Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu Luận Môn KĐVTC_LUẬT UEH_ PHÁP LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM VỀ ĐIỀU KHOẢN LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM _Thầy Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.57 KB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN MƠN KINH DOANH DỊCH VỤ TÀI CHÍNH

PHÁP LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM VỀ ĐIỀU KHOẢN LOẠI TRỪ
TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM

Tên tác giả:
Số điện thoai:
Email:
Ngày hoàn thành: 16/5/2020

1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DNBH

Doanh nghiệp bảo hiểm

HĐBH

Hợp đồng bảo hiểm

LBVQLNTD

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

LKDBH



Luật Kinh doanh bảo hiểm

TNBH

Trách nhiệm bảo hiểm

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

2


Tóm tắt:
Sau gần 20 năm thực thi, LKDBH 2000 trải qua hai lần sửa đổi 2010, 2019 đã tạo
nên khung pháp lý tồn diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia
bảo hiểm, tuy nhiên còn bộc lộ một số bật cập trong quy định về điều khoản loại trừ
TNBH. Gần đây nhiều ý kiến dư luận về việc nên rút bớt phạm vi loại trừ bảo hiểm sẽ
làm gia tăng quyền lợi bên được bảo hiểm. Bài viết phân tích quy định pháp luật và chỉ
ra các bất cập còn tồn đọng liên quan đến loại trừ TNBH. Trên cơ sở đó, đề xuất một số
kiến nghị hoàn thiện pháp luật chặt chẽ, hiệu quả hơn.
1.

Quy định LKDBH về điều khoản loại trừ TNBH
LKDBH chia HĐBH thành 3 loại: HĐBH con người, HĐBH tài sản và HĐBH

trách nhiệm dân sự. Mỗi HĐBH luôn phải có những điều khoản nhất định. Khơng chỉ
LKDBH mà Luật bảo hiểm các nước trên thế giới đều quy định điều khoản loại trừ
TNBH là một nội dung phải có trong HĐBH. Mục đích chính cân bằng quyền lợi giữa

các bên, đảm bảo trật tự hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
1.1. Điều khoản loại trừ TNBH
Theo quy định tại Điều 16.1 LKDBH 2000, loại trừ TNBH là điều khoản được
quy định rõ trong HĐBH trong đó nêu ra các trường hợp DNBH không phải trả tiền
hoặc bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Có nghĩa khơng phải cứ tham gia bảo
hiểm là tất cả tổn thất xảy ra sẽ được DNBH thanh toán. Điều khoản này quy định các
trường hợp bên mua bảo hiểm sẽ không nhận được bất kỳ khoản chi trả nghĩa vụ bảo
hiểm nào của DNBH dù có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Từ đó, DNBH có thể thốt khỏi
nghĩa vụ chi trả bảo hiểm những trường hợp như: bên mua khai báo thông tin sai sự
thật, vi phạm pháp luật cố ý, thảm họa vượt q khả năng thanh tốn,….chỉ cần khơng
trái pháp luật.
LKDBH yêu cầu các DNBH phải quy định rõ và có nghĩa vụ giải thích các điều khoản
loại trừ nhiệm trong HĐBH để khách hàng có thể xem xét chắc chắn đồng ý hoặc từ
chối kí kết.
1.2. Các trường hợp không áp dụng điều khoản loại trừ TNBH
3


Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của bên mua luật đã quy định các trường hợp
không được loại trừ TNBH chung cho tất cả các loại HĐBH tại điều 16.3 LKDBH
2000. Đó là những tổn thất mà nguyên nhân do “bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật
do vô ý” hoặc “có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho DNBH về việc xảy
ra của sự kiện bảo hiểm”.
Đối với HĐBH con người, DNBH được loại trừ trách nhiệm trong các trường hợp
cụ thể tại điều 39 LKDBH 2000 đã bảo vệ quyền lợi của DNBH loại bỏ triệt để các
trường hợp có khả năng bên mua bảo hiểm lợi dụng trục lợi khi quy định: (1) người
được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật (có thể là tồn bộ hoặc một bộ phận nào đó)
vĩnh viễn do hành vi cố ý của bên mua hoặc người được thụ hưởng gây ra; (2) người
được bảo hiểm tự tử trong thời hạn 2 năm kể từ ngày mua bảo hiểm. Bởi trong các
HĐBH con người thì khách hàng nhận được tiền bồi thường từ DNBH khi còn sống

nên khả năng lợi dụng trục lợi bảo hiểm khá cao. Thực tế đã có trường hợp gây thương
tích cho người được bảo hiểm để nhận được khoản tiền bảo hiểm.
Đồng thời, điều 39.1.c cho phép DNBH có quyền khơng thanh toán tiền bảo hiểm khi
người được bảo hiểm chết do chịu án tử hình. Quy định này phù hợp với chuẩn mực
đạo đức xã hội và pháp luật nhiều nước trên thế giới cũng cho phép DNBH loại trừ
trách nhiệm đối với những hậu quả của hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.
2.

