Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.33 KB, 17 trang )

lOMoARcPSD|11119511

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT
MAY CỦA VIỆT NAM

Họ và tên: Ngô Thị Dương
STT: 25
Mã sinh viên: 2014510025
Lớp tín chỉ: TMA301.5BS
Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thành Tồn

Hà Nơi, tháng 9 năm 2021
1


lOMoARcPSD|11119511

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HÀNH DỆT MAY VIỆT NAM...........3
1. Đánh giá chung ngành dệt may Việt Nam..............................................3
a. Điểm mạnh ......................................................................................................3
b. Hạn chế ...........................................................................................................3
2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam......................................4
a. Năm 2019 ........................................................................................................4
b. Năm 2020 ........................................................................................................4
c. Nửa đầu năm 2021 ......................................................................................5
3. Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may............................................................6


4. Những cơ hội, thách thức của hàng dệt may trong tình hình
dịch bệnh Covid 19.....................................................................................................................................6
CHƯƠNG II. CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
HÀNH DỆT MAY CỦA VIỆT NAM ................................................................8
1. Đối với nhà nước...............................................................................................8
a. Tham gia vào các tổ chức thương mại tự do, hiệp định thương
mại............................................................................................................................8
b. Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất hàng dệt may xuất
khẩu........................................................................................................................10
c. Vấn đề về nguồn nguyên liệu, nhân lực, công nghệ, xúc tiến
thương mại............................................................................................................11
2. Đối với doanh nghiệp ......................................................................................13
a. Các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm bao gồm : .......13
b. Nâng cao uy tín..........................................................................................13
CHƯƠNG III. Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC RÚT RA ..................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................17
2


lOMoARcPSD|11119511

CHƯƠNG I.TỔNG QUAN VỀ HÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
1. Đánh giá chung ngành dệt may Việt Nam
Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam. Với sự phát triển của cơng nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao động
có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành
dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hòa, vừa đảm
bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
a. Điểm mạnh
Ngành dệt may Việt Nam có thể tận dụng những điểm mạnh của mình như sau:

Trang thiết bị, máy móc của ngành đã được đổi mới, hiện đại hóa đến 90% đáp ứng
các yêu cầu khắt khe của các nhà nhập khẩu dệt may nước ngoài. Chất lượng của sản
phẩm cững được cải thiện, ngày càng tốt hơn và có thể xuất khẩu sang nhiều thị trường
khó tính như Hoa Kỳ, EU, Nhât,…Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may đã xây
dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu
thụ lớn trên thế giới. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng được tổ chức tốt có
quy mơ lớn, có kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu. Đồng thời cũng được bạn
hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tốt. Cuối
cùng, Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an tồn về xã hội, có sức
hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngồi, có vị trí địa lý thuận
lợi. Bản thân việc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
cũng mở rộng tiếp cận thị trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất
khẩu nói riêng. Đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam vẫn thể hiện được xu hướng
tăng.
b. Hạn chế
Ngành dệt may Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế, thách thức.
Thứ nhất: May xuất khẩu phần lớn theo phương thức gia công mà công tác thiết kế
mẫu, mốt chưa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo phương thức FOB thấp dẫn đến hiệu quả
sản xuất thấp. Mặt khác, cơng nghiệp phụ trợ cịnyếu, phát triển chưa tương xứng với
ngành may; nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lượng xuất khẩu để cung cấp cho ngành
may, tới 70% là nguyên vật liệu nhập khẩu do đó giá trị gia tăng không cao dẫn đến
việc công việc sản xuất còn thụ động, hạn chế khả năng phản ứng nhanh chóng. Như
3


lOMoARcPSD|11119511

đã phân tích ở trên, tính theo giá so sánh, giá trị sản phẩm của ngành còn phụ vào
nguyên phụ liệu nhập khẩu.
Thứ hai: Hầu hết các doanh nghiệp dệt may là vừa và nhỏ (SMEs), khả năng huy

