Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bai 19 Tu truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.86 KB, 5 trang )

Chương IV. TỪ TRƯỜNG
Bài 19. TỪ TRƯỜNG
-------------o0o-----------I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nêu được từ trường tồn tại ở đâu và có tính chất gì.
- Nêu được các đặc điểm của đường sức từ của thanh nam châm thẳng,
của nam châm chữ U.
- Vẽ được các đường sức từ biểu diễn và nêu các đặc điểm của đường sức
từ của dịng điện thẳng dài, của ống dây có dịng điện chạy qua và của từ
trường đều.
2. Kĩ năng:
- Biết cách vẽ các đường sức từ của dòng điện thẳng dài, của ống
dây có dịng điện chạy qua và của từ trường đều theo mô tả ở trên.
3. Thái độ:
- Học sinh cần nghiêm túc theo dõi bài để hiểu bài và kịp thời hỏi lại các
kiến thức chưa rõ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Nam châm thẳng, nam châm chữ U, kim nam châm,
từ phổ của dòng điện tròn, bộ nguồn, dây nối.
2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức về từ trường ở sách vật lí 9.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp (3 phút):
- Kiểm tra sĩ số.
- Ghi tên hs vắng mặt, tự ý đổi chỗ…
2. Bài mới:
* Đặt vấn đề (1 phút):
- Giới thiệu chương 4.
- Ở chương 1, chúng ta đã nghiên cứu lực tương tác của các
điện tích đứng yên. Nguồn gốc của lực điện là điện trường. Nếu hai điện
tích chuyển động thì lực tương tác giữa chúng ra sao ? Chúng gây ra loại
trường gì ?


* Tiến trình giảng dạy:


Hoạt động 1 (10 phút): Tìm hiểu nam châm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG
I. Nam châm

- Cho hs đọc sách để nêu
vật liệu làm nam châm.
- Cho hs xem nam châm.

- Nam châm có những cực
nào ?

- Tương tác giữa các nam
châm ?

- sắt, niken, coban,
mangan, gađôlinium,
disprôsium.

- cực Bắc (N – màu
đỏ), cực Nam (S – màu
xanh).
- Hai cực cùng tên:
đẩy; hai cực khác tên:

hút.

- Nam châm được làm từ các
chất hay hợp chất của sắt,
niken, coban, mangan,
gađolinium, disprosium.
- Nam châm có hai cực: cực
Bắc (N – màu đỏ), cực Nam (S
– màu xanh).
- Giữa các nam châm tương
tác với nhau thông qua lực
đặt vào các cực:
+ Hai cực cùng tên: đẩy.
+ Hai cực khác tên: hút.
→ Nam châm có từ tính.

Hoạt động 2 (7 phút): Tìm hiểu từ tính của dây dẫn có dịng điện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Tiến hành thí nghiệm
dịng điện tác dụng lên
nam châm: Cấp điện 6 VDC
cho thí nghiệm từ phổ của
dòng điện tròn, đạt nam
châm thử cạnh bên. Y/c hs
quan sát và nêu kết quả
mà mình nhìn thấy.


- Kim nam châm lệch:
dòng điện tác dụng
lên nam châm.

NỘI DUNG
II. Từ tính của dây dẫn có
dịng điện
- Dịng điện có thể tác dụng
lực lên nam châm.
- Nam châm có thể tác dụng
lực lên dịng điện.
- Hai dịng điện có thể tương
tác với nhau:
+ Hai dòng điện cùng
chiều: hút nhau.
+ Hai dòng điện ngược
chiều: đẩy nhau.
→ Dịng điện và nam châm có
từ tính.

Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu từ trường.


HOẠT ĐỘNG CỦA GV
- Y/c hs nhắc lại định nghĩa
điện trường.
- Từ đó yêu cầu hs định
nghĩa từ trường.

- Với một kim nam châm

nhỏ làm sao để biết tại
điểm ta xét có từ trường
hay khơng ?

HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Định nghĩa điện
trường.

- Định nghĩa từ trường.