Một số hạn chế cần xem xét
Bên cạnh những điểm tích cực trên các quy định về vấn đề này vẫn còn một số

điểm hạn chế cần xem xét tập trung trên 2 khía cạnh:
2.1. Bất cập ở quy định pháp luật
Thứ nhất, LKDBH không giới hạn trường hợp loại trừ TNBH của DNBH đưa vào
hợp đồng, như vậy doanh nghiệp có thể quy định khơng giới hạn miễn là đúng với
nguyên tắc được làm những gì pháp luật không cấm. Bản chất HĐBH là loại hợp đồng
được xậy dựng trên ý chí của DNBH, khơng có sự thỏa thuận giữa 2 bên chủ thể mà
bên mua bảo hiểm chỉ có thể tham gia khi đã đồng ý các điều khoản được soạn sẵn
trong hợp đồng. Do vậy khơng thể loại trừ việc DNBH có thể lạm dụng quy định nhiều
4


trường hợp loại trừ TNBH bất lợi cho bên mua để từ chối nghĩa vụ thanh toán, bồi
thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm1.
Thứ hai, quy định về các trường hợp khơng áp dụng điều khoản loại trừ TNBH
cịn chưa chặt chẽ. Điều 16.3 LKDBH chỉ giới hạn đối tượng là “bên mua bảo hiểm”.
“Người được bảo hiểm” và “người thụ hưởng” không được đề cập đến trong đối tượng
phạm vi không áp dụng loại trừ. Mà trên thực tiễn thì rất nhiều trường hợp bên mua
bảo hiểm khơng đồng thời là người thụ hưởng hoặc người được bảo vệ2. Vậy nếu sự
kiện bảo hiểm xảy ra đối với người được bảo hiểm thì việc xác định yếu tố lỗi cố ý hay

vô ý của bên mua bảo hiểm trong trường hợp này là không liên quan, tạo nên lỗ hổng
DNBH có thể áp dụng quy định loại trừ trong HĐBH dù người được bảo hiểm vi phạm
pháp luật do vô ý.
Điều 39.1.c chỉ chú ý đến trường hợp người được bảo hiểm chịu án tử, phạm vi
này chưa phù hợp thông lệ quốc tế được đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng. Quy
định này bỏ qua các trường hợp người được bảo hiểm cố ý vi phạm pháp luật ở các
mức độ rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác - các hành vi nguy hiểm cho xã
hội bị lên án ở mức độ nhẹ hơn vẫn được đảm bảo quyền lợi. Ví dụ người được bảo
hiểm chết do cố ý vượt ngục không nằm trong trường hợp loại trừ. Hay như sản phẩm
bảo hiểm của DNBH Generali – life thì người được bảo hiểm bị đi tù không nằm trong
điều khoản loại trừ và vẫn được đảm bảo quyền lợi bảo hiểm3.
2.2. Vướng mắc trong việc thực thi, áp dụng chưa thống nhất các quy định
trên thực tế
Hiện nay, luật quy định điều khoản loại trừ TNBH phải có trong nội dung hợp
đồng nhưng HĐBH thiếu điều khoản này sẽ có hậu quả pháp lý như thế nào thì vẫn
chưa quy định. Khi xảy ra tranh chấp, Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khó khăn
trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên HĐBH không quy định điều khoản
1 tham khảo ngày 14/5/2020
2 tham
khảo ngày 15/5/2020
3 , tham khảo ngày 15/5/2020

5


loại trừ TNBH. Thực tiễn giải quyết tranh chấp cho thấy tồn tại 2 quan điểm khác nhau
về vấn đề này: Quan điểm đầu tiên cho rằng HĐBH đó sẽ bị tuyên bố vô hiệu khi xảy
ra tranh chấp. Quan điểm thứ hai là nếu không quy định điều khoản loại trừ TNBH thì
HĐBH xem như là chưa hình thành, vì đây được xem như điều kiện tồn tại của
HĐBH4.