động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Quy mô nhỏ
khiến các doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, và chỉ có thể cung
ứng cho một thị trường nhất định. Do đó, khi thị trường gặp khó khăn, các doanh
nghiệp sẽ trở ngại trong việc điều chỉnh phương thức thâm nhập thị trường hoặc
chuyển đổi sang thị trường khác.
Thứ ba: Kỹ năng quản lý doanh nghiệp và kỹ thuật sản xuất còn kém, đào tạo chưa
bài bản, năng suất thấp, mặt hàng cịn phổ thơng, chưa đa dạng chưa đạt chất lượng
bảo đảm. Công tác marketing và xúc tiến thương mại vẫn cịn hạn chế. Cơng tác thiết
kế thời trang, xây dựng và phát triển thương hiệu không được chú trọng. Phần lớn các
doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng được thương hiệu của mình, chưa xây dựng
được chiến lược Marketing dài hạn cho doanh nghiệp.
2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
a. Năm 2019
Năm 2019, ngành dệt may Việt Nam chịu sự tác động rất lớn của tình hình suy giảm
kinh tế thế giới do biến động chính trị và xung đột thương mại giữa các nền kinh tế
lớn, đặc biệt là xung đột thương mại Mỹ - Trung. Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may
dự kiến đạt 39 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 7,55% so với năm 2018. Như vậy, kết quả
này kém 1 tỷ USD so với mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD đặt ra từ đầu năm nay. Kim
ngạch nhập khẩu dệt may cả năm ước đạt 22,38 tỷ USD, tăng 2,21%. Giá trị nhập khẩu
phục vụ cho xuất khẩu đạt 19,26 tỷ USD, tăng 4,96%. Giá trị nội địa tăng thêm (thặng
dư thương mại) của hàng hóa dệt may xuất khẩu đạt 19,73 tỷ USD, tăng 10,19%; xuất
siêu 16,62 tỷ USD, tăng 2,25 tỷ USD.
Về thị trường xuất khẩu: Hoa kỳ vẫn là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu
ước đạt 15,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 38,97%; EU đạt 4,4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng
11,28%; Trung Quốc đạt 4,25 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 10,9%...
b. Năm 2020
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng dệt may
năm 2020 đạt 29,81 tỷ USD, giảm 9,2% so với năm 2019. Trong đó, xuất khẩu hàng
dệt may của doanh nghiệp có vốn FDI đạt 17,88 tỷ USD, chiếm 60% trong tổng kim
4



lOMoARcPSD|11119511

ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, giảm 7,4% so với năm trước.Riêng
tháng 12/2020 tăng 26,3% so với tháng 11/2020 nhưng giảm 4,5% so với tháng
12/2019, đạt trên 2,83 tỷ USD.
Mỹ là thị trường chủ đạo của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, đạt 13,99 tỷ USD,
chiếm 46,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước, giảm 5,8%
so với năm 2019; xuất sang EU (28 nước) đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt 3,63 tỷ USD,
chiếm 12,2%, giảm 14,8%; tiếp đến thị trường Nhật Bản đạt 3,53 tỷ USD, chiếm
11,9%, giảm 11,4% và sang Hàn Quốc đạt 2,86 tỷ USD, chiếm 9,6%, giảm 14,8% so
với năm 2019.
Trước ảnh hưởng trầm trọng của dịch COVID-19 đến nền kinh tế toàn cầu, ngành
dệt may cũng trải qua nhiều thách thức lớn. Ngành dệt may đối diện với nguồn cung bị
gián đoạn do thiếu hụt ảnh hưởng đến sự ổn định của một doanh nghiệp và cơng ăn
việc làm của người lao động. Bên cạnh đó, sức mua của người tiêu dùng thay đổi quá
nhanh, hàng loạt các hệ thống bán lẻ, siêu thị và các của hàng trên tồn cầu bị đóng
cửa, các nhãn hàng thanh tốn chậm… đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới q trình ổn định
sản xuất của doanh nghiệp.
c. Nửa đầu năm 2021
Tính đến giữa tháng 3 năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 7 tỷ USD,
tăng trưởng 1% so với cùng kỳ (kim ngạch 2T.2021 giảm 1% do cùng kỳ chưa chịu
ảnh hưởng của Covid – 19). Riêng nửa đầu tháng 3 tăng trưởng 11% so với năm ngoái,
khi dịch bệnh Covid – 19 bắt đầu ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu. Đến giữa tháng
7/2021, ngành dệt may báo cáo thu về gần 17 tỷ USD khi xuất khẩu. Theo số liệu
thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng dệt may trong nửa đầu tháng
7/2021 đạt gần 1,65 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm ngối. Trong đó, riêng
nhóm hàng vải xuất khẩu đạt gần 1,3 tỷ USD, chiếm 7,6% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt may, tăng 33,5% so với cùng kỳ. Nhóm hàng hàng dệt may của Việt

Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Mỹ, chiếm tới gần 50% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 7,6 tỷ USD, tăng gần 23% so với cùng kỳ
năm 2020. Trong đó riêng tháng 6/2021 xuất khẩu sang thị trường này đạt 1,59 tỷ
USD, tăng 21,4% so với tháng 5/2021 và tăng 18,4% so với tháng 6/2020.
Đứng sau thị trường chủ đạo Mỹ là thị trường Nhật Bản đạt 1,57 tỷ USD, giảm
4,5%, chiếm 10,3%; riêng tháng 6/2021 đạt 264,7 triệu USD, tăng 8,6% so với tháng 5
5


