Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TIỂU LUẬN bài PHẢN ÁNH và CHÂN DUNG TRÊN báo MẠNG điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 15 trang )

TIỂU LUẬN
BÀI PHẢN ÁNH VÀ CHÂN DUNG TRÊN BÁO

MẠNG ĐIỆN TỬ

1|Page


LỜI MỞ ĐẦU
Trong q trình học và thực hành mơn Bài phản ánh và chân dung trên
Báo mạng điện tử, em đã sử dụng được khá nhiều kiến thức em đã được học ở
giảng đường, không chỉ riêng kiến thức của mơn học này mà cịn tổng hợp từ
nhiều mơn khác. Được trải nghiệm một phần nào của môi trường báo chí chun
nghiệp trong thời gian theo học mơn này đã giúp em trưởng thành hơn, năng
động hơn. Bên cạnh đó, thơng qua mơn học, em đã trau dồi cho bản thân được
rất nhiều kiến thức thực tế bổ ích.
Dưới đây là nội dung tiểu luận cuối môn Bài phản ánh và chân dung trên
Báo mạng điện tử của em. Trong bài làm của em, những thông tin em tham khảo
đều có trích dẫn nguồn tài liệu đầy đủ (có cuộc hội thảo về bạo lực học đường là
em chủ động tham gia vì muốn tìm hiểu về đề tài này). Rất mong nhận được ý
kiến đóng góp và sửa chữa của cơ để em hồn thiện kiến thức của mình!
Em xin chân thành cảm ơn!

Đề bài: Viết tối thiểu 2 tác phẩm, trong đó có 1 bài phản ánh và 1 bài
chân dung.
Mục lục:
1. Bạo lực học đường và vấn đề tôn trọng sự đa dạng.....................................3
2. Hà Giang: Chàng trai mạnh dạn khởi nghiệp ở vùng đất mới...................7
3. Bóng cười: Câu chuyện chưa có hồi kết......................................................12

2|Page




Bạo lực học đường và vấn đề tôn trọng sự đa dạng
Những lời tâm sự "muốn chấm dứt cuộc sống" vì khơng thể chịu đựng được
sự kì thị của bạn bè là hồi chng báo động về tình trạng bạo lực học đường
cơ sở giới ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là đơi với cộng đồng những người
đồng tính. Đây chính là hậu quả sự thiếu kiến thức về một chủ đề được cho là
nhạy cảm, định kiến cố hữu đã ăn mòn trong tâm thức của nhiều người.
Những cái “nhãn” dành cho sự khác biệt
Nhắc đến vấn đề bạo lực học đường, mọi người thường nghĩ ngay đến những vụ
việc mà nạn nhân bị tổn thương trực tiếp đến cơ thể. Tuy nhiên, bạo lực học
đường vẫn tồn tại ở hình thức gây tổn thương về tinh thần – khía cạnh khác mà
chưa nhiều người biết đến. Đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường cơ sở giới
và hình thức bạo lực qua mạng, qua cơng nghệ trong những năm gần đây.
Bạo lực học đường cơ sở giới ln tồn tại qua các thế hệ mà ít ai để ý đến . Từ
xưa, trong suy nghĩ của người phương Đông đã mặc định những tiêu chuẩn cho
đàn ông là phái mạnh, đàn bà là phái yếu. Dần dần, mọi người tạo ra những các
“nhãn” cho thành phần thiểu số khác biệt như: “pê đê”, “ẻo lả”, “đàn ơng”, v.v…
Do đó, cộng đồng người đồng tính ln là “tâm điểm” của bạo lực tinh thần.

.
Ảnh: Nhiều giáo viên chia sẻ rằng khó có thể kiểm sốt được hết việc bạo lực
tinh thần trên mạng xã hội.

3|Page


Bên cạnh đó, đa số các bạn LGBT – người đồng tính thường có xu hướng cơng
khai giới tính của mình trên mạng trước. Khi bị phát hiện, mạng xã hội cũng là
nơi các bạn bị phân biệt đối xử nhiều nhất.

