Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Hình ảnh truyền thông của doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy trên báo mạng điện tử Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 114 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***






NGUYỄN THỊ HUYỀN THƢƠNG






HÌNH ẢNH TRUYỀN THÔNG CỦA DOANH NGHIỆP
FDI TRONG LĨNH VỰC Ô TÔ, XE MÁY TRÊN BÁO
MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học








Hà Nội, tháng 4/ 2013


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***





NGUYỄN THỊ HUYỀN THƢƠNG






HÌNH ẢNH TRUYỀN THÔNG CỦA DOANH NGHIỆP
FDI TRONG LĨNH VỰC Ô TÔ, XE MÁY TRÊN BÁO
MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Báo chí học
M ngnh: 60.32.01



Ngƣơ
̀
i hƣơ
́
ng dâ
̃
n khoa ho
̣
c : TS. Nguyê
̃
n Tha
̀
nh Lơ
̣
i




Hà Nội, tháng 4/ 2013


1

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP FDI TRONG
LĨNH VỰC Ô TÔ, XE MÁY VÀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 17
1.1 Doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy Việt Nam 17
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp FDI 17
1.1.2 Đóng góp FDI vào nền kinh tế Việt Nam 19
1.1.3 Doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy tại thị trường Việt Nam 22
1.2 Báo mạng điện tử Việt Nam và mối quan hệ với các doanh nghiệp FDI . 25
1.2.1 Khái niệm báo mạng điện tử 25
1.2.2 Đặc điểm truyền thông của báo mạng điện tử. 27
1.2.3 Hình ảnh truyền thông của doanh nghiệp và mối quan hệ với báo mạng
điện tử. 29
1.2.3.1 Hình ảnh truyền thông của doanh nghiệp 29
1.2.3.2 Mối quan hệ giữa hình ảnh truyền thông của doanh nghiệp và báo
mạng điện tử 32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HÌNH ẢNH TRUYỀN THÔNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP FDI TRONG LĨNH VỰC Ô TÔ, XE MÁY
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN NAY 36
2.1 Vài nét về các tờ báo được khảo sát 36
2.2 Đánh giá chung việc thể hiện hình ảnh truyền thông của doanh nghiệp FDI
trong lĩnh vực ô tô, xe máy trên báo mạng điện tử hiện nay 38
2.2.1 Nội dung thể hiện 38
2.2.1.1 Giới thiệu và tư vấn sản phẩm 41
2.2.1.2 Thông tin chính sách thị trường 43
2.2.1.3 Hoạt động xã hội của doanh nghiệp 47
2.2.1.4 Sự cố doanh nghiệp, tai nạn giao thông 500


2

2.2.1.5 Văn hóa xe 56
2.2.2 Cách thức thể hiện các thông điệp trên báo mạng điện tử của doanh
nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy. 58
2.2.2.1 Thể loại 58
2.2.2.2 Thời gian đăng tải 600
2.2.2.3 Nguồn đăng 61
2.2.2.4 Bố cục tổ chức tin, bài 63
2.2.2.5 Phản hồi của độc giả 67
2.3 Một số vấn đề rút ra 69
CHƢƠNG 3- ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH
TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TRONG LĨNH
VỰC Ô TÔ, XE MÁY TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 73
3.1 Dự báo xu thế phát triển của kinh thế thế giới và trong nước tác động tới các
doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy tại Việt Nam 73
3.2 Một số đề xuất cụ thể nâng cao hiệu quả truyền thông cho hình ảnh doanh nghiệp
FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy trên báo mạng điện tử 75
3.2.1 Đối với doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy 75
3.2.2 Đối với cơ quan báo chí. 83
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 99


3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

1. Biểu đồ 1: Chủ đề chính các tin, bài
2. Biểu đồ 2: Góc độ nhận định về sản phẩm trên 3 tờ báo
3. Biểu đồ 3: Góc độ nhận định của bài báo về thông tin chính sách thị
trường

4. Biểu đồ 4: Lĩnh vực hoạt động xã hội của doanh nghiệp
5. Biểu đồ 5: Hình thức hoạt động xã hội của doanh nghiệp
6. Biểu đồ 6: Thái độ doanh nghiệp trước sự cố liên quan
7. Biểu đồ 7: Nội dung ảnh trong bài viết Văn hóa xe
8. Biểu đồ 8: Thể loại tin, bài về nội dung ô tô, xe máy
9. Biểu đồ 9: Thời gian đăng tải tin bài
10. Biểu đồ 10: Nguồn đăng tải trên 3 tờ báo
11. Biểu đồ 11: Nội dung ảnh của các tin, bài
12. Biểu đồ 12: Tỷ lệ phản hồi với chủ đề các tin, bài
13. Biểu đồ 13: Tỷ lệ phản hồi trên 3 tờ báo














