Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Trình bày hiểu biết của em về mô hình tập đoàn kinh tế trong pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.32 KB, 15 trang )

I. Đặt vấn đề
Tập đoàn kinh tế là một mô hình tổ chức đặc biệt đã tồn tại và có vai trò
ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, tập
đoàn kinh tế đã được đề cập đến tại Luật doanh nghiệp 2005, Nghị định
102/NĐ- CP của chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật
doanh nghiệp và Nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2009 của
chính phủ. Tuy nhiên, xung quanh sự tồn tại và phát triển của mô hình này còn
rất nhiều khúc mắc và bất cập. Để làm rõ hơn vấn đề này, em xin lựa chọn
trình bày vấn đề: “Trình bày hiểu biết của em về mô hình tập đoàn kinh tế
trong pháp luật Việt Nam”.
II. Nội dung
1. Tập đoàn kinh tế.
1.1 Định nghĩa tập đoàn kinh tế
Ở Việt Nam, hiện vẫn chưa có định nghĩa chính xác về tập đoàn kinh tế, mà
thực chất xung quanh vấn đề này còn rất nhiều tranh cãi.
Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thì tập đoàn kinh tế được xếp là
một thành phần trong nhóm công ty:
"Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với
nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.
Thành phần của nhóm công ty gồm có:
• Công ty mẹ, công ty con.
• Tập đoàn kinh tế
• Các hình thức khác."
1
Điều 149 Luật doanh nghiệp lại định nghĩa: “ Tập đoàn kinh tế là nhóm công
ty có quy mô lớn”.
Nghị định 102/NĐ- CP của chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều
của Luật doanh nghiệp cũng bổ sung định nghĩa về tập đoàn kinh tế nhưng
cũng không tránh khỏi sự lúng túng theo kiểu nhóm công ty gồm tập đoàn
kinh tế, tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn: “Tập đoàn kinh tế
bao gồm nhóm các công ty có quy mô lớn, có tư cách pháp nhân độc lập, được


hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập,
mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau
về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo
thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức
công ty mẹ - công ty con.”
Theo bách khoa toàn thư Wikipedia tiếng Anh thì tập đoàn kinh tế được định
nghĩa là:
"Tập đoàn kinh tế là một thực thể pháp lí, mà trong khi được sở hữu
chung bởi một số người tự nhiên hoặc những thực thể pháp lí khác có thể tồn
tại hoàn toàn độc lập khỏi chúng sự tồn tại độc lập này cho tập đoàn những
quyền riêng mà những thực thể pháp lí khác không có. Qui mô và phạm vi về
khả năng và tình trạng của tập đoàn có thể được chỉ rõ bởi luật pháp nơi sát
nhập."
Theo Viện nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương CIEM thì:
"Khái niệm tập đoàn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau,
có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các
liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này,
2
"công ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của "công ty con" về tài
chính và chiến lược phát triển."
Còn theo ông Hồ Xuân Tùng, Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát
triển Doanh nghiệp phát biểu trên báo Nhân dân thì:
"Mô hình tập đoàn là một hình thái tổ chức giữa các doanh nghiệp. Còn
nhiều quan niệm khác nhau về tập đoàn, song cũng có một điểm chung nhất là:
Tập đoàn doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có kết cấu tổ chức nhiều cấp, liên kết
nhau bằng quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền
sản xuất hàng hóa; các doanh nghiệp trong tập đoàn đều có pháp nhân độc
lập."
Tất cả các định nghĩa trên đều chưa nêu bật được đặc thù của tập đoàn

kinh tế mà hầu hết là kể ra đặc điểm cơ bản của nó. Điều này cho thấy, mặc dù
tập đoàn kinh tế đã hình thành và phát triển rất mạnh ở nước ta nhưng các nhà
kinh tế cũng như lập pháp chưa thể nắm bắt được cách thức bao quát và chi
phối thực thế này dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau gây tranh cãi phức tạp.
Tóm lại, có thể chia thành 2 nhóm quan niệm về tập đoàn kinh tế: một
coi tập đoàn kinh tế là vỏ vọc, là hình thức liên kết của các doanh nghiệp độc
lập; hai coi tập đoàn kinh tế là thực thể pháp lí nhưng hiện chưa có cơ chế điều
chỉnh.
Theo em, vai trò quyết định thuộc về pháp luật, pháp luật có rõ
ràng thì mới tạo được cách hiểu thống nhất, vì vậy cần thiết phải nghiên
cứu và đưa ra một khái niệm cụ thể về tập đoàn kinh tế.
1.2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế
3
 Là tổ hợp doanh nghiệp hình thành trên cơ sở liên kết về tài chính, công
nghệ, thị trường, nghiên cứu phát triển…nhằm tăng cường tích tụ, tập trung
vốn và tăng khả năng cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận.
 Bản thân các doanh nghiệp độc lập và có tư cách pháp nhân, không sinh
ra nhau mà liên kết lớn mạnh.
 Các tập đoàn đều hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, phát
triển dần tư đơn ngành sang đa ngành tuy nhiên vãn xác định ngành nghề
kinh doanh trọng điểm.
 Tập đoàn vừa có chức năng sản xuất vừa có chức năng tài chính.
 Thường đa sở hữu về vốn( ở nước ta chủ yếu sở hữu nhà nước).
 Trong tập đoàn có một doanh nghiệp hạt nhân- công ty mẹ- nắm giữ
hoạt động chính, và các doanh nghiệp khác trong tập đoàn ( bao gồm cả
các công ty con). Có thể có yếu tố liên kết vốn như công ty mẹ- con nhưng
không hoàn toàn giống.
1.3 Các hình thức tập đoàn kinh tế
 Tập đoàn kinh tế nhà nước: tiền thân là các tổng công ty nhà nước, do
thủ tướng chính phủ quyết định chuyển đổi, quy định hướng dẫn tiêu

