính là đặc trưng mang
tính thời đại cho lực lượng sản xuất hiện nay.
2. Quan hệ sản xuất là gì?
- Quan hệ sản xuất là khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ các mối
quan hệ kinh tế - vật chất giữa con người với con người trong q trình sản xuất
vật chất, , giữ vai trị xuyên suốt trong quan hệ xã hội vì quan hệ sản xuất là quan
hệ đầu tiên, quyết định những quan hệ khác
- Quan hệ sản xuất là sự thống nhất giữa 3 quan hệ ( 3 mặt) : quan hệ về sở hữu đối
với tư liệu sản xuất, quan hệ về tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ về phân phối
sản phẩm lao động xã hội...Quan hệ sản xuất là một hình thức xã hội của sản xuất;
giữa 3 mặt của quan hệ sản xuất thống nhất với nhau, tạo thành một hệ thống mang
tính ổn định tương đối so với sự vận động, phát triển không ngừng của lực lượng
sản xuất.
- Quan hệ sản xuất do con người tạo ra, song nó được hình thành một cách khách

quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan, tuỳ tiện của lực lượng sản xuất ở một
giai đoạn lịch sử nhất định. C.Mác đã viết :” Trông sản xuất, người ta không chỉ
quan hệ với giới tự nhiên, Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với
nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau.
Muốn sản xuất được, người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với
nhau; và quan hệ của họ với giới tự nhiên là quan hệ sản xuất”
- Trong quan hệ sản xuất, quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định
bản chất và tính chất của quan hệ sản xuất. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là
4


quan hệ xuất phát, cơ bản, trung tâm của quan hệ sản xuất, ln có vai trị quyết
định các quan hệ khác bởi vì, lực lượng xã hội nào nắm được phương tiện vật chất
chủ yếu của quá trình sản xuất sẽ quyết định việc quản lý quá trình sản xuất và
phân phối sản phẩm.
Ví dụ: Trong q trình khai thác mỏ than, nếu mỗi người chỉ làm việc một cách
tách biệt, khơng có sự phối hợp giữa các cơng nhân, những người công nhân lại
không nghe chỉ đạo của quản lý…, tức là không tồn tại mối quan hệ giữa những
con người với nhau (“quan hệ sản xuất”), thì tập thể đó khơng thể khai thác than
hiệu quả.
3. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
-Mối quan hệ biên chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
+ Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất,
chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng,
tạo thành quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất. C.Mác đã từng viết: “ Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của
mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn
của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ
phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ.” Nếu quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì thúc đẩy lực lượng

sản xuất phát triển sản xuất, ngược lại, nếu khơng phù hợp sẽ kìm hãm sự phát
triển của lực lượng sản xuất.
+ Trong mỗi phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất đóng vai trị quyết định.
Tính quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất được thể hiện trên
2 mặt thống nhất với nhau : lực lượng sản xuất nào thì quan hệ sản xuất đó và cũng
do đó mà khi lực lượng sản xuất thay đổi thì cũng tất yếu địi hỏi phải có những
thay đổi nhất định đối với quan hệ sản xuất.
+ Quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là quan hệ mâu thuẫn biện
chứng, tức là mối quan hệ thống nhất của 2 mặt đối lập. Sự vận động của mâu
thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là đi từ sự thống
nhất đến mâu thuẫn và một khi mâu thuẫn được giải quyết thì tái thiết lập sự thống

5


nhất mới; quá trình này lặp đi lặp lại trong lịch sử tạo ra quá trình vận động phát
triển của phương thức sản xuất.
-Tác động của lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất là:
+ Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan
hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản
xuất có tính cách mạng, thường xun vận động và phát triển; quan hệ sản xuất là
hình thức xã hội của q trình sản xuất,có tính ổn định tương đối. Lực lượng sản
xuất vận động, phát triển không ngừng sẽ mâu thuẫn với tính “đứng im” tương đối
của quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất từ chỗ là “hình thức phù hợp”, “tạo địa
bàn” phát triển của lực lượng sản xuất trở thành “xiềng xích” kìm hãm sự phát
triển của lực lượng sản xuất. Vậy nên đòi hỏi quan hệ sản xuất phải thay đổi để phù
hợp với lực lượng sản xuất.
+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ
sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng
sản xuất. Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến

thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát
triển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển.
Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là phương
thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời thay thế.
+ Lực lượng sản xuất quyết định sự ra đời của một kiểu quan hệ sản xuất mới trong
lịch sử, quyết định nội dung và tính chất của quan hệ sản xuất. Như vậy, tác động
của lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất
là nội dung thường xuyên biến đổi (động) và quan hệ sản xuất là hình thức xã hội
lại tương đối ổn định ( tĩnh). Bằng năng lực nhận thức và thực tiễn, con người phát
hiện và giải quyết mâu thuẫn, thiết lập sự phù hợp mới làm cho quá trình sản xuất
phát triển đạt tới một nấc thang cao hơn.
Ví dụ: - Cách mạng tư sản ở Anh (1642 – 1651), ở Pháp (1789 – 1799) đã xóa bỏ
phương thức sản xuất phong kiến và thay bằng phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa.
- Cách mạng vô sản năm 1917 ở Nga đã đưa phương thức sản xuất xã hội chủ
nghĩa lần đầu tiên xuất hiện trên thực tế...
6


-Bên cạnh đó, quan hệ sản xuất lại tác động trở lại lực lượng sản xuất như
sau:
+ Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ sản xuất cũng có
tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự
tác động của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất diễn ra theo hai hướng, hoặc
là tích cực, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển khi nó phù hợp hoặc tiêu cực,
kìm hãm lực lượng sản xuất khi nó khơng phù hợp.
 Nếu quan hệ sản xuất phù hợp thì khi đó quan hê sản xuất sẽ là “hình thức phát
triển” của lực lượng sản xuất và “tạo địa bàn đầy đủ” cho lực lượng sản xuất
phát triển đúng hướng: quy mô sản xuất được mở rộng; những thành tựu khoa
học và công nghệ được áp dụng nhanh chóng; người lao động nhiệt tình, hăng

hái sản xuất, lợi ích của người lao động được đảm bảo và thúc đẩu lực lượng sản
xuất phát triển. Sự phù hợp bao gồm sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu
thành lực lượng sản xuất; giữa các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất; giữa lực
lượng sản xuất với quan hệ sản xuất. Sự phù hợp bao gồm cả việc sử dụng và kết
hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất; tạo điều kiện hợp lý cho người lao
động sáng tạo trong sản xuất và hưởng thụ thành quả vật chất, tinh thần lao
động.
 Nếu quan hệ sản xuất “đi sau” hoặc “vượt trước” trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất đều là không phù hợp. Nếu quan hệ sản xuất không phù hợp sẽ
kìm hãm, thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất. Tuy nhiên sự kìm hãm đó chỉ
diễn ra trong những giới hạn, với những điều kiện nhất định.
-Ví Dụ:- Sau chiến thắng năm 1975, Việt Nam từng bước đi vào thời kì đổi mới
đất nước , thực hiện cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao
cấp. Khi xác lập quan hệ sản xuất chúng ta tuyệt đối hóa vai trị của cơng hữu làm
cho quan hệ sản xuất chỉ còn tồn tại giản đơn giữa hai hình thức tồn dân và tập
thể, kỳ thị, nóng vội xố bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, khơng
chấp nhận các hình thức sở hữu hỗn hợp, sở hữu quá độ; xoá bỏ chế độ sở hữu tư
nhân một cách ồ ạt, trong khi nó đang tạo điều kiện cho sự phát triển của lực
lượng sản xuất.