lOMoARcPSD|11119511

và tăng 3,4% so với tháng 6/2020. Sau đó là thị trường EU đạt 1,51 tỷ USD, tăng
14,5% so với cùng kỳ, chiếm 9,9%. Xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 1,24 tỷ USD, tăng
2,7%, chiếm 8,1%.
Nhìn chung, xuất khẩu nhóm hàng dệt may 7 tháng đầu năm 2021 sang hầu hết các
thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.
3. Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may
Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may là một phương thức thúc đẩy tiêu thụ hàng dệt
may mà trong đó nó bao gồm tất cả các biện pháp, chính sách, cách thức . . . của Nhà
nước và các doanh nghiệp dệt may nhằm tạo ra các cơ hội và khả năng để tăng giá trị
cũng như sản lượng của hàng dệt may được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Thúc đẩy xuất khẩu là một cách thức để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Đây là một vấn đề
quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào nói chung. Và với bất kỳ
doanh nghiệp dệt may nào nói riêng. Như vậy, chúng ta cũng có thể hiểu rằng thúc đẩy
xuất khẩu là một hoạt động tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Các biện pháp chính sách, cách thức . . . Nó có thể là những biện pháp cho thời kỳ
sản phẩm mới thâm nhập thị trường hoặc những biện pháp cho một sản phẩm đã được
cải tiến, hay là cho một sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường đó và đang tìm cách
cạnh tranh để giành giật thị phần.
4. Những cơ hội, thách thức của hàng dệt may trong tình hình dịch bệnh Covid19

Đại dịch Covid-19 được ghi nhận xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc vào khoảng
tháng 12/2019. Đến ngày 11/3/2020, WHO chính thức tuyên bố sự bùng phát của dịch
viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2)
gây ra là đại dịch tồn cầu. Tính đến ngày 22/4/2020, dịch đã lan đến 212 quốc gia và
vùng lãnh thổ với hơn 2,55 triệu người nhiễm và hơn 177 nghìn người đã tử vong . Để
ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh, hàng loạt quốc gia ban bố tình trạng khẩn cấp,
đóng cửa biên giới, áp dụng chính sách cách ly xã hội. Tuy nhiên, các chính sách này
cũng tác động tiêu cực không hề nhỏ đến nền kinh tế, trên cả phạm vi toàn cầu lẫn
quốc gia, phạm vi ngành đến doanh nghiệp.
Trong năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19, ngành Dệt may Việt Nam
gặp nhiều nhiều khó khăn và thách thức.
6


lOMoARcPSD|11119511

Phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu vẫn đang là thách thức và điểm nghẽn lớn
nhất để cải thiện giá trị cho ngành. Năm 2019 Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc gần
60% vải, 55% sợi và 45% phụ liệu phục vụ sản xuất hàng may mặc tiêu dùng nội địa
và xuất khẩu. Với bông nhập khẩu, ngành dệt may nhập lớn nhất từ Mỹ với 66.77%.
Phụ thuộc quá lớn nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài dễ gây ra những rủi ro cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi dịch bệnh mới bùng phát ở Vũ
Hán, các nhà máy ở Vũ Hán nói chung và Trung Quốc nói riêng bị đóng cửa, dẫn đến
sự ngưng trệ hoạt động cung ứng nguyên phụ liệu may mặc trên bình diện tồn cầu
trong đó có Việt Nam. Tình trạng này đẩy nhiều doanh nghiệp may ở Việt Nam vào
tình trạng sản xuất cầm chừng vào những tháng đầu bùng phát dịch bệnh do thiếu
nguyên liệu và phụ kiện. Bên cạnh đó, chiến thương mại Mỹ - Trung khi Mỹ áp thuế
cao đối với hàng dệt may Trung Quốc sẽ xuất hiện xu hướng chuyển tải bất hợp pháp,
gian lận xuất xứ của các doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam. Đây chính là nguy
cơ để Mỹ có thể truy xuất nguồn gốc, đánh thuế chống lẩn tránh đối vưới hàng dệt

may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ
Hành dệt may của Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch là ở việc
nhu cầu của khách hàng giảm sốc, đặc biệt ở các thị trường lớn như: Trung Quốc, châu
Âu và Bắc Mỹ. Kết quả là trên khắp châu Á, châu Âu và Mỹ, Covid-19 đã dẫn đến sự
đình trệ hoặc gián đoạn hẳn việc mua sắm những sản phẩm khơng thiết yếu, trong đó
có quần áo và phụ kiện. Hệ quả là với các nước xuất khẩu hàng may, việc giảm sốc
nhu cầu còn do lệnh phong tỏa đất nước ở các thị trường nhập khẩu lớn như EU và
Bắc Mỹ. Trong tháng 3/2020, nhiều DN của Mỹ, EU đã tuyên bố tạm ngừng nhận các
đơn hàng dệt may, đồ gỗ từ Việt Nam. Các DN Hàn Quốc dù khơng tun bố chính
thức nhưng cũng đã chủ động tạm ngừng các đơn hàng của các DN Việt Nam. Trong
khi, các DN dệt may chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ trong bối cảnh
dịch bệnh bùng phát thì một số ngành khác như da giày vẫn chưa tìm được sản phẩm
thay thế. So với 9 tháng đầu năm 2019, giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2020 của
ngành Dệt may và giày dép đều giảm 1- 2%. Nhưng đầu năm 2021 đã có những sự
khởi sắc cho ngành dệt may. Nhìn chung, xuất khẩu nhóm hàng dệt may 7 tháng đầu
năm 2021 sang hầu hết các thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020. Tính
đến hiện tại, một số doanh nghiệp Dệt may cho biết các nhà máy dệt may đã kín đơn
hàng đến tháng 8 năm 2021
7