chí, tổ chức quản lí và hoạt động.
 Tập đoàn kinh tế tư nhân: do các công ty tự liên kết tạo nên tập đoàn,
không phải đăng kí kinh doanh. Hiện hình thức này chưa có cơ chế
pháp lí điều chỉnh.
2. Mô hình tập đoàn kinh tế trong pháp luật Việt Nam
Ở các nước khác nhau trên thế giới, tập đoàn kinh tế có những cấu trúc
khác nhau như cấu trúc hình tháp( Đức), cấu trúc ngang hoặc dọc tùy theo các
4
ngành nghề( Nhật Bản) hay một hoặc một nhóm ít gia đình tổ chức thống nhất
theo chiều dọc( Hàn Quốc)… nhưng đa phần quy định các quan hệ sở hữu đan
xen.
Ở Việt Nam, do tính chất đặc thù, cũng giống như Trung Quốc, các tập
đoàn kinh tế đa phần được tổ chức theo cấu trúc đa ngành, quy mô lớn và có
ràng buộc chặt chẽ với nhà nước. Cụ thể, theo Luật Doanh nghiệp năm 2005,
tập đoàn kinh tế là nhóm các công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định,
hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế. Đến
nay, Chính phủ đã thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước theo hai mô hình,
đó là:
- Tổ chức lại các tổng công ty nhà nước (các tổng công ty 90 và 91): gồm 10
tập đoàn: Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp
Cao su Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn Công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam,
Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bảo
Việt, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
- Tổ hợp các doanh nghiệp độc lập có cùng lĩnh vực hoạt động: gồm 2 tập
đoàn là Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam được thành lập trên cơ sở
tổ hợp các doanh nghiệp độc lập hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng
và cơ khí chế tạo, bao gồm: Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Sông Hồng,
Tổng công ty Cơ khí Xây dựng, Tổng công ty Đầu tư phát triển xây dựng,
Tổng công ty Lắp máy Việt Nam và Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ

tầng. Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ
hợp từ: Tổng công ty Phát triển nhà và đô thị, Tổng công ty Xây dựng Bạch
Đằng, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây
dựng, Tổng công ty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam.
5
Nghị định 101/2009/NĐ- CP Thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản
lý tập đoàn kinh tế nhà nước, trong đó quy định cơ cấu tổ chức của tập đoàn
kinh tế nhà nước bao gồm:
a) Công ty mẹ (gọi tắt là doanh nghiệp cấp I) là doanh nghiệp do Nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối theo quyết định của Thủ
tướng Chính phủ;
b) Công ty con của doanh nghiệp cấp I (gọi tắt là doanh nghiệp cấp II) là các
doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp I giữ quyền chi phối; được tổ chức dưới
hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc hai thành
viên trở lên, tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con, công ty liên
doanh (trong trường hợp chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp), công ty
con ở nước ngoài;
c) Công ty con của doanh nghiệp cấp II và các cấp tiếp theo;
d) Các doanh nghiệp liên kết của tập đoàn gồm: doanh nghiệp có vốn góp dưới
mức chi phối của công ty mẹ và của công ty con; doanh nghiệp không có vốn
góp của công ty mẹ và của công ty con, tự nguyện tham gia liên kết dưới hình
thức hợp đồng liên kết hoặc không có hợp đồng liên kết, nhưng có mối quan hệ
gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh
doanh khác với công ty mẹ hoặc doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn.
3. Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên tập đoàn có tư cách pháp nhân;
có vốn và tài sản riêng; có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của
mình theo quy định của pháp luật và theo thoả thuận chung của tập đoàn. Nhà
nước là chủ sở hữu vốn nhà nước trực tiếp đầu tư tại công ty mẹ. Công ty mẹ là
chủ sở hữu vốn nhà nước tại các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
6

×