7


=> Điều này đã tác động đến lực lượng sản xuất lực lượng sản xuất khơng phát
triển, tình trạng trì trệ kéo dài, sản xuất đình đốn, đời sống người dân gặp nhiều
khó khăn.
- Trong q trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa vào trước những năm 80 của
thế kỷ XX, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã rơi vào bệnh chủ quan duy ý chí, chưa
tuân theo thật đúng yêu cầu của quy luật này. Do đó đã dẫn đến tình trạng lực
lượng sản xuất hiện có không được bảo tồn, tái tạo và phát triển tốt. Thực tế đó là

nguyên nhân căn bản và sâu xa dẫn tới sự khủng hoảng kinh tế lớn, buộc các nước
này phải tiến hành những cuộc cải ách, đổi mới theo hướng tạo lập sự phù hợp
của quan hệ sản xuất với thực tế trình độ phát triển lực lượng sản suất, nhờ đó lực
lượng sản xuất của xã hội từng bước được phục hồi và phát triển
- Sự phù hợp khơng có nghĩa là đồng nhất tuyệt đối mà chỉ mang tính chất tương
đối, trong đó chứa đựng cả sự khác biệt. Sự phù hợp diễn ra trong sự vận động và
phát triển, là một quá trình thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết mâu
thuẫn. Trạng thái vận động mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất diễn ra là từ phù hợp đến không phù hợp, rồi đến sự phù hợp mới ở
trình độ cao hơn. C.Mác đã khẳng định:” Tới một giai đoạn phát triển nào đó của
chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ
sản xuất hiện có... trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển
Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở
thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một
cuộc cách mạng xã hội.”
-Ý nghĩa trong đời sống xã hội:
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
có ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng. Nhận thức đúng đắn quy luật này có ý
nghĩa quyết định đối với việc nhận thức và giải thích được bản chất sâu xa nhất của
các hiện tượng lịch sử - xã hội.
Trong thực tiễn, muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản
xuất, trước hết là phát triển lực lượng lao động và công cụ lao động...Muốn xoá bỏ
một quan hệ sản xuất cũ, thiết lập một quan hệ sản xuất mới phải căn cứ vào trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất chứ khơng phải kết quả của mệnh lệnh hành
chính, của mọi sắc lệnh từ trên ban xuống => chống tuỳ tiện, chủ quan, duy ý chí
8


Nhận thức đúng đắn quy luật này cịn có ý nghĩa rất lớn đối với việc quán triệt và
vận dụng quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về “đổi

mới” tư duy kinh tế trong xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta hiện nay.
4. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của Việt Nam hôm
nay
_ Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong 35 năm qua nước ta đã đạt được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng, phát trển đất
nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc; trong đó có thành tựu quan trọng về nhận thức
và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất.
-

Thực trạng đất nước ta trước khi Đảng tiến hành đổi mới ( từ năm 1986
trở về trước):

+ Sau cuộc chiến tranh bảo vệ dân tộc kéo dài, nền kinh tế nước ta vốn đã lạc hậu
nay lại càng gặp nhiều khó khăn hơn, lực lượng sản xuất của nước ta cịn thấp kém
và chưa có điều kiện phát triển.
+ Trình độ người lao động rất thấp, hầu hết khơng có chun mơn tay nghề, phần
lớn lao động chưa qua đào tạo. Lao động Việt Nam chủ yếu hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm mà cha ông để lại. Trường dạy
nghề rất hiếm, chủ yếu chỉ xuất hiện ở Hà Nội, Sài Gòn... Tại những đơ thị lớn,
trình độ của người lao động cao hơn các vùng khác trong nước.
+ Tư liệu sản xuất mà nhất là công cụ lao động ở nước ta thời kỳ này cịn thơ sơ,
lạc hậu. Là một nước nông nghiệp thế nhưng công cụ lao động chủ yếu là cày,
cuốc, theo hình thức “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, sử dụng sức người là chủ
yếu, trong cơng nghiệp máy móc thiết bị cịn ít và rất lạc hậu. Phát triển công cụ
lao động giữa các vùng, miền cũng có sự khác nhau.
=> Nhìn chung, trước Đổi mới lực lượng sản xuất ở Việt Nam thấp kém, lạc hậu
và phát triển không đồng đều.
+ So với các nước đag phát triển trên thế giới lúc bấy giờ thì nền kinh tế nước ta đã

