Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO THÁCH THỨC nổi bật về CHÍNH TRỊ XÃ hội TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN cầu HÓA KINH tế ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.18 KB, 9 trang )

THÁCH THỨC NỔI BẬT VỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ Ở NƯỚC TA
Hai mươi năm qua, cùng với quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh tế
quốc tế, Việt Nam đã từng bước trực tiếp tham gia vào quá trình toàn cầu hóa
kinh tế. Toàn cầu hóa là một quá trình phát triển mạnh mẽ những mối quan hệ
phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các quốc gia, các khu vực và của toàn thế giới.
Khởi đầu từ kinh tế, toàn cầu hóa ngày càng tác động sâu rộng đến mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội.
Toàn cầu hóa bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ và tính chất xã hội hóa cao
của lực lượng sản xuất; từ sự phát triển cả chiều sâu và chiều rộng của kinh tế
thị trường; từ sự cấu trúc lại phân công lao động quốc tế; từ sự ra đời và ngày
càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng của các công ty xuyên quốc gia, các tổ
chức tài chính và ngân hàng thế giới; từ thực tiễn khoa học trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp... Cuối cùng, toàn cầu hóa còn có nguồn gốc từ thực tiễn thế
giới ngày càng nảy sinh những vấn đề chung mang tính toàn cầu. Để giải quyết
nó, đòi hỏi phải có sự hợp tác của mọi khu vực, mọi quốc gia, của tất cả mọi
người. Rõ ràng, toàn cầu hóa là kết quả tất yếu của sự phát triển cao độ của lực
lượng sản xuất và quá trình hình thành, tạo lập một quan hệ sản xuất mới phù
hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Toàn cầu hóa là xu thế khách quan của quá trình phát triển lịch sử thế giới. Đó
là bước phát triển quá độ bao chứa những biến động và đột biến mang tính toàn
cầu. Nó cho thấy, hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa hiện nay đã trở
nên lỗi thời, không còn phù hợp và báo hiệu nhân loại đang ở bước chuyển của
sự hình thành và ra đời một hình thái kinh tế - xã hội mới phù hợp, cao hơn
hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa.
Toàn cầu hóa có những đặc trưng cơ bản như: 1- là một quá trình tất yếu khách
quan của sự phát triển lịch sử; 2- diễn ra với tốc độ nhanh, mạnh mẽ và toàn
diện; 3- tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; 4- mang tính hai mặt cả
tích cực và tiêu cực; 5- làm cho mọi quá trình, mọi quan hệ và mọi lĩnh vực của



đời sống thế giới trở nên phụ thuộc vào nhau và gắn bó với nhau; 6- là cơ hội
để các nước giàu càng giàu hơn và cho phép nước nghèo có thể trở nên giàu có;
7- làm cho sự phân hóa giàu và nghèo ngày càng gay gắt; 8- làm sâu sắc hơn sự
bất bình đẳng giữa các giai cấp, các nhóm người, các dân tộc, các quốc gia và
các khu vực;... Mặc dù là quá trình khách quan, nhưng toàn cầu hóa đang bị các
thế lực "tài phiệt" thao túng về kinh tế và các thế lực "đế quốc" sử dụng để thực
hiện tham vọng thống trị thế giới của chúng.
Trong thời đại thế giới phát triển không đều và không thuần nhất hiện nay, toàn
cầu hóa vừa là cơ hội cho sự phát triển của mọi quốc gia, mọi khu vực; đồng
thời, cũng là nguy cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, mọi khu vực, nhất là
đối với các nước đang phát triển và các khu vực nghèo của thế giới. Tuy nhiên,
khi quá trình toàn cầu hóa mới ở giai đoạn đầu và đang bị các công ty xuyên
quốc gia, các tổ chức ngân hàng - tài chính quốc tế chi phối, các thế lực "tài
phiệt" thao túng, các "cường quốc" sử dụng như một phương tiện, nên trong cái
nhìn của nhiều quốc gia trên thế giới, toàn cầu hóa mang khuôn mặt của chủ
nghĩa đế quốc. Chính vì vậy, phong trào chống toàn cầu hóa đã phát triển rộng
khắp với quy mô ngày càng lớn trên toàn thế giới
Phong trào chống toàn cầu hóa, lúc đầu, là chống lại quá trình toàn cầu hóa
kinh tế tư bản chủ nghĩa và đế quốc chủ nghĩa, nhưng dần dần, chống lại mặt
trái, mặt tiêu cực của toàn cầu hóa, chống lại việc sử dụng toàn cầu hóa để
thống trị thế giới của các thế lực đế quốc. Phong trào chống toàn cầu hóa hiện
nay, chỉ chống lại những hậu quả xấu do nó gây ra và việc lợi dụng nó áp đặt
mô hình của quốc gia này đối với quốc gia khác; chống lại sự áp đặt những giá
trị của chủ nghĩa tư bản đối với toàn thế giới, sự đói nghèo trong tăng trưởng,
sự bất công trong phát triển; chống lại chủ nghĩa tự do mới, sự du nhập và phổ
biến lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, sự bá quyền về kinh tế, sự
thao túng về chính trị, sự can thiệp quân sự khốc liệt của các cường quốc đối
với các quốc gia khác...
Khi "chiến tranh lạnh" kết thúc, Liên Xô tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở
châu Âu sụp đổ, Mỹ đã trở nên hết sức ngang ngược, tự cho mình là bá chủ, là



