Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bộ câu hỏi TTHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.37 KB, 10 trang )

HƯỚNG DẪN ƠN TẬP 2020
Câu 1/ Trình bày bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
1. Bối cảnh lịch sử trong nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ?
- Pháp xâm lược Việt Nam, áp bức bóc lột nhân dân Việt Nam cả về kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội. Triều đình nhà Nguyễn tỏ rõ sự bất lực, lần lượt kỳ kết các hiệp ước đầu hàng,
thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam.
- Xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc, hình thành nhiều giai cấp, tầng lớp mới. Xã hội tồn tại
nhiều mâu thuẫn, trong đó có hai mâu thuẫn lớn: Dân tộc Việt Nam và thức dân Pháp; giai
cấp Nông dân Việt Nam với Địa chủ, Phong kiến.
- Các phong trào yêu nước, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp bùng nổ mạnh mẽ
trong nhân dân (Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế, Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa
Thục, khởi nghĩa Yên Bái…) nhưng đều thất bại. Sự thất bại của các phong trào yêu nước
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thể hiện sự bế tắc về đường lối đấu tranh, địi hỏi phải tìm ra
một con đường mới.
- Bối cảnh lịch sử trong nước đã thôi thúc nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường
cứu nước.
2. Bối cảnh lịch sử quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- CNTB chuyển từ giai đoạn cạnh tranh tự do sang giai đoạn độc quyền, xác lập quyền
thống trị trên phạm vi toàn thế giới. CNTB đẩy mạnh chiến tranh xâm chiếm thuộc địa và
tranh giành thuộc địa lẫn nhau từ đó gây ra các cuộc chiến tranh thế giới. CNTB trở thành kẻ
thù chung của nhân dân thế giới.
- Trong xã hội xuất hiện những mâu thuẫn: GCTS và GCVS, đế quốc với đế quốc, các dân
tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc.
- Xuất hiện chủ nghĩa Mác, tạo ngọn cờ lý luận cho phong trào công nhân thế giới.
- Cách mạng tháng 10 Nga (1917) thắng lợi mở ra một thời kỳ mới và mở ra một xu hướng
đấu tranh mới. Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi đã trở thành tấm gương sáng trong sự
nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
- Sự ra đời của Quốc tế cộng sản đã trở thành tổ chức liên kết và lãnh đạo phong trào cơng
nhân trên tồn thế giới.
- Bối cảnh lịch sử quốc tế đã thơi thúc Nguyễn Ái Quốc tìm đến chủ nghĩa Mác - Lênin và
tìm ra con đường đấu tranh cho dân tộc Việt Nam.


Câu 2.Trình bày những tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
1. Những giá trị truyền thống dân tộc
- Những giá trị truyền thống dân tộc:


+ Truyền thống yêu nước, yêu quê hương (chủ nghĩa yêu nước)
+ Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái
+ Lòng nhân nghĩa, yêu thương con người
+ Tinh thần hiếu học, thơng minh sáng tạo
+ Đức tính chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó
+ Truyền thống uống nước nhớ nguồn
+ Tinh thần bất khuất, đấu tranh anh dũng
- Trong những giá trị truyền thống trên, chủ nghĩa yêu nước là yếu tố cốt lõi, yếu tố quan
trọng nhất giữ vai trò chủ chốt:
+ Chủ nghĩa yêu nước là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lịng dũng cảm của người Việt
Nam, là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc.
+ Chủ nghĩa yêu nước là tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất của dân tộc VN, chính chủ
nghĩa yêu nước đã giúp dân tộc ta đánh bại mọi loại kẻ thù để xây dựng đất nước phát triển
cho đến hôm nay.
+ Chủ nghĩa yêu nước được thể hiện ở 2 khía cạnh chính:
Truyền thống dựng nước và phát triển đất nước (trong lao động sản xuất)
Truyền thống giữ nước và bảo vệ tổ quốc (trong chiến đấu chống ngoại xâm)
+ Chính chủ nghĩa u nước đã thơi thúc Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, chính,
tìm đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc.
2. Những tinh hoa văn hóa nhân loại
*). Tinh hoa văn hóa phương Đông:
- Nho giáo:
- Phật giáo:
- Đạo giáo:
- Thuyết “Tam dân” của Tơn Trung Sơn

*). Tinh hoa văn hóa phương Tây:
- Người tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản phương Tây, tiếp thu các giá trị của hai bản
tuyên ngôn độc lập nổi tiếng là: Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776 và Tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền của Pháp năm 1791.
- Tiếp thu tư tưởng tiến bộ của các nhà tư tưởng như Vôn-te, Mông-tét-ki-ơ; Rút-xô…
- Tiếp thu tư tưởng dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ.
- Tiếp thu tư tưởng đề cao vai trò và sức mạnh của con người.
- Tiếp thu tư tưởng nhân ái, nhân đạo, tự xám hối trước những tội lỗi của mình trong kinh
thánh Rê-su.


