Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

TIỂU LUẬN MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC đề TÀI NGHIÊN CỨU đôi NÉT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN VĂN HÓA TRUNG HOA đến VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ XƯA đến NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA TIẾNG TRUNG QUỐC

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐƠI NÉT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA
NỀN VĂN HĨA TRUNG HOA ĐẾN VĂN HÓA VIỆT NAM
TỪ XƯA ĐẾN NAY

Hà Nội, 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA TIẾNG TRUNG QUỐC

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC
NGHIÊN CỨU ĐÔI NÉT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA
NỀN VĂN HÓA TRUNG HOA ĐẾN VĂN HÓA VIỆT NAM
TỪ XƯA ĐẾN NAY

Hà Nội, 2020

2


3



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài:..........................................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu :....................................................................................5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích đề tài:.......................................................5
4. Đối tượng của đề tài:.....................................................................................5
5. Phạm vi phân tích, nghiên cứu đề tài:..........................................................5
6. Phương pháp phân tích, nghiên cứu đề tài:.................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................6
1. Các khái niệm cơ bản....................................................................................6
CHƯƠNG 2.............................................................................................................. 8
NGUỒN GỐC DẪN ĐẾN SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA.............................................8
NỀN VĂN HÓA TRUNG HOA TỚI VĂN HÓA VIỆT NAM.............................8
1. Khái quát về đất nước Trung Quốc.............................................................8
2. Nguồn gốc dẫn đến sự ảnh hưởng của nền văn hoá Trung Hoa đến văn
hố Việt Nam........................................................................................................8
CHƯƠNG 3............................................................................................................ 10
ĐƠI NÉT ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN VĂN HOÁ TRUNG HOA ĐẾN NỀN
VĂN HOÁ VIỆT NAM TỪ XƯA ĐẾN NAY......................................................10
1. Văn hóa vật chất..........................................................................................10
1.1.

Kiến trúc................................................................................................10

1.2.

Ẩm thực.................................................................................................15

1.3.


Trang phục............................................................................................19

2. Văn hóa tinh thần........................................................................................20
2.1.

Tư tưởng tơn giáo.................................................................................20

2.2.

Văn chương...........................................................................................23

2.3.

Giáo dục.................................................................................................25

2.4.

Lễ hội.....................................................................................................26

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN CHUNG.......................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................31

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam được coi là điểm hội tụ của các nền văn hóa Đông-Tây và dĩ nhiên
cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai nền văn hóa Phương Đơng. Khi nói đến văn
hóa Phương Đơng cũng như sự ảnh hưởng của nó đến Việt Nam thì người ta nghĩ

ngay đến nền văn hóa vĩ đại Trung Hoa- một nền văn hóa có bề dày lịch sử hạng
nhất nhì trên thế giới, lại mang sự đa dạng về cả văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh
thần. Văn hóa Trung Hoa đã ảnh hưởng một cách sâu đậm đến hầu như toàn bộ khu
vực Đơng Nam Á. Đặc biệt đối với văn hóa Việt Nam thì văn hóa Trung Hoa đã để
lại nhiều dấu ấn đậm nét ăn sâu vào cả văn hóa tinh thần lẫn vật chất và gắn liền
với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam từ xưa tới nay. Đó là kết quả của
một q trình tương tác sâu sắc kéo dài suốt bề dày hơn 2000 năm giữa Việt Nam
và Trung Quốc.
Trong lịch sử nhân loại, hầu như khơng có một tộc người nào tồn tại mà khơng
có sự giao lưu văn hóa với các tộc người lân cận. Sự giao lưu văn hóa thường dẫn
đến tiếp biến văn hóa, tức là sự tiếp thu, biến đổi những yếu tố văn hóa du nhập từ
bên ngồi thành những yếu tố văn hóa của mình. Để được chấp nhận, những yếu tố
văn hóa mới du nhập khơng thể mâu thuẫn với văn hóa truyền thống của tộc người.
Và trong khi tiếp biến văn hóa, bản thân nền văn hóa tiếp nhận cũng sẽ biến đổi
từng phần để thích ứng, dung hợp với những yếu tố văn hóa mới. Có thể nói chính
nhờ sự giao lưu văn hóa mà các nền văn hóa và các tộc người mới có thêm các
nguồn lực ngoại sinh để tự điều chỉnh, cách tân, phát triển. Nếu tồn tại biệt lập,
không giao lưu văn hóa với bên ngồi, các nền văn hóa và các tộc người chẳng
những khơng thể phát triển mà cịn có nguy cơ suy thối, vì các điều kiện địa lý tự
nhiên của vùng cư trú tất yếu sẽ biến đổi, suy thoái sau một thời gian dài bị con
người khai thác.
Sự hấp thụ văn hóa Trung Quốc của Việt Nam khơng phải là một q trình đơn
giản hay một hệ quả tất yếu bắt nguồn từ sự gần gũi về mặt địa lý, mà trên thực tế
quá trình này diễn ra phức tạp hơn nhiều. Nền tảng lớn và quan trọng nhất của bản
sắc văn hóa Việt Nam vẫn gắn liền với các giá trị, truyền thống hay tập quán bản
địa, cịn sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc chỉ hình thành nên một lớp trong
bản sắc văn hóa Việt Nam mà thơi. Chiếm giữ nền tảng văn hóa Việt Nam vẫn là
sự hiện diện áp đảo của các giá trị, truyền thống, tập quán văn hóa và xã hội bản
địa, những yếu tố vốn định hình bản sắc quốc gia của Việt Nam cũng như góp phần
định hướng nhận thức và quan hệ của Việt Nam đối với Trung Quốc.