Chia sẻ về vấn đề, bạn có tên tài khoản trên mạng xã hội là Sun Vũ, là người
đồng tính, kể lại: “Một lần mình có đăng một bài về chuyện bị đối xử khác biệt
khi là người LGBT, thì một anh bạn vào bình luận rằng: “Mày có định trở về
làm con gái bình thường khơng ?”. Đây là câu nói khiến mình khó chịu nhất!”

Infographic: Tỉ lệ bạo lực học đường đối với cộng đồng LGBT luôn ở mức cao
nhất, thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau.
Theo báo cáo năm 2015 của UNESCO nhấn mạnh rằng, học sinh chuyển giới và
có giới tính chưa xác định ở Việt Nam là mục tiêu phổ biến của tình trạng kỳ thị
và bắt nạt tại trường học. Và hành vi bạo lực tinh thần này, phần lớn lại đến từ
các bạn học sinh khác; đôi khi, là cả thầy cô.
Dù bạo lực tinh thần để lại các vết thương khơng nhìn thấy được, nhưng hậu quả
để lại cho các em học sinh nói riêng, và mỗi người nói chung thì khơng khác
những vết sẹo khó lành. Cơ Phạm Thị Diệu Hồng, giáo viên THPT Phạm Hồng
Thái nói rằng: “Bạo lực học tinh thần hay bao lực thể chất có ảnh hưởng đối với
học sinh là tương đương nhau.”
Những câu chuyện bạo lực tinh thần trên cơ sở giới này, hầu hết đều là biểu hiện
của viêc đánh giá con người qua vẻ bề ngoài với một thái độ thiếu tơn trọng.
Bên cạnh đó, mỗi người đều mang trong mình những sự khác biệt, nét riêng của
bản thân. Vì vậy, bạo lực học đường cơ sở giới không phải câu chuyện của riêng
cộng đồng LGBT, tất cả mọi người đều có thể là nạn nhân.
4|Page


Sự hiểu biết cso thể đẩy lùi bạo lực học đường
Một thực trạng đáng buồn đó là rất nhiều trường học ở Việt Nam hiện nay khơng
hề nhận ra có hiện tượng bạo lực học đường cơ sở giới. Phần lớn các vụ việc bạo
lực tinh thần trong trường học được gộp chung và khơng có hướng giải quyết cụ
thể. Mọi người vẫn chưa nhận thức được rằng học sinh nói chung và cộng đồng
LGBT nói riêng đang bị bắt nạt vì giới tính của các em.


Ảnh: Câu nói trích dẫn từ tọa đàm "Bây giờ hay bao giờ?” diễn ra ngày 26/4
vừa qua. Đây là chương trình nhằm nâng cao nhận thức về bạo lực học đường
đối với LGBT.
Tại Việt Nam, sức khỏe giới tính vẫn là một định nghĩa mới mẻ. Không chỉ các
em học sinh mà ngay cả người lớn cũng vẫn đang phải chịu sức ép của định kiến
xã hội về giới tính của mình. Chính từ việc khơng hiểu được cơ thể con người
của chính bản thân và những người xung quanh đã dẫn đến tình trạng bạo lực
tinh thần trên cơ sở giới.
Ngày 1/1/2017, quyền chuyển đổi giới tính chính thức có hiệu lực nhưng đến
bây giờ có những người, kể cả người lớn và các em học sinh, vẫn chưa thực sự
hiểu LGBT là gì. Do chưa hiểu nên họ kì thị và đối xử hoặc nói chuyện với
người đồng tính theo cách “không được thân thiện lắm”. Đôi khi, một số học
sinh trong trường vơ tình nói những câu thiếu tơn trọng, hoặc giễu cợt dù khơng
cố ý nhưng lại vơ hình tỏ ra sự kì thị.
5|Page