lOMoARcPSD|11119511

CHƯƠNG II. CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNH
DỆT MAY CỦA VIỆT NAM
1. Đối với nhà nước
a. Tham gia vào các tổ chức thương mại tự do, hiệp định thương mại
Tham gia vào WTO
Tổ chức Thương mại thế giới là cơ chế ràng buộc cứng nhằm tiêu chuẩn hóa hợp tác
trong lĩnh vực mậu dịch đa phương. WTO có vai trị quan trọng trong việc xóa bỏ hàng

rào, thúc đẩy tự do hóa mậu dịch tồn cầu mà khơng tổ chức nào có thể thay thế.
Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới
WTO vào ngày 11/1/2007.
Việc xin gia nhập WTO là một giải pháp không thể thiếu để Việt Nam mở rộng thị
trường ra bên ngoài và nâng cao vị thế trong quan hệ kinh tế quốc tế. Bởi lẽ, tham gia
Tổ chức Thương mại thế giới sẽ tạo ra cho nước ta có những ưu đãi của chế độ tối huệ
quốc, tranh thủ sự ưu tiên giảm liên tục thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Theo đó,
bảo đảm được lợi ích của mình nhờ các biện pháp giải quyết tranh chấp mậu dịch quốc
tế, và nguyên tắc cạnh tranh công bằng, chống kỳ thị..
Từ những thuận lợi do việc gia nhập WTO đem lại cộng với những lợi thế về vị trí
địa lý, nguồn lực tài nguyên, thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn, cơ sở vật chất phục vụ
tăng cường nước ta đã gia nhập thị trường quốc tế mạnh mẽ, đẩy mạnh việc xuất khẩu
hàng hóa nói chung và hàng dệt may nói riêng
Hiệp định CTPPA
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định
CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên.
Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố San-ti-a-gơ, Chilê, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018.
Đặc biệt đối với thị trường Canada, cơ hội xuất khẩu hàng may mặc có dư địa cao
(chiếm khoảng 7% tổng thị phần nhập khẩu của Canada) vì nhiều cơng ty phân phối
dệt may hàng đầu thế giới có trụ sở tại Canada. Đặc biệt khi thuế nhập khẩu hàng may
mặc vào Canada sẽ gairm xuống cịn 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3
năm nếu đáp ứng đưuọc quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi. Mức chênh lệch thuế nhập khẩu
sẽ là động lực thúc đẩy dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Canada.
8


lOMoARcPSD|11119511

Hay thị trường Mê-xi-cô, thông tư số 07/2019/TT-BCT quy định về xuất khẩu hàng
dệt may sang mê-xi-cô theo hiệp định đối tác tồn diện và tiến bộ xun thái bình

dương
Thơng tư 201/2015/TT-BTC về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giữa Việt Nam Hàn Quốc do Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực ngày 20/12/2015, ban hành biểu thuế
nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại tự do Việt
Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2015 - 2018. Thông tư này đã hết hiệu lực ngày 1/9/2016
và được thay thế bởi Nghị định 131/2016/NĐ-CP.
Thông tư 182/2015/TT-BTC ban hành Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi 2016
CPTPP được đánh giá là tạo điều kiện thúc đẩy ngành liên kết các khâu sản xuất
kinh doanh và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu do quy định về xuất xứ…Hiện
nay với quy định chung của CPTPP các mặt hàng làm từ dệt may phải đảm bảo các
nguyên tắc từ vải trở đi. Hiện nay Việt Nam đã đẩy mạnh sử dụng vải nhiều nước
trong khối.
Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ
Hiệp định thương mại Việt-Mỹ có rất nhiều quy định đặc thù, Hiệp định sẽ tạo nên
nhiều điểm khác biệt so với những quy định của luật pháp trong nước. Đó là, những
khác biệt hàm chứa trong các quy định của Hiệp định về chính sách thuế, về các khoản
lệ phí liên quan đến xuất nhập khẩu, về cạnh tranh, về thương mại nhà nước, về giải
quyết tranh chấp... Bên cạnh đó, thị trường Mỹ là thị trường địi hỏi phải có sự tuân
thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng hàng hố, về giá cả, về thị hiếu khách
hàng.
Khơng thể phủ nhận hiệp định Thương mại Việt – Mỹ là bước đệm cho việc tiến sâu
vào thị trường Mỹ khó tính. Những con số đã khẳng định điều đó vì trong những năm
gần đây xuất khẩu dệt may sang thị trường Mỹ ln chiếm ưu thế hay nói cách khác
thị trường Mỹ cũng chính là thị trường tiêu thụ lớn nhất của hàng dệt may xuất khẩu.
Năm 2019, về thị trường xuất khẩu: Hoa kỳ vẫn là thị trường lớn nhất với kim ngạch
xuất khẩu ước đạt 15,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 38,97%; EU đạt 4,4 tỷ USD, chiếm tỷ
trọng 11,28%; Trung Quốc đạt 4,25 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 10,9%... Năm 2020 Mỹ là
thị trường chủ đạo của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, đạt 13,99 tỷ USD, chiếm
46,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; xuất sang EU (28