Tiểu luận “Nghiên cứu đôi nét về ảnh hưởng của nền văn hoá Trung Hoa đến
văn hoá Việt Nam từ xưa đến nay” chủ yếu nghiên cứu, tìm hiểu về q trình, tình
hình ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc tại Việt Nam, sự tiếp nhận của làn sóng
văn hóa Trung Quốc qua bề dày lịch sử và ảnh hưởng của nó đến Việt Nam cho tới

5


ngày nay. Thơng qua nghiên cứu và tìm hiểu đưa ra đề xuất “tiếp thu một cách có
chọn lọc” để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong quá trình giao thoa và phát
triển giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
2. Mục tiêu nghiên cứu :
 Đối với người nghiên cứu:nắm được phương pháp nghiên cứu khoa học, tích
lũy kinh nghiệm để vận dụng vào quá trình học tập, nghiên cứu sau này của
bản thân.
 Thấy rõ những ảnh hưởng tiêu cực và tích cực của nền văn hóa Trung Hoa
đến văn hóa Việt Nam, đưa ra giải pháp khắc phục những vấn đề cịn tồn tại
trong q trình giao lưu văn hóa hai nước.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích đề tài:
 Giải thích các khái niệm về văn hóa và giao lưu văn hóa của Việt Nam và
Trung Hoa
 Thu thập thơng tin về nguồn gốc, quá trình ảnh hưởng của nền văn hóa
Trung Hoa đến văn hóa Việt Nam cả trong quá khứ và hiện tại, chỉ ra hai mặt
tích cực và tiêu cực của vấn đề.
 Trên cơ sở phân tích, đánh giá, đưa ra các đề xuất để thúc đẩy giao lưu văn
hóa một cách có chọn lọc.

4. Đối tượng của đề tài:
Đôi nét về sự ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa tới văn hóa Việt Nam.


5. Phạm vi phân tích, nghiên cứu đề tài:
Văn hóa giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

6. Phương pháp phân tích, nghiên cứu đề tài:
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
 Phương pháp phân tích lý thuyết
 Phương pháp tổng hợp lý thuyết

6


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.

Các khái niệm cơ bản

1.1.

Văn hóa là gì?

Theo Wikipedia, văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách
hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Từ văn hóa trong tiếng Việt là từ gốc Nhật, người Nhật dùng từ này để định nghĩa
cách gọi văn hóa theo phương Tây1. Từ tương ứng với văn hóa theo ngơn ngữ của
phương Tây có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus
với hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu cúng2.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách
nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng thể sống động
các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt

động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị
hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi
người mới sáng tạo và phát minh ra ngơn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn,
ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa”. Định nghĩa của Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy đủ
hơn. Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết đều “vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thời
gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắt lọc thành những
chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này
qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp lại
mà thành di sản văn hóa của tồn nhân loại.
Ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá
trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa là của con
người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người. Văn hóa được con người
giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác.

1
2

 “Viện nghiên cứu Hán nôm”. Truy cập 26 tháng 9 năm 2015.
Lương Văn Kế, Thế giới đa chiều (2007), Nhà xuất bản Thế giới

7


1.2.


Giao lưu và tiếp biến văn hóa là gì?

Giao lưu và tiếp biến văn hóa (tiếng Anh: acculturation hoặc cultural contacts
hoặc cultural exchanges)3 ý chỉ một quy luật trong sự vận động và phát triển văn
hóa của các dân tộc. Hiện tượng này xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác
nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai
nhóm. Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các
cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố nội sinh với yếu tố ngoại sinh tạo
nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn.
Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngồi bởi dân tộc
chủ thể. Q trình này ln đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng
giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Trong lĩnh vực văn hóa chỉ có khái niệm "giao
lưu và tiếp biến văn hóa" chứ khơng có khái niệm "hội nhập văn hóa". Thuật ngữ
hội nhập chỉ sử dụng cho các lĩnh vực ngoài văn hóa, chẳng hạn như kinh tế...
Q trình giao lưu tiếp biến văn hóa thường diễn ra theo hai hình thức:
 Hình thức tự nguyện: Thơng qua các hoạt động như buôn bán, thăm hỏi,
du lịch, hôn nhân, quà tặng... mà văn hóa được trao đổi trên tinh thần tự
nguyện.
 Hình thức cưỡng bức: thường gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm
lược, thơn tính đất đai và đồng hóa văn hóa của một quốc gia này đối với
một quốc gia khác.

3

“Giao lưu và tiếp biến văn hóa”. Tạp chí Cộng Sản. Ngày 26 tháng 2 năm 2007.

8



CHƯƠNG 2
NGUỒN GỐC DẪN ĐẾN SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA
NỀN VĂN HÓA TRUNG HOA TỚI VĂN HÓA VIỆT NAM
1.

Khái quát về đất nước Trung Quốc
Trung Quốc là nước lớn thứ 3 trên thế giới chỉ sau Nga và Canada, với diện tích
khoảng 9,6 triệu km2. Đây là nước đơng dân nhất thế giới, dân số hơn 1,35 tỷ người.
Có địa hình tương đối đa dạng với sa mạc, cao nguyên, núi non, và các đồng bằng
màu mỡ được bồi đắp bởi phù sa các con sơng Hồng Hà, Dương Tử, Hắc Long
Giang, Mê Kông…
Đất nước Trung Quốckhông chỉ nổi tiếng với diện tích hay dân số mà cịn nổi
tiếng với nền văn hóa đa dạng, nền văn hóa ấy được tích lũy và gìn giữ qua hàng
ngàn năm lịch sử. Tại Trung Quốc, có nhiều dân tộc sống với nhau và có khá nhiều
tơn giáo song song cùng tồn tại tạo thành đất nước Trung Hoa rộng lớn. Cộng Hòa
Nhân Dân Trung Hoa được cả thế giới biết đến là một trong những cái nơi của nền
văn hóa nhân loại bên cạnh những danh lam đẹp và nổi tiếng trên thế giới. Hơn nữa,
quốc gia này có nền kinh tế phát triển khá mạnh và đã đạt được nhiều thành tựu
đáng kể. Đặc biệt là sau khi tiến hành cuô ̣c cải cách mở cửa, thị trường không
ngừng được mở rô ̣ng, môi trường đầu tư không ngừng được cải thiê ̣n, cải cách thể
chế tiền tê ̣ tiến triển vững chắc, những điều này đã đảm bảo vững chắc cho nền kinh
tế Trung Quốc tiếp tục phát triển.
2.
Nguồn gốc dẫn đến sự ảnh hưởng của nền văn hoá Trung Hoa đến văn
hoá Việt Nam
Việt Nam là một nước chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nền văn hóa Trung và sự tiếp
xúc kéo dài xuyên suốt lịch sử văn hóa Việt Nam. Q trình giao lưu tiếp biến văn
hóa Trung Quốc của Việt Nam cũng diễn ra theo hai hình thức: hình thức tự nguyện
và hình thức cưỡng bức.
2.1. Hình thức tự nguyện