Là một người thuộc cộng đồng LGBT, bạn Nhật Linh, 20 tuổi ở Hà Nội khi gặp
phải những trường hợp bị phân biệt đối xử: “ Mình vẫn tức giân. Nhưng nghĩ lại
thì khơng nên để lời nói vơ thưởng vô phạt của người ta làm ảnh hưởng đến cảm
xúc của mình. Có khi mình cũng nói chuyện thẳng thắn, giải thích những điều
cần thiết. Vì như thế chí ít cũng làm người ta hiểu hơn một chút””
Tuy nhiên, bạo lực về giới tính cũng bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về chính cơ
thể của mỗi cá nhân. Khi bản thân khơng tìm được mình là ai, nạn nhân sẽ dễ
dàng mất phương hướng bởi những định kiến sai lầm. Lúc này, họ thường có
cảm giác sợ hãi và dần dần thu mình lại. Chính việc cơ lập bản thân đó càng tạo
điều kiện cho việc bạo lực học đường về giới thường xuyên xảy ra.
Bạo lực tinh thần trên cơ sở giới nói chung, trong các trường học nói riêng sẽ
vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Mỗi cá thể cũng nên tự tin với những kiến thức về bản

thân, vì khi tự ti là đã đánh gục chính mình.
Bao lực học đường trên cơ sở giới ln xảy ra trong việc thể hiện định kiến về
giới của mỗi người. Dù bắt đầu từ sự cố tình hay vơ ý thì vẫn sẽ để lại những
hậu quả cho nạn nhân.
Hiền Anh

6|Page


Hà Giang:

Chàng trai mạnh dạn khởi nghiệp ở vùng đất mới
Chàng thanh niên làm kinh tế giỏi, đó là nhận xét của các đồng chí lãnh đạo
Đồn thanh niên xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang cũng như nhiều người dân
trong thơn dành cho anh Chu Văn Hồn . Đây cũng là tấm gương sáng trong
phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế gia đình từ mơ
hình vườn – ao – chuồng (VAC) ngay chính quê hương.
Đam mê với trồng trọt và chăn nuôi nên chỉ mới 31 tuổi, chàng thanh niên Chu
Văn Hồn, thơn Minh Thắng, xã Việt Vinh (Bắc Quang) đã là ông chủ một trang
trại quy mơ lớn nhất xã.

Anh Chu Văn Hồn – gương thanh niên làm kinh tế giỏi của huyện Bắc Quang,
tình Hà Giang

7|Page


Dám nghĩ, dám làm
Anh Chu Văn Hoàn sinh năm 1986, quê ở tỉnh Vĩnh Phúc. Đến năm 2006, với
niềm đam mê của mình, anh bắt đầu lên thơn Minh Thắng xã Việt Vinh huyện

