Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Trình bày hiểu biết của em về tình hình thực hiện tăng trưởng xanh tại Việt Nam (Kế hoạch Chiến lược hành động, các hành động thực tế trong các lĩnh vực và kết quả đạt được). Từ đó đưa ra nhận xét đánh giá đối với việc thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Na

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.5 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022
ĐỀ TÀI BÀI TẬP LỚN: Trình bày hiểu biết của em về tình hình thực
hiện tăng trưởng xanh tại Việt Nam (Kế hoạch/ Chiến lược hành động,
các hành động thực tế trong các lĩnh vực và kết quả đạt được). Từ đó
đưa ra nhận xét/ đánh giá đối với việc thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt
Nam.

Họ và tên học viên/sinh viên: Trần Thị Thu Hà
Mã học viên/sinh viên: 1811100518
Lớp: ĐH8QM1
Tên học phần: Tăng Trưởng Xanh
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Mai Lan

HÀ NỘI – 2021

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên q trình thay đổi mơ hình tăng
trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức
cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến,
phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên,
giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm


nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.
Tăng trưởng xanh là mơ hình phát triển mới được nhiều nước trên thế giới theo
đuổi để không những tăng cường khả năng thích ứng trước tác động tiêu cực của biến
đổi khí hậu, mà cịn nâng cao chất lượng của tăng trưởng, thay đổi cơ cấu sản xuất và
tiêu dùng theo hướng bền vững, cải thiện chất lượng đời sống của con người. Trong
bối cảnh mới của Việt Nam, TTX khơng những cần mà cịn phải là một khn khổ
khơng thể tách rời của q trình tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và tái cấu trúc
ngành sản xuất nói riêng trước yêu cầu đổi mới và phát triển bền vững đất nước.

3


I.

Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tại Việt Nam.
Các quy định pháp luật liên quan đến TTX ở Việt Nam
Các văn bản của TTCP, Đảng:
- QĐ 154/2004/QĐ-TTg, ngày 17-8-2004, về “Định hướng chiến lược phát triển
bền vững ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của VN) giai đoạn 2004 – 2015
- QĐ 1183/QĐ-TTg, ngày 30-8-2012, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó
với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015
- Công văn 1443/TTG-QHQT, ngày 19-9-2012, Phê duyệt danh mục dự án ưu
tiên thuộc Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH
- QĐ 1393/QĐ-TTg, ngày 25-9-2012, phê duyệt “Chiến lược quốc gia về TTX
thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”, cụ thể hóa Chương trình TTX
- NQ 24/NQ-TW, ngày 03/6/2013, do BCHTW Ðảng ban hành về chủ động ứng
phó với BĐKH, tăng cường quản lý TN và BVMT
- QĐ 403/QĐ-TTg, ngày 20/3/2014, phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia
TTX giai đoạn 2014 – 2020
- QĐ 76QĐ-TTg, ngày 11-1-2016, Chương trình hành động quốc gia về sản xuất

và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn 2030
- NQ 73/NQ-CP, ngày 26-8-2016, phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình
mục tiêu giai đoạn 2016-2020, trong đó có Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH
và TTX - QĐ 2053/QĐ-TTG, ngày 28-10-2016 về việc ban hành kế hoạch thực hiện
thỏa thuận Paris về BĐKH
- QĐ 1670/QĐ-TTg, ngày 31-10-2017 Phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó
với BĐKH và TTX giai đoạn 2016 – 2020
- QĐ 84/QĐ-TTg, ngày 19-1-2018 phê duyệt Kế hoạch Phát triển đô thị TTX
Việt Nam đến năm 2030
- Luật thuế BVMT 57/2010/QH12 được QH thơng qua ngày 15/11/2010, có hiệu
lực từ 1/1/2012
- Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 được ban hành ngày 25/11/2009
Chiến lược tăng trưởng xanh tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt
“Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050” với
mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; xanh hóa các ngành kinh
tế…
Mục tiêu:
✓ Mục tiêu chung
4


