Tải bản đầy đủ (.docx) (136 trang)

Dạy học theo kỹ thuật dạy học tích cực môn phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trường đại học sư phạm kỹ thuật tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

DẠY HỌC THEO KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
MƠN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC GIÁO DỤC TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ
PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

MÃ SỐ: T2013-183

SKC005457

Tp. Hồ Chí Minh, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ
THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG

DẠY HỌC THEO KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
MƠN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO
DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ
CHÍ MINH

Mã số: T2013-183
Chủ nhiệm đề tài: GVC. TS. Võ Thị Ngọc Lan



TP. HCM, 12 /2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN SPKT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG

DẠY HỌC THEO KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
MƠN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO
DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ
CHÍ MINH

Mã số: T2013-183

Chủ nhiệm đề tài: Võ Thị Ngọc Lan
Thành viên đề tài: Võ Thị Ngọc Lan

TP. HCM, 12/2013


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG................................................................................................................................... 5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................................... 6
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................... 7
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong và ngồi nước................7

2. Tính cấp thiết........................................................................................................................................ 9
3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................................ 10
4. Cách tiếp cận...................................................................................................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................ 10
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 10
7. Nội dung nghiên cứu....................................................................................................................... 11
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................................................... 12
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ THUẬT DẠY HỌC................................................... 12
1.1. Khái niệm.................................................................................................................................... 12
1.1.1. Kỹ thuật dạy học............................................................................................................... 12
1.1.2. Tính tích cực....................................................................................................................... 12
1.1.3 Tính tích cực học tập......................................................................................................... 13
1.1.4. Kỹ thuật dạy học tích cực............................................................................................... 13
1.2. Khái quát về kỹ thuật dạy học tích cực.............................................................................. 13
1.2.1. Phân biệt quan điểm dạy học, phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học .. 13
1.2.2. Điều kiện cơ bản áp dụng kỹ thuật dạy học tích cực............................................. 15
1.2.3. Một số kỹ thuật dạy học tích cực................................................................................. 16
1.2.3.1. Động não (Công não)

16

1.2.3.2. Kỹ thuật 635 20
1.2.3.3. Kỹ thuật đặt câu hỏi 22
1.2.3.4. Kỹ thuật thông tin phản hồi 24
1.2.3.5. Kỹ thuật mảnh ghép 26
1.2.3.6. Kỹ thuật “Bể cá”
1.2.3.7. Kỹ thuật điểm yếu hay điểm khó hiểu
1.2.3.8. Kỹ thuật kim tự tháp

28

30
31

1.2.3.9. Sơ đồ tư duy 32

1


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................................................... 35
Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
36
2.1. Tổng quan về trường đại học Sư Phạm Kỹ thuật TP. HCM......................................... 36
2.2. Giới thiệu về Viện Sư phạm Kỹ thuật................................................................................. 37
2.3. Chương trình mơn Phương pháp nghiên cứu khoa học theo chương trình 150 tín
chỉ........................................................................................................................................................... 38
2.4. Tình hình dạy học theo kỹ thuật dạy học tích cực.......................................................... 38
2.4.1. Tổ chức khảo sát thực trạng.......................................................................................... 38
2.4.2. Thực trạng về dạy học theo kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy mơn
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục........................................................................ 39
2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng.......................................................................................... 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................................................... 50
Chương 3: QUI TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH
CỰC MƠN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM............................................................................. 51
3.1. Cơ sở xây dựng qui trình tổ chức dạy học theo kỹ thuật dạy học tích cực .............51
3.2. Nguyên tắc xây dựng qui trình tổ chức dạy học theo kỹ thuật dạy học tích cực 51
3.3. Qui trình tổ chức dạy học theo kỹ thuật dạy học tích cực............................................ 52
3.4. Vận dụng qui trình tổ chức kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Phương
pháp nghiên cứu khoa học giáo dục ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố

Hồ Chí Minh....................................................................................................................................... 53
3.4.1. Lựa chọn kỹ thuật dạy học tích cực............................................................................ 53
3.4.1.1. Phân tích chương trình mơn Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo
dục................................................................................................................................................ 53
3.4.1.2. Tìm hiểu đặc điểm của giáo viên và học sinh.................................................. 56
3.4.1.3. Xác định kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp cho mơn Phương pháp
nghiên cứu khoa học giáo dục.............................................................................................. 57
3.4.2. Lập kế hoạch giảng dạy theo kỹ thuật dạy học tích cực....................................... 57
57
GIÁO ÁN LÝ THUYẾT 1........................................................................................................ 57
3.4.3. Thực hiện bài dạy theo kỹ thuật dạy học tích cực.................................................. 72
3.4.4. Đánh giá bài dạy............................................................................................................... 73
3.4.5. Đánh giá qui trình tổ chức dạy học theo kỹ thuật tích cực...................................... 75

2


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................................................... 77
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................................... 78
1. Kết luận................................................................................................................................................ 78
2. Tự đánh giá......................................................................................................................................... 78
3. Hướng phát triển của đề tài............................................................................................................ 78
4. Khuyến nghị....................................................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................... 80
PHỤ LỤC..................................................................................................................................................... 82