*). Chủ nghĩa Mác – Lênin: là thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Câu 3. Trình bày những quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam.
- Mục tiêu tổng quát (mục tiêu chung):
Xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giầu mạnh, góp phần
xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới
- Mục tiêu cụ thể:
+ Mục tiêu Chính trị: Xây dựng chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước
của dân, do dân và vì dân; phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng.
+ Mục tiêu Kinh tế: Xây dựng nền kinh tế phát triển cao, với công – nông nghiệp hiện đại,
dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu.
+ Mục tiêu Văn hóa- xã hội: hướng tới giải phóng con người một cách triệt để, xây dựng nền
văn hóa: Khoa học, dân tộc, đại chúng.
+ Xây dựng con người mới XHCN: Con người phát triển tồn diện, có đủ tài, đủ đức, vừa
“hồng” vừa “chuyên”
Câu 4. Trình bày những quan niệm của Hồ Chí Minh về động lực của chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam?
Động lực của CNXH ở Việt Nam:

1. Động lực bên trong:
- Theo Hồ Chí Minh những động lực đó được biểu hiện ở các phương diện: vật chất và tinh
thần; nội sinh và ngoại sinh.
- Người khẳng định, con người là động lực quan trọng và quyết định nhất: phải phát huy sức
mạnh của con người, kết hợp giữa sức mạnh cá nhân với sức mạnh xã hội.
- Truyền thống yêu nước của dân tộc, sự đoàn kết của cộng đồng, sức lao động sáng tạo của
nhân dân là sức mạnh tổng hợp, tạo nên động lực quan trọng của CNXH.
- Động lực kinh tế tạo nên sức mạnh vật chất, sự giàu có cho xã hội và đất nước.
- Động lực văn hóa, khoa học, giáo dục là động lực tinh thần không thể thiếu của CNXH.
2. Động lực bên ngồi:
- Theo Hồ Chí Minh động lực bên trong phải kết hợp với sức mạnh thời đại, tăng cường
đoàn kết quốc tế.
- Trong mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực thì nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất
quan trọng. Vì thế phải ln có sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế tạo
thành sức mạnh tổng hợp để xây dựng thành công CNXH.


- Phải triệt tiêu những trở lực kìm hãm sự phát triển của CNXH.
Câu 5. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
*) Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đội quân tiên phong của
giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân.
+ Cơ sở lí luận: dựa trên sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
+ Nội dung quan điểm:
- Nền tảng tư tưởng và lí luận của Đảng là chủ nghĩa Mác – Lênin
- Mục tiêu của Đảng: hướng tới chủ nghĩa cộng sản
- Về tổ chức: Đảng tuân thủ một cách nghiêm ngặt và chặt chẽ nguyên tắc xây dựng Đảng
kiểu mới của giai cấp vô sản.
*) Đảng Cộng sản Việt Nam không những là Đảng của giai cấp công nhân mà còn là
Đảng của nhân dân lao động và của tồn dân tộc:

+ Đảng đại diện cho lợi ích của tồn dân tộc
+ Mục đích đấu tranh của Đảng trùng với mục đích của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
+ Cơ sở xã hội của Đảng là toàn dân tộc.
+ Thành phần xuất thân của Đảng ngoài giai cấp cơng nhân cịn có những người ưu tú của
giai cấp nơng dân, trí thức và các thành phần xã hội khác.
Câu 6. Hãy làm rõ quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam theo quan điểm của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:
*) Theo Lênin Đảng Cộng sản là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân
*) Hồ Chí Minh cho rằng ở Việt Nam Đảng Cộng sản ra đời do sự kết hợp của 3 nhân tố:
chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Phân tích:
- Chủ nghĩa Mác – Lênin:
+ Là ngọn cờ lý luận cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
+ Đưa phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác.
- Giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam:
+ Lực lượng lãnh đạo cách mạng không phải do số lượng quyết định.
+ Giai cấp cơng nhân Việt Nam tuy có số lượng ít nhưng có những đặc điểm sau: kiên quyết,
triệt để, tập thể, có tổ chức kỷ luật; là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất; có thể thấm
nhuần một hệ tư tưởng cách mạng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tinh thần đấu tranh của họ ảnh
hưởng và giáo dục tới các tầng lớp khác…