siêu cường duy nhất thống trị thế giới. Mỹ bất chấp các nguyên tắc của Hiến
chương Liên hợp quốc, các công ước quốc tế... đã sử dụng toàn cầu hóa để phô
trương sức mạnh kinh tế và quân sự của mình để áp đặt mô hình chính trị - xã
hội kiểu Mỹ, để truyền bá văn hóa, lối sống, lối tư duy Mỹ. Mỹ gây sức ép và
sử dụng các tổ chức tài chính, ngân hàng quốc tế, các công ty xuyên quốc gia
để bao vây, cấm vận những nước trái ý mình, bất chấp sự phản đối của cộng
đồng quốc tế. Mỹ tự ban hành những đạo luật riêng để phán xét các quốc gia
khác về nhân quyền, tự do, dân chủ, tôn giáo, dân tộc. Mỹ tự cho mình cái
quyền được trực tiếp can thiệp, sử dụng vũ lực, kích động ly khai, gây bạo loạn
lật đổ đối với các quốc gia trái ý mình... Lợi dụng toàn cầu hóa, Mỹ thực hiện
mưu đồ chiếm đoạt các nguồn tài nguyên, năng lượng của thế giới; kiềm chế
các đối thủ cạnh tranh; tiêu diệt các quốc gia trái ý đồ của mình; nhanh chóng
thiết lập sự cai trị và kiểm soát quân sự đối với các khu vực quan trọng nhất
của thế giới về kinh tế, địa - chính trị. Về chiến lược, Mỹ đang ráo riết thực
hiện tham vọng sắp đặt một trật tự thế giới mới, tiến hành thiết lập thế giới một
cực - nghĩa là toàn thế giới do Mỹ đứng đầu, tất cả các nước đều là chư hầu,
hoặc đều phụ thuộc vào Mỹ.
Chính với việc thực hiện tham vọng đó của Mỹ và một số nước đồng minh của
Mỹ trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, nên bên cạnh những mặt tích cực đối
với các nước đang phát triển, toàn cầu hóa, cũng mang đến rất nhiều rủi ro và
thách thức. Nhất là những nước không phát triển theo con đường tư bản chủ
nghĩa, những nước có chế độ xã hội khác với Mỹ. Việt Nam là một trong
những quốc gia như thế. Vì vậy, cùng với những thuận lợi, cơ hội phát triển
mạnh mẽ khi hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế, Việt Nam cũng đang
đứng trước nhiều, nhiều thách thức mới. Một số thách thức về chính trị - xã hội
đối với Việt Nam trong toàn cầu hóa kinh tế là:
1 - Toàn cầu hóa là những quá trình xã hội vận động thông suốt xuyên qua mọi
khu vực thế giới, mọi biên giới quốc gia, vì vậy, thách thức đầu tiên về chính