3


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa khái niệm quan điểm dạy học, phương pháp dạy học và
kỹ thuật dạy học.......................................................................................................................................... 14
Hình 1.2: Sơ đồ kĩ thuật “Mảnh ghép”................................................................................................ 27
Hình 2.1: Sơ đồ mức độ sử dụng phương tiện của GV qua ý kiến của SV.............................. 40
Hình 2.2: Sơ đồ mức độ sử dụng phương tiện của GV qua ý kiến của GV............................. 40
Hình 2.3: Sơ đồ mức độ sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của SV........44
Hình 2.5: Sơ đồ thực trạng tổ chức thảo luận.................................................................................... 46
Hình 2.6: Sơ đồ vận dụng các kỹ thuật dạy học theo ý kiến của SV......................................... 46
Hình 2.7: Sơ đồ vận dụng kỹ thuật dạy học theo ý kiến của GV................................................ 47
Hình 2.8: Sơ đồ về kỹ thuật dạy học thích được vận dụng trong giảng dạy theo ý kiến của
SV.................................................................................................................................................................... 47
Hình 2.9: Sơ đồ mức độ tiếp thu bài của SV khi GV vận dụng dù chỉ 1 KTDH....................49
Hình 3.1: Sơ đồ qui trình tổ chức dạy học theo kỹ thuật dạy học tích cực .............................. 52
Hình 3.2: Sơ đồ khẳng định đã học các kỹ thuật dạy học trong lớp thử nghiệm .................... 74
Hình 3.3: Sơ đồ thể hiện yêu thích học các kỹ thuật dạy học của SV....................................... 74
Hình 3.4: Sơ đồ khẳng định của SV về ý nghĩa của việc vận dụng KTDH............................. 75

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phiếu mẫu................................................................................................................................. 20
Bảng 2.2: Phân bố sinh viên được khảo sát qua các năm.............................................................. 39
Bảng 2.3: Ý kiến của giảng viên về việc áp dụng phương pháp phù hợp với nội dung đặc
thù................................................................................................................................................................... 41
Bảng 2.4: Ý kiến của giảng viên về các kỹ thuật dạy học phù hợp với nội dung đặc thù 42
Bảng 2.6: Mức độ sử dụng KTDH theo ý kiến của sinh viên...................................................... 48
Bảng 3.1: Ý kiến đánh giá về qui trình tổ chức dạy học theo kỹ thuật dạy học tích cực của
GV................................................................................................................................................................... 75


5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Viết tắt
CDIO
B
DH

GV
HTTCDH
KTDH

PPDH
PPNCKHGD
SD
SV
TC
TP
TP. HCM
TT
TX

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong và ngoài nước
Ở Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ 21, Giáo dục Phổ thông đã triển khai

nhiều dự án. Đặc biệt, Dự án phát triển giáo dục Trung học phổ thông, trong đó với chủ đề
“Đổi mới phương pháp dạy học trung học phổ thông” vào năm 2006… đã quan tâm nhiều
về các kỹ thuật dạy học tích cực. Có nhiều lớp tập huấn cho giáo viên về các Kỹ thuật dạy
học tích cực, tập trung vào các kỹ thuật dạy học tính hợp tác. Dự án Việt Bỉ “Nâng cao
chất lượng bồi dưỡng giáo viên tiểu học và trung học cơ sở các tỉnh niềm núi phía bắc Việt
Nam” (VIE 04 019 11) vào tháng 5. 2006 - Tập huấn giảng viên Trung ương về dạy và học
tích cực. Từ năm học: 2007-2008, dự án hợp tác Việt-Bỉ đã tập huấn cho giảng viên, giáo
viên cốt cán của một số tỉnh miền núi phía Bắc. Cùng với “phương pháp dạy học theo dự
án”, phương pháp “học theo góc”, “học theo hợp đồng” đã chính thức được đưa vào dạy
học các bộ môn. Bên cạnh các phương pháp dạy học này, các giảng viên và giáo viên còn
được trang bị về kỹ thuật dạy học: kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật các mảnh ghép, làm
phong phú thêm về mặt khái niệm và sự ứng dụng hiệu quả hơn các phương pháp dạy học
và các kỹ thuật dạy học trong quá trình dạy học ở trường sư phạm và trường phổ thông.

Đến năm 2010 dự án này đã ra mắt tài liệu: Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và
kỹ thuật dạy học tích cực. Cũng trong giáo dục phổ thơng, cịn xuất hiện tài liệu Lý luận
dạy học hiện đại - Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học - của tác giả Nguyễn
Văn Cường và Bernd Meier. Trong đó, hai tác giả phân biệt rõ về các khái niệm quan điểm
dạy học, phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học. Các tác giả đã trình bày rõ và chi tiết
về các kỹ thuật dạy học tích cực như: động não, động não viết, kỹ thuật XYZ, kỹ thuật “bể
cá”, kỹ thuật “ổ bi”…
Trong các luận văn thạc sỹ Giáo dục và luận văn thạc sỹ Lý luận và phương pháp dạy
học kỹ thuật ở Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM từ khóa 1 đến khóa 18 đã cơng
bố thì chưa có đề tài nghiên cứu về kỹ thuật dạy học tích cực. Các cơng trình nghiên cứu
có đề cập đến kỹ thuật dạy học, song chỉ lồng ghép để minh họa các phương pháp dạy học
tích cực ở một số mơn. Như trong đề tài luận văn thạc sỹ khóa 2010 -2012 (B) của tác giả
Bồ Thị Hồng Thắm với tên các đề tài: “Tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa mơn
cơng nghệ 11 tại Trường THPT Bến Cát”. Trong luận văn này, tác giả đã đề cập đến 7 kỹ
thuật dạy học và ứng dụng kỹ thuật mảnh ghép trong tổ chức dạy học môn Công nghệ 11
tại Trường THPT Bến Cát [7].

7


Như vậy, chúng ta có thể nhận định rằng, kỹ thuật dạy học tích cực đã được sự quan tâm
và áp dụng trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam.
Trên thế giới, nhiều tác giả đề cập đến dạy học tích cực, mặc dù khơng có tên gọi là kỹ
thuật dạy học như ở Việt Nam, xong về nội dung chi tiết của các phương pháp này, theo
cách nhìn nhận của các tác giả Việt Nam là tương đồng với nghĩa kỹ thuật dạy học. Chẳng
hạn, tài liệu tiếng Đức với tựa đề “Besser Lehren – Praxisorientierte Anregungen und
Hilfen für Lehrende in Hochschule und Weiterbildung” ở Heft 2 Methodensammlung theo
đúng nghĩa tiếng Việt là dạy học tốt hơn – Kích thích định hướng thực hành và giúp đỡ
giáo viên trong trường đại học và trong bồi dưỡng, tập 2 Tổng hợp các phương pháp của
nhóm tác giả Trường Đại học Albert- Ludwigs Freiburg. Nhưng nếu đọc và hiểu về nội