TTX, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng
chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí
nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển KT-XH.
✓ Mục tiêu cụ thể:
- Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện
có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài
nguyên với giá trị gia tăng cao;
- Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng

hiệu quả hơn TNTN, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu
quả với BĐKH;
- Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông
qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu tư
vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh
Nhiệm vụ chiến lược
✓ Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch,
năng lượng tái tạo theo những chỉ tiêu chủ yếu sau:
▪ Giai đoạn 2011 - 2020:
- Giảm cường độ phát thải khí nhà kính 8 - 10% so với mức 2010
- Giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 1 - 1,5% mỗi năm.
- Giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 10% đến
20% so với phương án phát triển bình thường.
▪ Định hướng đến năm 2030:
- Giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm ít nhất 1,5 - 2%
- Giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 20% đến
30% so với phương án phát triển bình thường.
▪ Định hướng đến năm 2050: Giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm 1,5 2%.


Xanh hóa nền kinh tế

5


Chiến lược đặt ra mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; phấn
đấu đến năm 2030, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 15% so với
năm 2014; đến năm 2050, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 30%
so với năm 2014.
Chiến lược cũng đặt ra mục tiêu chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng

xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mơ hình kinh tế tuần hồn thơng qua khai thác và
sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng
khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ
tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm
thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Mục tiêu chủ yếu là đến năm 2030, tiêu hao năng lượng sơ cấp trên GDP bình
quân giai đoạn 2021-2030 giảm từ 1,0-1,5%/năm; tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng
cung cấp năng lượng sơ cấp đạt 15-20%; kinh tế số đạt 30% GDP; tỷ lệ che phủ rừng
ổn định ở mức 42%; ít nhất 30% tổng diện tích cây trồng cạn có tưới được áp dụng
phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
✓ Xanh hóa sản xuất
▪ Thực hiện chiến lược “cơng nghiệp hóa sạch”
▪ Chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 gồm:
o Giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP là 42 - 45%;
o Tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường là 80%, áp
dụng công nghệ sạch hơn 50%
o Đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giàu vốn tự nhiên
phấn đấu đạt 3 - 4% GDP
✓ Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững
▪ Kết hợp nếp sống đẹp truyền thống với những phương tiện văn minh hiện đại
để tạo nên đời sống tiện nghi, chất lượng cao mang đậm bản sắc dân tộc cho xã hội
Việt Nam hiện đại.
▪ Thực hiện đơ thị hóa nhanh, bền vững, duy trì lối sống hịa hợp với thiên nhiên
ở nơng thơn và tạo lập thói quen tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế
giới toàn cầu.
6


▪ Chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 gồm:
o Tỷ lệ đơ thị loại III có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn quy

định: 60%, đô thị loại IV, loại V và các làng nghề: 40%
o Cải thiện môi trường khu vực bị ô nhiễm nặng 100%
o Tỷ lệ chất thải được thu gom, xử lý hợp tiêu chuẩn theo QĐ 2149/QĐ-TTg,
diện tích cây xanh đạt tương ứng tiêu chuẩn đô thị, tỷ trọng dịch vụ vận tải công cộng
ở đô thị lớn và vừa 35 - 45%
o Tỷ lệ đô thị lớn và vừa đạt tiêu chí đơ thị xanh phấn đấu đạt 50%.[8]

II.

Hành động thực tế và kết quả đạt được của Việt Nam trong thực hiện tăng
trưởng xanh
II.1

Thành phố xanh

2.1.1 Hành động thực tế
❑ Kiên trì thực hiện chủ trương xây dựng thành phố môi trường, giảm thiểu phát
thải các-bon; tạo dựng thành phố thông minh – sáng tạo
❑ Thực hiện xã hội hóa phát triển cây xanh, với đề án “Xây dựng thành phố môi
trường, đẩy mạnh kiến trúc xanh, không gian xanh
❑ Quy hoạch đầu tư phát triển hạ tầng GT: đa dạng các loại hình, phương tiện;
thúc đẩy chuyển đổi nhiên liệu sạch, công nghệ tiên tiến, thân thiện mơi trường
❑ Tích cực sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch như: năng
lượng mặt trời, xăng sinh học
❑ Giảm phát thải khí nhà kính, đáp ứng các mục tiêu TTX và ứng phó BĐKH