9



lOMoARcPSD|11119511

nước) đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt 3,63 tỷ USD, chiếm 12,2. Đầu năm 2021 Mỹ vẫn
là thị trường chủ đạo tiêu thụ hàng dệt may.
Hiệp định Thương mại tự do Việt - EU
Ký kết và thực thi hiệp định thương mịa tự do EU (EVFTA) mở ra cơ hội lơn và
tăng thêm lợi thế cạnh tranh về giá cả của hàng Việt Nam ra thị trường này.
Khi EVFTA có hiệu lực, 42,5% số dịng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm xuất
khẩu dệt may của Việt Nam sẽ được xóa ngay (chủ yếu là với nguyên liệu dệt), phần
còn lại (chủ yếu là thuế đối với sản phẩm dệt may cuối cùng) sẽ giảm dần xuống 0%
trong vòng 3-7 năm từ mức khởi điểm 12%. Hiện tại, EU là thị trường xuất khẩu lớn
thứ hai của ngành dệt may Việt Nam, các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu
sang EU hiện chịu mức thuế 4-12% (thuế cơ sở). Việc giảm thuế từ mức hiện tại, tạo
cơ hội cho các nhà xuất khẩu nghuyên liệu dệt (vải, sợi, len…) sang EU (hiện chiếm
tyer trọng nhỏ trong giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU) sẽ hưởng
lợi ngay khi EVFTA có hiệu lực. Hiện tại, ngành sợi và vải là những ngành có năng
suất lao động và lợi nhuận sau thuế cao nhất trong ngành dệt may. Đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu sản phẩm dệt may hoàn thiện sang EU, nhiều nhận định cho rằng lợi
ích từ EVFTA sẽ tăng mạnh cùng với đà giảm của thuế quan từ năm thứ hai trở đi.
b. Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất hàng dệt may xuất khẩu
Đây là biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng bởi tuy xuất khẩu hàng dệt may đã được
đưa lên vị trí ưu tiên và được coi là một trong những lực chính thúc đẩy sự phát triển
toàn bộ nền kinh tế nhưng trên thực tế việc đầu tư chủ yếu vẫn tập trung vào sản xuất
hàng thay thế nhập khẩu. Để xuất khẩu hàng dệt may có được nguồn vốn đầu tư cần
thiết trong hồn cảnh tích luỹ nội bộ có hạn, cần nhanh chóng khắc phục tình trạng này
theo các hướng sau: Triệt để và nhất quán thi hành các hình thức ưu đãi giành cho sản
xuất hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng đã được đề cập
đến trong Luật Khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi; Xoá bỏ ngay các thủ tục xét

duyệt phiền hà đối với đầu tư đặc biệt là phê duyệt nhập khẩu máy móc thiết bị.
Hiện nay, tuy vị trí của đầu tư trong nước đã được nâng cao nhưng ở ngành dệt may,
doanh nghiệp trong nước chưa được đối xử bằng hoặc cao hơn các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài.
-Đầu tư 100% vốn nước ngoài và liên doanh : Những sản phẩm địi hỏi vốn đầu tư
lớn, cơng nghệ phức tạp mà ta chưa đủ khả năng quản lý, chưa đủ kinh nghiệm thì
10