- Phong trào yêu nước Việt Nam:
+Phong trào yêu nước có vai trị, vị trí to lớn trong q trình phát triển của dân tộc
+ Phong trào yêu nước có thể kết hợp được với phong trào cơng nhân vì hai phong trào này
có chung mục tiêu
+ Phong trào cơng nhân có thể kết hợp được với phong trào nơng dân
+ Phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là một nhân tố quan trọng.
Câu 7. Hãy phân tích luận điểm sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cách mạng giải phóng

dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Nêu ý nghĩa vấn đề
này trong giai đoạn hiện nay.
1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô
sản:
a) Rút ra bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó.
- Các con đường cứu nước trong lịch sử dân tộc: Con đường cứu nước của Tôn Thất Thuyết
và vua Hàm Nghi; Con đường cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh; Con đường
cứu nước của Hoàng Hoa Thám; con đường của Nguyễn Thái Học…
- HCM rất khâm phục tinh thần yêu nước, đấu tranh anh dũng, bất khuất của cha ông: tinh
thần “người trước ngã, người sau đứng dậy”.
- Tuy nhiên, các phong trào đó đã thể hiện sự bất hợp lý trong đường lối đấu tranh, dẫn đến
hậu quả thất bại nặng nề.
- Đặt ra yêu cầu là phải tìm ra một con đường cứu nước mới.
b) Cách mạng tư sản là khơng triệt để.
- Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu về các cuộc cách mạng tư sản tiến bộ trên thế giới và khảo sát
thực tế đời sống của nhân dân ở các nước tư bản phát triển.
- Tuy nhiên Người nhận thấy rằng, vẻ bề ngoài của các cuộc cách mạng đó là “Tự do – bình
đẳng – bác ái” nhưng đằng sau nó vẫn cịn bóc lột nhân dân lao động ở trong nước và áp bức
nhân dân ở các nước thuộc địa.
- Người khẳng định đây không phải là những cuộc cách mạng đến nơi, không phải là cách
mạng triệt để và không phù hợp với Việt Nam.
c) Con đường giải phóng dân tộc.
- Người nghiên cứu và đồng tình với cách mạng tháng 10 Nga.
- Người tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ III, Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và lựa
chọn khuynh hướng chính trị vơ sản.
- Người khẳng định, cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam khơng thể tiến hành theo con
đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản.


- Thực chất của con đường cách mạng vô sản để giải phóng dân tộc là:

+ Đánh đổ chế độ thực dân xâm lược, giải phóng dân tộc, từng bước xây dựng xã hội mới,
xã hội XHCN và CSCN.
+ Lực lượng lãnh đạo cách mạng: GCCN mà đội quân tiên phong của nó là ĐCS.
+ Lực lượng tham gia cách mạng: khối đồn kết tồn dân tộc, nịng cốt là LM gai cấp: CN –
ND – TT.
+ Cách mạng GPDT là một bộ phận của cách mạng thế giới cho nên phải tiến hành đoàn kết
quốc tế.
2. Ý nghĩa vấn đề này trong giai đoạn hiện nay:
Câu 8. Phân tích luận điểm sau của Hồ Chí Minh: Cách mạng giải phóng dân tộc phải
được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực. Nêu ý nghĩa của vấn đề này trong
giai đoạn hiện nay.
1. Tính tất yếu của cách mạng bạo lực
- Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu
- Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực
cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính
quyền”.
- Hồ Chí Minh cho rằng, bạo lực cách mạng phải là bạo lực của quần chúng nhân dân.
- Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị và đấu
tranh ngoại giao.
2. Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hịa bình.
- Hồ Chí Minh ln tranh thủ khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ máu. Người tìm mọi
cách để ngăn chặn xung đột vũ trang, tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện
pháp hịa bình.
- Việc tiến hành chiến tranh bằng bạo lực vũ trang chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng khi
khơng cịn khả năng thương lượng hịa hỗn.
- Tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng hịa bình nhân đạo ln thống nhất biện chứng
với nhau.
- Khi sử dụng bạo lực cách mạng thì phải qn triệt quan điểm: đánh giặc khơng phải tiêu
diệt hết lực lượng mà chủ yếu là đánh bại ý chí xâm lược của chúng.
3. Nội dung hình thái bạo lực cách mạng.

- Phải kết hợp chặt chẽ các hình thức đấu tranh và đấu tranh tồn diện trên mọi mặt trận:
quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế và tư tưởng văn hóa.
- Trước những kẻ thù lớn mạnh, HCM chủ trương sử dụng phương châm chiến lược “kháng
chiến trường kỳ”.