Việt Nam là nước giáp với Trung Quốc về vị trí địa lý, tuyến biên
giới Việt -Trung với hệ thống cửa khẩu là đường bộ, là cửa ngõ giao lưu
của phía bắc Việt Nam với quốc tế. Đây là nơi mở rộng giao lưu văn hoá
vùng miền lớn nhất giữa miền núi - trung du phía bắc.
Thời nhà Trần, nhà Lê tự nguyện giao lưu và chịu ảnh hưởng sâu đậm
của Nho giáo. Ta cũng tiếp nhận kỹ thuật đúc sắt và gang, kinh nghiệm
chất đá để ngăn sóng biển. Đáng chú ý là việc tiếp nhận chữ Hán, làm cho
tiếng Việt biến đổi theo xu hướng âm tiết hố và thanh điệu hố, nhưng
lại khơng bị đồng hố về mặt tiếng nói. Khơng chỉ thời kì chiến tranh mà
ngay cả thời kì hồ bình văn hố Việt Nam vẫn có sự giao lưu văn hố
Trung Quốc. Trung Quốc tiếp tục có những ảnh hưởng về văn hố với
Việt Nam.

9


2.2.

Hình thức cưỡng bức
Trong lịch sử, Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều sự tranh chấp về
tranh giành lãnh thổ. Các triều đại của Trung Quốc đã cố gắng Hán hố
dân tộc Việt Nam bằng các chính sách đồng hóa. Người Việt vẫn ln đấu
tranh để giành lại đất nước và tới thế kỷ 10 thì từng bước thốt khỏi sự
ràng buộc với phương Bắc. Để phục hồi lại quốc thống, người Việt ln
phải chống lại sự đồng hóa để bảo tồn giống nòi Việt. Mặc dù chịu ảnh
hưởng nhiều về tổ chức thể chế chính trị, xã hội, văn hoá của Trung Quốc
nhưng người Việt Nam vẫn giữ được nhiều bản chất nền tảng văn hoá dân
tộc vốn có của mình sau một nghìn năm bị đơ hộ.

10



CHƯƠNG 3
ĐƠI NÉT ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN VĂN HỐ TRUNG HOA ĐẾN
NỀN VĂN HOÁ VIỆT NAM TỪ XƯA ĐẾN NAY
1. Văn hóa vật chất
1.1. Kiến trúc
Trước hết thì chúng ta có thể nhận thấy rằng kiến trúc Việt Nam và
Trung Hoa cũng có khá nhiều nét tương đồng. Xuất phát từ nhiều nguyên
nhân khác nhau thì hai nền kiến trúc này có sự tương đồng về nhiều khía
cạnh, nhất là về mặt hình tượng tổng quát: nhà gỗ, mái cong, cùng các con
vật trang trí rồng lân, dùng bố cục đối xứng…
Ngồi ra, cả hai đều có sự giao thoa văn hóa liên tục suốt hơn một ngàn
năm lịch sử. Q trình giao thoa văn hóa đã để lại dấu ấn rõ nét ở dịng kiến
trúc chính thống, chẳng hạn như là một số nét tương đồng giữa Cố cung Bắc
Kinh và Tử cấm thành của kinh thành Huế hoặc sự giống nhau giữa Văn
Miếu Hà Nội và Văn Miếu Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông.
1.1.1. Nét tương đồng giữa kiến trúc của Cố cung Bắc Kinh và Kinh
Thành Huế

Cổng Ngọ Môn Quan- Kinh Thành Huế
Ngọ Môn (tên chữ Hán: 午門) là cổng chính phía nam của Hồng thành
Huế. Hiện nay là một trong những di tích kiến trúc thời Nguyễn trong quần
thể di tích cố đơ Huế. Ngọ Mơn - có nghĩa là "cổng tý ngọ" - hướng về phía
nam, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hồng thành Huế. Chỉ dành
riêng cho vua đi lại hoặc dùng khi tiếp đón các sứ thần.

11



Ngọ Mơn có hai phần chính là: đài - cổng và lầu Ngũ Phụng.
Phần đài - cổng
Có bình diện hình chữ U vng góc, đáy dài 57,77 m, cạnh bên dài
27,6 m. Đài được xây bằng gạch đá kết hợp với các thanh dầm chịu lực bằng
đồng thau. Đài cao gần 5 m, diện tích chiếm đất hơn 1560 m² (kể cả phần
trong lòng chữ U). Thân đài trổ 5 lối đi. Lối chính giữa là Ngọ Mơn, chỉ dành
cho vua đi. Hai lối bên là Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn, dành cho quan
văn, võ theo cùng trong đoàn Ngự đạo. Hai lối đi bên ngoài cùng nằm ở hai
cánh chữ U là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Mơn, dành cho binh lính và voi
ngựa theo hầu.
Lầu Ngũ Phụng
Lầu Ngũ phụng là phần lầu đặt ở phía trên đài - cổng. Ngồi phần thân
đài, lầu cịn được tôn cao bởi một hệ thống nền cao 1,15 m cũng chạy suốt
thân đài hình chữ U. Lầu có hai tầng, kết cấu bộ khung hoàn toàn bằng gỗ
lim với chẵn 100 cây cột. Mái tầng dưới nối liền nhau, chạy vòng quanh để
che cho phần hồi lang. Mái tầng trên chia thành 9 bộ, với rất nhiều hình chim
phụng trang trí ở phần bờ nóc, bờ quyết, khiến tịa lầu trơng rất nhẹ nhàng,
thanh thốt. Bộ mái chính giữa của lầu Ngũ Phụng lợp ngói lưu ly màu vàng,
tám bộ cịn lại lợp ngói lưu ly màu xanh.

Thiên An Môn- Cố Cung Bắc Kinh, Trung Quốc
Thiên An Môn (giản thể: 天安门, phồn thể: 天安門, bính âm:
Tiān'ānmén) là cổng chính vào Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh. Nó nằm ở lề
phía bắc của Quảng trường Thiên An Mơn.