lOMoARcPSD|11119511

khuyến khích gọi đầu tư nước ngồi, kể cả 100% vốn nước ngồi, thậm chí nếu chủ
đầu tư muốn tiêu thụ một tỷ lệ nào đó ở Việt Nam thì tuỳ từng trường hợp cụ thể có thể
ưu tiên cho họ để hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Ưu tiên sản xuất những sản phẩm có chất
lượng cao để xuất khẩu. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi đầu tư vào các dự án
sản xuất nguyên phụ liệu may.
-Đối với đầu tư bằng nguồn vốn trong nước: Khuyến khích mọi thành phần kinh tế
tham gia không hạn chế quy mô và số lao động làm thuê. Đầu tư của Nhà nước tập
trung cho các cơng trình trọng điểm: các xí nghiệp dệt-nhuộm-hồn tất có quy mơ
lớn,các trung tâm thương mại...địi hỏi vốn và cơng nghệ cao có tác dụng cho nhiều
doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác không đảm đương nổi. Trong các khâu còn
lại, Nhà nước chỉ ban hành các chính sách ưu đãi để khuyến khích cá nhân và doanh
nghiệp chủ động đầu tư sản xuất, kinh doanh.
-Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hố ngành dệt may tập trung vốn cho các cơng trình
trọng điểm và huy động thêm vốn nhàn rỗi trong dân, tăng nguồn vốn cho sản xuất.
( Quyết định 429/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch
sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 của Tập
đoàn Dệt May Việt Nam)
c. Vấn đề về nguồn nguyên liệu, nhân lực, công nghệ, xúc tiến thương mại
Nguồn nguyên liệu

Để đáp ứng đủ nguyên liệu cho ngành dệt, giảm bớt nhập khẩu thì vấn đề tất yếu là
phải có chiến lược quy hoạch phát triển tổng thể vùng nguyên liệu các loại tơ sợi thiên
nhiên cho ngành dệt và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển vùng nguyên
liệu, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho sự phát triển của ngành dệt, đồng thời đặt cơ
sở cho việc hình thành và sản xuất sợi hố học. Muốn vậy phải có chiến lược đồng bộ
về cơ chế tổ chức giữa vùng nguyên liệu và chế biến, những chính sách lớn của Nhà
nước về khuyến nông và đầu tư công nghệ cao cho việc trồng bông và trồng dâu nuôi
tằm nhằm tạo ra nguyên liệu bơng và tơ tằm có chất lượng cao. Mục tiêu trước mắt
đến năm 2010 có thể thoả mãn 50% nhu cầu của ngành dệt. Hơn nữa cần tăng cường
đầu tư công nghệ sản xuất xơ PE và tơ PE để đáp ứng nhu cầu sử dụng dự kiến năm
2010 là 20 vạn tấn. Kết hợp với ngành sản xuất hoá chất để cung cấp thuốc nhuộm và
các hoá chất khác cho ngành dệt. Bên cạnh đó cần đặc biệt chú trọng khuyến khích đầu
tư phát triển sản xuất trong nước các nguyên phụ liệu đủ tiêu chuẩn quốc tế, có chất
11


lOMoARcPSD|11119511

lượng cao, mẫu mã phù hợp.v.v.. nhằm phục vụ đắc lực cho nhu cầu của ngành may
mặc xuất khẩu. Đồng thời xây dựng hệ thống các chính sách khuyến khích sử dụng
nguyên phụ liệu sản xuất trong nước (chính sách thuế, hàm lượng nội địa của sản
phẩm xuất khẩu) .
Nhân lực
Cần có chính sách hỗ trợ khuyến khích, thu hút và đào tạo những cán bộ ở bậc đại
học và trên đại học cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam, khắc phục tình trạng
thiếu kỹ sư chuyên ngành về may mặc, dệt trầm trọng hiện nay và có thể còn kéo dài
trong vài năm tới. Đầu tư cho các trường dạy nghề, đào tạo ngày càng nhiều công nhân
kỹ thuật lành nghề đáp ứng được yêu cầu sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện
đại, nhằm đào tạo một đội ngũ cơng nhân có tay nghề cao, thực sự trở thành thế mạnh
về nhân lực của ngành dệt may Việt Nam.