dung của tài liệu và dựa trên những tài liệu của tác giả Việt Nam thì tên gọi của tập 2 được
dịch là Tổng hợp các kỹ thuật dạy học. Trong tài liệu này, các tác giả đã mô tả 38 hình thức
cơ bản của kỹ thuật dạy học, 135 kiểu biến thể của các hình thức cơ bản và phối hợp nhiều
kỹ thuật dạy học. Mỗi kỹ thuật được trình bày theo cấu trúc: Bắt đầu từ mô tả khái quát,
tiếp cho biết tiến trình thực hiện, kế đến là chức năng lý luận dạy học, mục tiêu dạy học,
khả năng áp dụng, điều kiện thực hiện, những hướng dẫn cho giáo viên, các kiểu biến thể,
các kỹ thuật dạy học có thể thay thế, phối hợp kỹ thuật dạy học này với các kỹ thuật khác,
tài liệu tham khảo và cuối cùng là chú ý. Do đó, tài liệu này thực sự cung cấp cho giáo
viên những cơ sở lý luận để thực hiện các kỹ thuật dạy học nhằm đạt được kết quả học tập
tốt.
Ngoài các kỹ thuật này, chúng ta cịn tìm thấy các kỹ thuật dạy học như, sơ đồ tư duy,
kỹ thuật XYZ hay 653, kỹ thuật mảnh ghép (Jigsaw), kỹ thuật KWL … Điển hình như tác
giả Tony Buzan đã trình bày cơ sở lý luận về sơ đồ tư duy và thiết kế phần mềm Imindmap
giúp những ai muốn vận dụng kỹ thuật này trong dạy học hay quản lý hay trong các lĩnh
vực khác một cách thuận tiện và dễ dàng. Theo Rohrbach kỹ thuật XYZ có nghĩa là cơng
não/kích não (Brainstorming) thơng qua viết, nó nhằm đạt mục tiêu kích thích sự đối lập
của những người tham gia để sản sinh ý tưởng như cơng não. Kỹ thuật này có nhiều dạng
khác nhau, nhưng nổi tiếng nhất là kỹ thuật 635 (Methode 635). Sở dĩ có tên gọi như vậy
là khi thực hiện kỹ thuật này cần có sự tham gia của 6 người, họ mô tả 3 ý tưởng trong thời
gian 5 phút. Kỹ thuật mảnh ghép hay kỹ thuật ghép hình lần đầu tiên được phát triển vào
đầu năm 1970 bởi Elliot Aronson và sinh viên của mình tại trường Đại học Texas và Đại
học California. Kể từ đó, hàng trăm trường học đã sử dụng các lớp ghép hình với thành
cơng lớn. Kỹ thuật KWL (K- know, W – want to know, L –

8


learned) được Ogle xây dựng vào năm 1986, kỹ thuật này sử dụng trong dạy học theo dự
án. Nó là sơ đồ liên hệ những kiến thức đã biết liên quan đến bài học, các kiến thức muốn
biết và các kiến thức học được sau bài học.

2. Tính cấp thiết
Sinh viên đại học với những yêu cầu tiếp thu sáng tạo, có phê phán ở trình độ cao
những tri thức và kỹ năng cơ bản về nghề nghiệp tương lai. Nhận thức cái mới, tham gia
tìm kiếm cái mới, nên họ cần có hoạt động nghiên cứu khoa học và tự học. Để có thể
nghiên cứu và tự học, sinh viên phải thể hiện được tính tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo
dưới sự tổ chức, điều khiển của giảng viên. Điều này đã được Luật Giáo dục Việt Nam thể
hiện rõ trong mục 2 điều 40. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đại học rằng: “ 2.
Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý
thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn
luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm,
ứng dụng.” [6, 32-33]
Nhận thức được tầm quan trọng của phạm trù phương pháp dạy học trong quá trình
dạy học ở đại học. Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh từ khóa tuyển sinh
2012- 2013 đã áp dụng chương trình đào tạo 150 tín chỉ theo hướng CDIO càng địi hỏi
cán bộ giảng dạy và sinh viên tiếp cận và tổ chức dạy học có sự đan xen và thống nhất với
nhau trong hành động dạy và học. Trong đó, giảng viên đóng vai trị là người điều khiển,
người tổ chức và sinh viên là người tự chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng, kỹ xảo.
Hoạt động giảng dạy các môn học nói chung và mơn Phương pháp nghiên cứu khoa
học giáo dục nói riêng, nhiều giảng viên đã áp dụng các phương pháp dạy học nhằm phát
huy tính tích cực của sinh viên như phương pháp thảo luận, phương pháp dạy học theo dự
án, dạy học theo tình huống, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề… xong việc áp dụng
các kỹ thuật dạy học là những động tác, cách thức hành động của giảng viên và sinh viên
trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển q trình dạy học vẫn
cịn hạn chế và chưa đem lại kết quả thiết thực. Kết quả học tập đã minh chứng rằng, một
số sinh viên chưa lĩnh hội tri thức để tự thực hiện đề cương nghiên cứu, cho nên các em bị
điểm dưới trung bình hay khơng nộp đề cương nghiên cứu.
Từ những lý do trên việc tiến hành đề tài: “Dạy học theo kỹ thuật dạy học tích cực mơn
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí
Minh” có ý nghĩa và cần thiết. Hồn thành đề tài này sẽ góp phần làm phong phú thêm tri
thức về kỹ thuật dạy học. Thơng qua qui trình tổ chức dạy học theo kỹ thuật