trị đối với Việt Nam cũng như mọi quốc gia khác là chủ quyền quốc gia, độc


lập, tự chủ và an ninh, quốc phòng. Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao trong
phạm vi một lãnh thổ nhất định. "Quyền lực tối cao" và "phạm vi lãnh thổ" là
hai dấu hiệu đặc trưng của chủ quyền quốc gia. Thiếu một trong hai yếu tố này
sẽ không còn chủ quyền quốc gia. Có chủ quyền quốc gia mới có độc lập, tự
chủ và từ đó, mới thực hiện được các hoạt động an ninh, quốc phòng. Dĩ nhiên,
an ninh, quốc phòng chính là công cụ để bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập
tự chủ.
Trong các xã hội truyền thống, chủ quyền quốc gia mang tính tuyệt đối. Trong
bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, chủ quyền quốc gia mất dần tính tuyệt đối. Với
sự ra đời và ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống quốc tế của Liên
hợp quốc và các tổ chức của nó, các liên minh và hợp tác khu vực, các khối
quân sự, tòa án quốc tế, In-te-pôn, các tổ chức thương mại, tài chính và tiền tệ
quốc tế (IMF, WTO, WB),.. và với sự bất chấp của các thế lực đế quốc hiếu
chiến trực tiếp can thiệp quân sự vào các quốc gia, làm cho chủ quyền quốc
gia, tính độc lập tự chủ của các quốc gia ngày càng bị xói mòn, gặp nhiều nguy
cơ và trở nên tương đối. Việt Nam hiện nay, là một trong những quốc gia nằm
trong nguy cơ ấy. Về kinh tế và quân sự, Việt Nam đều không có lợi thế so
sánh trong khu vực và quốc tế. Trong khi đó, Việt Nam trong quá trình đổi mới
gặp nhiều cản trở và sức ép của nhiều tổ chức quốc tế... Cùng với nó, những thế
lực thù địch quốc tế và bọn phản động người Việt lưu vong vẫn điên cuồng
thực hiện âm mưu chống phá Việt Nam. Chúng sử dụng các con bài "nhân
quyền", "tự do", "dân chủ", "tôn giáo", "dân tộc"... tuyên truyền lôi kéo, kích
động, chia rẽ, ly khai, hòng gây nên tình trạng bất ổn ở Tây Nguyên và một số
vùng khác; đồng thời, chúng ráo riết thực hiện chiến dịch "diễn biến hòa bình",
"bạo loạn lật đổ" trên phạm vi toàn quốc.
2 - Do sự khác biệt về truyền thống văn hóa, hình thái xã hội và chế độ chính
trị nên khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, một loạt vấn đề về giá trị

chính trị - tư tưởng của Việt Nam cũng khác biệt với những giá trị chính trị
của các nước đang chi phối toàn cầu hóa. Đó là các giá trị về hệ tư tưởng, dân


chủ, nhân quyền, tự do...
Hiện nay, người ta luôn có cảm tưởng toàn cầu hóa thực chất là phương Tây
hóa, tư bản hóa. Đó là do, những thế lực chi phối toàn cầu hóa đang bằng mọi
cách phổ biến và áp đặt những giá trị của họ ở mọi lĩnh vực của đời sống kinh
tế - xã hội. Đặc biệt là những giá trị tư tưởng - chính trị. Vì thế, sự xung đột hệ
giá trị nói chung và những giá trị chính trị cơ bản nói riêng giữa Việt Nam và
các thế lực đế quốc trong toàn cầu hóa là không tránh khỏi. Dĩ nhiên, sau khi
hệ thống chủ nghĩa xã hội thế giới sụp đổ ở châu Âu, phong trào xã hội chủ
nghĩa rơi vào thoái trào thì vấn đề đối đầu hệ tư tưởng với tư cách là của hai hệ
thống thế giới không còn.
Những thế lực chi phối toàn cầu hóa đang vẽ ra một viễn cảnh "thiên đường"
rằng, thế giới đại đồng, thế giới nhất thể và thống nhất toàn diện. Theo họ, hệ
tư tưởng vô sản đã bị phá sản hoàn toàn và trên thế giới chỉ còn lại một hệ tư
tưởng duy nhất - đó là hệ tư tưởng tư sản. Hệ tư tưởng tư sản với cốt lõi là chủ
nghĩa tự do mới, tôn sùng các giá trị cá nhân, tư nhân hóa triệt để, thị trường tự
do không điều tiết, đa đảng, đa nguyên chính trị, nhân quyền cao hơn chủ
quyền, dân chủ tư sản và tự do tuyệt đối... Hệ tư tưởng tư sản với những đặc
trưng như thế, đang được siêu cường Mỹ truyền bá và phô trương trong toàn
cầu hóa. Nó hoàn toàn trái ngược và xa lạ với hệ tư tưởng vô sản của chúng ta
được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ
Chí Minh.
Trên cơ sở hệ tư tưởng - chính trị, các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do, tôn
giáo và dân tộc... cũng đưa đến những quan niệm khác nhau và do đó, cũng có
cách hành xử khác nhau trong thực tiễn. Việt Nam không thể chấp nhận một
nền dân chủ của số ít, bất bình đẳng; tư tưởng nhân quyền cao hơn chủ quyền;
lối sống cá nhân tự do tuyệt đối, cá lớn nuốt cá bé; và không thể chấp nhận