Cơng nghê
Kết hợp hài hồ giữa nhập khẩu thiết bị công nghệ hiện đại với thiết bị công nghệ
đã qua sử dụng cho ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm may mặc và ngành công
nghiệp dệt, chú trọng đầu tư có trọng điểm cho ngành sản xuất các ngun phụ liệu
cho ngành may, cơng nghệ đóng gói bao bì sản phẩm và các xí nghiệp hố chất phục
vụ cho ngành dệt nhằm vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản phẩm, tăng cường
chất lượng sản phẩm và hiệu quả xuất khẩu, vừa cân đối được vốn đầu tư cho trang
thiết bị và đảm bảo tính cạnh tranh về giá của sản phẩm xuất khẩu trên cơ sở tính hiệu
quả kinh tế. Ưu tiên đầu tư cho cơng nghệ thiết kế máy vi tính nhằm nâng cao năng lực
sáng tạo mẫu mã. Có chính sách khuyến khích đầu tư với các dự án sản xuất sản phẩm
mới theo tiêu chuẩn TQM, ISO 14000, ISO 9000.
Xúc tiến thương mại
Bộ Thương mại phải thu thập và phổ biến thông tin về thị trường cho các doanh
nghiệp. Đồng thời, việc hoạch định chiến lược tổng thể về thị trường là việc có tầm
quan trọng hàng đầu trong thời gian trước mắt. Bộ Thương Mại và thương vụ Việt
Nam tại các thị trường phải nắm rõ được đặc điểm, tính chất nhu cầu về hàng dệt may
cũng như thể chế của các thị trường để giúp cho các doanh nghiệp trong nước vào
việc: sản xuất mặt hàng gì ?, số lượng sản xuất và khả năng xuất khẩu là bao nhiêu?,
vận chuyển như thế nào ?, đối thủ cạnh tranh nào? cũng như phương thức cạnh tranh
như thế nào ?
12


lOMoARcPSD|11119511

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Cục xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh
nghiệp trong lĩnh vực thông tin và tiếp thị. Chức năng của Cục xúc tiến thương mại là
phổ biến thông tin và tổ chức, xúc tiến các hoạt động thương mại. Trên cơ sở chiến
lược thâm nhập thị trường đã được hoạch định, Cục xúc tiến có nhiệm vụ xây dựng lộ
trình hành động cụ thể để giúp các doanh nghiệp đưa hàng hoá Việt Nam vào thị

trường Mỹ.
2. Đối với doanh nghiệp
a. Các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm bao gồm :
+Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phục liệu, tạo bạn hàng cung cấp nguyên phụ
liệu ổn định, đúng thời hạn, đảm bảo tổt nguyên phụ liệu, tránh xuống phẩm cấp. Cần
lưu ý răng nguyên liệu sợi vải là những hàng hoá hút ẩm mạnh, dễ hư hỏng.
+Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, cơng nghệ,
quy trình sản xuất theo đúng mẫu hàng và taì liệu kỹ thuật bên đặt hàng cung cấp về
mẫu, quy cách kỹ thuật, nhãn mác, đóng gói bao bì:
+Tuân thủ đúng quy trình kiểm tra chất lượng. Đảm bảo đúng yêu cầu về giao
hàng : giao hàng đúng thời hạn là yêu cầu rất quan trọng với sản phẩm dệt may do yếu
tố thời vụ và hợp thời trang là một trong những yễu tố quyết định về tính cạnh tranh
của nhóm hàng này.
b. Nâng cao uy tín
Uy tín là vấn đề mang tính chất sống cịn đối với một doanh nghiệp. Chất lượng,
mẫu mã, kiểu dáng, giá cả, dịch vụ ... đối với khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến uy tín
cho nên cần phải được coi trọng, dần dần cải thiện được hình ảnh tốt đẹp của doanh
nghiệp trong mắt khách hàng. Tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín trên thị trường
quốc tế. Để xuất khẩu trực tiếp sản phẩm Việt Nam phải được kinh doanh bằng nhãn
mác của mình trên thị trường quốc tế. Muốn vậy:
+Cần tập trung đầu tư cho công nghệ tiên tiến trong khâu thiết kế mẫu mã vải cũng
như sản phẩm may
+Tổ chức công tác tiếp thị và đăng ký nhãn hiệu hàng hố.
+Trước mắt, có kế hoạch hợp tác với các viện Mode, hoặc thuê chuyên gia thiết kế
mode để đẩy nhanh q trình hồ nhập và thị trường thế giới.
+Khắc phục khó khăn về thiếu nguồn tài chính và nhân lực trong khâu thiết kế mẫu
mã, phát triển sản phẩm mới thông qua việc trao đổi bản quyền giữa các công ty và
13



lOMoARcPSD|11119511

tranh thủ sự hỗ trợ của các nhà nhập khẩu cũng như đại diện của các mạng lưới phân
phối tại nước nhập khẩu.
+Khi chưa có tên tuổi trên thị trường thế giới thì cách tốt nhất để thâm nhập thị
trường trong giai đoạn đầu , là mua bằng sáng chế, nhãn hiệu của cơng ty nước ngồi
để làm ra các sản phẩm của họ với giá rẻ hơn, qua đó thâm nhập vào thị trường thế
giới bằng sản phẩm sản xuất tại Việt Nam , đồng thời học tập kinh nghiệm, tiếp thu
công nghệ để tiến tới sự thiết kế mẫu mã.
+Khai thác lợi thế của việc tham gia chương trình hợp tác cơng nghiệp ASEAN
(AICO) nhằm thu hút cơng nghệ cao của các nước ASEAN, hợp tác trong phát triển
sản phẩm mới, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và khai thác lợi thế về thuế suất, thuế quan
ưu đãi bằng mức thuế suất CEPT.
Đẩy nhanh tiến trình triển khai chương trình hợp tác cơng nghiệp ASEAN (AICO),
các tổ chức, cơ quan chức năng – Bộ thương mại, Bộ công nghiệp, phong thương mại
và công nghiệp Việt Nam... Cần tổ chức tuyên truyền rộng rãi cho các doanh nghiệp về
AICO cũng như các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may như tìm đối tác ở các
nước ASEAN khác hoặc khuyến khích tăng hàm lượng nội địa sản phẩm, tăng tỷ lệ sản
phẩm xuất khẩu... để đáp ứng các tiêu chuẩn tham gia AICO.