4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, thế giới thực sự
đang đứng trước ngưỡng cửa toàn cầu hóa. Các công ty đa quốc gia xuất hiện
ngày càng nhiều và mở rộng sự lan tỏa của mình bằng việc rót đầu tư vào các

thị trường trên khắp năm châu. Chính sự chuyển động này đã khiến cho nền
kinh tế thế giới biến đổi và phát triển hơn bao giờ hết.
Thời gian qua, Việt Nam được xem là một trong những địa chỉ hấp dẫn
về thu hút đầu tư nước ngoài. Kể từ khi Quốc hội thông qua luật đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào ngày 19/12/1987, hàng loạt các dự án, các công ty nước
ngoài đã đến Việt Nam. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (FIA), Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, 10 năm đầu thế kỷ XXI, Việt Nam đã chứng kiến những thay đổi
mạnh mẽ có tính đột phá trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài
(FDI). Dòng vốn đăng ký và thực hiện tăng liên tiếp từ năm 2001 và đạt mức
cao nhất vào năm 2008 với số vốn đăng ký đạt 71,7 tỷ USD và vốn thực hiện
đạt 11 tỷ USD. Đặc biệt, sau khi gia nhập WTO và triển khai thực hiện Luật
Đầu tư 2005, Việt Nam đã thu hút được những dự án quy mô lớn lên tới hàng
tỷ USD.
Tiến sĩ Matthias Duhn - Giám đốc điều hành Phòng Thương mại châu
Âu tại Việt Nam trong hội thảo: “Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ hậu
khủng hoảng kinh tế” ngày 21/5/2010 đã khẳng định “Việt Nam vẫn hấp dẫn”.
Theo ông, sự ổn định về chính trị là một ưu điểm lớn của Việt Nam trong
tương quan so sánh với các nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia. Ngoài
ra, với các yếu tố về dân số, thu nhập bình quân, tốc độ tăng trưởng bình quân
khá cao… đặc biệt là vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam có thể trở thành một
trung tâm của khu vực trong tương lai [51].
Kết quả là, sau 26 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, nguồn


5
vốn này đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Bình quân hằng năm, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp hơn
50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã
tạo ra hàng triệu việc làm trực tiếp cùng hàng chục vạn việc làm gián tiếp.
Trong đó, đầu tư vào vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng luôn chiếm tỷ

trọng lớn hơn rất nhiều so với đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong số các
lĩnh vực đầu tư nổi bật của FDI vào Việt Nam, lĩnh vực đầu tư ô tô, xe máy đã
tạo ra một bước tiến ngoạn mục, và cho tới thời điểm hiện tại, có thể nói, lĩnh
vực này đã gần như nằm hoàn toàn trong tay các doanh nghiệp FDI. Trước
đó, vào thời điểm năm 2000, các doanh nghiệp trong nước chiếm thế áp đảo,
tới hơn 80% thị phần xe máy trong cả nước (khoảng 2 triệu xe) với gần 60
doanh nghiệp, nay đã sụt giảm đi rất nhiều. Theo thống kê của cơ quan đăng
kiểm, hiện còn chưa tới 10 doanh nghiệp xe máy nội địa hoạt động, với tổng
sản lượng quanh mức 50.000 xe.
Gần như không có đối thủ nội địa trong thị trường Việt Nam, nhưng sự
cạnh tranh lẫn nhau đã khiến các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe
máy phải không ngừng quảng bá thương hiệu của mình. Và khi đó, báo chí
truyền thông trở thành một kênh thông tin quan trọng nâng cao hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy.
Là một thành phần quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, báo chí đã
kịp thời phản ánh những thông tin cần thiết giúp các doanh nghiệp hiểu rõ
thương trường, định hướng đúng sản xuất kinh doanh, đồng thời cổ vũ những
điển hình tiên tiến trong đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp. Doanh nghiệp
qua báo chí để nắm bắt nhiều thông tin hơn về tình hình chính trị, thị trường,
sự quan tâm của công chúng, qua đó, doanh nghiệp có thể định ra những
chiến lược của riêng mình. Báo chí được xem là kênh chính quảng bá thương
hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp bởi báo chí là phương tiện chính thống, phổ


6
biến được cộng đồng dân cư chú ý nhất. Bởi thế, có thể khẳng định, mối quan
hệ doanh nghiệp và báo chí chính là mối quan hệ qua lại hữu cơ, dựa vào
nhau để tồn tại và phát triển.
Trong tình hình khủng hoảng kinh tế như hiện nay, lựa chọn một kênh
truyền thông hiệu quả thực sự là một vấn đề mấu chốt của nhiều doanh

nghiệp. Báo mạng điện tử tuy mới ra đời nhưng đã nhanh chóng phát triển về
số lượng, chất lượng và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong đời
sống báo chí, đời sống xã hội của đất nước. Phải nói rằng, với sự dễ dàng truy
cập ở bất cứ đâu, báo mạng điện tử chính là một công cụ mới tiện ích cho mọi
nhu cầu thông tin của công chúng. Khi đó, những thông tin về ô tô, xe máy
trên báo mạng điện tử tất nhiên cũng được đến gần với công chúng nhanh hơn
và đa chiều hơn. Với những hình ảnh bắt mắt và màu sắc, khả năng đưa thông
tin đầy đủ không giới hạn, báo mạng điện tử đang là sự lựa chọn của nhiều
doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy để giới thiệu mình trước công
chúng. Tuy nhiên, ô tô, xe máy là thị trường gắn liền với nhu cầu thiết thực
của đời sống người dân. Với nhiều vấn đề bức thiết liên quan đến phương tiện
này trong thời gian gần đây như đề án thu phí hạn chế xe cá nhân, cháy nổ ô
tô, xe máy hàng loạt không rõ nguyên nhân, … đòi hỏi doanh nghiệp phải có
cách thức xử lý truyền thông hợp lý.
Mặc dù báo mạng điện tử được coi là “đội quân” hùng mạnh trong việc
truyền thông hình ảnh các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy,
song cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào xem xét một cách
đầy đủ và toàn diện, đồng thời đánh giá đúng thực trạng hình ảnh truyền
thông của các doanh nghiệp này trên báo mạng điện tử. Chính vì vậy, tác giả
đã chọn đề tài:
Hình ảnh truyền thông của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài trong lĩnh vực ô tô, xe máy trên báo mạng điện tử Việt Nam