12


Lúc đầu cổng này được gọi là Thừa Thiên Môn (giản thể: 承天门; phồn
thể: 承天門; bính âm: chéngtiānmén). Cổng đã bị sét đánh làm thiệt hại

trong năm 1457, và không được sửa lại cho đến 1465. Trong cuộc chiến
trong cuối thời Nhà Minh, nó bị thiệt hại một lần nữa. Trong năm 1644 trong
thời Nhà Thanh, cổng này lại bị quân phiến loạn dưới sự chỉ huy của Lý Tự
Thành đốt cháy. Như những kiến trúc chính thức của Trung Quốc, cổng có
trang trí nóc độc nhất vơ nhị. Nó có số hình tượng nhiều nhất trên nóc - 10
trong mỗi bộ.
Trước cổng có tượng hai con sư tử đứng trước cổng và hai con canh gác
các cây cầu. Hai cột đá - mỗi cột có một con thú ở trên - cũng đứng trước
cổng. Nhiệm vụ của chúng là bảo vệ vị hoàng đế trong Tử Cấm Thành; con
thú nhìn ra ngồi (hướng nam) sẽ khiển trách hồng đế nếu ơng ấy ở ngồi
q lâu. Đồng thời, con thú nhìn vơ trong (hướng bắc) cũng sẽ khiển trách
hồng đế nếu ông ở trong quá lâu.
1.1.2. Nét tương đồng giữa Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội và
Khổng Miếu tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

Văn Miếu- Quốc Tử Giám, Hà Nội
Văn Miếu - Quốc Tử Giám (chữ Hán: 文廟-國子監) là quần thể di tích
đa dạng và phong phú hàng đầu của thủ đơ Hà Nội, nằm ở phía nam Kinh
thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm:
hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám; trong đó, kiến trúc
chủ thể là Văn Miếu (nơi thờ Khổng Tử) và Quốc Tử Giám.
Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong
chia thành 5 lớp khơng gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp khơng gian
đó được giới hạn bởi các tường gạch có bộ 3 cửa để thơng với nhau (gồm
một cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngồi vào trong có hai cổng
13


chính tiến vào, lần lượt là Văn Miếu Mơn và Đại Trung Mơn hai bên có cửa
nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn. Cổng Đại Trung Môn được xây

theo kiến trúc 3 gian trên nền gạch cao, mái lợp ngói, giữa có treo 1 tấm biển
nhỏ đề 3 chữ Đại Trung Môn.
Khu vực thứ hai từ Đại Trung Mơn đến Kh Văn Các - một cơng trình
kiến trúc biểu trưng cho văn chương và giáo dục Việt Nam. Khuê Văn Các
được xây dựng vào năm 1805 với kiến trúc gỗ lấy hình ảnh là ngơi sao Kh
tỏa sáng. Để lột tả rõ hình ảnh ngơi sao Kh soi chiếu, 4 mặt Khuê Văn Các
tạo hình 4 cửa sổ trịn với những con tiện tỏa ra tứ phía như mặt trời rực rỡ.
Khu vực thứ ba gồm giếng nước hình vng Thiên Quang rộng lớn tạo
khơng gian thủy mộc hài hịa cho tổng thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám
và 2 hàng bia tiến sĩ ghi danh các sĩ tử đỗ đạt.

Bia tiến sĩ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội
Mỗi hàng có 41 bia, bia đá đặt trên một con rùa tượng trưng cho sự bất tử
bất diệt. 82 tấm bia đá tượng trưng cho những con người từng đã từng đỗ đạt
thành danh ở Quốc Tử Giám, là hiện vật có giá trị nhất tượng trưng cho nền
hiếu học của người Việt Nam qua 82 khoa thi cử.

14


Khổng Miếu, Sơn Đông- Trung Quốc
Khổng Miếu nằm tại thành phố Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc,
là quê hương của người sáng lập Nho giáo Khổng Tử. Năm 1994, UNESCO
đã đưa quần thể di tích này vào danh mục "Di sản văn hóa thế giới".
Năm 478 TCN, sau khi Khổng Tử mất được một năm, Lỗ Ai Công đã hạ
lệnh thờ cúng Khổng Tử và cho tu sửa nhà ở của ông để thành miếu thờ.
Năm 195 TCN, Hán Cao Tổ Lưu Bang đã đến nước Lỗ cúng lễ Khổng Tử
theo đại lễ. Đây cũng là điểm khởi đầu cho các bậc đế vương đến cúng tế
Khổng Tử. Vua Ung Chính nhà Thanh đích thân đơn đốc việc tu sửa để hình
thành quy mơ như ngày nay.

Khổng Miếu nằm trong khn viên hình chữ nhật, chiều dài Nam Bắc
1300m, tổng diện tích 133.000m². Tồn bộ có 9 dãy kiến trúc liền kề với sân
vườn, xếp hàng dọc trên một trục chính Nam Bắc, hai bên trục đối xứng
nhau, mặt chính của miếu là hướng Nam.
Tịa cửa thứ nhất của Khổng Miếu là Linh Tinh Môn cao 10,3m rộng
13m được xây dựng thời Minh Vĩnh Lạc. Cửa này xây để cúng sao Thiên
Điền trên trời, đều này thể hiện việc các Hoàng đế thời xưa cúng tế Khổng
Tử như cúng tế trời, tôn thánh như tôn thiên. Hai bên cửa Linh Tinh đặt hai
tấm bia đá lớn đề hàng chữ "quan viên hãy xuống ngựa". Phía sau cửa thứ
năm của Khổng Miếu là một tòa lầu cao làm bằng gỗ gọi là Khuê Văn Các,
xây dựng thời Tống Thiên Hỷ (Khuê là sao Khuê chủ quản sự hưng vong của
văn chương dân gian). Khuê Văn Các cao 23,35m rộng 30m, ba tầng mái
cong.