2.1.2 Kết quả
 Đà Nẵng – Thành phố xanh

Đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ: tốc độ tăng trưởng 19,01%, chiếm tỷ trọng

cao nhất trên 54,2% GDP
vào năm 2011
▪ Đạt danh hiệu “Thành phố Xanh quốc gia của Việt Nam năm 2018” do tổ chức
bảo tồn thiên nhiên TG công nhận

7


▪ 2017: Diện tích cây xanh đơ thị đạt 7,3m2 /người, cây xanh công cộng đạt
3,07m2/người,cây xanh chuyên dụng 0,72m2 /người; độ che phủ cây xanh toàn thành
phố đạt 43,6%.
▪ Chỉ số ơ nhiễm khơng khí (API) ln < 100, giảm từ 59 (2016) xuống 58
(2017)
▪ Tỷ lệ 98% hộ dân tại 6 quận nội thành sử dụng nước sạch
Tỷ lệ 85% NTSH đô thị được xử lý, tỷ lệ tái sử dụng nước đối với nguồn thải từ
hoạt động lưu trú ven biển đạt 15%
▪ Tỷ lệ 98% thu gom CTRSH tại các quận nội thành, ở nông thôn là 72%, xử lý
100% tổng lượng CTR xây dựng trong đô thị
▪ Phấn đấu giảm 25% lượng phát thải các-bon vào năm 2030 so với mức phát thải
năm 2016. [1]

II.2

Công nghiệp xanh

2.2.1 Hành động thực tế
Quy hoạch tổng thể ngành Điện, các nhà máy điện; Quy hoạch tổng thể các
ngành, phân ngành công nghiệp, đặc biệt là những phân ngành và cơ sở tác động mạnh
tới môi trường nhằm phát triển ngành bền vững, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên, kiểm sốt ơ nhiễm và quản lý chất thải một cách hiệu quả. Đặc biệt, đã xây

dựng Chiến lược Phát triển Năng lượng tái tạo ở Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn
đến 2050; Xây dựng khung pháp lý về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong
sản xuất và đời sống; Tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng
lượng cho các sản phẩm tư liệu sản xuất và thiết bị tiêu dùng.

2.2.2 Kết quả
 Cơng trình Nhà máy Bel Greenfield Asean tại Bình Dương áp dụng khung cơng

nghiệp xanh.

8


Cơng trình Nhà máy Bel Greenfield Asean tại Bình Dương, thành viên của Tập
đoàn BEL Pháp, là nhà sản xuất những thương hiệu phơ mai nổi tiếng như Con bị
Cười, Kiri, Babybel,.. đã tiết kiệm 20% năng lượng, giảm 74% OTTV (Overall
Thermal Transfer Value – chỉ số truyền nhiệt tổng), có mật độ cơng suất chiếu sáng là
2.18 W/m2, giảm 83% so với tiêu chuẩn VBEEEC., sử dụng 21% vật liệu có nguồn
gốc tái chế, bền vững và tái tạo nhanh khi xây dựng cơng trình đạt chuẩn LOTUS Bạc.
[7]

2.3 Nơng nghiệp xanh
Để triển khai Quyết định số 899/2013/QĐ-TTg, Chính phủ đã đề ra ba nhóm
chính sách. Nhóm thứ nhất quy định trực tiếp liên quan đến nông nghiệp xanh bao
gồm quy hoạch và phân vùng sử dụng đất, các yêu cầu về đánh giá môi trường, giám
sát và kiểm sốt việc sử dụng phân bón thuốc trừ sâu, giám sát các tiêu chuẩn vệ sinh
an toàn thực phẩm, các chế tài xử phạt vi phạm mơi trường.
Nhóm chính sách thứ hai là các công cụ thị trường để giúp người sản xuất nông
nghiệp thực hiện các thực hành nông nghiệp thân thiện với mơi trường. Các cơng cụ
của nhóm chính sách này gồm giấy phép khí thải các-bon, trợ cấp hỗ trợ việc nghiên