7
(Khảo sát VnExpress.net,Vneconomy.vn và Dddn.com.vn từ 7/2011 đến
6/2012) làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành báo chí học. Luận văn sẽ tiến
hành khảo sát, đánh giá thực trạng, đồng thời chỉ ra cách thức truyền thông
của các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy trên báo mạng điện tử
hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp truyền thông cụ thể.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
về hình ảnh truyền thông của các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe
máy trên báo mạng điện tử. Trên cơ sở khảo sát các bài viết trên 3 tờ báo
mạng điện tử là VnExpress, Vneconomy, Dddn, trong thời gian từ tháng
7/2011- 6/2012, tác giả đánh giá thực trạng hình ảnh truyền thông của các
doanh nghiệp này trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay. Từ đó, đưa ra
những kiến nghị về giải pháp nâng cao hiệu quả hình ảnh truyền thông cho
các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô – xe máy trong thời gian tới.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện những mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể
sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về các doanh nghiệp FDI,
doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy và báo mạng điện tử.
- Phân tích hình ảnh truyền thông của các doanh nghiệp FDI trong lĩnh
vực ô tô, xe máy về nội dung và hình thức được phản ánh trên 3 tờ báo mạng
điện tử thời gian từ 7/2011 đến 6/2012 cả định lượng và định tính.
- Phỏng vấn sâu một số lãnh đạo các cơ quan báo chí và các nhà báo, từ
đó phân tích quan điểm của họ về các hình ảnh doanh nghiệp FDI trong lĩnh
vực ô tô, xe máy trên phương tiện truyền thông ở Việt Nam.
- Dựa trên kết quả phân tích, khảo sát nội dung và phỏng vấn sâu, đưa


8
ra được bức tranh tổng thể về hình ảnh truyền thông của các doanh nghiệp
FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
hình ảnh truyền cho các doanh nghiệp này trên báo mạng điện tử.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
3.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Trong thời buổi toàn cầu hóa hiện nay, mối quan hệ giữa báo chí truyền
thông và kinh tế trở thành một vấn đề khá hấp dẫn. Trên thế giới, với sự phát
triển rầm rộ của các tập đoàn báo chí hùng mạnh, có ảnh hưởng to lớn tới lĩnh
vực kinh tế, nhiều nhà nghiên cứu đã bỏ công sức và thời gian tìm hiểu về sức
mạnh của mối quan hệ này. Đó là các vấn đề truyền thông và kinh tế nổi bật
như:
- Breda PavliC and Cees J. Hamelink, (1985), Trật tự kinh tế thế giới
mới: Mối liên kết giữa kinh tế và truyền thông (The New International
Economic Order: Links between Economics and Communications),
UNESCO.
Trước đó, ở một thế giới phẳng, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được
các nhà nghiên cứu tìm hiểu tới từng khu vực, từng vấn đề, từng yếu tố:
- Ivar, K. and T. Line, (2002), Phát triển xã hội và Đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở các nước đang phát triển, (Social Development and Foreign
Direct Investments in Developing Countries), Báo cáo CMI năm 2002 của
Bergen, Học viện nghiên cứu về sự phát triển và quyền con người Michelsen.
- Dinh Thi Thanh Binh (2009), Cách thức đầu tư của các doanh nghiệp
nước ngoài vào các nền kinh tế đang chuyển đổi, trường hợp Việt Nam
(Investment behavior by foreign firms in transition economies, the case of Viet
Nam), Luận án tiến sĩ tại trường Đại học Trento, Ý.
- Li Hai-Qing, (2001), Mối liên hệ giữa thương mại và Đầu tư trực tiếp
nước ngoài và các gợi ý cho Tổ chức Kinh tế thế giới (The relationship


9
between trade and Foreign Direct Investment and implications for the WTO),
Luận văn thạc sĩ Luật, Đại học Toronto, Canada.
Các nghiên cứu trên đã khái quát và chỉ ra được những vấn đề lý luận về
dòng vốn FDI trên toàn thế giới, về vai trò của nó đối với từng khu vực, các xu
hướng và cách thức đầu tư FDI cũng như những đề xuất đầu tư FDI đối với từng

khu vực và lĩnh vực cụ thể. Đó là những tiền đề quan trọng cho các công trình
nghiên cứu trong nước về doanh nghiệp FDI cũng như cho luận văn này.
3.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Báo chí và các mối quan hệ với doanh nghiệp ở nước ta đã được nghiên
cứu ở nhiều công trình khác nhau từ cấp độ bài nghiên cứu cho tới các luận
văn, luận án. Tuy nhiên, có thể thấy rằng vấn đề báo chí và kinh tế vẫn có số
lượng nhỏ hơn rất nhiều so với các vấn đề về báo chí và văn hóa, xã hội. Bởi
vậy, thực tế, khi FDI vào Việt Nam và nở rộ từ đầu những năm 2000 trở lại
đây, không có nhiều công trình nghiên cứu về báo chí với doanh nghiệp FDI.
Và đặc biệt, theo khảo sát của tác giả, hiện chưa có một công trình nghiên cứu
nào liên quan đến vấn đề hình ảnh truyền thông doanh nghiệp FDI trong lĩnh
vực ô tô, xe máy trên báo mạng điện tử. Tuy vậy, những tiền đề của công
trình này đã được thể hiện trong các nghiên cứu chung về doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, về báo mạng điện tử, về mối quan hệ giữa báo chí và
kinh tế.
Trong nước, ở khối các trường kinh tế, vấn đề về khu vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ khá sớm, và đặc
biệt từ sau khi nước ta ra nhập WTO, vấn đề này đã được xem xét mở rộng
nhiều góc độ, có thể thấy ở một số công trình nghiên cứu như:
- Trần Quang Lâm, An Như Hải, (2006), Kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia.
- Trần Xuân Tùng, (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam -


10
thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia.
- Hoàng Thị Bích Loan, (2008), Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty
xuyên quốc gia vào Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.
- Đỗ Hoàng Long (2008), Tác động của toàn cầu hóa đối với dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, trường Đại

học Kinh tế quốc dân.
- Nguyễn Quang Vinh (2007), Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh
tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Những nghiên cứu trên phổ biến đề cập đến các cơ sở lý luận hình thành
hoạt động đầu tư nước ngoài trên quy mô toàn thế giới, đánh giá hiệu quả
nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong những năm qua; vai trò, ý
nghĩa của đầu tư nước ngoài đối với quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam, và nêu ra xu hướng của sự phát triển về đầu tư trên thế giới và ảnh
hưởng của nó tới Việt Nam.
Ở Việt Nam, đời sống báo chí và kinh tế mới chỉ thực sự hòa nhập với
nhau từ kể từ sau Đổi mới. Nhất là sau khi Nhà nước ta xác định tiến hành
nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, khu vực đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam mới có cơ hội phát triển mau chóng. Các nghiên cứu chi
tiết về vấn đề đầu tư nước ngoài trên báo chí có kể tới:
- Vũ Thiên Hương, (1996), Thông tin về vấn đề đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam trên báo Đầu tư nước ngoài 1994-1995, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa
Báo chí, ĐH KHXH&NV.
- Phan Thị Thắng, (1997), Báo chí với vấn đề đầu tư nhìn từ góc độ tài
chính, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Báo chí, ĐH KHXH&NV.
- Phí Thị Hương Giang, (1997), Những vấn đề về đầu tư nước ngoài,
Báo đầu tư nước ngoài, Thời báo Kinh tế Việt Nam 1996-1997, Khóa luận tốt


11
nghiệp, Khoa Báo chí, ĐH KHXH&NV.
- Bùi Phương Thảo, (2002), Tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
trong những năm gần đây qua sự phản ánh của Báo chí (Dựa trên tư liệu Báo
đầu tư, Thời báo kinh tế Việt Nam, tạp chí Kinh tế dự báo từ năm 2000 đến
nay), Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Báo chí - ĐH KHXH&NV.

- Vương Tuấn Anh, (2002), Thông tin đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
trên báo chí (Khảo sát trên báo Đầu tư, báo Thời báo Kinh tế và Tạp chí
Vietnam Economic News 9 tháng cuối năm 2001 - 3 tháng đầu năm 2002),
Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Báo chí, ĐH KHXH&NV.
- Nguyễn Thị Hồng Vân, (2008), Báo chí với vấn đề đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam (Khảo sát Báo đầu tư, Thời báo Kinh tế Việt Nam,
Lao động, 2007-2008), Luận văn Thạc sỹ, Khoa Báo chí, ĐH KHXH&NV.
Cũng tương tự như vậy, với sự phát triển chóng mặt của báo mạng điện
tử trong vài năm gần đây, rất nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu, học viên, sinh
viên báo chí đã tích cực tìm hiểu cũng như giới thiệu các công trình mang tính
chất lý luận và thực tiễn về loại hình truyền thông đa phương tiện này. Tuy
nhiên, vì báo mạng điện tử là vấn đề còn mới mẻ, đòi hỏi một sự đào sâu công
phu, nên hiện nay không có nhiều cuốn sách viết về loại hình truyền thông
mới này. Các nghiên cứu mới dừng lại ở các luận văn, khóa luận hay các bài
báo cáo ngắn. Tiêu biểu như:
- Phạm Thị Thành, (2004), Ảnh hưởng của Internet đói với công chúng
Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Trần Hồng Vân,(2004), Thực trạng và giải pháp xử lý thông tin trong
tòa soạn báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát Vietnamnet và
VnExpress, Tuổi trẻ Online, Lao động điện tử), Luận văn thạc sỹ, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền.
- Trần Quang Huy, (2006), Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử


12
(Khảo sát Vietnamnet và VnExpress từ tháng 5/2005-5/2006), Luận văn thạc
sỹ Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Hoàng Thu Oanh, (2008), Độ tin cậy của thông tin trên báo mạng điện
tử Việt Nam (Khảo sát Vietnamnet, VnExpress và Dân trí), Khóa luận tốt
nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Trong số rất nhiều các nghiên cứu về kinh tế, về báo mạng điện tử, về
mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp, có một số ít công trình đã đề cập
trực tiếp đến khía cạnh báo mạng điện tử và các vấn đề thông tin kinh tế, đó
là:
- Nguyễn Thị Bảo Linh, (2007) Thông tin kinh tế trên báo mạng điện tử
(Qua khảo sát trang thông tin điện tử Bộ Tài chính từ tháng 4/2006 đến tháng
4/2007). Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Nguyễn Thị Thu Hà, (2007), Nâng cao chất lượng tin bài kinh tế trên
báo mạng điện tử (Khảo sát Thời báo kinh tế Việt Nam, VnExpress từ tháng
1/2007-3/2007), Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Tóm lại, trong các công trình nói trên, các tác giả đã giới thiệu và phân tích
tình hình đầu tư nước ngoài trên báo chí, chỉ ra được cách thức sử dụng các thể
loại báo chí khi truyền thông về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và nêu ra những
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tin, bài kinh tế trên các tờ báo mạng về vấn
đề kinh tế. Tuy nhiên, các luận văn, khóa luận này đều mới chỉ tiếp cận và nghiên
cứu vấn đề đầu tư và đầu tư nước ngoài nói chung, thời gian khảo sát cũng đã
tương đối xa. Đặc biệt, kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính năm 2008, được bắt
nguồn từ tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều
nước trên thế giới, trong đó có cuộc khủng hoảng quy mô lớn trong ngành chế tạo
ô tô Hoa Kỳ , đã khiến kinh tế thế giới cũng như đời sống truyền thông có khá
nhiều biến đổi. Bởi vậy, cần có một nghiên cứu truyền thông mới, cập nhật và đi
sâu vào các vấn đề về đầu tư quốc tế giữa thời kỳ khủng hoảng, cụ thể hơn là


13
trong lĩnh vực ô tô, xe máy. Ngoài ra, phần lớn các công trình mới chỉ khảo sát và
phân tích nội dung các bài báo nên ở một góc độ nào đó, mức độ định lượng
tương đối đơn giản.
Vì vậy, với hướng nghiên cứu đặt ra, tác giả hy vọng sẽ đưa ra những góc
nhìn mới về thực trạng hình ảnh truyền thông của các doanh nghiệp FDI trong lĩnh

vực ô tô, xe máy trên báo mạng điện tử hiện nay và mạnh dạn đề xuất những giải
pháp truyền thông thiết thực cho các doanh nghiệp trên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hình ảnh truyền thông của các
doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy trên báo mạng điện tử ở Việt
Nam hiện nay.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát các bài báo được đăng tải trên 3 tờ báo VnExpress,
Vneconomy, Dddn trong thời gian từ ngày 1/7/2011 đến ngày 30/ 6/2012 -
thời điểm mà nhiều thông tin nóng về phương tiện ô tô, xe máy đang gây xôn
xao dư luận và được phản ánh rộng khắp trên báo chí. Các tờ báo được chọn
là những tờ báo tiêu biểu cho các cách thức thể hiện thông điệp về lĩnh vực ô
tô, xe máy tới những đối tượng độc giả khác nhau. Trong đó, VnExpress là tờ
báo mạng điện tử có lượng truy cập hàng đầu tại Việt Nam; Vneconomy là
báo mạng điện tử của Thời báo Kinh tế Việt Nam – tờ báo có tuổi đời 20 năm
gắn liền với lĩnh vực kinh tế với những bài phân tích chuyên sâu và Dddn là
diễn đàn của cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở hệ thống lý luận và quan điểm
nền tảng, để từ đó, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu cụ thể, đưa ra
những đánh giá khách quan nhất về thực trạng cũng như giải pháp cho việc


14
truyền thông hình ảnh các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy.
5.1 Hệ thống lý luận và quan điểm nền tảng
- Các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Học thuyết của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị, về hoạt
động của báo chí.

- Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về hoạt động của báo chí.
- Lý thuyết về truyền thông
- Đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các chính sách
liên quan
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: xem xét tài liệu, tổng
hợp, phân tích, so sánh về nội dung và hình thức các bài báo trên 3 website
VnExpress, Vneconomy, Dddn trong thời gian từ tháng 7/2011 đến tháng
6/2012:
- Phương pha
́
p n ghiên cư
́
u ta
̀
i liê
̣
u : Hệ thống hoá những vấn đề lý luận
cơ bản về doanh nghiệp FDI, về báo chí và mối quan hệ giữa báo mạng điện
tử với các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh dựa trên việc khảo sát 3 tờ
báo mạng: VnExpress, Vneconomy, Dddn trong thời gian 1 năm, thống kê các
bài báo liên quan đến doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy theo danh
sách các từ khóa. Sau đó, các bài báo đã chọn sẽ được xử lý qua việc mã hóa
trên phần mềm thống kê xã hội học SPSS để phân tích định lượng cùng với
các phương pháp phân tích định tính để đưa ra kết luận khách quan.
Về cách lấy mẫu: Mẫu được chọn theo danh sách các từ khóa là tên các
nhãn hiệu ô tô, xe máy của doanh nghiệp FDI có thị phần lớn tại Việt Nam
gồm: Ô tô, xe máy, Honda, Yamaha, SYM, Piaggio, Suzuki, Toyota, Isuzu,