15


Kiến trúc chủ thể của Khổng Miếu là Đại Thành điện, nơi các Hoàng đế
đến thờ cúng Khổng Tử. Đại Thành điện xây từ thời nhà Tống nhưng đến
thời Ung Chính mới được trùng tu thành quy mơ lớn.
Kiến trúc chính của Khởng Miếu là điê ̣n Đại Thành, cả khối điê ̣n cao
khoảng 30m, rộng hơn 50m, trên mái điê ̣n lợp ngói vàng rực rỡ, tượng trưng
cho sự trang nghiêm.
Khổng Miếu cũng là nơi lưu giữ hơn 2.000 tấm bia đá thuô ̣c các triều đại
khác nhau Trung Quốc, trong đó, có những hơn 50 tấm Ngự bia (bia có bút
tích của vua). Điều này đã thể hiê ̣n đầy đủ địa vị cao của Khổng Tử trong xã
hô ̣i phong kiến Trung Quốc.

Rùa đỡ bia đá tại Khổng Miếu, Khúc Phụ
1.2.


Ẩm thực
Xuyên suốt chiều dài hơn 5000 năm lịch sử, dưới sự ảnh hưởng
của nhiều vùng văn hóa khác nhau mà Trung Quốc sở hữu cho mình
một nền văn hóa ẩm thực to lớn. Văn hóa ẩm thực Trung Quốc vô
cùng đa dạng và đặc sắc, nhưng vẫn giữ những nét đặc trung riêng của
từng vùng miền, phong phú, có sức ảnh hưởng lớn đến ẩm thực của
các nước khác trong khu vực. Có thể nói, trong văn hóa ẩm thực
Trung Hoa sự tinh tế trong món ăn được thể hiện đầy đủ từ sắc,
hương, vị.
Bởi vậy, có rất nhiều món ăn Trung Quốc đã du nhập và trở nên
phổ biến ở Việt Nam như: bánh bao, tào phớ, lẩu,...

16


1.2.1. Bánh bao
Bánh bao (chữ Hán: 包子; bính âm: bāozi, Hán Việt: bao tử)
là một loại bánh làm bằng bột mỳ có nhân và hấp chín, chiên hoặc
nướng trước khi ăn trong ẩm thực Trung Hoa. Nó giống với loại
bánh màn thầu truyền thống của Trung Quốc. Nhân bánh bao được
làm bằng thịt hoặc rau. Bánh bao thường được dùng bất cứ bữa ăn
nào trong ngày trong văn hóa Trung Hoa, và thường được người
Trung Quốc dùng làm món ăn bữa sáng.
Là món ăn bình dân quen thuộc với người Việt, có thể ăn thành
bữa no hoặc lót dạ bất cứ buổi nào trong ngày, nhưng bánh bao
vốn có xuất xứ từ Trung Quốc. Phiên bản bánh bao Trung Quốc
truyền thống có nhiều gia vị và nguyên liệu hơn so với Việt Nam,
nhưng cơ bản cũng khá tương đồng.


Bánh bao của Trung Quốc sau khi du nhập vào Việt Nam
Bánh bao tuy xuất phát từ Trung Hoa nhưng đã biến thể khi
du nhập Việt Nam. Bánh bao của người Việt thường nhỏ hơn,
thành phần nhân cũng khác, thơng thường thì có thịt heo xay, mộc
nhĩ, nấm hương, miến, lạp xưởng, trứng chim cút hoặc trứng gà;
đôi khi cũng sử dụng trứng muối. Ngoài ra, hiện nay bánh bao chỉ
cũng là một món ăn bình dân và ngon. Với người Việt Nam, bánh
bao là món điểm tâm sáng rất tiện lợi. Người ta có thể mua bánh
bao ở nhiều nơi trên các vỉa hè, chợ hay quán dọc đường.

17


1.2.2. Tào phớ
Tào phớ (hay còn gọi là phớ, tào phở, tàu hủ/đậu hũ nước
đường, đậu hoa, đậu pha) là món ăn được làm từ đậu tương. Tào
phớ có màu trắng ngà, vị bùi. Miếng tào phớ mịn tan như thạch rau
câu (khơng đóng thành khối chắc như thạch) là một trong những
đồ ăn vặt ưa thích tại Trung Quốc và nhiều nước Châu Á, trong đó
có Việt Nam.

Tào phớ ở Việt Nam
Tào phớ thường được bắt gặp vào mùa hè, do đây là một đồ
ăn "mát, giải nhiệt". Thùng đựng tào phớ thường được làm bằng
gỗ ghép đóng đai. Tào phớ đựng trong thùng cịn nóng hàng giờ.
Người bán hớt từng lát tào phớ vào bát bằng một miếng tôn nhỏ,
đồ dùng để hớt xưa thường gặp là một mảnh vỏ trai to, sáng và
óng ánh lớp xà cừ, nước đường pha vừa miệng, ướp hoa nhài tươi
(thả trực tiếp vào bình đựng). Nước đường ấy chan ngập bát tào
phớ. Người ăn có thể húp một hơi, cũng có thể dùng thìa dầm nhẹ

tào phớ ra rồi xúc ăn. Mùa hè, có thể thêm đá vụn vào bát ăn cho
mát.
Tào phớ ở Huế, Đà Nẵng và nhiều nơi ở miền Trung cũng
được bán rong nhiều, tại các nơi này nó được gọi là đậu hũ. Vị đậu
hũ có khác với tào phớ ở Hà Nội. Đậu hũ Huế nấu có cho thêm
chút gừng giã dập hoặc xắt lát, thơm và cay, miếng đậu hũ "lỏng"
hơn, thường khơng định hình. Ngày xưa người bán hàng thường
gánh hàng đựng trong chum, vại bằng đất nung màu nâu khoảng
chừng 20 lít. Khi có khách hàng cần phục vụ, họ dùng cái
"muỗng" dẹt gần như phẳng để hớt đậu hũ thành từng lát mỏng ra
bát. Đậu hũ Huế có thể ăn rắc đường lên trên hoặc thêm nước cốt
dừa.
Ngày nay, tào phớ còn được ăn kèm với các loại thạch, trân châu,
đậu đỏ, dừa khơ hoặc dừa sợi tùy theo sở thích của mỗi người.
1.2.3. Lẩu
18