tụt hậu xa. Trước tình hình đó đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta yêu cầu cấp bách là
9


phải có một chính sách kinh tế sao cho phù hợp với yêu cầu của thời đại và thúc
đẩy được sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, sớm đưa nước
ta thốt khỏi tình trạng kém phát triển.
+ Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV( 12/1976) đã vạch ra đường lối : “ Đẩy
mạnh cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa nước nhà, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật
của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên thành sản xuất
lớn xã hội chủ nghĩa, kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn
thiện quan hệ sản xuất mới”
=> Với phương châm lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đất nước ta đã đạt được một
số thành tựu kinh tế đáng kể. Tuy nhiên, sai lầm của Đảng ta trong quyết định này
là chưa xác định được chặng đường đầu tiên để tiến lên chủ nghĩa xã hội, nóng vội
trong việc cải tạo và xây dựng CNXH ở một nước vốn có nền nơng nghiệp lạc hậu
trải qua mấy chục năm chiến tranh.
+ Đến tháng 3/1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã đề ra
nhiệm vụ chủ yếu về kinh tế-xã hội trong 5 năm : “ Để chuyển biến cơ bản thực
trạng kinh tế phải tạo cho được một lực lượng sản xuất mới, năng suất lao động xã
hội cao hơn ngay trong khi chưa có nền cơng nghiệp tương đối phát triển. Đồng
thời phải đảm bảo sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.”
=> Đại hội đã có những bước tìm tịi trên con đường đi lên CNXH, song vẫn còn
nhiều những sai lầm và đi kèm với đó là những quan điểm chủ quan, nóng vội, đốt
cháy giai đoạn trong việc thực hiện các kế hoạch 5 năm và các cuộc cả cách
=> Nền kinh tế nước ta lúc này trì trệ, kém phát triển. Lực lượng sản xuất với
trình độ chun mơn thấp, cơng cụ lao động thô sơ, tổ chức quản lý không chặt
chẽ, quy mơ phân tán nhỏ hẹp. Phân phối sản phẩm cịn theo cơ chế bao cấp tràn
lan. Hậu quả là tách rời con người với tư liệu sản xuất, đời sống người dân thấp.
- Công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay:

+ Từ Đại hội Đảng lần thứ VI, khởi đầu công cuộc đổi mới, Đảng ta đã nêu ra quan
điểm phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ
nghĩa xã hội, với nhiều chế độ sở hữu. Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình
đổi mới tư duy lý luận của Đảng về con đường và phương pháp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta, thể hiện sự nhận thức và vận dụng quy luật về sự phù hợp
10


giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; đồng thời, đã
đặt cơ sở, nền tảng quan trọng để các nhân tố mới ra đời, tạo tiền đề để từng bước
phát triển nền kinh tế của đất nước. Quá trình vận dụng quy luật và xuất phát từ
thực tiễn đất nước, tại Hội nghị Trung ương 6 khóa VI (3-1989), Đảng ta đã khẳng
định: “Thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, coi đây là
chính sách có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ
nghĩa xã hội; trong đó mọi người được tự do làm ăn theo pháp luật; các đơn vị sản
xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế vừa hợp tác với nhau, bổ sung cho
nhau, vừa cạnh tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật”.
+ Nhìn tổng thể trong 35 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước đã đạt được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng, phát triển đất
nước. Trong đó, có thành tựu về nhận thức và vận dụng quy luật về sự phù hợp của
quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta. Hơn nữa,
trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập quốc tế, việc nhanh chóng phát triển lực
lượng sản xuất đi đơi với từng bước hồn thiện quan hệ sản xuất để phát triển kinh
tế - xã hội, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế đang là một yêu cầu cấp thiết.
+ Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, biện pháp để đẩy mạnh cơng nghiệp
hoá, hiện đại hoá nhằm phát triển lực lượng sản xuất, tạo “cốt vật chất” cho quan
hệ sản xuất mới. Tiếp tục thực hiện đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền
kinh tế; đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức,
kinh tế số nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hoá dịch
vụ chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát huy cao độ nội lực, tranh thủ

