Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong giai đoạn đổi mới, hội nhập ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.78 KB, 11 trang )

Đề lẻ: Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân
tộc trong giai đoạn đổi mới, hội nhập ở nước ta hiện nay
BÀI LÀM


MỤC LỤC


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc đời cao đẹp và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác Hồ đã trở thành
“huyền thoại ngay từ khi Người còn sống” là niềm tự hào chung của dân tộc ta
và của nhân loại. Nhiều thập kỷ qua, đã có bao lời đánh giá, ca ngợi Người của
các tổ chức quốc tế, của các chính khách và các nhà hoạt động chính trị xã hội,
của các nhà văn, các nhà báo, các nhà nghiên cứu…Ngồi ra, cũng đã có nhiều
cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế được tổ chức, hàng chục cơng trình
nghiên cứu đồ sộ được tiến hành, hàng trăm cuốn sách, hàng nghìn bài viết của
các nhà khoa học… nhằm tìm hiểu ngày một đầy đủ hơn về một con người mà
tên gọi và cuộc đời đã trở thành hình ảnh của dân tộc, và sự nghiệp đã trở thành
biểu tượng của thời đại. Song có lẽ tất cả những điều ấy còn chưa đủ để trả lời
cho câu hỏi của một nhà thơ: “Vì sao trái đất nặng ân tình. Nhắc mãi tên người –
Hồ Chí Minh”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hình mẫu tuyệt vời về sự vận dụng một cách sáng
tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam. Tư tưởng về
độc lập dân tộc của Người đã góp phần bổ sung làm phong phú kho tàng lý
luận Mác-Lênin; là cơ sở nền tảng để Đảng ta đề ra những chủ trương đường
lối đúng đắn.
Trong công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước, cả nước đang đi lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội thì vấn đề độc lập dân tộc vẫn giữ ngun tính cấp thiết


của nó.
2.Mục đích
Làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân
tộc trong giai đoạn đổi mới, hội nhập của nước ta hiện nay.
3.Kết cấu đề tài
Phần Mở đầu, Mục lục, Kết luận, Tài liệu tham khảo, đề tài có 2 chương .


2

Chương 1: Lý luận của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam, chúng luôn
phải đối mặt với những cuộc đấu tranh liên tiếp chống bọn xâm lược bên
ngoài để bảo vệ nền độc lập của đất nước. Vì vậy dân tộc Việt Nam ln có ý
thức giữ nước, ln ln sẵn sàng đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Chủ nghĩa yêu
nước đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta. Hồ Chí Minh đã chỉ
rõ: “ Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi,
nó kết thành một nàn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự khó
khăn, nguy hiểm, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước ”[1,tr484].
Khi ra đi tìm đường cứu nước, người đã mang theo tinh thần đó, đã sớm có ý
thức về độc lập dân tộc. Trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh
đã chứng kiến thực trạng xã hội ở những nơi Người đặt chân, ở đâu cũng có
những cảnh áp bức, bóc lột, bất cơng, nỗi thống khổ của chủ nghĩa đế quốc
gây ra. Để rồi Người đi đến một kết luận quan trọng: “ Dù màu da có khác
nhau, trên đời này chỉ có 2 giống người: người bóc lột và người bị bóc lột”.
Đến khi bắt gặp luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, cùng
với việc chứng kiến thực tiễn cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng
thế giới thì nhận thức của Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc được xác
đinh trên cơ sở khoa học và được nâng lên một tầm cao mới. Theo Hồ Chí

Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do của nhân dân. Độc lập dân tộc
phải được biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, các quyền
dân tộc quyền con người phải được thực hiện trên thực tế. Mỗi dân tộc phải
có quyền tự quyết trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,qn sự, chính trị,
ngoại giao và tồn vẹn lãnh thổ.
1.2Vấn đề độc lập dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh
1.2.1 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các
dân tộc.