9


cứu và áp dụng các công nghệ xanh, chi trả dịch vụ mơi trường, hình thành các Quỹ
BVMT, áp dụng các loại phí BVMT và thuế sử dụng tài ngun
Nhóm chính sách thứ ba liên quan đến cơng nghệ và giáo dục nâng cao nhận
thức, bao gồm việc xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu về nông nghiệp xanh, nghiên
cứu và chuyển giao công nghệ xanh, công bố các trường hợp gây hại môi trường đối
với cộng đồng, giáo dục và nâng cao nhận thức, hình thành các nhãn hiệu sinh thái dựa
trên các quy trình thân thiện môi trường (VietGAP, UTZ...) [6]

2.3.2 Kết quả
HTX Rau quả sạch Chúc Sơn thuộc thôn Giáp Ngọ, thị trấn Chúc Sơn thực hiện
chuyên canh rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP
HTX đã triển khai trồng hàng chục loại rau, như: Bắp cải, cải bó xơi, cải canh, củ
cải trịn, rau Mi-zu-na… chấp hành nghiêm ngặt quy trình sản xuất theo và cơng nghệ
tiên tiến của Nhật Bản. Nhờ đó, các loại rau trồng trong mơ hình có chất lượng và
năng suất tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương.
Khu sản xuất rau an tồn của HTX có Trạm thời tiết thông minh i.Mentos 3.3 AG với hệ thống quan trắc và camera truyền hình ảnh về khu nhà điều hành. Hệ thống
này cho phép cập nhật thông tin từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến in tem nhãn tự
động, minh bạch hóa tồn bộ q trình sản xuất. Với bán kính phủ sóng 15km, trạm
quan trắc dự báo chính xác nhiệt độ, tốc độ gió, lượng mưa…
Sản phẩm rau, củ, quả luôn bảo đảm chất lượng nên vừa qua 6 sản phẩm, gồm:
Hành lá, rau muống, rau cải canh, rau mùng tơi, cà chua, rau mùi ta của HTX Chúc
Sơn đã được UBND Thành phố Hà Nội công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. [5]

2.4 Trong lĩnh vực giao thông vận tải
2.4.1 Hành động thực tế
Hưởng ứng Chiến lược tăng trưởng xanh, cùng với các bộ, ngành, Bộ Giao thông
Vận tải đã ban hành kế hoạch hành động giảm phát thải khí CO2 trong hoạt động hàng

không dân dụng Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Thống kê cho thấy, đến hết năm 2018,
đã có 7 bộ đã ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh. Đến nay, cả nước có 34
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động
tăng trưởng xanh cấp tỉnh, thành phố. Cho đến nay, việc triển khai các giải pháp giảm
phát thải khí nhà kính đã được triển khai rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực. [4]
10


2.4.2 Kết quả
Đối với loại hình phương tiện xe buýt, hiện nay đa phần các phương tiện xe buýtloại hình phương tiện giao thông công cộng chủ yếu tại Việt Nam mới đạt tiêu chuẩn
khí thải Euro 2, Euro 3.
Chuyển đổi nhiên liệu từ nhiên liệu truyền thống sang nhiêu liệu CNG và khí hóa
lỏng LPG: Năm 2017, xăng E5 RON 92 được tiêu thụ ở 8 tỉnh với 445.864 m3. Quý I,
năm 2018, xăng E5, RON 92, tiêu thụ 593.000 m3 (GIZ, 2018). Hà Nội tính đến thời
điểm cuối tháng 12 năm 2019 đã có 07 tuyến xe buýt chạy CNG. Số lượng xe thống kê
đến năm 2019 là 150 xe buýt CNG và dự kiến tăng thêm 150 xe buýt CNG vào năm
2022. Việc xe buýt chạy CNG của Hà Nội đều là xe buýt sàn thấp hỗ trợ cho người
khuyết tật, hệ thống bảng điện tử Led hiện đại, wi-fi miễn phí, hệ thống GPS.
TP.HCM, tính đến thời điểm năm 2018 có 428 xe buýt chạy. CNG trên tổng số 2596
xe, chiếm 16%. TP.Bình Dương đã đầu tư 42 phương tiện nhiên liệu năng lượng sạch
(CNG, LPG) trên tuyến xe buýt Thủ Dầu Một - bến xe miền Đông.
Dãn nhãn năng lượng: Từ ngày 1/1/2018, các phương tiện ô tô từ 7-9 chỗ phải
dán nhãn thông tin về lượng nhiên liệu tiêu thụ. Đối với xe máy phải dãn nhãn nhiên
liệu từ ngày 1/1/2020 để người tiêu dùng có thơng tin lựa chọn. Như vậy nhãn nhiên
liệu tiêu thụ phải được dán đối với tất cả xe máy và ô tô mới. Việc tiêu thụ nhiên liệu phải
được đăng ký và thông báo bởi nhà sản xuất với sự kiểm định và cấp giấy chứng nhận của cơ
quan có thẩm quyền.[3]