9


dạy học tích cực hóa mơn Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, các giáo viên
chuyên ngành khác có thể áp dụng để tổ chức dạy học của mình đạt được kết quả. Từ đó,
tạo điều kiện giúp sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ngay khi còn đang còn trên ghế
giảng đường, đồng thời định hướng cho sinh viên định hướng đề tài nghiên cứu tốt nghiệp
khi hồn thành khóa đào tạo. Nhằm thực hiện nâng cao chất lượng dạy và học ở trường ta
nói riêng và ở giáo dục dục đại học nói riêng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng qui trình tổ chức dạy học theo kỹ thuật dạy học tích cực mơn Phương pháp
nghiên cứu khoa học giáo dục Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.
4. Cách tiếp cận
CDIO và theo chương trình 150 tín chỉ ở Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ
Chí Minh
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thông qua các luận văn thạc sỹ giáo dục, các tài

liệu về lý luận dạy học đại học, lý luận dạy học hiện đại nhằm thực hiện nhiệm vụ hệ
thống cơ sở lý luận về kỹ thuật dạy học tích cực hóa.
- Phương pháp điều tra: thông qua bảng hỏi và câu hỏi phỏng vấn giảng viên trong bộ

môn phương pháp giảng dạy và sinh viên đã và đang học môn nghiên cứu khoa học giáo
dục để xác định tình hình dạy học của môn này.
- Phương pháp chuyên gia: thông qua bảng hỏi từ các giảng viên có kinh nghiệm giảng

dạy trong khoa Sư Pham Kỹ thuật để đánh giá tính khả thi, tính khoa học và tính thực tiễn
của qui trình tổ chức dạy học theo kỹ thuật dạy học tích cực.
- Phương pháp thử nghiệm: Đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng kỹ thuật dạy học


tích cực trong giảng dạy môn Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Dạy học theo kỹ thuật dạy học tích cực môn Phương pháp

nghiên cứu khoa học giáo dục ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM.
- Phạm vi nghiên cứu: Hiện nay sinh viên ở Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật có các

khóa từ 2008 đến 2012, trong đó, khóa 2008 chỉ cịn một số ít sinh viên và khóa 2012 các
em sinh viên chưa học mơn Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Do đó, khi thực
hiện điều tra, người nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát các sinh viên khối sư phạm kỹ thuật
khóa 2009 đến 2011 và các giáo viên giảng dạy môn Phương pháp nghiên cứu khoa học
giáo dục ở Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

10


7. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về kỹ thuật dạy học
- Tình hình dạy học mơn Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục ở Trường đại

học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
- Xây dựng quy trình tổ chức dạy học theo kỹ thuật dạy học tích cực mơn Phương

pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh:
+ Cơ sở đề xuất quy trình dạy học theo kỹ thuật dạy học tích cực
+ Quy trình tổ chức dạy học theo kỹ thuật dạy học tích cực:

. Lựa chọn kỹ thuật dạy học tích cực
. Lập kế hoạch giảng dạy theo kỹ thuật dạy học tích cực

. Thực hiện bài dạy theo các kỹ thuật dạy học tích cực
. Đánh giá bài dạy theo các kỹ thuật dạy học tích cực
- Đánh giá quy trình tổ chức dạy học theo kỹ thuật dạy học tích cực mơn Phương pháp

nghiên cứu khoa học giáo dục Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

11


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
1.1. Khái niệm
1.1.1. Kỹ thuật dạy học
“Kỹ thuật dạy học là những tác động, cách thức hành động của giáo viên và học
sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy
học.” [2, tr. 52]
1.1.2. Tính tích cực
Tính tích cực “là đại lượng đặc trưng cho mức độ và tính chất của mối tương quan giữa
cá nhân và môi trường, là sức mạnh của mối tương quan giữa cá nhân và môi trường, là
sức mạnh quyết định và điều chỉnh mối quan hệ giữa hai phương thức tự thực hiện của cá
nhân gồm thích nghi và chế ngự trong mơi trường đó, giữa các phương thức hành vi tự
phát và các phương thức hành động tự giác của cá nhân khi ứng xử, làm việc, suy nghĩ,
quyết định và giải quyết các vấn đề, các hậu quả.” [3, tr.205]
“Tính tích cực là một phẩm chất của con người trong đời sống xã hội. Hình thành và
phát triển tính tích cực là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục, nhằm đào tạo
những con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng động. Tính tích cực là
điều kiện, đồng thời là kết quả của sự phát triển nhân cách tổng q trình giáo dục.” [1,
tr.14]
Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển
con người ln phải chủ động, tích cực cải biến mơi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. [9]

Tích cực là một thuộc tính của nhân cách có quan hệ, chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố
như:
+ Nhu cầu: tính tích cực nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó;
+ Động cơ: tính tích cực hướng tới những động cơ nhất định, ví dụ như động cơ học

tập;
+ Hứng thú: do bị lôi cuốn bởi những say mê vì muốn biến đổi, cải tạo một hiện

tượng nào đó.

12


1.1.3 Tính tích cực học tập
Theo PGS. TS. Vũ Hồng Tiến, tính tích cực học tập - về thực chất là tính tích cực nhận
thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong q trình
chiếm lĩnh tri thức. Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết
với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng
thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập.
Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc
lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. Tính tích cực học
tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các
câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc,
địi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng
đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hồn thành
các bài tập, khơng nản trước những tình huống khó khăn…
Tính tích cực học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như:
- Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn…
- Tìm tịi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau về một
số vấn đề…

- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu. [9]

1.1.4. Kỹ thuật dạy học tích cực
Kỹ thuật dạy học tích cực là kỹ thuật dạy học tạo hứng thú và phát huy tính tự giác,
độc lập cho học sinh trong q trình dạy học nhằm kích thích tìm tịi sự sáng tạo và chủ
động cộng tác làm việc của người học.
1.2. Khái quát về kỹ thuật dạy học tích cực
1.2.1. Phân biệt quan điểm dạy học, phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học
Trong tài liệu của Bộ giáo dục và đào tạo [1, tr.45] đã trình bày về phạm trù phương
pháp dạy học đồng với quan điểm của hai tác giả Nguyễn Văn Cường và Bernd [2, tr. 5052]. Các tác giả phân biệt rằng, phương pháp dạy học có thể được chia theo ba cấp độ: cấp
độ vĩ mô (Quan điểm dạy học) cấp độ trung gian (Phương pháp dạy học cụ thể) và cấp độ
vi mơ (Kĩ thuật dạy học), trong đó:
* Quan điểm dạy học là những định hướng tổng thể cho các hành động phương

pháp, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học làm nền tảng, những cơ sở lý
thuyết của lý luận dạy học đại cương hay chuyên ngành, những điều kiện học tập và tổ
chức cũng như những định hướng về vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy

13


học. Quá trình dạy học là những định hướng mang tính chiến lược, có tính cương lĩnh, là
mơ hình lý thuyết của phương pháp dạy học. Tuy nhiên, các quan điểm dạy học chưa đưa
ra những mơ hình hành động cũng như những hình thức xã hội cụ thể cho hành động
phương pháp, do đó, chưa phải là các phương pháp dạy học cụ thể. Quan điểm dạy học
như là: dạy học giải thích - minh họa, dạy học định hướng hành động, dạy học định hướng
mục tiêu.
* Khái niệm phương pháp dạy học được hiểu với nghĩa hẹp, đó là các phương pháp

dạy học cụ thể, các mơ hình hành động. Phương pháp dạy học là những hình thức, cách

thức hành động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác
định, phù hợp với những nội dung và những điều kiện dạy học cụ thể. Phương pháp dạy
học cụ thể quy định những mơ hình hành động của giáo viên và học sinh. Các phương
pháp dạy học là phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo
luận, phương pháp nghiên cứu trường hợp…
*

Kỹ thuật dạy học là những tác động, cách thức hành động của giáo viên và học

sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.
Các kỹ thuật dạy học chưa phải là phương pháp dạy học độc lập.
Từ cách mô tả này, chúng ta có thể phân biệt 3 khái niệm quan điểm, phương pháp và
kỹ thuật dạy học qua hình sau:

Quan
điểm dạy
học

Kỹ thuật
dạy học

Hình 1.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa khái niệm quan điểm dạy học, phương pháp
dạy học và kỹ thuật dạy học

14


1.2.2. Điều kiện cơ bản áp dụng kỹ thuật dạy học tích cực
Kỹ thuật dạy học tuy chưa phải là phương pháp dạy học cụ thể, xong để áp dụng kỹ
thuật dạy học tích cực cũng dựa trên những điều kiện tương tự như phương pháp dạy học

tích cực.
- Giáo viên: Giáo viên không chỉ giỏi về chuyên môn mà cịn vững về sư phạm. Họ
ln đáp ứng theo xu hướng đổi mới giáo dục như biết ứng xử tinh tế, biết sử dụng các
công nghệ tin vào dạy học, biết định hướng phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục,
tạo điều kiện phát huy tính tích cực ở học sinh trong hoạt động nhận thức.
- Học sinh: Học sinh thực sự chấp nhận mình là chủ thể của quá trình dạy học. Họ tự

điều chỉnh và điều khiển hoạt động học của mình theo hoạt động dạy của giáo viên sao cho
đạt được kết quả cao trong học tập. Do đó, học sinh phải có động cơ học tập đúng, tự giác
trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp,
biết tự học và học ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách, phát triển các loại hình tư duy biện
chứng, lơgíc, hình tượng, tư duy kĩ thuật, tư duy kinh tế…
- Mục tiêu dạy học

Mục tiêu dạy học phải hướng cho người học khả năng độc lập, tự khám phá, tìm tịi
tri thức và làm chủ được tri thức, khả năng thích ứng cao với xã hội, hòa nhập và phát triển
cộng đồng. Bởi vậy, trong mục tiêu môn học cần phải được xác định đầy đủ, chi tiết và
thỏa mãn tính chất SMART. Có nghĩa mục tiêu mơn học phải chính xác, cụ thể; đo được;
làm được; sát với thực tiễn và có yếu tố thời gian. Đồng thời phải đầy đủ cả 3 loại mục tiêu
về thái độ, kiến thức và kỹ năng.
-

Nội dung dạy học
Dựa trên chương trình mơn học để xác định nội dung môn học. Nội dung môn học

phải đạt được mục tiêu môn học. Do vậy, nội dung môn học phải thể hiện các nội dung về
kiến thức, kỹ năng và thái độ.
-

Phương pháp dạy học là điều kiện có ý nghĩa quyết định việc áp dụng kỹ thuật dạy


học. Do vậy, để áp dụng được các kỹ thuật dạy học tích cực địi hỏi giáo viên áp dụng các
phương pháp dạy học tích cực như phương pháp thảo luận, phương pháp dạy học theo dự
án, dạy học giải quyết vấn đề…
-

Phương tiện dạy học và cơ sở vật chất của nhà trường
Mỗi kỹ thuật dạy học đều cần có những phương tiện và trang thiết bị phù hợp. Khơng

thể tổ chức dạy học có sự thay đổi dễ dàng, linh hoạt, phù hợp với dạy học cá thể, dạy học
hợp tác nếu thiếu phương tiện dạy học.

15


1.2.3. Một số kỹ thuật dạy học tích cực
Kỹ thuật dạy học tích cực rất phong phú, dưới đây trình bày lý thuyết về một số kỹ
thuật dạy học tích cực sử dụng nhằm giúp giáo viên đạt được mục đích của lý luận dạy
học: gây động cơ, truyền đạt gia cố kiến thức và củng cố, đồng thời phát huy tính tích cực,
tự lực tự giác của học sinh.
1.2.3.1. Động não (Công não)
Kĩ thuật công não được nghiên cứu và sử dụng trong các cuộc thảo luận nhóm
chun mơn, do Alex Osborne, người Mỹ tiến hành từ những năm 1950. Từ các tài liệu
giảng dạy “Lớp tập huấn bồi dưỡng phương pháp sư phạm cho giáo viên hạt nhân –
VTEP” năm 2004 [5] và tài liệu Lý luận dạy học hiện đại – Một số vấn đề về đổi mới
phương pháp dạy học của Nguyễn Văn Cường – Bernd Meier, người nghiên cứu khái quát
về kĩ thuật công não như sau:
Khái niệm: Động não hay công não là một kỹ thuật nhằm phát huy động não những
tư tưởng mới, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên
được cổ vũ tham gia một cách tích cực, khơng hạn chế các ý tưởng.