Lẩu là một món ăn phổ biến đối với ẩm thực của người Việt
trong những bữa tiệc lớn đến những bữa tiệc nhỏ, những dịp tụ
họp gia đình hay gặp mặt bạn bè. Nhưng ít ai biết đến nguồn gốc
bắt nguồn từ đâu của lẩu. Và cũng ít ai biết được lẩu đã có mặt ở
Trung Quốc với lịch sử lâu đời hơn 1700 năm.
Lẩu (có nguồn gốc từ giọng Quảng Đơng: 爐, âm Hán Việt: lơ,
nghĩa là "bếp lị"), cịn gọi là cù lao, là một loại món ăn phổ biến
xuất phát từ Mông Cổ, nhưng ngày nay được các nước Đơng Á ưa
thích

Nồi lẩu theo phong cách truyền thống Trung Hoa
Một nồi lẩu bao gồm một bếp (ga, than hay điện) đang đỏ lửa

và nồi nước dùng đang sơi. Các món ăn sống được để xung quanh
và người ăn gắp đồ ăn sống bỏ vào nồi nước dùng, đợi chín tới và
ăn nóng. Thơng thường đồ ăn dùng làm món lẩu là: thịt, cá, lươn,
rau, nấm, hải sản... Ở nhiều nơi, món lẩu thường được ăn vào mùa
đơng nhằm mục đích giữ thức ăn nóng sốt.
Ở Việt Nam, lẩu trở thành một món ăn phổ biến và được nhiều
người ưa thích, là món ăn thường xun xuất hiện tại các bữa tiệc
gia đình.
1.2.4. Mì vằn thắn (hồnh thánh)
Một món khác đến từ Trung Quốc khi vào Việt Nam trở thành
món ăn ngon được đón nhận ở nhiều nơi- mì vằn thắn. Mì vằn thắn
(cịn được gọi là mì hồnh thánh) (Bính âm Hán ngữ: ntūn
miàn; phiên âm tiếng Quảng Châu: wàhn tān mihn) là một món mì
Quảng Đơng. Món ăn thường được phục vụ trong một nước dùng
nóng, trang trí với các loại rau lá và sủi cảo vằn thắn (hoành
thánh). Các loại rau lá được sử dụng thường là kai-lan, còn được
gọi là cải xoăn Trung Quốc. Một loại sủi cảo khác được gọi là shui
jiao đôi khi được phục vụ thay cho vằn thắn. (Hoành thánh tôm
19


thường được gọi là sủi cảo Hồng Kông (shui jiao) 蝦 餛飩 , 大
多 稱為). Hồnh thánh chứa tơm, thịt gà hoặc thịt lợn, và hành lá,
có một số đầu bếp thêm nấm và nấm đen.
Mì hồnh thánh (vằn thắn) là phiên bản Việt của mì vằn thắn. Mì
có thể được phục vụ với súp hoặc để súp riêng. Thành phần phổ
biến là mì lúa mì vàng (trứng) với nước dùng thịt lợn, thịt lợn xay,
hẹ, và các loại thịt và lớp ở trên khác nhau. Mì vằn thắn khi đến
Việt Nam có khá nhiều cải tiến, thay đổi để hợp với khẩu vị người
Việt hơn. Khơng khó để tìm nơi bán mì vằn thắn chuẩn vị gốc ở

Việt Nam, thường là trong các nhà hàng Trung Hoa, do người Hoa
mở.

Mì vằn thắn
1.3.

Trang phục
Chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Hoa nên các trang phục
truyền thống thời kỳ nhà Lê chưa thốt khỏi cái bóng của vùng đất
hùng mạnh này. Trang phục của phụ nữ Việt thời Lê có nhiều nét
giống với kiểu áo choàng Hanfu4 của Trung Quốc với phần ống tay
rộng, chiếc thắt lưng to ngang eo được dùng để cố định bộ áo chồng
này lại. Chính vì ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa mà bộ trang phục
này không được nhiều người hưởng ứng.

4

Hanfu: một loại quần áo Cổ trang của Trung Quốc, từ thời cổ đại hoàng đế cách đây 21 thế kỷ đến thời nhà
Minh, là một trong những trang phục lâu đời nhất thế giới

20


Trang phục của thời nhà Lê chịu ảnh hưởng nặng nề từ văn hóa
Trung hoa với họa tiết gốm xanh trắng
2. Văn hóa tinh thần
2.1. Tư tưởng tơn giáo
Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc cổ
đại nên mang nhiều nét của văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là tơn giáo.
Trung Hoa Có rất nhiều những giáo lý và tư tưởng nổi tiếng, nhiều

trong số đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam như Phật giáo ( Bắc
Tông ), Các hệ tư tưởng như Nho giáo, Đạo giáo các tư tưởng về quản
lý,... Ảnh hưởng sâu sắc tới nước ta, cho đến ngày nay nó vẫn còn ý
nghĩa quan trọng trong các hoạt động học tập nghiên cứu, quản lý nhà
nước.
2.1.1. Nho giáo
Nho giáo (儒教), còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một
hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học
chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát
triển với mục đích xây dựng một xã hội hài hịa, trong đó con

21


người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức, đất nước thái bình,
thịnh vượng.
Nho giáo rất có ảnh hưởng tại ở các nước Đông Á là Trung Quốc,
Đài Loan, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam.
Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là
các nhà Nho, Nho sĩ hay Nho sinh.
Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ đầu công nguyên không
phải là Nho nguyên thủy, mà là Hán Nho và Tống Nho trong sự
phát triển đồng hành, chính thức được công nhận vào thời nhà Lý
khi cho xây dựng Văn miếu thờ Khổng Tử. Tác động qua lại với
Phật giáo và Đạo giáo và phải trải qua một thời gian khá dài mới
bén rễ được vào đời sống chính trị và tinh thần của xã hội.
Nho giáo đã có một sự ảnh hưởng khá sâu rộng lớn đến
nhiều mặt của cuộc sống của người Việt trong một thời gian dài.
Nhiều khi Nho giáo lại uyển chuyển để thích nghi với nền văn hóa
của Việt Nam để rồi bị Việt Nam hóa. Vì thế có nhiều điểm ta