những thế lực lợi dụng tự do tôn giáo, để chống phá, gây bất ổn xã hội, kích
động bạo loạn, ly khai, khủng bố...
Lợi dụng sự khác nhau về hệ tư tưởng dẫn đến sự khác nhau về cách đánh giá
và nhìn nhận những giá trị chính trị, thời gian qua, những thế lực phản động


quốc tế đã dựng lên các "chiêu bài" dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tôn
giáo và dân tộc để bằng nhiều con đường khác nhau can thiệp gián tiếp hoặc
trực tiếp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Nhưng, chúng đã, đang và sẽ bị
thất bại. Bởi lẽ, mỗi dân tộc, mỗi thể chế chính trị, mỗi xã hội đang phát triển
mạnh mẽ, bao giờ cũng có những nội lực, những động lực, những bản sắc và
những giá trị sinh tồn thực sự riêng của nó. Ngày nay, không một thế lực nào
có thể dùng sức mạnh của mình để buộc một dân tộc khác, xã hội khác, cộng
đồng khác phải tuân theo những giá trị mà mình áp đặt. Tuy nhiên, sự xung đột
các giá trị chính trị giữa Việt Nam và các cường quốc chi phối toàn cầu hóa là
một thách thức gay gắt đòi hỏi chúng ta phải có một nội lực phi thường và một
bản lĩnh "dĩ bất biến ứng vạn biến" mới vượt qua được.
3 - Việt Nam đang phải đối diện với những vấn đề xã hội gay gắt nảy sinh
đồng thời với kinh tế thị trường và toàn cầu hóa. Đó là, sự phân hóa giàu nghèo
và bất bình đẳng xã hội gia tăng; tình trạng di dân tự do không kiểm soát được;
tệ nạn tham nhũng trở thành "quốc nạn"; đạo đức xã hội có nguy cơ xuống cấp
nghiêm trọng; tệ nạn mại dâm, ma túy, buôn lậu, tội phạm chưa bị đẩy lùi;...
Hơn thế, trong điều kiện toàn cầu hóa, những tệ nạn xã hội trên đây không chỉ
hạn chế trong khuôn khổ của Việt Nam mà ngày càng mang tính khu vực và
quốc tế. Nếu chúng ta không sớm nhận diện những hiểm họa đe dọa này và có
những giải pháp kịp thời, phù hợp, sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng không ổn định
về mặt chính trị - tư tưởng.
4 - Hệ thống chính trị của Việt Nam được thiết lập phù hợp với nguyên tắc tập
trung dân chủ và vận hành theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và
nhân dân làm chủ. Những kẻ phản đối mô hình này cho rằng sự vận hành của

nó một cách tự nhiên dẫn đến chế độ quan liêu, bao biện, tham nhũng, chuyên
quyền và mất dân chủ. Trái với nhận định này, thời gian qua, cùng với đổi mới
nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, nâng
cao năng lực của cả hệ thống chính trị, đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc
cùng các tổ chức thành viên và thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở đã làm