Mục tiêu cơ bản của kĩ thuật công não trong thảo luận nhóm là phát hiện càng
nhiều càng tốt các ý tưởng nếu có thể, bằng cách huy động tối đa trí tuệ tập thể mà khơng
có sự gị bó nào đối với những người tham gia thảo luận.
Phạm vi sử dụng kĩ thuật công não rất rộng rãi, hầu như lĩnh vực hoạt động nào
cũng có thể sử dụng kĩ thuật này, nhưng hiệu quả hơn cả là khi cần phát hiện các ý tưởng
mới mẻ, cần tìm ra các giải pháp đa dạng cho một vấn đề nào đó. Vì vậy kĩ thuật cơng não
được sử dụng trong cơng tác quản lý, xây dựng các dự án về tổ chức bộ máy, trong phân
tích chiến lược phát triển, trong phân tích nghề nghiệp…
Trong dạy học, cơng não được sử dụng ở các bài giảng không cơ cấu hoặc một phần
nhất định của bài giảng. Trong công não, tất cả các học sinh đưa ra các ý tưởng, ý kiến đề
xuất tự nhiên về một chủ đề đã nêu ra, được ghi nhận và lưu ý có phê phán.
 Mục đích và phạm vi sử dụng của kỹ thuật cơng não
-

Tìm kiếm các ý tưởng mới mẻ (có tính sáng tạo);

-

Khuyến khích suy nghĩ về một chủ đề;

-

Tìm kiếm các giải pháp cho một vấn đề;

Thu nhập dữ liệu cho việc giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định.
Phạm vi sử dụng kĩ thuật công não trong dạy học:
-

16



-

Trong lúc mở đầu bài dạy;

-

Tìm các phương án giải quyết vấn đề;
Trong các bài dạy hình thành khái niệm, phân loại, giải quyết vấn đề…

-

Trong các vấn đề mà học sinh có đơi chút kiến thức, kinh nghiệm hoặc có thể

dẫn dắt từ kiến thức và kinh nghiệm đã có.


Ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật cơng não trong dạy học
 Ưu điểm
-

Tạo cơ hội cho học sinh đưa ra nhiều ý kiến mà không e ngại;
Huy động tối đa trí tuệ tập thể, kể cả những học sinh thường ít phát biểu;

-

Cho phép đưa ra cả những ý tưởng mới lạ hoặc khơng bình thường;

-


Khuyến khích học sinh tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề và tự tìm ra kiến

-

thức cho mình;
-

Có thể mang lại giải pháp cho vấn đề;

-

Dễ thực hiện và không tốn kém.

 Hạn chế
-

Có thể mất nhiều thời gian;

-

Các ý kiến có thể tản mạn, đối nghịch, khó sắp xếp, phân loại để đi đến kết quả
cuối cùng;

-

Có thể trở thành trạng thái hỗn loạn trong lớp học;
Có thể có tình trạng một số học sinh “quá tích cực”, số khác thụ động khơng
tham gia ý kiến;

-


Địi hỏi người điều hành nắm vững phương pháp và có năng lực.

-



Qui trình thực hiện công não trong dạy học

Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề cần thảo luận
Giáo viên nêu ra vấn đề, mục tiêu, yêu cầu… thảo luận. Có thể chỉ định một thư ký
giúp ghi chép nhanh lại các ý tưởng lên bảng hoặc là để các thành viên tham gia tự ghi lại
các ý tưởng của mình vào thẻ bìa.
Bước 2: Học sinh đưa ra các ý tưởng, ý kiến
-

Học sinh tự do đưa ra các ý tưởng, ý kiến ngắn gọn để thư kí ghi lên bảng hoặc

tự mình ghi trực tiếp trên bảng nhưng không nhất thiết phải sắp xếp theo trật tự nào.
-

Học sinh có thể sử dụng các thẻ bìa để ghi lại các ý tưởng (ghi chữ to và rõ ràng)

và dán hoặc đính lên bảng ghim cũng không nhất thiết phải sắp xếp theo trật tự nào.

17


Mỗi thẻ bìa chỉ ghi một ý tưởng (để tiện sắp xếp, ghép nhóm, bố trí lại, gỡ bỏ
hoặc đính thêm các ý tưởng mới).

Mỗi ý tưởng được phát biểu ngắn gọn (thường là 4-6 từ), nói thật rõ ý.
-

Thời gian phát hiện và viết các ý tưởng vào thẻ bìa càng nhanh càng tốt (thường

-

chỉ tối đa là 1 phút).
Bước 3: Bổ sung, sắp xếp, phân loại các ý tưởng trên bảng theo các chủ đề
Khi khơng cịn ý kiến nào nữa, giáo viên gợi ý học sinh phát biểu, bình luận về sự
trùng lặp hay bao trùm lẫn nhau của các ý tưởng, bổ sung, thêm bớt các ý tưởng, sắp xếp,
phân loại các ý tưởng trên bảng theo các chủ đề.
Giáo viên hoặc học sinh đưa ra các kết luận cần thiết về phần nội dung thảo luận.
 Một số ngun tắc khi thực hiện cơng não
-

Có một chủ đề được nêu ra cho học sinh tham gia giải quyết;

-

Mọi người đều bình đẳng như nhau;

-

Mọi ý tưởng được phát biểu tự do;
Mọi ý tưởng đều được ghi lại và xem xét;

-

Chỉ đưa ra các ý tưởng về sự việc thảo luận;


-

Khơng nhận xét, bình luận về người đưa ra ý tưởng;

-

Khơng phê phán, chỉ trích, bình luận tiêu cực. Hãy luôn luôn nhớ phương chân
sau: “Một ý tưởng tích cực làm nảy sinh ra các ý tưởng mới. Những phê phán
tiêu cực dập tắt mọi ý tưởng”.