Ngồi ra, chưa có sự thống nhất giữa LKDBH và LBVQLNTD về quy định điều
khoản loại trừ TNBH của chủ thể kinh doanh bảo hiểm. Như đã phân tích, trong
LKDBH 2000 thì điều khoản loại trừ TNBH phải có trong HĐBH và bên kinh doanh
bảo hiểm khơng phải chịu bất kì khoản thanh toán bảo hiểm nào trong trường hợp điều
khoản loại trừ. Trong khi đó điều 16.1.a LBVQLNTD 2010 lại quy định điều khoản
hợp đồng sẽ khơng có hiệu lực nếu có loại trừ trách nhiệm của chủ thể kinh doanh dịch
vụ, hàng hóa đối với người tiêu dùng. Như vậy, Luật này không thừa nhận giá trị hiệu
lưc những điều khoản có quy định loại trừ trách nhiệm của bên kinh doanh bảo hiểm,
dẫn đến nếu sự kiện bảo hiểm trong trường hợp loại trừ xảy ra thì DNBH vẫn phải
thanh tốn tồn bộ chi phí bảo hiểm. Tại hội thảo của TANDTC về “Pháp luật kinh
doanh bảo hiểm và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ” năm
2019 đã chỉ ra thực tế khi có tranh chấp mỗi bên chủ thể trong HĐBH sẽ áp dụng quy
định cả hai luật để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, đương nhiên theo quy định pháp
luật thì những căn cứ áp dụng đó đều hợp pháp.
3.

Một số nhận xét, kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật
Với ý kiến cho rằng rút bớt phạm vi điều khoản loại trừ sẽ làm gia tăng quyền lợi

của bên được bảo hiểm thì cần xét trên nhiều khía cạnh. Tuy phạm vi loại trừ bảo hiểm
càng ít thì phạm vi được bảo hiểm càng lớn. Nhưng trên các khía cạnh khác, điều
khoản này bảo vệ DNBH khơng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn khi gặp
phải sự kiện bảo hiểm gây thiệt hại trên diện rộng như: sóng thần, dịch bệnh…và khi
khơng có điều khoản này thì số phí bảo hiểm mà khách hàng phải trả là rất lớn vì phạm
4 Nguyễn Văn Tiến (2019), “Pháp luật kinh doanh bảo hiểm về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm - Những vướng
mắc, kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung”, Hội thảo “Pháp luật kinh doanh bảo hiểm và giải quyết tranh chấp trong
lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ” Tòa án nhân dân tối cao, 2/8/2019, Nha Trang
/>
6



vi loại trừ TNBH càng ít thì số tiền bồi thường của DNBH càng lớn. Do đó quy định
này cũng chính là bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của bên mua bảo hiểm, DNBH và
Luật cũng cần đảm bảo công bằng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Để giải quyết
các bất cập cịn tồn đọng và tránh tình trạng DNBH lợi dụng các kẽ hở của quy định về
vấn đề này để thu lợi, đảm bảo nguyên tắc của Nhà nước nghiêng về bảo vệ quyền lợi
bên yếu thế hơn trong HĐBH thì dưới đây là một số kiến nghị góp phần hồn thiện các
quy định:
Thứ nhất, cần bổ sung quy định giới hạn trường hợp phía DNBH đưa vào điều
khoản loại trừ TNBH trong HĐBH. Cơ chế kiểm soát, xem xét giới hạn để loại bỏ các
trường hợp có khả năng xâm phạm quyền lợi hợp pháp của khách hàng sẽ được phát
huy thông qua thực hiện quy trình đăng ký mẫu sản phẩm bảo hiểm của Bộ Tài chính 5.
Thứ hai, sửa đổi các điều luật về trường hợp không áp dụng điều khoản loại trừ.
Cụ thể điều 16.3 LKDBH có thể quy định dưới dạng: “bên mua bảo hiểm hoặc người
được bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý”. Đối với HĐBH con người DNBH sẽ không
phải trả tiền bảo hiểm khi hậu quả xảy ra do người được bảo hiểm có hành vi phạm tội
do cố ý. Điều này là phù hợp với thời kỳ hội nhập như ngày nay và bản chất pháp luật
xây dựng dựa trên chuẩn mực đạo đức đúng đắn của Việt Nam.
Thứ ba, để thống nhất trong quan điểm giải quyết khi có tranh chấp xảy ra Luật
nên bổ sung hậu quả pháp lý khi HĐBH thiếu điều khoản loại trừ TNBH. Không chỉ
riêng HĐBH mà hợp đồng dân sự nói chung thì ln phải có những điều khoản cơ bản
- là những điều khoản ghi nhận nội dung chủ yếu, không thể thiếu của hợp đồng. Xét
về nguyên tắc nếu không thoả thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng khơng thể
giao kết được. Mà theo Điều 13.1 LKDBH 2000 loại trừ TNBH là một điều khoản cơ
bản bởi điều khoản này buộc phải ghi nhận rõ trong nội dung HĐBH. Vì thế tơi đồng
tình với quan điểm thứ 2 cho rằng HĐBH trong trường hợp này được xem là chưa giao
kết. Đồng thời các bên cần khơi phục lại tình trạng tài sản ban đầu và trả lại những gì
đã nhận.
5 tham khảo ngày 14/5/2020