III.


Nhận xét về tình hình thực hiện tăng trưởng xanh tại Việt Nam
Thông qua việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng và tăng tỷ lệ sử dụng
năng lượng tái tạo đáng kể trong thời gian qua, hiệu suất sử dụng năng lượng trong các
doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng đã được cải
thiện, góp phần tích cực vào việc giảm phát thải khí nhà kính và phát triển xã hội ít các
bon. Cường độ năng lượng của các ngành sản xuất công nghiệp tiêu thụ nhiều năng
lượng đều giảm dần, Bên cạnh đó, năng lượng tái tạo cũng được xác định là nguồn
năng lượng quan trọng và nhiều tiềm năng của đất nước.
Nông nghiệp, giao thông vận tải cũng được coi là những ngành có bước tiến đáng
ghi nhận trong việc thực hiện TTX. Điển hình như: Quy trình thực hành nông nghiệp
tốt (VietGAP) cho các loại nông sản chủ lực, Kế hoạch hành động giảm phát thải khí
11


nhà kính, phát triển đơ thị xanh hay kế hoạch hành động giảm phát thải khí CO2 trong
hoạt động hàng không dân dụng bước đầu cũng đã thu được những kết quả đáng khích
lệ và đang dần trở thành một xu thế mạnh mẽ trên nhiều địa phương và nhiều ngành
kinh tế.
Những thành tựu phát triển kinh tế thời gian qua đã tạo nguồn lực cho việc giải
quyết thành công hàng loạt các vấn đề xã hội, như: xố đói giảm nghèo, phát triển giáo
dục, chăm sóc sức khoẻ, hồn thành các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, nhằm
không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Các hoạt động phát triển kinh
tế - xã hội trong thời gian qua đã bước đầu gắn kết với bảo vệ mơi trường. Sự kết hợp
chặt chẽ, hợp lý, hài hịa giữa 3 mặt: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ

12


KẾT LUẬN
Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững và là quá

trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hịa giữa phát triển kinh tế - xã hội
và bảo vệ môi trường. Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động nặng nề bởi
biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài. Việt Nam
đang trên đà đổi mới, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo chiều sâu, chất lượng và
hiệu quả.
Việt Nam có lợi thế của nước đi sau, có thể tiếp thu chọn lọc những thành tựu
khoa học và các quy trình cơng nghệ phù hợp trên thế giới về tăng trưởng xanh. Là
một quốc gia đang phát triển, Việt Nam có thể tránh lặp lại kịch bản của nhiều nước đi
trước và bắt tay vào xây dựng ngay xã hội các-bon thấp (mặc dù là một nền kinh tế
chưa phải có những cam kết giảm phát thải khí nhà kính). Nếu có chiến lược và định
hướng một cách rõ ràng, cụ thể chúng ta sẽ có một lộ trình đúng hướng cho việc kết
hợp hài hịa giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trưởng, đáp ứng nhu cầu của
thế hệ hiện tại và không làm ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội- Bài giảng tăng trưởng xanh.
2. />3. />
hoach-hanh-dong-tang-truong-xanh-nganh-giao-thong-van-tai-giai-doan-2016--202022906
4. />5. />6. />
xanh-Viet-Nam.html
7. />
de-hoi-nhap-the-gioi/
8. />did=448382&fbclid=IwAR18_lK4jIWPbDqOxFmsu981dsULnmyfg8uGOXV5SsFQo
31EOqHyc1E_RlU

14




×