3

Hồ Chí Minh sinh ra trong hồn cảnh nước mất nhà tan, được chứng kiến sự
áp bức, bóc lột, khổ cực của nhân dân, được kết tinh từ tinh thần yêu nước
nồng nàn người dân Việt Nam, Người cho rằng: “đối với mỗi người dân bị
mất nước, cái quý nhất trên đời là độc lập của tổ quốc tự do của nhân dân”.
Hồ Chí Minh đã từng nói: " Cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng bào tôi được
tự do, Tổ quốc tôi được độc lập, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất
cả những gì tơi hiểu”. Trong hội nghị vécxây (Pháp), thay mặt những người
Việt Nam yêu nước ở Pháp, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị bản Yêu sách
của nhân dân An Nam, với 2 nội dung chính là địi quyền bình đẳng về mặt
pháp lý và địi các quyền tự do cơ bản,dân chủ nhưng không được chấp nhận.
Căn cứ vào những quyền tự do, bình đẳng và quyền con người trong 2 bản
tuyên ngôn của Mỹ và Pháp, người tiếp tục khẳng định: “ Tất cả các dân tộc
trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền được
sống,quyền sung sướng và quyền tự do…[2,tr1].Đó là những lẽ phải không ai
chối cãi được”. Người đã khẳng định trong Bản Tuyên ngôn độc lập (1945):
nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do độc lập, tồn thể dân tộc việt Nam
quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng tính mạng, của cải để giữ vững quyền
tự do và độc lập ấy.

1.2.2 Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Khát vọng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc cho nhân dân là những lý tưởng,
khát vọng tốt đẹp mà cả đời Người theo đuổi. Đối với Người, độc lập không
thể tách rời với thống nhất tổ quốc và thống nhất tổ quốc phải gắn liền với tự
do hạnh phúc. Người nói rằng: “ nước độc lập mà dân khơng hưởng tự do
hạnh phúc, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [2,tr64]. Ngay sau thắng lợi
cách mạng Tháng Tám năm 1945 trong hồn cảnh nhân dân đói rét, mù
chữ,..,Hồ Chí Minh yêu cầu: “ Chúng ta phải làm cho dân có ăn, làm cho dân
có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành”. Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng bộc bạch đầy tâm huyết: “ Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn
tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn
áo mặc, ai cũng được học hành”[2,tr187].
1.2.3 Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để.


4

Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự hoàn toàn và triệt
để trên tất cả các lĩnh vực chính trị, văn hóa, kinh tế, qn sự, ngoại giao
trong đó độc lập về chính trị là quan trọng nhất. Người nhấn mạnh: độc lập
mà người dân khơng có quyền tự quyết về ngoại giao, khơng có qn đội
riêng, khơng có nền tài chính riêng…, thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì.
1.2.4 Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Trong Thư gửi đồng bào Nam Bộ (1946), Người khẳng định: “ Đông bào
Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sơng có thể cạn, núi có thể mịn, song chân lý
đó khơng bao giờ thay đổi”.Tháng 2 năm 1958, Người tiếp tục khẳng định: “
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Trong di chúc, Người thể
hiện niềm tin: “ Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất
định sẽ sum họp một nhà”.Tư tưởng đôc lập dân tộc gắn liền với thống nhất
Tổ quốc, toàn vẹm lãnh thổ là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động

cách mạng của Hồ Chí Minh.
Chương 2: Thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí minh về độc lập dân tộc trong
giai đoạn đổi mới, hội nhập của nước ta hiện nay.
2.1 Tầm quan trọng của vấn đề trong đổi mới hiện nay
Những quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc có giá trị lý luận và
thực tiễn to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ nhà nước Việt Nam. Đặc
biệt là trong bối cảnh xu hướng tồn cầu hóa và đổi mới, hội nhập của nước ta
hiện nay.
2.2 Thực trạng
2.2.1 Thành tựu
Áp dụng quan điểm về độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh, đến nay chúng ta
đã đạt được những thành tựu to lớn. Đất nước được độc lập về mọi mặt: kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội…
+ Ngoại giao: Hiện nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 180
quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hảng hóa tới
trên 230 thị trường của các nước và các vùng lãnh thổ ký trên 90 hiệp định