Bắc Quang mua đất để lập nghiệp. Tuy nhiên sau đó, do chưa có kinh nghiệm
trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nhu cầu thị trường của tỉnh ta chưa lớn,
anh Hoàn quyết định vào Tây Nguyên làm ăn.
Sau vài năm chăm chỉ làm việc, anh tích lũy được cho mình một số tiền vốn và
thêm nhiều kinh nghiệm, anh trở lại Hà Giang. Nhận thấy diện tích đất của gia
đình đang trồng lúa và trồng cây lâu năm cho thu nhập thấp, đây là tiềm năng để
anh khai thác đầu tư trang trại với quy mơ lớn.
Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường ở Hà Giang mấy năm qua về sản phẩm thịt lợn,
thịt gà và trứng rất lớn nên đã quyết định phát triển theo hướng VAC. Tháng
6/2016, anh Hoàn đã mạnh dạn đầu tư mơ hình chăn ni VAC trên mảnh đất
1,5 ha.
Anh Hồn chia sẻ: “Mình có đam mê với trồng trọt và chăn ni từ khi cịn học
trên ghế nhà trường. Sau nhiều năm đi làm thấy được nhiều mơ hình kinh tế hay
ở các địa phương từ Bắc vào Nam, niềm đam mê ấy của mình lại càng mãnh liệt.
Tồn bộ số tiền tích cóp được sau những năm đi làm thuê cùng sự hỗ trợ của gia
đình, mình dồn cả vào mơ hình này. Mong sao nó phát triển hiệu quả”.
Để biến ước mơ thành hiện thưc, số tiền anh đã đầu tư vào mua con giống và
xây dựng chuồng trại đến nay đã lên đến gần 1 tỷ đồng. Ngồi phần kinh phí là
do bản thân anh tích góp sau nhiều năm làm ăn xa, anh cũng nhận được sự hỗ
trợ lớn từ gia đình.
Với sự nỗ lực và niềm đam mê của bản thân, sau gần 1 năm xây dựng mơ hình,
hiện tại trang trại VAC của anh có hạ tầng gồm 2 khu chuồng ni lợn trên
1.000m2; một khu chuồng nuôi gà gần 600m2; 1.500m2 ao nuôi thả cá; gần
2.000m2 trồng rau su su. Với cơ sở này anh chăn nuôi 500 con vịt đẻ trứng;
1.000 con gà; 70 con lợn, trong đó có 25 lợn nái sinh sản...

8|Page


Hiện tại trang trại VAC của anh Hồn có hạ tầng gồm 2 khu chuồng nuôi lợn

trên 1.000m2
Anh Đỗ Cao Triệu, Phó Bí thư Đồn xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang đánh giá:
“Mơ hình này điểm nhấn đầu tiên đối với đoàn thanh niên là anh Chu Văn Hoàn
đã tự thân vận động, tự lực, từ tìm ra nguồn vốn, tự tìm hiểu tất cả kỹ thuật, đầu
ra và đầu vào của sản phẩm để xây dựng mơ hình lớn như thế này. Đây là động
lực tạo cho đoàn viên thanh niên học hỏi, tiếp cận để đưa các mô hình phát
triển hơn”.
Chỉ mới 31 tuổi, nhưng bằng niềm đam mê trồng trọt và chăn ni của anh
Hồn, cùng sự động viên, giúp đỡ của gia đình, và vốn kinh nghiệm của bản
thân, anh Hoàn đã mạnh dạn bắt đầu khởi nghiệp ở nơi đất khách quê người. Mà
chính tại nơi đây, anh đã có khu trang trại phát triển với quy mô lớn trên mảnh
đất 1,5 ha.

9|Page


Bước đầu khó khăn
Tuy nhiên, cũng như bao thanh niên khởi nghiệp khác, anh cũng gặp khơng ít
khó khăn khi mới bắt tay xây dựng mơ hình.Trong đó, trở ngại lớn nhất với anh
có lẽ vấn đề kinh phí.
Mặc dù nhận được sự giúp đỡ từ gia đình, nhưng số vốn đầu tư ban đầu cịn hạn
hẹp. Trong khi đó, làm nơng nghiệp thời gian thu hồi vốn chậm, vì vậy làm thế
nào để vừa xây dựng mơ hình vừa có thu nhập sớm để “lấy ngắn ni dài” là
khó khăn lớn nhất. Hơn thế nữa, anh vẫn phải xây dựng hạ tầng cho trang trại
để phát triển trang trại của mình.
Vì vậy, anh đã tính tốn và thực hiện nuôi gà và vịt đẻ trứng, đồng thời trồng rau
trước để có thu nhập sớm, cùng với đó xây dựng chuồng trại nuôi lợn một cách
bài bản, khoa học. Sau gần một năm vừa chăn ni vừa tiếp tục hồn thiện hệ
thống chuồng trại, với tinh thần kiên trì, bền bỉ, vừa làm vừa học hỏi; hiện nay
đàn gà của anh đã cho thu 200 quả trứng/ngày; Tổng doanh thu hàng tháng của