- Kết hợp chặt chẽ giữa khởi nghĩa từng phần và khởi nghĩa toàn phần.
- Tiến hành cách mạng bạo lực với phương châm “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là
chính”.
4. Ý nghĩa: (Sinh viên tự rút ra ý nghĩa và vận dụng bài học)
Câu 9. Hãy trình bày những chuẩn mực đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Liên
hệ với bản thân trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
1.Những chuẩn mực đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
a. Trung với nước, hiếu với dân
- Trung với nước:
+ Là trung thành tuyệt đối với Đảng, với chế độ, đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc và của
cách mạng lên hàng đầu;
+ Quyết tâm hoàn thành tốt những nhiệm vụ của cách mạng đề ra;
+ Quyết tâm thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Hiếu với dân
+ Là khẳng định vai trò và sức mạnh của nhân dân;
+ Thương dân, tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến từ dân;
+ Gần gũi, gắn bó với dân; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho dân.
- Trung với nước phải gắn liền với hiếu với dân vì nước là của dân và dân là chủ nhân của
nước, bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, cán bộ
là đày tớ của dân.
b. Cần – Kiệm – Liêm – Chính – Chí cơng vơ tư
- Cần: là cần cù, siêng năng, cố gắng, chăm chỉ, dẻo dai trong lao động, làm việc có hiệu
quả và năng suất, với tinh thần và ý thức trách nhiệm cao.
- Kiệm: là không xa xỉ, khơng hoang phí, khơng bừa bãi

- Tiết kiệm:
+ Theo Bác là ở trên cả ba phương diện: Tiền bạc, của cải; thời giờ; sức lao động.
- Liêm: là trong sạch, không tham lam, không hám danh, hám lợi, không lấy của công và của
dân, không gian lận, không bóp chẹt nhân dân.
- Chính: là khơng tà, là ngay thẳng, đứng đắn.
- Chí cơng vơ tư:
+ Chí cơng vơ tư là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị,
+ Làm việc gì cũng khơng nghĩ đến mình trước mà đặt lợi ích của tổ chức, của tập thể, đặt
lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc lên trước.
+ Chí cơng vơ tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể và trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân.


c. Thương yêu con người
- Tình thương yêu con người được thể hiện ở tình thương yêu những người lao động, người
nghèo khổ, những người bị áp bức, bóc lột… không phân biệt màu da, dân tộc.
- Thương yêu con người phải được xây dựng trên lập trường của giai cấp công nhân, được
thể hiện trong mối quan hệ hằng ngày với bạn bè, đồng chí, anh em.
- Thương yêu con người theo hẹp là yêu thương cá nhân mỗi con người, theo nghĩa rộng hơn
là yêu nhân dân, yêu đồng bào cả nước và rộng hơn nữa là tình yêu thương nhân loại.
- Yêu thương con người còn bao gồm cả yêu thương những người lầm đường, lỡ bước đã ăn
năn hối cải.
d. Tinh thần quốc tế trong sáng
- Sự tơn trọng, hiểu biết, thương u và đồn kết với giai cấp vơ sản tồn thế giới, với tất cả
các dân tộc và nhân dân các nước.
- Chống lại sự hằn thù, bất bình đẳng, chia rẽ, phân biệt chủng tộc, tơn giáo.
- Giúp bạn là tự giúp mình, thắng lợi của mình cũng là thắng lợi chung của nhân dân thế
giới.
2. Liên hệ với bản thân: Sinh viên tự liên hệ.
Câu 10. Trình bày những nội dung của đại đồn kết dân tộc theo quan điểm của Hồ
Chí Minh. Ý nghĩa chiến lược của vấn đề này đối với sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn

kết toàn dân trong giai đoạn hiện nay.
1. Những nội dung của đại đoàn kết dân tộc:
a) Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
- Chữ “Dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một khái niệm có nội hàm rộng, nó vừa được
hiểu là tồn thể quần chúng nhân dân lại vừa được hiểu là cá nhân mỗi con người Việt Nam.
- Muốn đại đoàn kết toàn dân tộc thì phải đồn kết tất cả nhữn con người VN thành một khối
thống nhất, không phân biệt giai cấp – tầng lớp, dân tộc – tôn giáo, già – trẻ, gái – trai, giàu
– nghèo, quý – tiện…
- Muốn xây dựng khối đại đồn kết tồn dân thì phải xác định nền tảng của khối đại đồn
kết. Đó chính là nền tảng của liên minh giai cấp: công nhân – nơng dân – lao động trí óc.
- Đại đồn kết tồn dân khơng thể chỉ dừng lại ở quan điểm, tư tưởng và ở những lời kêu
gọi, mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, phải trở thành khẩu hiệu hành động của
toàn Đảng, phải biến thành sức mạnh vật chất và lực lượng vật chất, có tổ chức và dưới sự
lãnh đạo của Đảng.
b) Đại đoàn kết toàn dân phải được thực hiện trên cơ sở kế thừa truyền thống yêu nước nhân nghĩa - đoàn kết dân tộc, phải có tấm lịng khoan dung độ lượng với con người,