15
Ford, Mercedes, Honda ô tô. Tại khoảng thời gian khảo sát từ ngày 1/7/2011
đến ngày 30/6/2012, với điều kiện từ khóa hiển thị ở mọi nơi trong văn bản,
tìm kiếm nâng cao từ Google Advanced Search cho thấy gần 54.174 kết quả
trên 3 tên miền VnExpress.net, Vneconomy.vn, Dddn.com.vn. Tuy nhiên,
nhiều trong số các kết quả này không phù hợp với nội dung tìm kiếm của
nghiên cứu. Lý do là:
+ Các từ khóa nằm trong bài quảng cáo, rao vặt, các bài xin thông tin tư
vấn của độc giả mang tính chất cá nhân.
+ Các từ khóa nằm trong tin liên quan dẫn tới hiển thị kết quả tìm kiếm
ở những bài có nội dung hoàn toàn khác.
+ Các từ khóa nằm trong phản hồi của độc giả.
Với số lượng tin, bài khổng lồ như vậy, tác giả đã dùng lệnh lựa chọn
ngẫu nhiên (randomize) của Excel để lựa chọn ra 10.000 tin, bài. Sau đó loại
bỏ các tin, bài không phù hợp thu được kết quả 667 tin, bài với nội dung về
các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô xe máy. Một lần nữa sử dụng lệnh
ngẫu nhiên của Excel chọn ra 500 bài báo điển hình để phân tích.
- Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này bao gồm phỏng vấn sâu 9
người gồm:
+ Trưởng ban phụ trách chuyên mục ô tô, xe máy
+ Các nhà báo trực tiếp viết bài trong lĩnh vực ô tô, xe máy.
Để phỏng vấn sâu, tác giả đã xây dựng câu hỏi dựa trên các lý thuyết về
truyền thông và thông tin chuyên sâu về lĩnh vực ô tô, xe máy. Với kết quả
thu được, tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích để đưa ra
những nhận định khách quan nhất về việc truyền thông hình ảnh các doanh
nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, doanh nghiệp và báo chí có mối quan hệ



16
mật thiết với nhau. Doanh nghiệp cần báo chí để xây dựng hình ảnh và phát
triển kinh doanh của mình. Bởi trên thực tế, thông tin trên báo chí có ảnh
hưởng rất lớn đến sức mua của người tiêu dùng. Ngược lại báo chí cũng cần
đến doanh nghiệp như một đối tượng thông tin quan trọng và đối tượng đem
lại nguồn thu quảng cáo cho tòa soạn. Vì vậy, luận văn sẽ là một tài liệu tham
khảo cho các doanh nghiệp cũng như các đồng nghiệp trên cơ sở khoa học và
tác dụng thực tiễn của việc truyền thông hình ảnh doanh nghiệp FDI trong
lĩnh vực ô tô, xe máy.
Ngoài ra, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp truyền thông tích cực
cho cả các báo mạng điện tử và doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe
máy. Đối với các cơ quan báo chí, sẽ là các kiến nghị khi tác nghiệp, phản ánh
về doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy
sẽ là các gợi ý khi định hướng tổ chức xây dựng các thông điệp truyền thông
và hình ảnh trên báo chí.
Cuối cùng, hy vọng luận văn sẽ góp thêm tài liệu tham khảo phục vụ cho
sinh viên báo chí, cán bộ làm công tác truyền thông cho các doanh nghiệp và
những người quan tâm đến lĩnh vực này.
7. Kết cấu luận văn.
Luận văn được kết cấu 3 chương gồm:
 Chương 1: Lý luận chung về doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô,
xe máy và báo mạng điện tử.
 Chương 2: Thực trạng hình ảnh truyền thông của các doanh nghiệp
FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy trên báo mạng điện tử.
 Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hình ảnh truyền thông của các
doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy trên báo mạng điện tử.





17
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP FDI TRONG
LĨNH VỰC Ô TÔ, XE MÁY VÀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

1.1 Doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy Việt Nam
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong các hình thức đầu tư quốc tế
đặc trưng bởi sự di chuyển tư bản giữa các quốc gia. Bởi vậy, khái niệm đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment) vốn có lịch sử khá
lâu đời với nhiều cách hiểu khác nhau. Đặc biệt, khi nền kinh tế càng sôi động
và biến đổi không ngừng như hiện nay, ở mỗi thời điểm người ta lại xây dựng
nên các cách định nghĩa FDI để phù hợp thực tiễn.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có
được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản
lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài
chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người
đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp
đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi
là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"[52].
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF-International Monetary Fund) lại có một định
nghĩa khác về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một công cuộc đầu tư
ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (direct investor)
đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu
tư trực tiếp (direct investment enterprise) trong một quốc gia khác. Quyền sở
hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là
FDI[53].
Tại Việt Nam, việc xây dựng và ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm



18
1987 đã đánh dấu một bước ngoặt lớn về tư duy phát triển kinh tế trong lịch
sử Việt Nam thời hiện đại vì nó đã tạo ra nền tảng pháp lý cho việc hợp tác
kinh doanh với nước ngoài, một vấn đề còn quá mới mẻ vào thời điểm đó.
Khái niệm luật đầu tư nước ngoài cũng được thể hiện cụ thể trong điều 2,
Luật này như sau: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài
đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bằng bất kỳ tài sản nào để tiến hành
các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này". Theo đó, "Nhà đầu tư
nước ngoài có thể là tổ chức kinh tế hay cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam"[1].
Ngoài ra, theo từ điển Thuật ngữ Kinh tế thị trường hiện đại, khái niệm
Đầu tư trực tiếp có thể hiểu là "đầu tư của các công ty hay cá nhân vào các
hoạt động kinh doanh của nước ngoài mà nhà đầu tư có mức độ kiểm soát
đáng kể đối với hoạt động đó"[29; tr 67].
Tuy có nhiều khái niệm khác nhau nhưng chung quy lại có thể hiểu:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức các nhà đầu tư của nước
này rót vốn vào nước khác bằng cách thiết lập một đơn vị kinh doanh mới
hoặc hợp tác với cơ sở kinh doanh trong nước tạo ra lợi nhuận.
Theo quy định tại chương V Luật Đầu tư về các hình thức đầu tư, nhà
đầu tư nước ngoài có thể đầu tư trực tiếp vào Việt Nam theo một trong các
hình thức sau:
 Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc
thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà
đầu tư nước ngoài
 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng
BTO, hợp đồng BT.
 Đầu tư phát triển kinh doanh.
 Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.