anh khoảng 55 triệu đồng

Anh Chu Văn Hoàn đã dành gần 2.000m2 đất để trồng rau su su

10 | P a g e


Khi trang trại được hoàn thiện, anh Hoàn lại cần số vốn lớn hơn để duy trì quy
mơ chăn ni và tiếp tục hồn thiện mơ hình khép kín như anh mong đợi VAC.
Anh Hoàn đang dự định sẽ mở rộng quy mơ chuồng trại hiện có và đầu tư xây
dựng chuồng ni 400 con rắn hổ mang.
Đây chính là trăn trở lớn nhất của chàng trai 31 tuổi người Vĩnh Phúc. Cho đến
nay, số vốn bỏ ra đầu tư vào trang trại hồn tồn do anh cùng gia đình tự túc và
cũng đang vượt quá khả năng. Để tiếp tục đầu tư, hoàn thiện cần thêm khoảng
500 triệu đồng, anh mong rằng có thể tiếp cận được với các chính sách tín dụng
ưu đãi để vay vốn và tiếp tục đầu tư.
Mặc dù, con đường đến thành công của anh Chu Văn Hồn cịn nhiều khó khăn,
nhưng đến thời điểm hiện tại, anh Hoàn đã đạt được những thành cơng đáng kể.
Với mơ hình kinh tế VAC khép kín, phù hợp với điều kiện của gia đình, đáp ứng
được yêu cầu của thị trường trong giai đoạn hiện nay. Anh đã trở thành thanh
niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi, là tấm gương để thanh niên học tập và làm theo.
Trong những năm qua, phong trào “Thanh niên lập thân, lập nghiệp”
đang lan tỏa mạnh mẽ ở xã Việt Vinh nói riêng, huyện Bắc Quang nói
chung. Tạo phong trào phát triển rộng khắp trong lực lượng Đoàn viên
thanh niên, trở thành động lực thúc đẩy tuổi trẻ trong tỉnh xây dựng mơ
hình kinh tế phù hợp với điều kiện của bản thân để giảm nghèo và làm
giàu cho gia đình và xã hội. Trên địa bàn xã Việt Vinh đã có 3 mơ hình
kinh tế khởi nghiệp của đồn viên.
Hiền Anh


11 | P a g e


Bóng cười:

Câu chuyện chưa có hồi kết
Trong thời gian vừa qua, nhiều tai nạn khi sử dụng bóng cười liên tiếp xảy ra
trên thế giới và ngay cả trong Việt Nam. Dù đã chính thức bị cấm và hiểu
được rõ tác hại này, nhưng cả người mua lẫn người bán vẫn cố tình sử dụng.
Bất chấp chơi bóng cười
Bóng cười là loại bóng được bơm khí đinitơ monoxit (N2O) từ một bình như
bình oxy có vịi bơm. Khí N2O là khí được dùng để gây mê trong ý tế. Sau khi
sử dụng khí này, đến một mức độ nhất định, sẽ khiến người hút vào có cảm giác
phấn khích tạm thời, nổ những tràng cười ảo. Dẫn đến việc gây ảo giác cho
người dùng trong khoảng 15 giây tới 1 phút.
Một số bạn trẻ cho biết về loại ảo giác này, sau mấy giây sẽ nhanh chóng hết
cảm giác phấn khích đó, nên khi chơi bóng cười phải hút liên tục, nếu để ngắt
quãng sẽ cảm thấy rất khó chịu.
Tuy nhiên, việc khí N2O tạo ra những màn cười ảo cho người dung sau khi hút
liên tục như vậy kèm theo những hậu quả khơn lường. Lạm dụng hít bóng cười
được biết là có thể gây ra những hiểm họa cho cơ thể như khiến người dùng bị
bỏng, giảm nhịp tim đột ngột, thiếu hụt vitamin B12, bệnh thiếu máu...
Khi được hỏi về tác hại của bóng cười, đa số các bạn trẻ chơi loại này đều trả
lời là họ đã được nghe qua. Tuy nhiên cảm giác khi hít xong rồi dùng thêm đồ
uống có chất kích thích khiến giới trẻ không thể từ chối.
Bạn H. (21 tuổi, sinh viên) cho biết: “Mỗi lần hít bóng mình chỉ hít tầm 1/3
xong ngừng, chứ khơng hít hết. Vì bản thân hiểu được tác hại của nó, chỉ sử
dụng lượng vừa đủ để có cảm giác biêng trong 30s thơi!”