phải có niềm tin vào nhân dân, tin vào con người, xóa bỏ mọi thành kiến, thật thà, đồn
kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Phải kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc:
- Phải có lịng khoan dung, độ lượng, thương u, tin tưởng con người:
Quan điểm này của Hồ Chí Minh đã kế thừa truyền thống nhân ái, khoan dung của dân tộc,
trên cơ sở xác định rõ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của nhân dân trong lịch sử và trong
sự nghiệp cách mạng.
- Phải có niềm tin vào nhân dân, tin vào con người:
Với Hồ Chí Minh, yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân
là ngun tắc tối cao.
Ln đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, thực hiện đại đoàn kết với phương
châm “nước lấy dân làm gốc”.
Nền gốc của đại đoàn kết là liên minh cơng-nơng.Nền gốc vững vẫn cần phải đồn kết với

các tầng lớp nhân dân khác.
2. Ý nghĩa: (Sinh viên tự rút ra ý nghĩa bài học và vận dụng).
Câu 11. Trình bày những nguyên tắc đoàn kết quốc tế theo quan niệm của Hồ Chí
Minh. Vận dụng vấn đề này trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển ngoại giao và
bảo vệ chủ quyền quốc gia giai đoạn hiện nay.
/# 1. Những nguyên tắc đoàn kết quốc tế:
*) Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích có lý, có tình
- Đối với phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế
+ Có lý: tn thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mac – Lênin vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước; xuất
phát từ lợi ích chung của cách mạng thế giới.
+ Có tình: cảm thơng, tơn trọng lẫn nhau trên tinh thần, tình cảm của những người có chung
lý tưởng, cùng mục tiêu đấu tranh; không sử dụng uy thế của “nước lớn”, “đảng lớn” mà “áp
đặt”, “ức chế” gây sức ép lên các nước nhỏ; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở tôn trọng
nhau, không làm phương hại đến nhau.
- Đối với các dân tộc trên thế giới: Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập, tự do và
quyền bình đẳng giữa các dân tộc
- Đối với các lực lượng tiến bộ trên thế giới: giương cao ngọn cờ hịa bình trong cơng lý
*) Đồn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực tự cường
- Nội lực luôn là nhân tố quyết định hàng đầu, cịn nguồn lực ngoại sinh chỉ có thể phát huy
tác dụng thông qua nguồn lực nội sinh.


- Vì vậy, muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường lối độc lập, tự chủ và
đúng đắn.
2. Vận dụng: Sinh viên tự vận dụng.
Câu 12. Hãy trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân
và vì dân. Ý nghĩa của vấn đề này trong giai đoạn hiện nay.
1. Quan điểm về Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân:
- Nhà nước của dân

+ Mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân.
+ Nhân dân có quyền kiểm sốt Nhà nước: nhân dân có quyền bầu ra và bãi miễn những đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu đó khơng cịn xứng đáng
với sự tín nhiệm của dân.
+ Dân là chủ và dân làm chủ. Điều này vừa thể hiện vị trí đồng thời thể hiện quyền lợi và
nghĩa vụ của nhân dân.Quyền lực của nhân dân được đặt ở vị trí tối thượng.
- Nhà nước do dân:
+ Nhà nước do nhân dân lập nên, nhân dân ủng hộ và nhân dân làm chủ.
+ Nhà nước do nhân dân tạo ra và nhân dân có quyền tham gia quản lý: tồn bộ cơng dân
bầu ra Quốc hội, Quốc hội thay nhân dân bầu ra Chủ tịch nước, ủy ban thường vụ Quốc hội
và Chính phủ. Mọi cơng việc của bộ máy Nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện
ý chí của nhân dân.
- Nhà nước vì dân:
+ Nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân
dân, ngồi ra khơng có bất cứ lợi ích nào khác.
+ Nhà nước vì dân là một nhà nước trong sạch, khơng có bất kỳ một đặc quyền, đặc lợi nào.
+ Mọi đường lối chính sách đều chỉ nhằm mang lại quyền lợi cho dân.
+ Mọi cán bộ của nhà nước, từ Chủ tịch nước đến cơng chức bình thường đều là “cơng bộc”
và “đầy tớ” của nhân dân.
2. Ý nghĩa: Sinh viên tự rút ra ý nghĩa.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×