19
 Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
 Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
1.1.2 Đóng góp FDI vào nền kinh tế Việt Nam
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính
đến cuối tháng 11/2012, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt 12,2 tỷ
USD với 980 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư và 406 lượt dự án
đăng ký tăng vốn đầu tư. Lũy kế đến tháng 11, Việt Nam có 14.364 dự án còn
hiệu lực với tổng số đăng ký gần 213 tỷ USD, trong đó lĩnh vực công nghiệp
chế biến, chế tạo vẫn thu hút lượng đầu tư lớn nhất, chiếm 69,8% tổng vốn đầu
tư. Toàn quốc đã có 56 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt
Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm
5,05 tỷ USD, chiếm 41,5% tổng vốn đầu tư. Mặc dù trong tình hình kinh tế
khó khăn, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn là địa chỉ hấp
dẫn đầu tư đối với các nhà đầu tư thế giới. Điều tra triển vọng đầu tư thế giới
(WIPS) 2010 - 2012 của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc
(UNCTAD) cho thấy, Việt Nam đã thăng hạng 3 bậc, đứng thứ nhất trong
ASEAN về mức độ hấp dẫn FDI và là một trong 10 nền kinh tế hấp dẫn nhất
đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư Nhật
Bản và các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á.
Không thể phủ nhận, trong suốt những năm qua, FDI đã đóng góp rất
lớn cho sự phát triển của đời sống kinh tế và xã hội của Việt Nam. Đồng thời,
các doanh nghiệp FDI cũng đã giúp Việt Nam có một bước tiến lớn hơn vào
các thị trường quốc tế, cải thiện tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy,
có thể đánh giá những tác động của FDI ở các lĩnh vực cụ thể sau:
 Về kinh tế
- Công nghiệp: Đầu tư FDI đem đến cho nền công nghiệp nước ta nhiều
lợi ích và làm thay đổi đáng kể đời sống kinh tế ở Việt Nam. Trước hết, đầu



20
tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghiệp, góp
phần nâng cao tốc độ tăng trưởng công nghiệp của cả nước. Vai trò của đầu tư
nước ngoài trong cơ cấu công nghiệp cả nước đang ngày càng được củng cố.
Điều này được thể hiện thông qua tỷ trọng của đầu tư nước ngoài trong tổng
giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần từ 16,9% (1991) lên 23,65% (1995),
26,5% (1996) lên tới 41,3% năm 2000, và 36,4% (2006) và và cho đến mức
76,4% (năm 2011) với tổng vốn đăng ký (8,86 tỷ USD) [56]. Tốc độ tăng
trưởng cao của khu vực công nghiệp có vốn FDI đã đóng góp đáng kể vào
việc nâng cao tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp. Chất lượng của các dự
án FDI vào lĩnh vực công nghiệp đang có sự cải thiện rõ rệt. Có thêm nhiều
dự án quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại, nhiều dự án đầu tư theo các
nhóm liên kết ngành đây cũng là cơ sở thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ
trợ phát triển trong thời gian tới. Vì với lợi thế về máy móc thiết bị và kỹ
thuật hiện đại, có thị trường ổn định, được khuyến khích bằng các cơ chế,
chính sách ngày càng thông thoáng, khu vực có vốn FDI trong công nghiệp đã
và đang phát triển khá nhanh và ổn định, luôn có xu hướng tăng nhanh hơn
các khu vực khác.
Việc đầu tư nước ngoài trong công nghiệp phát triển nhanh cũng đã tạo ra
một môi trường kinh doanh cạnh tranh, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu,
đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Khả năng cạnh tranh của các
ngành công nghiệp cũng được nâng cao thông qua việc áp dụng các công nghệ,
máy móc và thiết bị sản xuất hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến từ các dự
án FDI, tạo điều kiện ra đời và thay đổi diện mạo của nhiều ngành công nghiệp
như khai thác dầu khí, sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử và công nghệ thông tin, thiết
bị kỹ thuật điện và điện gia dụng, chế biến thực phẩm và đồ uống, các ngành
công nghiệp xuất khẩu chủ lực như dệt may, giày dép thu hút hàng hàng trăm
ngàn lao động



21
Ngoài ra, đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp đã và đang gián
tiếp đào tạo cho Việt Nam một đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, được
tiếp xúc với công nghệ mới, cũng như các kỹ năng quản lý tiên tiến, kỷ luật
công nghiệp chặt chẽ.
- Nông nghiệp: FDI đã bổ sung nguồn vốn đáng kể cho đầu tư phát triển
nông nghiệp. Hiện nay, tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài vào trong ngành nông
nghiệp là chưa cao, giảm dần từ 8% (năm 2001) trong cơ cấu FDI của cả nước
xuống còn 1% (năm 2011). Mặc dù nguồn vốn đầu tư còn hạn chế song, các
dự án FDI đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu
cho nông sản Việt Nam, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng
các công nghệ mới, có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập.
Các dự án đầu tư FDI vào nông nghiệp tuy không lớn nhưng đã tạo ra
công ăn việc làm, thu nhập ổn định, giúp hàng vạn hộ nông dân tham gia lao
động tạo nguồn nguyên liệu thường xuyên cho dự án hoặc theo mùa vụ (trồng
mía đường, khoai mì…), góp phần quan trọng thực hiện công tác xoá đói,
giảm nghèo. Tính trung bình, đầu tư FDI vào nông nghiệp tạo ra tỷ lệ việc
làm gián tiếp so với việc làm trực tiếp rất cao 34,5/1. Đặc biệt, ở một số địa
phương, dự án FDI tạo việc làm cho khoảng 1/4 dân cư trên địa bàn.
- Dịch vụ: Ngành dịch vụ càng ngày càng chiếm một thị phần lớn của
thương mại toàn cầu. Khu vực dịch vụ bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau từ
du lịch, tài chính cho đến lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục Các
chuyên gia cho rằng lĩnh vực du lịch-dịch vụ đang là "điểm nóng" thu hút đầu
tư nước ngoài, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Các nhà đầu tư
nước ngoài dường như không muốn chậm chân trước những cơ hội kinh
doanh lớn trong lĩnh vực này khi mà Việt Nam đã là thành viên của (WTO).
Cơ cấu đầu tư trong thời gian qua rất khả quan, các nhà đầu tư nước ngoài