khơng biết được đâu là văn hóa thuần Việt Nam và đâu là ảnh
hưởng của Nho giáo. Tuy thế Nho giáo đã để lại nhiều ảnh hưởng
rõ nét trên hai bình diện chính là gia đình và xã hội.
a. Gia đình
Có thể khẳng định rằng văn hóa truyền thống của người Việt
mang tính mẫu hệ giống như một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam
hiện nay như Chăm, Êđê, … Chính Nho giáo đã mang vào Việt
Nam quan niệm phụ hệ.
Nho giáo coi gia đình là đơn vị để xây nên sự vững mạnh cho
đất nước nên gia đình cần phải có trật tự trên dưới rõ ràng. Với địa
vị độc tôn của người cha trong gia đình, có quyền quyết định mọi
việc trong nhà giống như một ơng vua có quyền tuyệt đối trên các
quan và thần dân.
Trong gia đình con cái phải tuyệt đối vâng lời cha mẹ, ngay cả
trong việc hôn nhân con cái cũng phải theo sự hướng dẫn của cha
mẹ: cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Ngồi ra con cái phải sống với
cha mẹ cho tròn chữ hiếu và hiếu là một việc bắt buộc đối với bổn
phận làm con: “Một lịng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới
là đạo con”.
Thế nào là sống tròn chữ hiếu? Con cái được xem là có hiếu
khi biết săn sóc, phụng dưỡng cha mẹ thật chu đáo khi còn sống
khỏe mạnh cũng như lúc đau yếu, khi về già. Lúc cha mẹ qua đời
cịn phải chu tồn chữ hiếu bằng cách lo tang tế đàng hồng, lại
cịn phải nhang khói đầy đủ để thờ phượng cha mẹ nữa.
Người phụ nữ bị xem là bị lệ thuộc vào người đàn ơng trong suốt
cuộc đời của mình. Với quan niệm tam tòng: tại gia tòng phụ, xuất

22



giá tòng phu, phu tử tòng tử, nghĩa là ở gia đình phải theo cha, lấy
chồng phải theo chồng và chồng chết thì phải theo con. Quan niệm
nam tơn nữ ti hay trọng nam khinh nữ, mặc dù đã bị khúc xạ do
bản chất mẫu hệ của văn hóa Việt Nam, nhưng đã một thời ảnh
hưởng rất mạnh và nay vẫn còn hằn sâu trong tâm thức của người
Việt, nhất là ở các vùng quê: nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.
b. Xã hội
Nho giáo nhấn mạnh đến vấn đề đạp nghĩa trong cuộc sống
thường ngày giữa người với người, đề cao chữ nhân trong cách
ứng xử của con người vì nhân và nghĩa là hai đức tính được đề cao
hàng đầu trong Ngũ thường (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín). Người
Việt đã chịu ảnh hưởng sâu xa của quan niệm này, vì thế cho đến
ngày nay người Việt vẫn ln coi trọng đạo nghĩa. Sống với nhau
phải có đạo nhân, nghĩa, không làm những việc trái với luân lý,
nghĩa là trái với những điều được vạch ra trong Ngũ thường. Hơn
nữa, trong các mối quan hệ thì phải biết tơn trọng lẫn nhau, lại
phải biết kính trên, nhường dưới.
Một nét ảnh hưởng nữa có thể kể đến là các loại nghi thức tế
tự. Bao nhiêu nghi thức tiết lễ của Nho giáo đã dần được áp dụng
trong việc phụng thờ của các tôn giáo khác, đáng kể hơn hết là
trong đạo Thờ Phụng Tổ Tiên, đạo thờ Thần,…
Một số mặt tiến bộ của Nho giáo tại Việt Nam:
Tạo được truyền thống ham học, truyền thống tôn sư trọng
đạo, truyền thống coi trọng người có học. Từ đó các kiến thức học
tập được tích lũy, có điều kiện để duy trì và phát triển. Ngồi ra
cịn tạo cho con người biết đạo ăn ở, biết quan tâm đến người
khác, biết sống có văn hóa và đạo đức.
Tạo được cơ chế tuyển dụng người tài qua thi cử. Bất kể xuất
thân ra sao (nơng dân, người thợ, lính tráng...) nếu học giỏi đỗ đạt
thì có thể ra làm quan giúp nước (ở phương Tây thời kỳ này, chức

tước chỉ được chuyển giao nội bộ trong các gia đình quý tộc, dân
thường hầu như khơng thể có được chức vị). Từ đó tạo nên một
tâm lý xã hội: "Không tham ruộng cả ao liền, tham vì cái bút, cái
nghiên anh đồ". Nhiều thanh niên, trai tráng lấy việc học tập, thi
cử làm mục tiêu cao nhất trong cuộc đời mình. Xã hội nhờ vậy coi
trọng sự học tập cần cù.
2.1.2. Đạo giáo
Đạo giáo (tiếng Trung: 道教) (Đạo nghĩa là con đường, đường
đi, giáo là sự dạy dỗ) hay gọi là Tiên Đạo, là một nhánh triết học
và tôn giáo của Trung Quốc, được xem là tơn giáo đặc hữu chính
thống của đất nước này.

23


Đạo giáo cịn có tên gọi khác là “Lão giáo”. Lão giáo thâm
nhập vào Việt Nam vào khoảng cuối thế kỷ II qua các đạo sĩ chạy
lánh nạn đến Việt Nam. Ngay khi đến Việt Nam, Lão giáo đã tìm
thấy những tín ngưỡng tương đồng đã có sẵn từ lâu vì người Việt
từ xa xưa đã rất sùng bái ma thuật, phù phép nên Đạo giáo ăn sâu
vào người Việt rất dễ dàng; họ tin rằng các lá bùa, những câu thần
chú có thể chữa bệnh, đuổi tà ma, tăng sức mạnh,… Đến thời Đinh
Tiên Hồng, văn hóa Lão giáo khá phát triển, nhưng không thịnh
bằng đạo Phật và đạo Nho. Lão giáo ở Việt Nam chia làm hai phái
chính: Lão giáo phù thủy và Lão giáo thần tiên.
Vì Lão giáo được chia làm hai nhánh chính nên ảnh hưởng
của nó tại Việt Nam cũng chia làm hai hướng rõ rệt, mối hướng
ảnh hưởng lên từng tầng lớp khác nhau trong xã hội.
Lão giáo phù thủy tác động khá sâu sắc đến tầng lớp bình dân
khi họ tiếp cận văn hóa Lão giáo ở khía cạnh thần tiên, huyền bí;