NỘI DUNG
III. Từ trường
1. Định nghĩa: Từ trường là
một dạng vật chất tồn tại
xung quanh nam châm hay
dòng điện mà biểu hiện cụ
thể là sự xuất hiện của lực từ
tác dụng lên một dòng điện
hay nam châm đặt trong nó.
- Để phát hiện sự tồn tại của
từ trường người ta dùng kim
nam châm.

- Đặt kim nam châm
tại điểm ta xét: nếu
kim nam châm định
hướng Bắc Nam địa lí
thì tại đó khơng có từ
trường của dịng điện
hay nam châm nào ;

nếu kim nam châm
nằm cân bằng tại một
vị trí xác định nào đó
thì tại đó có từ trường.

2. Hướng của từ trường tại
một điểm là hướng Nam –
Bắc của một kim nam châm
nhỏ nằm cân bằng tại điểm
đó (Vào Nam – ra Bắc).

Hoạt động 4 (8 phút): Tìm hiểu đường sức từ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG
IV. Đường sức từ

- Nêu định nghĩa đường sức
từ.

- Lắng nghe và ghi
nhận.

1. Định nghĩa: Đường sức
từ là những đường vẽ ở trong
khơng gian có từ trường, sao
cho tiếp tuyến tại mỗi điểm
có hướng trùng với hướng

của từ trường tại điểm đó.
2. Các ví dụ về đường sức
từ:

- Nêu VD 1. Y/c hs áp dụng
quy tắc nắm tay phải để
xác định chiều đường sức
từ sau:

- Dùng quy tắc nắm
tay phải để xác định.

a/ VD 1: Từ trường của dòng
điện thẳng rất dài.
- Là những đường tròn nằm
trong mặt phẳng vng góc
với dịng điện và có tâm nằm


trên dịng điện.
I

I

+

.
.

- Có chiều xác định theo quy

tắc nắm tay phải: Đặt nắm
tay phải sao cho ngón cái
nằm dọc theo dây dẫn và chỉ
chiều dịng điện, khi đó chiều
từ cổ tay đến các ngón tay là
chiều của đường sức từ.
b/ VD 2: Từ trường của dòng
điện tròn
- Các đường sức từ có chiều
đi vào mặt Nam và đi ra mặt
Bắc của dịng điện trịn đó.

- Tiến hành thí nghiệm cho
hs quan sát từ phổ của
dòng điện tròn.

- GV giải thích mặt Nam –
mặt Bắc.

- Quan sát thí nghiệm.

- Lắng nghe và ghi
nhận.

- Mặt Nam: dòng điện tròn
chạy theo chiều kim đồng hồ.
- Mặt Bắc: dòng điện tròn
chạy ngược chiều kim đồng
hồ.
- Chiều của chữ N và S là

chiều dòng điện trịn tương
ứng.
3. Các tính chất của
đường sức từ:
- Qua mỗi điểm trong không
gian chỉ vẽ được một đường
sức từ.

- Y/c hs nhắc lại từng ý về
đặc điểm của đường sức
điện từ đó nêu đặc điểm
của đường sức từ để hs dễ
nhớ.

- Các đường sức từ là những
đường cong khéo kín hoặc vơ
hạn ở hai đầu.
- Làm theo hướng dẫn
của giáo viên.

- Chiều của các đường sức từ
tuân theo những quy tắc xác
định.
- Chỗ từ trường mạnh thì các
đường sức từ dày, chỗ từ
trường yếu thì các đường sức
từ thưa.


IV. CỦNG CỐ VÀ LUYỆN TẬP (3 phút):

1. Củng cố:
- Nhắc lại tương tác từ: nam châm – nam châm, dòng điện –
nam châm, dòng điện – dòng điện.
- Từ trường tồn tại ở đâu ?
- Chiều của đường sức từ.
2. Luyện tập: (không đủ thời gian)
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH (3 phút):
- Làm bài tập 5, 6, 7 và 8 trang 124 SGK.
- Chuẩn bị bài mới:
+ Từ trường đều là gì ? Từ trường đều có thể tạo thành ở đâu ?
+ Quy tắc bàn tay trái



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×