ngoại lực, tiếp thu những thành tựu về khoa học và công nghệ hiện đại trong điều
của cuộc cách mạng 4.0. Xây dựng, hoàn thiện luật pháp và chính sách kinh tế để
kiến tạo sự phát triển bền vững. Đào tạo nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài, nhất
là trong bộ máy quản lý, quản trị nhà nước. Đổi mới thể chế nhằm tăng cường hiệu
lực thực thi pháp luật và chính sách; phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ
cương trong toàn xã hội.
+ Có thể khẳng định cơng cuộc đổi mới là quá trình chúng ta ngày càng nhận thức
và vận dụng đúng đắn hơn quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Trong
những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và luật
pháp nhằm đa dạng hóa các hình thức của quan hệ sản xuất để khuyến khích, thúc
11


đẩy lực lượng sản xuất phát triển, giải phóng mọi tiềm năng của sản xuất, tạo thêm
động lực cho người lao động. Đó là những chính sách, pháp luật liên quan đến đổi
mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của kinh tế nhà nước, nhất là doanh nghiệp nhà
nước, đến việc củng cố và phát triển kinh tế tập thể, đến phát huy vai trò động lực
của kinh tế tư nhân, thu hút mạnh mẽ và phát huy hiệu quả của kinh tế có vốn đầu
tư nước ngồi, nâng cao chất lượng và hiệu quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước, phát triển kinh tế hỗn hợp...trong quá trình phát triển nền kinh tế.
+ Đảng và Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách và pháp luật để hồn thiện
các mặt của quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa về sở hữu, tổ
chức – quản lý và phân phối. Đã ban hành Luật Đất đai (sửa đổi năm 2013), quy
định về sở hữu và đại diện chủ sở hữu, phân định quyền của người sở hữu, quyền
của người sử dụng tư liệu sản xuất và quyền quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực
kinh tế; xác định vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước thông qua định hướng, điều
tiết, kế hoạch, quy hoạch, chiến lược, chính sách, chương trình phát triển và các
lực lượng vật chất. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức phân phối theo kết quả lao
động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn, trí tuệ và các nguồn lực

khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, chăm lo đời
sống của người lao động.
+ Trên cơ sở đường lối đúng đắn của Đại hội VI, tại Đại hội VII,VIII và lần thứ IX,
Đảng ta đã tiếp tục chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Bên cạnh đó là tiếp tục phát triển khoa
học, cơng nghệ, góp phần đưa trình độ của lực lượng sản xuất lên một bước cao
mới.
+ Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng một cách triệt để mối quan hệ biện chứng
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để phát triển nền kinh tế nước nhà.
Thấy được quy luật tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng, và từ đó áp dụng vào
tình hình thực tế của nước ta, bước đầu tạo được sự kết dính giữa người lao động
với tư liệu sản xuất, phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật, công nghệ hiện đại và
tiên tiến vào quá trình sản xuất của xã hội. Qua đó nâng cao thu nhập người dân
cũng như trình độ văn hố và dân trí cho xã hội.
KỂT LUẬN:
12


Triết học là 1 bộ phận không thể thiếu của đời sống xã hội và lực lượng sản xuất
cũng là 1 yếu tố hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Từ sự nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất, Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách cải cách nền kinh tế và đạt
được những thành tựu đáng kể trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế như ngày
nay.
Tóm lại, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là 2 mặt khơng thể thiếu của q
trình sản xuất vật chất và chi phối những quá trình khác trong đời sống con người.
Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất nếu phù hợp với nhau thì sẽ tạo ra tiền
đề phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và đóng góp to lớn cho cơng cuộc đổi mới
đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Hiểu được quy luật đó là hiểu

được quy luật phát triển của tồn xã hội từ đó có những biện pháp để phát triển đất
nước một cách toàn diện nhất.

13



×