 Một số lưu ý
-

Giáo viên cần gợi ý, gợi mở những khuynh hướng tư tưởng mới;

-

Đề nghị trình bày thêm, nói rõ hơn các ý tưởng;

-

Gợi ý các câu chữ phát biểu để ghi vào thẻ bìa cho chính xác hơn;

-

Cắt bỏ các nhận xét, chỉ trích tiêu cực;

-


Ghi nhanh và rõ các ý kiến của học sinh;
Giữ cho các ý kiến liên tục được đưa ra không hạn chế theo nguyên tắc “Chỉ sợ

-

thiếu chứ không thừa”;
-

Không sa vào thảo luận ngay về ý nghĩa của các ý kiến;

-

Cần biết giới hạn thời gian;

-

Giáo viên cần có kinh nghiệm và nghệ thuật kích thích, dẫn dắt học sinh tham
gia xây dựng bài.

18


Theo Josef và những người khác cũng trình bày rất cụ thể lý thuyết về kỹ thuật
này, người nghiên cứu biên dịch như sau: [13, tr.24 - 25]
Mô tả khái quát
Ở kỹ thuật động não, tất cả những ý tưởng tự nhiên được tập hợp, những ý tưởng đột

nhiên nghĩ ra từ người tham gia trước một chủ đề hay một vấn đề khơng bình luận đánh
giá. Cũng như các ý tưởng đã mất nên được gợi lại để một chủ đề có thể được chú ý, được
chắc chắn trong phạm vi có thể làm được tốt nhất đa dạng của các phương diện hoặc được

tìm thấy lời giải đa dạng và nguyên gốc cho vấn đề.
Tiến trình
Bước 1: Nêu câu hỏi hay đặt vấn đề và trực quan hóa bổ sung trên bảng lật, bảng ghim
Bước 2: Giải thích nguyên tắc của kỹ thuật động não
-

Mong đợi ý tưởng và cho phép phát biểu;

-

Cấm chỉ trích và bình luận;

-

Ưu tiên số lượng hơn chất lượng, có nghĩa là nhiều ý tưởng như có thể;

-

Cho phép lưu giữ ý tưởng, tổng hợp tất cả các ý tưởng đã trình bày.

-

Tất cả người tham gia tự trình bày trong trật tự đã thỏa thuận;

-

Người dẫn chương trình hay người ghi biên bản theo chỉ định, ghi nhận những ý

tưởng dưới dạng các từ khóa trên bảng lật, phim trong hay báo tường.
Bước 4: Kết thúc

- Kết thúc việc đưa ra ý kiến không nên ngay lập tức trong khi những ý nghĩ trở nên
ít hơn.
-

Các kết quả nên được tiếp tục lĩnh hội tiếp nối nhau.

-

Để kích thích trong phạm vi chủ đề mới;

-

Để chuẩn bị cho một đơn vị học tập lớn;
Như là kích thích để lập kế hoạch hay thực hiện kế tiếp trong thảo luận;

-

Để cấu trúc trước phạm vi vấn đề;

-

Như là tìm kiếm sáng tạo theo các khả năng giải quyết vấn đề;

-

Để tìm thấy hay tổng hợp các ý tưởng;

-

Để dẫn dắt thảo luận trong tiến trình.


Điều kiện thực hiện

19


-

Loại hình tổ chức học tập: Thảo luận, khóa học

-

Số lượng tham gia: đến 30 người
Phòng học: Bất kỳ

-

Thời gian: đến 30 phút

-

Phương tiện: bảng lật, máy chiếu qua đầu, bảng ghi, bút, phấn hay bản vẽ khổ A 4,
băng keo, giấy màu với hình trịn nhỏ dán được.

Như vậy, kỹ thuật Công não hay Động não đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu
và đưa ra lý thuyết, giúp giáo viên trong việc vận dụng. Do đó, khi vận dụng, giáo viên có
thể kết hợp các quan điểm của nhiều tác giả để tổ chức dạy học theo kỹ thuật này đạt hiệu
quả cao nhất.
1.2.3.2. Kỹ thuật 635
Hai tác giả Volker Buldahl và Bernd Rohrbach đã trình bày cơ sở lý luận về kỹ thuật

635 khá chi tiết và rõ ràng trong hai tài liệu Kreatives Problemlösen im Unterricht và
Kreativ nach Regeln – Methode 635 - Eine neue Technik zum Lösen von Problemen. Khái
quát cơ sở lý luận về kỹ thuật 635 được biên dịch như sau: [12, tr. 53 - 60 và 14, tr. 73 73]
Khái niệm
Kỹ thuật 635 có nghĩa là động não (Brainstorming) thơng qua viết, nó nhằm đạt mục
tiêu kích thích sự đối lập của những người tham gia để sản sinh ý tưởng như động não. Kỹ
thuật này có nhiều dạng khác nhau, nhưng nổi tiếng nhất là kỹ thuật 635. Nó có tên gọi
như vậy, bởi vì 6 người tham gia mơ tả 3 ý tưởng trong thời gian 5 phút.
Mỗi người tham gia nhận phiếu mẫu như sau:
Bảng 1.1: Phiếu mẫu
Vấn đề: ....................
Đề xuất những ý tưởng hay lời giải
1