5

thương mại song phương…và gần đây nhất là hiệp định thương mai tự do
Việt Nam – EU chính thức có hiệu lực (01/08/2020).
+ Kinh Tế: Chuyển mình vượt bậc nhờ chính phủ cải cách kinh tế sâu rộng,
gồm năm 1986 chủ trương đổi mới theo nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa thể hiện ở chỗ: tăng trưởng GDP ở mức cao (7.02% năm 2019
mục tiêu 2020 đạt 6.8%), GDP bình quân đầu người tăng từ 100 USD/năm
(1986) lên 2786 USD/năm (2019).
+ Chính trị: Sau 35 năm đổi mới về chính trị, với tầm nhìn chiến lược trên
nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã xây
dựng một hệ thống lý luật chính trị khá hồn chỉnh, lãnh đạo thắng lợi cơng

cuộc đổi mới xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.Có thể chế chính trị riêng là
nhà nước của dân, do dân và vì dân.
+Văn hóa – xã hội: Đời sống vật chất – tinh thần của nhân dân được nâng
cao, nhu cầu học tập của nhân dân được cải thiện. Xóa nạn mù chữ, phổ cập
giáo dục được đẩy mạnh. Niềm tin của nhân dân vào Đảng ngày càng được
củng cố. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định.
Bước ra trường quốc tế với quyết tâm “hịa nhập khơng hịa tan”, giữ gìn
truyền thống bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, hội nhập giá trị mới tiến bộ
từ nước ngoài.
+ An ninh, quốc phòng: bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững an ninh quốc gia, an ninh biên giới,trật tự xã hội
và môi trường hòa binh để tập trung xây dựng và phát triển đất nước.
2.2.2 Hạn chế
+ Kinh tế: chất lượng, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh còn thấp, chất
lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế; phát triển kinh tế bừa bãi không chú
trọng vấn đề môi trường dẫn đến cạn kiệt tài ngun, ơ nhiễm mơi trường.
+ Chính trị: Một số bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhân dân suy
thoái về đạo đức, mất niềm tin vào Đảng, nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nạn quan liêu tham nhũng không nhỏ ở cán bộ, đảng viên, công chức.


6

+Văn hóa – xã hội: văn hóa phẩm độc hại xuất hiện tràn lan, đạo đức xã hội
xuống cấp nhưng chưa giải quyết hiệu quả. Văn hóa trên khơng gian mạng
của nhiều người Việt Nam vô cùng đáng lên án, vừa qua lợi dụng diễn biến
phức tạp của dịch Covid-19 nhiều cá nhân đã đăng hoặc chia sẻ những thông
tin sai sự thật làm nhiễu loạn, tạo tâm lý hoang mang, gây khó khăn cho cơng
tác phịng chống dịch như: “Khu cách ly thành phố Hà Nội vỡ trận”, Ca đầu
tiên tử vong”, “Dùng bùa để chữa Corona”...

+ Đời sống nhân dân ở một số nơi, dân tộc thiểu số cịn nhiều khó dễ dẫn đến
vấn đề bất cập xã hội như: nạn thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo ….
+ Các nước lớn như Trung Quốc có âm mưu lăm le xâm phạm chủ quyền
lãnh thổ Việt Nam. VD như Đặt giàn khoan HD981 trên vùng đặc quyền kinh
tế nước ta, đường lưỡi bò trên bản đồ Trung quốc.
2.3 Nguyên nhân
-Khách quan: sự biến động của chính trị trong khu vực và sự chống phá thù
địch trong và ngoài nước. Tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động. Do sự
sụp đổ của mơ hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xơ và Đơng Âu.
-Chủ quan: suy thối đạo đức của cán bộ đảng viên, công chức khiến nhân
dân mất niềm tin vào nhà nước, chủ nghĩa xã hội. Chưa chú trọng về việc
nhận thức chính trị của quần chúng và thiếu quan tâm đến đời sống nhân dân.
2.4 Giải pháp
- Quán triệt tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc.
- Nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức
- Tăng cường phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội và bảo vệ mơi
trường, sinh thái.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc; ngăn chặn tiêu diệt
những văn hóa phẩm độc hại.
-Nắm vững 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc.
-Bảo đảm an ninh xã hội, chú trọng quan tâm và cải thiện đời sống nhân dân,
chú trọng vào phát triển giáo dục.


7

-Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, tiếp thu
những thành tựu khoa học tiến bộ trong công cuộc đổi mới.
-Củng cố, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.



8

KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Những nguồn gốc
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc là những truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, những tinh hoa văn hóa nhân loại đã được chắt lọc qua tư
duy độc lập và bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định của Người và tiếp thu
và kế thừa chủ nghĩa Mác – Lênin.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc có giá trị to lớn về mặt lý
luận và thực tiễn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và trong giai
đoạn đổi mới, hội nhập của nước ta hiện nay.


9

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hồ Chí Minh (2002), Tuyển tập, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[2] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.
[3] Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (2019), Bộ GD và ĐT.



×