14


lOMoARcPSD|11119511

CHƯƠNG III. Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC RÚT RA.
Trong những năm qua, cùng với nhịp độ gia tăng cao về tổng giá trị buôn bán của Việt
Nam sang thị trường nước ngịa thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cũng
không ngừng tăng cao cả về số lượng, chất lượng và chủng loại khi Hiệp định Thương
mại có hiệu lực song khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam vẫn

rất lớn. Đó là việc hàng dệt may Việt Nam sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với hàng Trung
Quốc, Hồng Công, Đài Loan... mà Việt Nam lại là nước đến sau, năng lực sản xuất còn
bé, chất lượng sản phẩm chưa cao, thua kém về vốn, công nghệ quản lý, thị phần và
kinh nghiệm trên thị trường.
Trước những khó khăn và thách thức như vậy thì làm thế nào cho hàng dệt may Việt
Nam thâm nhập được vào thị trường nước ngoài là vấn đề bức xúc của các doanh
nghiệp Việt Nam. Do vậy, để làm được việc này cần có sự phối hợp đồng bộ và nhịp
nhàng giữa các Bộ, ngành có liên quan với các doanh nghiệp.
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp chuẩn bị tốt hàng trang, nâng cao năng lực cạnh tranh
với các cơng ty nước ngồi trên thị trường nước ngoài, tạo điều kiện cho hàng dệt may
Việt Nam thâm nhập vào thị trường này, Nhà nước cần có chính sách đầu tư hợp lý cho
ngành dệt may, đẩy mạnh cơng tác xúc tiến thương mại, đơn giản hố thủ tục hành
chính trong quản lý Nhà nước, thủ tục thuế xuất nhập khẩu, thuế, hải quan. Đồng thời
cũng cần tiếp tục cải tiến các cơ chế tài chính, tín dụng và tạo các điều kiện cần thiết
cho ngành dệt may thâm nhập thành cơng thị trường nước ngồi.
Ở tầm vĩ mô các doanh nghiệp cần phải lựa chọn chiến lược sản phẩm và thị phần để
tiếp cận thị trường, chuyên mơn hố sản xuất, nâng cao năng suất lao động để có giá cả
cạnh tranh, tăng cường cơng tác thiết kế sản phẩm, xây dựng uy tín nhãn mác và
thương hiệu doanh nghiệp, tiếp cận nhanh văn hoá kinh doanh của các nước mục tiêu,
tìm hiểu kỹ pháp luật cũng như phong tục tập quán của người các nước, tăng cường
hoạt động tiếp thị một cách chủ động, đặc biệt là quảng bá sản phẩm, nhãn hiệu doanh
nghiệp tại thị trường... Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường
nước ngoài sẽ là bước đi quan trọng của ngành dệt may Việt Nam trong tiến trình phát
triển và hội nhập với thế giới, đưa Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu hàng dệt
may, góp phần thực hiện thành cơng cơng cuộc “ Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá “ của
đất nước.
15


lOMoARcPSD|11119511


Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong cơng tác thu thập tài liệu, nghiên cứu và xây dựng
bài làm song do thời gian nghiên cứu cũng như trình độ có hạn nên khố luận này chắc
chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong sự đóng góp ý kiến quý
báu của các thầy cô giáo, bạn bè và độc giả để đề tài này thêm hoàn thiện và khả thi.

16


lOMoARcPSD|11119511

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang wed Invest Việt Nam
/>2. Trang Wed của Sở cơng thưởng tp. Hồ Chí Minh
/>/asset_publisher/SSirgzdjy3KW/content/id/4200913/thi-truong-xuat-khau-hang-detmay-nam-2020?enableXemTheoNgay=false
3. Wed Cục phát triển Doanh nghiệp
/>4. Tạp chí cộng sản về tác động của đại dịch Covid-19 và một số giải pháp chính sách
cho Việt Nam trong giai đoạn tới:
/>5. Wed hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu
/>6. Wed Hiệp hội dệt may Việt Nam
/>7. Wed Hải quan Việt Nam
/>8. Luật Việt Nam về thông tư
/>
17



×