22
đang dành sự quan tâm rất lớn cho các dự án xây dựng khu vui chơi, nghỉ
dưỡng, khách sạn, sân golf quy mô lớn và chất lượng dịch vụ cao. Chính điểm
này đã góp phần giúp cho Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhiều du
khách cũng như nhà đầu tư nước ngoài.
 Về mặt xã hội:
- Xoá đói giảm nghèo: Hội nhập quốc tế là một trong những động lực
chính để giảm nghèo và phát triển xã hội nói chung ở Việt Nam trong suốt 2
thập kỷ qua. Các doanh nghiệp FDI đã đóng góp đáng kể vào nguồn ngân
sách để Nhà nước có thể tăng chi tiêu ngân sách cho các lĩnh vực xã hội, cho
các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, góp phần xoá đói giảm nghèo.
- Việc làm: Nguồn vốn FDI đã có tác động quan trọng trong tạo việc làm
và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam. Đến nay, doanh nghiệp
FDI đã tạo việc làm trực tiếp cho trên 1 triệu lao động và khoảng 3 đến 4 triệu
lao động gián tiếp với thu nhập cao hơn; người lao động được đào tạo trình độ
chuyên môn kỹ thuật, rèn luyện tác phong công nghiệp.
Bên cạnh những đóng góp đáng kể, hoạt động FDI cũng đã bộc lộ những
hạn chế như chưa phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và vùng kinh tế,
một số máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu đã được nhập khẩu, gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng, quan hệ lao động giữa chủ đầu tư nước ngoài và
nhân công Việt Nam còn nhiều xung đột…Bởi vậy, vấn đề đặt ra là cân bằng
nguồn lợi do FDI mang lại nhưng vẫn đảm bảo không phá vỡ quy hoạch lâu
dài của Việt Nam.
1.1.3 Doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy tại thị trƣờng
Việt Nam
Công nghiệp ô tô, xe máy thường chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh
tế ở các nước phát triển và đang phát triển do những mặt mạnh của ngành
công nghiệp này mà ít ngành khác có được: sản phẩm có giá trị gia tăng lớn,



23
tạo nhiều việc làm cho xã hội, tác động tích cực đến sự phát triển của nhiều
ngành công nghiệp khác.
So với các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia công
nghiệp ô tô, xe máy Việt Nam phát triển muộn hơn khoảng 30 năm. Tuy
nhiên, với sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm qua, nước ta đang
dần trở thành một thị trường hấp dẫn đối với ngành công nghiệp ô tô, xe máy.
Bước đầu Việt Nam đã có một ngành công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô thu
hút được một nguồn vốn đầu tư lớn từ các đối tác nước ngoài, ngành sản xuất
xe máy đã đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước. Năm 2011 là năm sản
lượng xe máy tại Việt Nam tăng mạnh nhất. Theo số liệu của Bộ Công
thương, năm 2011, Việt Nam đã sản xuất 3,7 triệu xe các loại, trong đó 5
doanh nghiệp xe máy có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm Honda,
Yamaha, Suzuki, Piaggio và SYM Việt Nam tiêu thụ 3,37 triệu xe máy, tăng
30% so với năm 2010[57]. Hiện tại, Việt Nam là thị trường xe máy lớn thứ 4
trên thế giới , sau Trung Quốc , Ấn Độ và Indonesia . Việt Nam đa
̃
trở thành
một địa chỉ hấp dẫn đối với nhiều nhà sản xuất xe gắn máy trong bối cảnh
nhiều thành phố lớn trên thế giới hạn chế sử dụng dòng xe này. Vì lẽ đó mà
hàng loạt các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực xe máy mạnh tay đầu tư xây
dựng các nhà máy sản xuất, lắp ráp với mục tiêu biến Việt Nam trở thành thị
trường trung tâm xe máy của khu vực châu Á.
Với chiến lược kinh doanh bài bản và sự tăng trưởng nhanh chóng, các
doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực xe máy đã nhanh chóng chiếm gọn thị phần
của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp nội địa. Theo Hiệp hội Ô tô, xe máy, xe
đạp Việt Nam (VAMOBA), đỉnh cao của công nghiệp xe máy nội địa là năm
2000, 60 doanh nghiệp với sản lượng 2 triệu xe, nắm 80% thị trường. Thế

nhưng đến nay, chỉ còn chưa tới 10 doanh nghiệp xe máy nội địa và sản lượng
chỉ quanh mức 50.000 xe/năm. Trong khi nhu cầu xe máy tại thị trường Việt

×