20


Dùng kỹ thuật này có thể chỉ trong 30 phút thu thập được 108 ý tưởng, vì mỗi người
trong 30 phút sẽ mơ tả được 18 ý tưởng.
Tiến trình
Kỹ thuật 635 được tiến hành theo 7 bước sau:
Bước 1: Xác định chính xác và phân tích vấn đề
Bước 2: Phát phiếu mẫu, điền các dữ kiện ở phần đầu (vấn đề, ngày)
Bước 3: Ghi 3 ý tưởng hay lời giải đầu tiên: Mỗi thành viên đóng góp 3 ý tưởng trong
hàng đầu tiên và viết những nhận biết hay tên của nó trong ơ cuối cùng của hàng.
Bước 4: Ghi 3 ý tưởng hay lời giải thứ hai: Những phiếu mẫu được chuyển đưa tiếp theo
vòng tròn trễ nhất sau 5 phút, để mỗi thành viên nhìn trước phiếu với 3 ý tưởng lạ. Người
tham gia chỉ viết 3 ý tưởng tiếp theo vào hàng kế tiếp, những ý tưởng này hoặc là hoàn
toàn mới hay là đại diện và hoặc bổ sung để phát triển ý tưởng.
Bước 5: Ghi 3 ý tưởng hay lời giải thứ ba: Năm phút sau, những phiếu mẫu lại được

chuyển đưa tiếp theo vòng trịn và thậm trí trong định hướng giống như lần trước. Những ý
tưởng mới được điền thêm tiếp và tiếp tục.
Bước 6: Kết thúc: Qui trình của kỹ thuật 635 kết thúc nếu tất cả những người tham gia đã
điền đủ 6 hàng của phiếu.
Bước 7: Đánh giá: Tiến hành giống như ở động não, thông qua sự phân loại các ý tưởng
trong trực tiếp tự nhiên, quan tâm, mới để kiểm tra và để từ chối. Tất nhiên họ cũng có thể
chấp thuận hay vận dụng phương cách dán điểm (mỗi người tham gia nhận được 5 điểm
dán, người đó sẽ dán các điểm đã nhận vào những ý tưởng cho là hay nhất hoặc tốt nhất).
Ưu điểm
-

Phát triển nhiều ý tưởng thực tiễn trong thời gian ngắn;

-

Phát triển trí tuệ nhóm thơng qua những xung đột với những ý kiến của bậc tiền
bối;

-

Có mối liên hệ nghịch trực tiếp;

-

Những ý tưởng không bị tiêu diệt.

Những hướng dẫn cần thiết đối với giảng dạy
Vấn đề và mở đầu là rất quan trọng đối với kết quả của làm việc nhóm. Vấn đề chính
xác và cụ thể thì tốt hơn là vấn đề giả tưởng. Thực hiện giải quyết vấn đề cần phải rõ ràng
và có sự liên quan lẫn nhau. Học sinh nên tự trình bày thuyết phục hơn là sự lơi cuốn của

giáo viên, điều đó khơng phải là công việc dễ dàng nhưng mang lại kết quả. Và họ cũng

21


có thể tự đặt vấn đề xa lạ, cịn ẩn khuất trong giai đoạn tìm kiếm. Giáo viên theo dõi từ học
sinh này sang học sinh khác trong khi thực hiện bước 3 và chú ý về chủ đề đã giao, cũng
như các ý tưởng hay ý kiến đặc biệt cụ thể ghi trong bảng 1 (Phiếu mẫu) của từng học
sinh. Để nắm bắt được sự chệch hướng cơ bản, giáo viên có thể đặt câu hỏi như: Em có
muốn tìm kiếm theo cách như đã hướng dẫn hay theo ý tưởng u thích hoặc muốn mở
rộng lĩnh vực tìm kiếm không? Làm như vậy, sự chệch hướng sẽ không còn nữa và dĩ
nhiên để tránh sự chệch hướng này, giáo viên cũng đã cảnh báo. Có thể gặp vấn đề như
học sinh không viết đầy đủ ba ý tưởng hay ý kiến trên bảng 1 ở hàng trống đầu tiên (vòng
một). Do vậy, đến khi ghi ý kiến ở hàng trống tiếp theo (vịng hai) học sinh hồn tồn
khơng thích thú nữa và trở nên khơng hưng phấn. Bởi vậy, giáo viên phải chú ý những đề
nghị thực tiễn từ hai cơ sở. Một là trao cho học sinh toàn bộ những đề nghị thực tiễn với
ý tưởng chung. Từ những đề nghị này họ có thể cứu nguy để vượt qua nhiều vịng tiếp

theo. Hai là kích thích những điểm chung với mối liên hệ chặt chẽ nhằm tích cực tư duy
tiếp.
Kỹ thuật 635 cũng để vận dụng với 5 hay 7 người tham gia, nên gọi đơn giản với tên là
kỹ thuật 535 hay 735.
1.2.3.3. Kỹ thuật đặt câu hỏi
Từ các tài liệu giảng dạy “Lớp tập huấn bồi dưỡng phương pháp sư phạm cho giáo viên
hạt nhân –VTEP” năm 2004 và tài liệu “DẠY và HỌC TÍCH CỰC – một số phương pháp
và kỹ thuật dạy học, người nghiên cứu khái lược về kỹ thuật đặt câu hỏi như sau:
Mô tả khái quát
Ở kỹ thuật đặt câu hỏi, hệ thống câu hỏi được giáo viên đặt ra nhằm phát hiện kiến thức,

phát triển nội dung bài học, đồng thời khuyến khích học sinh động não, tham gia thảo luận

xoay quanh những ý tưởng nội dung trọng tâm của bài học theo một trật tự lôgic và kích
thích tính tích cực tìm tịi, sự ham hiểu biết. Trong quá trình đàm thoại, giáo viên là người
tổ chức, học sinh chủ động tìm tịi sáng tạo, phát hiện kiến thức mới. Đồng thời qua đó học
sinh có được niềm vui hứng thú của người khám phá và tự tin khi thấy trong kết luận của
thầy có phần đóng góp ý kiến của mình. Kết quả là học sinh vừa lĩnh hội được kiến thức
mới đồng thời biết được cách thức đi đến kiến thức đó, trưởng thành thêm một bước về
trình độ tư duy. [1, tr. 46]
Tiến trình
Thực hiện kỹ thuật này theo 5 bước sau [11, tr. 114 và 1, tr 53-58]:

22


×