Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.69 KB, 3 trang )
Tăng huyết áp giả tạo
Nếu không xác định được tăng huyết áp giả tạo mà điều trị như cao huyết
áp thực sự có thể gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh
Trong thực tế có rất nhiều trường hợp người có hiện tượng tăng huyết áp giả tạo
nghĩa là bản thân không bị cao huyết áp nhưng lại được chẩn đoán là cao huyết áp và
được điều trị như cao huyết áp. Hậu quả là có nhiều trường hợp bị tụt huyết áp nhiều
lúc quá nặng phải đến bệnh viện cấp cứu. Mặc dù chẩn đoán cao huyết áp là trách
nhiệm của thầy thuốc chuyên môn nhưng mọi người cũng cần biết đôi chút về hiện
tượng này để tránh những tác hại do tăng huyết áp giả tạo.
Dễ nhầm lẫn giữa tăng huyết áp thật và giả
Huyết áp trung bình của người VN là 120/80mmHg nhưng mọi người hay gọi
tắt là 12/8, trong đó 12 gọi là số huyết áp trên, 8 gọi là số huyết áp dưới. Gọi là cao
huyết áp khi số huyết áp trên cao hơn 140mmHg hoặc số huyết áp dưới cao hơn
90mmHg. Hiện nay vẫn còn quan điểm sai lầm cho rằng ở người cao tuổi, huyết áp
160 – 170 vẫn xem là bình thường không cần điều trị. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng
mức huyết áp 160 –170 vẫn gây hại cho tim, não, mạch máu nên phải điều trị đưa
huyết áp về dưới 140/90.
Cao huyết áp có 5 triệu chứng chính như nhức đầu phía sau gáy hay trước trán,
thường vào buổi sáng, đôi khi kéo dài cả ngày. Kế đến là chóng mặt với cảm giác đi
đứng không vững và hơi nặng đầu. Còn mệt gây cảm giác nặng ở ngực và hơi khó thở.
Có khi người bệnh yếu liệt tay, chân vài giây đến vài phút. Ngoài ra, người bị cao
huyết áp còn bị chảy máu cam tái phát nhiều lần, mỗi lần chảy máu giọt nhanh và
nhiều do áp lực máu cao làm vỡ mạch máu nhỏ ở niêm mạc mũi. Nếu cao huyết áp
không được phát hiện và chữa trị thì tình trạng chảy máu cam sẽ tái phát nhiều lần.