sụp đổ mọi tham vọng lợi dụng toàn cầu hóa tấn công, bôi nhọ và tìm cách phá
hoại hệ thống chính trị ở Việt Nam.
Thực tế cho thấy, toàn cầu hóa đã và đang có những tác động mạnh mẽ đối với
Nhà nước và toàn bộ nền hành chính của Việt Nam. Đó là sự chia sẻ quyền lực
của Quốc hội và Chính phủ trong các vấn đề kinh tế, đối ngoại và trật tự, an
ninh. Cụ thể, sự tham gia ngày càng nhiều của các công ty xuyên quốc gia, các
tổ chức ngân hàng và tài chính quốc tế, các tổ chức chống tội phạm và khủng
bố... vào đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam; đồng thời, là sự thực hiện các hiệp
định, các cam kết quốc tế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế. Thực tế này
cũng đặt ra nhiều thách thức đối với vị trí, vai trò và chức năng của Nhà nước
Việt Nam. Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, cải cách và đổi mới phương thức hoạt động của Chính phủ, cải cách
một cách triệt để nền hành chính quốc gia mà Việt Nam đã và đang thực hiện
chính là những chủ trương và giải pháp kịp thời nhằm không ngừng nâng cao
vị trí, vai trò và hiệu quả xã hội của các bộ máy này.
Toàn cầu hóa mở rộng giao lưu và tạo ra một môi trường tự do và dân chủ
mang tính quốc tế. Trong điều kiện đó, một mặt, những tổ chức chính trị - xã
hội của quần chúng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng trong việc tham
gia giải quyết những vấn đề của các quốc gia, các khu vực và quốc tế; nhưng
mặt khác, chính các tổ chức này, cũng rất dễ bị các thế lực phản động lôi kéo,
lợi dụng, chi phối và kích động gây mâu thuẫn trong hệ thống chính trị dẫn đến
mất ổn định xã hội. Toàn cầu hóa đặt ra yêu cầu cần đổi mới nội dung và
phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự quản lý của Nhà nước đối với

các tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng theo hướng thúc đẩy sự lớn mạnh
của các tổ chức này và nâng cao vị trí, vai trò của chúng trong hệ thống chính
trị và đồng thuận cùng cả hệ thống chính trị trực tiếp tham gia thực hiện chiến
lược phát triển quốc gia.
5 - Về vấn đề Đảng Cộng sản cầm quyền. Đảng chính trị cầm quyền lãnh đạo
đất nước là một tất yếu khách quan ở mọi quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo thành công sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam mấy chục


năm qua là sự lựa chọn của lịch sử, của dân tộc và là vấn đề riêng của nhân dân
Việt Nam. Thế nhưng, thời gian qua, các thế lực phản động người Việt và nước
ngoài đã dùng nhiều thủ đoạn không ngừng tấn công vào vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Vấn đề làm mất vai trò cầm quyền của Đảng Cộng
sản Việt Nam là trọng tâm trong những âm mưu đen tối của chúng. Tuy nhiên,
cho đến nay, mọi âm mưu và thủ đoạn của các thế lực phản động nhằm vào
Đảng Cộng sản Việt Nam đã thất bại.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề vai trò và vị trí của
Đảng Cộng sản cầm quyền vẫn là một vấn đề cần hết sức quan tâm. Quan trọng
là Đảng Cộng sản cầm quyền cần phải sáng suốt, đổi mới nội dung và phương
thức lãnh đạo của mình đối với nhà nước và xã hội, phát huy dân chủ hơn nữa,
tăng cường lắng nghe và tiếp thu sự phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội
của quần chúng. Điều cơ bản là, muốn giữ vững vai trò người lãnh đạo duy
nhất ở Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay thì Đảng Cộng sản Việt
Nam phải thực sự trong sạch, vững mạnh và các đảng viên của Đảng phải trở
thành những tấm gương sáng, những con người mẫu mực thực sự: cần, kiệm,
liêm, chính, chí công, vô tư.
Như vậy, toàn cầu hóa kinh tế đã mang đến cho Việt Nam nhiều thời cơ nhưng
cũng nhiều thách thức trong phát triển. Cho đến nay, mặc dù chúng ta đã từng
bước nắm bắt thời cơ và đã bước đầu vượt qua thách thức, nhưng, nhiều thách
thức vẫn còn đó và những thách thức mới cũng đang nảy sinh. Vì vậy, để tiếp

tục vượt qua thách thức trong quá trình phát triển tiếp theo, chúng ta cần: tích
cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nắm bắt thời cơ; kiên định con đường
xã hội chủ nghĩa, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; gắn phát triển kinh
tế với giải quyết các vấn đề xã hội; kết hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
với sức mạnh của thời đại; không ngừng đổi mới và nâng cao sức mạnh của cả
hệ thống chính trị, nâng cao vị trí và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản; thực
hiện công bằng xã hội, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo; kiên quyết đấu tranh
chống tham nhũng, tệ nạn xã hội; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm


mưu và thủ đoạn của các thế lực phản động lợi dụng toàn cầu hóa để chống phá
cách mạng Việt Nam.



×