Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Sinh hoc 7 Bai 15 Giun dat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.61 KB, 3 trang )

Tuần 08
Tiết 15

Ngày soạn: 07/10/2018
Ngày dạy: 09/10/2018

BÀI 16: THỰC HÀNH
MỔ VÀ QUAN SÁT GIUN ĐẤT (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết được cấu tạo trong (một số nội quan) của giun đất.
2. Kĩ năng:
- Kỹ năng mổ động vật không xương sống (Mổ mặt lưng trong môi trường ngập nước)
- Biết quan sát mẫu vật thu thập kiến thức
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ học thực hành.
- Có ý thức bảo vệ động vật có ích
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Giáo viên:
- Bộ đồ mổ ( 4 bộ), kính lúp, cồn loãng, nước sạch
- Tranh câm H16.2, H16.3 SGK
2. Học sinh:
- Chuẩn bị : mỗi nhóm 2 con giun đất có kích thước lớn.
- Giấy lau.
- Nghiên cứu kỹ thông tin bài giun đất ( phần cấu tạo trong).
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tở chức, kiểm tra sĩ số: (1’)
7A1……………........................................…
7A2……………........................................…
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
Trình bày các bước mổ giun đất?


3. Hoạt động dạy học:
*Mở bài: Chúng ta đã tìm hiểu cấu tạo ngồi của giun đất thơng qua quan sát và bên
ngồi và xác định 1 số bộ phận bên ngồi, hơm nay tiến hành mổ giun đất để nghiên cứu cấu
tạo bên trong của giun đất.
Hoạt động 1: Thực hành mổ giun đất. (15’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV chia nhóm, phát dụng cụ cho các nhóm
- HS thành lập nhóm. Đại diện nhóm lên
nhận dụng cụ mổ
- GV yêu cầu HS xử lí mẫu bằng cồn loãng và tiến - HS xử lí mẫu. Cử 1 đại diện mổ, thành
hành mổ giun đất lần lượt theo các bước H16.2.
viên khác giữ, lau dịch cho sạch mẫu.
- GV kiểm tra sản phẩm của các nhóm bằng cách:
+ Gọi 1 nhóm mổ đẹp đúng trình bày thao tác mổ. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
+ 1 nhóm mổ chưa đúng trình bày thao tác mổ.
- Vì sao mổ chưa đúng hay nát các nội quan?
- Nhóm khác theo dõi, góp ý cho nhóm
- GV giảng: mổ động vật không xương sống chú ý: mổ chưa đúng.
+ Mổ mặt lưng, nhẹ tay đường kéo ngắn, lách nội - Nhóm mổ sai tiến hành mổ lại cho đúng
quan từ từ, ngâm vào nước.
(nếu có)
+ Cắm ghim nghiêng 450
+ Ở giun đất có thể xoang chứa dịch liên quan đến
việc di chuyển của giun đất.


Hoạt động 2: Quan sát cấu tạo trong(20’)
Hoạt động của giáo viên
- GV hướng dẫn HS quan sát trên mẫu vật: tìm thể

xoang của giun đất
+ Nêu đặc điểm thể xoang của giun đất?
- GV nhận xét, phân tich thêm vai trò thể xoang:
giúp giun đất điều chỉnh cơ thể trong quá trình vận
chuyển, là nơi nhận chất bài tiết của cơ thể để thải
ra ngoàithể xoang chính thức
- Hướng dẫn HS tiếp tục quan sát mẫu, tìm hệ tuần
hồn.
- Đối chiếu mẫu vật với H15.5 SGK , xác định các
thành phần của hệ tuần hoàn
- Tại sao da giun đất có màu phớt hồng? Khi cuốc
phải giun đất ta thấy có dịch lỏng màu đỏ chảy ra,
đó là chất gì?
- Lưu ý cho HS: Giun đất có HTH kín, vòng hầu
có vai trò như tim (tim đơn giản), máu màu đỏ,
chứa nhân Fe
- Yêu cầu HS dùng kéo nhọn tách nhẹ nội quan.
+ Dựa vào hình 16.3A nhận biết các bộ phận của
hệ tiêu hoá.
+ Cho HS đọc TTSGK mục IV dinh dưỡng và
mục em có biết, cho biết: Giun đất dinh dưỡng
như thế nào?
Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế
nào?
 Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích
+ sự trao đổi khí của giun đất được thực hiện như
thế nào?
+ Vì sao mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất?
- Dựa vào hình 16.3B SGK, quan sát bộ phận sinh
dục.

- Gạt ống tiêu hoá sang bên để quan sát hệ thần
kinh màu trắng ở bụng.
- Hoàn thành chú thích ở hình 16B và 16C SGK.
- GV kiểm tra bằng cách gọi đại diện nhóm lên
bảng chú thích vào tranh câm.

Hoạt động của học sinh
- HS quan sát mẫu vật của nhóm. Sử dụng
kính lúp tìm được thể xoang. Đối chiếu
với TTSGK, trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe, biết được vai trò của thể
xoang điểm tiến hóa của giun đất so với
các ngành giun đã học
- HS quan sát mẫu, xác định hệ tuần hoàn
- Máu mầu đỏ, dưới da là hệ thống mao
mạch dày đặc. Dịch lỏng màu đỏ là máu
giun đất

- Trong nhóm:
+ Một HS thao tác gỡ nội quan.
+ HS khác đối chiếu với SGK để xác định
các hệ cơ quan.
+ HS trả lời
+ Nêu được những lợi ích của giun đất
nhờ hoạt động đào đất,dinh dưỡng, bài tiết
của giun đất.
+ Qua da
+ Mưa nhiều, đất bị ẩm ướt, không khí
trong đất ít khiến giun bị ngạt thở chui lên
mặt đất

- Ghi chú thích vào hình vẽ.
- Đại diện các nhóm lên chữa bài, nhóm
khác nhận xét, bổ sung.

Tiểu kết:
- Cấu tạo trong:
+ Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch: thể xoang
+ Hệ tiêu hố: phân hoá rõ: lỗ miệng  hầu  thực quản  diều, dạ dày cơ (mề)  ruột tịt  hậu
môn.
+ Hệ tuần hồn: Mạch lưng, mạch bụng, vịng hầu (tim đơn giản), tuần hồn kín.
+ Hệ thần kinh: chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh.
+ hô hấp: qua da
- Dinh dưỡng: Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất thải ra một loại đất xốp (phân
giun)làm đất tơi xốp, tăng độ màu mỡ cho đất, giúp cây trồng STPT tớt
IV. CỦNG CỐ, DẶN DỊ.


1. Củng cố: (2’)
- Nhận xét giờ, đánh giá điểm cho 1-2 nhóm làm việc tốt và kết quả đúng đẹp. Nhắc nhở các
nhóm làm chưa tích cực
- Nêu điểm khác biệt của giun đốt với giun tròn
- Cho HS thu dọn vệ sinh
2. Dặn dò: (1’)
- Viết thu hoạch theo yêu cầu hướng dẫn ở SGK.
- Sưu tầm các câu tục ngữ, câu ví nói về vai trò của giun đất đối với sản xuất nông nghiệp
- Kẻ bảng 1 SGK trang 60 vào vở bài tập
V. RÚT KINH NGHIỆM.
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×