7


Ngoài ra, nên xác đinh LKDBH với tư cách là luật chuyên ngành và LBVQLNTD với
tư cách là luật điều chỉnh chung bởi bảo hiểm chỉ là một sản phẩm của người tiêu dùng
trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong khi đó LBVQLNTD điều chỉnh trong các
hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hóa nói chung. Theo nguyên tắc xác định hiệu lực
này thì có thể bảo vệ quyền, lợi ích tối đa cho bên mua bảo hiểm đồng thời bảo đảm
khơng xâm phạm những lợi ích chính đáng của DNBH.
Kết luận
Bảo hiểm với tư cách là một dịch vụ tài chính có vai trị quan trọng trong đời
sống xã hội hiện nay như chuyển đổi rủi ro, giảm thiểu tổn thất,...nhu cầu giao kết hợp
HĐBH của con người ngày càng cao.Việc đề ra loại trừ bảo hiểm là cần thiết trong tất
cả các HĐBH kể cả với sản phẩm bảo hiểm mọi rủi ro vẫn phải có loại trừ bảo hiểm.
LKDBH 2000 đã đưa ra các quy định pháp luật thiết yếu về loại trừ TNBH. Nhưng sau
một thời gian dài thi hành thì cũng khơng thể tránh khỏi bộc lộ những hạn chế chưa
phù hợp thực tiễn và vướng mắc gây tranh cãi về vấn đề này. Để đảm bảo quyền lợi tối
đa của các bên trong HĐBH và tính thống nhất của pháp luật thì nên có những sửa đổi
quy định pháp luật về điều khoản loại trừ TNBH như đã đề xuất.

Bảo hiểm với tư cách là một dịch vụ tài chính có vai trị quan trọng trong đời
sống xã hội hiện nay như chuyển đổi rủi ro, giảm thiểu tổn thất,...nhu cầu giao kết hợp
HĐBH của con người ngày càng cao.Việc đề ra loại trừ bảo hiểm là cần thiết trong tất
cả các HĐBH kể cả với sản phẩm bảo hiểm mọi rủi ro vẫn phải có loại trừ bảo hiểm.
LKDBH 2000 đã đưa ra các quy định pháp luật thiết yếu về loại trừ TNBH. Nhưng sau
một thời gian dài thi hành thì cũng không thể tránh khỏi bộc lộ những hạn chế chưa
phù hợp thực tiễn và vướng mắc gây tranh cãi về vấn đề này. Để đảm bảo quyền lợi tối

8



đa của các bên trong HĐBH và tính thống nhất của pháp luật thì nên có những sửa đổi
quy định pháp luật về điều khoản loại trừ TNBH như đã đề xuất.
Bảo hiểm với tư cách là một dịch vụ tài chính có vai trị quan trọng trong đời
sống xã hội hiện nay như chuyển đổi rủi ro, giảm thiểu tổn thất,...nhu cầu giao kết hợp
HĐBH của con người ngày càng cao.Việc đề ra loại trừ bảo hiểm là cần thiết trong tất
cả các HĐBH kể cả với sản phẩm bảo hiểm mọi rủi ro vẫn phải có loại trừ bảo hiểm.
LKDBH 2000 đã đưa ra các quy định pháp luật thiết yếu về loại trừ TNBH. Nhưng sau
một thời gian dài thi hành thì cũng khơng thể tránh khỏi bộc lộ những hạn chế chưa
phù hợp thực tiễn và vướng mắc gây tranh cãi về vấn đề này. Để đảm bảo quyền lợi tối
đa của các bên trong HĐBH và tính thống nhất của pháp luật thì nên có những sửa đổi
quy định pháp luật về điều khoản loại trừ TNBH như đã đề xuất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Generali-life (2020), Những câu hỏi thường gặp về giải quyết quyền lợi bảo hiểm
xem trực tuyến tại ( cập nhật

2.

ngày 15/5/2020)
Phí Thị Quỳnh Nga (2018), Về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong
Luật Kinh doanh bảo hiểm xem trực tuyến tại
/>
3.

websiteId=1&newsId=652&catId=33&lang=VN ( truy cập ngày 15/5/2020).
Đỗ Phương Thảo (2018), Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng kinh
doanh bảo hiểm xem trực tuyến tại />( truy cập ngày 14/5/2020).

9


4.

Nguyễn Văn Tiến (2019), “Pháp luật kinh doanh bảo hiểm về loại trừ trách nhiệm
bảo hiểm - Những vướng mắc, kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung”, Hội thảo “Pháp
luật kinh doanh bảo hiểm và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm phi
nhân thọ” Tòa án nhân dân tối cao, 2/8/2019, Nha Trang
/>
10



×