12 | P a g e



Hình ảnh cơ gái "phê" bóng cười ngã ngửa trên ghế gây xôn xao mạng xã hội
ngày mùng 4 Tết (nguồn: Internet)
Không chỉ là cơn sốt dành cho dân chơi như hồi đầu mới xuất hiện, bóng cười
bây giờ đã thực sự trở thành thứ quá quen thuộc, một dạng giải trí cho nhiều
người trẻ ở mọi nơi mọi lúc.

Cơng khai bán hàng dù có lệnh cấm
Tháng 4/2017, sau hàng loạt vụ việc đáng tiếc xảy ra với những người sử dụng
bóng cười, UBND Thành phố có cơng văn chính thức nghiêm cấm học sinh
dùng bóng bay bơm khí N2O. Bên cạnh đó, Thành phố cũng yêu cầu sở ngành
liên quan siết chặt quản lý, xử lý vi phạm trong kinh doanh, bn bán bóng cười
(bóng bay bơm khí N2O).
Những ngày sau đó, các cửa hàng ngang nhiên tiếp tục kinh doanh, loại “bóng
13 | P a g e


cấm” này như chưa hề có lệnh cấm. Dễ dàng thấy được cảnh những người trẻ tụ
tập thành từng nhóm bên những quả bóng nhiều màu sắc tại quận Hồn Kiếm.
Các hàng cà phê kinh doanh loại “đồ uống” này vẫn chật kín người.

Tác hại của việc lạm dụng bóng cười (nguồn: Internet)
Khi được hỏi về việc cấm buôn bán kinh doanh loại bóng này thì nhân viên này
trả lời tỉnh bơ rằng hiện tại chưa thấy cơ quan chức năng nào xử phạt nên vẫn
nhập về phục vụ khách. Tuy nhiên, các chủ cửa hàng vẫn lấp liếm về nguồn
nhập của “bóng cười”.

14 | P a g e



Đến thời điểm hiện tại, bóng cười và khí N2O tiếp tục được bán công khai trên
mạng xã hội (Ảnh chụp màn hình)
Các quán karaoke, pub, và cả những quán cafe vỉa hè nếu có bán loại “đồ uống”
này thì thu được lãi lớn từ những tờ hóa đơn thanh tốn lên tới cả chục triệu chỉ
riêng tiền bóng cười.
Chi phí đầu vào khá rẻ, mua khí và bóng cũng chẳng mất nhiều khi lấy với số
lượng lớn. Nhưng tại các cửa hàng này bán lại cho khách thì mỗi quả lên đến vài
chục nghìn đồng. Đây cũng là lý do chính khiến các qn bar này từ chối bóng
cười.
Các công văn được đưa ra mới chỉ đổ lỗi cho các cửa hàng, tuy nhiên, khơng có
người mua thì việc kinh doanh có lãi đến mấy cũng khơng duy trì được. Liệu
rằng việc siết chặt quản lý có nên hướng về ý thức của người sử dụng hay
không?
,
Theo điều tra, có khoảng 4% người sử dụng bóng cười có các triệu chứng
như tê liệt, ... Còn thực tế, từ đầu năm đến nay, những vụ nhập viện vì lạm
dụng bóng cười xuất hiện khơng ít. Nhưng sau đó, vẫn nhan nhản cảnh các
bạn trẻ ngã ra đường, lăn khỏi ghế, ngồi sụp hẳn xuống đất.

Hiền Anh
15 | P a g e



×