họ tin vào phép bói tốn, tu luyện, phù thủy,… Do vậy, lối tiếp cận
này đã dần mê tín dị đoan như xem bói, cúng, quảy, làm phép để
trừ khử ma quỷ, lập đền miếu để thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Hải
Thượng Lãn Ông,… và qua hệ thống đồng cốt để cầu xin giàu
sang phú quý và chữa bệnh. Đền Ngọc Sơn (Hà Nội), điện Hòn
Chén (Huế), điện Bà Chúa Xứ (An Giang) và các đền miếu khác là
những nơi tín đồ Lão giáo thường tụ họp vào ngày rằm, mồng một
hoặc các ngày lễ lớn khác để cầu xin, lên đồng, chữa bệnh,…
Lão giáo thần tiên lại ảnh hưởng lên tầng lớp trí thức, đặc biệt
là một số nhà Nho Việt Nam. Sinh khơng gặp thời, gặp chuyện bất
bình ở chốn quan trường hay chỉ đơn giản là thích cuộc sống nhàn
hạ, phóng khống, chán chường danh lợi, “nhìn xem phú quí tựa
chiêm bao”, nên khi về già thường lui về sống ẩn dật, vui thú với
thiên nhiên, bên chén rượu, bàn cờ, ngâm thơ; sống điều độ với
tinh thần thanh thản trong khung cảnh thiên nhiên. Tiêu biểu có
các nhà Nho như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phan Huy
Ích, Nguyễn Cơng Trứ,…
2.2. Văn chương
2.2.1. Sự ảnh hưởng về ngơn ngữ
Ngay từ đầu cơng ngun, từ khi có sự đô hộ phương Bắc, tiếng
Hán đã được sử dụng ở Giao Châu5 với tư cách một sinh ngữ. Người
Hán muốn đồng hóa tiếng nói của dân tộc Việt, nhưng tiếng Việt vốn
đã có cơ sở vững vàng từ trước vẫn tiếp tục tồn tại. Tuy nhiên, trải qua
hàng ngàn năm, một số lẻ tẻ từ Hán thường dùng đã được người Việt
vay mượn để lấp chỗ thiếu hụt trong tiếng Việt như: buồng, buồn,
Giao Châu (chữ Hán: 交州) là tên một châu hoặc phủ thời xưa, bao trùm vùng đất miền Bắc Việt Nam ngày
nay. Ban đầu Giao Châu còn bao gồm một phần đất Quảng Tây và Quảng Đông thuộc Trung Quốc ngày nay.
5

24



muộn, mây, muỗi, đục, đuốc,… Cuối thời đô hộ, người Hán mở nhiều
trường học, văn ngôn Hán được truyền bá rộng rãi cùng với kinh, sử,
tử, tập. Sang thời tự chủ, tiếng Hán và chữ Hán vẫn được các triều đại
phong kiến Việt Nam tiếp tục sử dụng trong cơ quan hành chính,
trường học, khoa cử cũng như trong sáng tác văn chương. Nhưng lúc
này tiếng Hán đã mất tính cách là một sinh ngữ; tiếng Hán không
được đọc theo âm Hán của người Hán. Người Việt đã tạo ra âm Hán
Việt là cách đọc chữ Hán của riêng người Việt trên địa bàn Việt Nam.
Âm Hán Việt đã tạo điều kiện để chuyển tải hàng loạt từ Hán du nhập
vào tiếng Việt. Những từ này có thể giữ nguyên nghĩa, cũng có thể
chuyển đổi nghĩa theo hướng Việt hóa.
Nhiều từ biểu thị những khái niệm trừu tượng của các phái Nho,
Phật, Lão trong tiếng hán được người Việt vay mượn để lấp khoảng
trống thiếu hụt trong ngôn ngữ của mình như pháp, thân, sắc, khơng,
tưởng, niệm, tâm, tính, hữu, vơ, thiên, địa, nhân, lễ, nghĩa, trí, qn,
thần, phụ, tử, lễ, nhạc, phong, hoa, tuế, nguyệt,… và những từ liên
quan đến văn hóa như: bút, bảng, phấn, sách, khoa, trường. Trong
trước tác thư tịch và sáng tác văn học, hiện tượng vay mượn chữ Hán
trở thành một thói quen và nhu cầu, đồng thời cũng là khả năng. Số
lượng từ Hán Việt đi vào tiếng Việt ngày một nhiều và dần dần có cả
từ song tiết như trượng phu, trường ốc, thanh nhàn, tiên sinh, khoa
mục, quốc gia, thành thị, quân tử, giang sơn, thế giới, phú quý, công
danh, văn chương, sự nghiệp, tiêu dao, an nhàn, phồn hoa, trung dung,
đồng bào, thiên hạ, nhan sắc,…
2.2.2. Sự ảnh hưởng đến văn học
Văn học Trung Quốc có ảnh hưởng rất nhiều đến các sáng tác văn
học Việt Nam thời kì phong kiến đặc biệt ở thể loại thơ ca.
Văn học chữ Hán và chữ Nôm của người Việt đều chịu ảnh hưởng

đậm nét của văn học Trung Quốc: tư liệu, điển cố văn chương, thể thơ
thể văn, lối khắc bản gỗ để in sách.
Rất nhiều các sáng tác của văn Việt Nam lấy cảm hứng từ tác phẩm,
địa danh Trung Quốc như Ngự sử đài Đại phu Đặng Trần Côn đã viết
Chinh phụ ngâm khúc qua con mắt của người chinh phụ. Đây là một
trong những kiệt tác văn học được viết bằng chữ Hán, tác phẩm thơ có
rất nhiều địa danh và điển cố truyền thống Trung Quốc.
Lúc đầu những điển tích, tên đất, tên người của tác phẩm văn học
Trung Quốc đi vào những tác phẩm lớn của văn học viết của người
Việt, sau đó các tác giả thơ ca dân gian người Việt đã tiếp thu những
điển tích này. Ví dụ, Nguyễn Du đã dựa vào Kim Vân Kiều Truyện6

6

Kim Vân Kiều truyện là tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân (đời Thanh, Trung Quốc). Tác phẩm này đã
vào Việt Nam khoảng những năm 60, 70 của thế kỷ XVIII.

25


×