Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

cac phuong thuc dieu tra nhu cau hoc tap cua nguoi dan va van dong nguoi dan theo hoc cac chuyen de tai Trung tam XA THAI BINH T

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.47 KB, 5 trang )

UBND XÃ THÁI BÌNH TRUNG
TT.VHTT-HTCĐ XÃ

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO
Về việc chia sẻ kinh nghiệm các phương thức điều tra nhu cầu học tập của người
dân và vận động người dân theo học các chuyên đề tại Trung tâm
1. Khái qt tình hình
Trung tâm Văn hố – Thể thao và Học tập cộng đồn (TT. VHTT&HTCĐ) xã
Thái Bình Trung là thiết chế văn hoá cấp xã được sự quan tâm đầu tư của các cấp,
qua đó chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 7/2009. Từ khi đi vào hoạt động đến
nay TT. VHTT&HTCĐ xã đã đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hố, trao đổi thơng tin
học tập kinh nghiệm trong sản xuất, nâng cao trình độ văn hố; đồng thời là tụ điểm
sinh hoạt, giải trí, rèn luyện thể dục thể thao, sinh hoạt văn hoá và tổ chức các hoạt
động học tập cộng đồng cho nhân dân vùng sâu, vùng biên giới, góp phần phát triển
đời sống văn hoá ở cơ sở, thúc đầy phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội ở địa phương
và là đòn bẩy để xã nhà đạt chuẩn xã văn hố vào tháng 9/2010 và được tái cơng
nhận xã văn hóa vào 11/2016, qua đó tiến tới xây dựng xã nông thôn mới vào năm
2018.
Trong thời gian qua, Trung tâm Văn hố – Thể thao xã Thái Bình Trung đã
bám sát kế hoạch, kịp thời nắm bắt các nhiệm vụ chính trị được Đảng uỷ - HĐND –
UBND xã chỉ đạo theo từng thời điểm, tạo được sự thống nhất trong cơng việc, khắc
phục khó khăn, đồn kết một lịng, hồn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
2. Những việc đã được triển khai
Ngoài tập trung phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị ở một xã vùng
biên. Đảng uỷ - HĐND – UBND xã Thái Bình Trung cịn tập trung nâng cao cho lĩnh
vực văn hoá xã hội. Theo đánh giá Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hố huyện thì
xã Thái Bình Trung là điểm sáng văn hoá ở huyện Vĩnh Hưng. Điển thình tiêu biểu
như: 100% số ấp trong xã đạt chuẩn văn hố, 100% số hộ gia đình đăng ký GĐVH,


trong đó có trên 95% số hộ đạt chuẩn văn hoá, 100% cơ quan đơn vị đạt chuẩn văn
hoá. Nhiều năm liền đều đứng đầu Huyện về phong trào “toàn dân đồn kết xây dựng
đời sống văn hố”. Đặc biệt xã vinh dự được UBND Tỉnh công nhận đạt chuẩn xã
văn hoá vào các năm 2010 và 2016.
3. Kết quả đạt được
Để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao của nhân
dân vùng biên, hàng năm Ban giám đốc Trung tâm đều xây dựng kế hoạch nhằm
phục vụ tốt nhân dân. Qua đó, mỗi năm tổ chức được 7-9 chương trình văn hóa, văn
nghệ thu hút gần 2.500 lượt người tham dự, tổ chức hàng năm từ 8 -10 giải thể dục
thể thao các loại. Ngồi ra cịn tạo điều kiện cho các đơn vị như: Trung tâm Văn hố
Tình; Đồn nghệ thuật cải lương Long An; Đội chiếu phim lưu động Tỉnh; Trung tâm
văn hố, thơng tin, thể thao Huyện phục vụ hơn 4.500 lượt người. Qua đó đã đáp ứng
tốt món ăn tinh thần cho nhân dân vùng biên.


Một trong những mãng hoạt động khác không thể nhắc tới đó là cơng tác xây
dựng đời sống văn hố. Trong năm Trung tâm đã làm tốt vai trò tuyên truyền để nhân
dân hiểu rõ về chủ trương nâng cao chất lượng phong trào xây dựng đời sống văn hoá
ở cơ sở. Nội dung tuyên truyền chủ yếu tập trung vào các tiêu chí xây dựng gia đình
văn hố, ấp văn hố, xã văn hố.
Ngồi việc tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ
nhân dân vùng biên, TT. VHTT&HTCĐ xã còn là nơi học tập cộng đồng. Sự kết hợp
này đã tạo nên một thiết chế văn hoá giáo dục tổng hợp, là mơi trường để các hoạt
động văn hố, thể thao, học tập cộng đồng phục vụ tốt nhu cầu đời sống văn hoá,
tinh thần của nhân dân vùng biên giới. Song song với nhiệm vụ xây dựng hoạt động
và nâng cao chất lượng hoạt động TT. VHTT&HTCĐ xã còn là sự ra đời của các câu
lạc bộ văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao. Hiện Trung tâm đang quản lý 02 câu lạc
bộ văn nghệ và 08 câu lạc bộ thể dục thể thao. Hàng ngày có từ 50 - 70 lượt người
vào khuôn viên Trung tâm tham gia sinh hoạt, vui chơi luyện tập TDTT với các môn
như: đi bộ, đá cầu, cầu lơng, dưỡng sinh, bóng đá mini, bóng bàn.... và đây cịn là địa

điểm cho thiếu nhi vào vui chơi.
Bên cạnh đó trong năm Trung tâm cịn kết hợp với các ngành đoàn thể xã liên
hệ với các Trường dạy nghề mỗi năm mở được từ 2 - 3 lớp dạy nghể nông thôn với
các nghề như: kỹ thuật trồng lúa, kỹ thuật nuôi cá trong vèo, kỹ thuật sữa chữa động
cơ máy nổ, đan nhựa và kỹ thuật tạo cây kiểng…. Công tác dạy nghề đã tạo điều
kiện cho nhân dân vùng biên giới có điều kiện học tập, nâng cao trình độ, góp phần
giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn.
Bên cạnh đó, Trung tâm còn kết hợp với các đơn vị mở các lớp chuyên đề, số
lượng học viên theo học các lớp chuyên đề mỗi năm hơn 300 lượt người và số lượng
tăng dần theo từng năm, góp phần nâng cao dân trí và có tác động tích cực đối với đời
sống kinh tế-xã hội của địa phương.
Trung tâm VHTT&HTCĐ xã Thái Bình Trung hoạt động theo mơ hình phối
hợp với các ban, ngành, đồn thể tại địa phương, nhà văn hóa, bưu điện văn hóa xã,
thư viện xã để tổ chức các lớp học tập, tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề cho người dân
có nhu cầu; các lớp học được tổ chức tại địa điểm nhà văn hóa, hội trường của UBND
xã; trụ sở các ấp hoặc các trường học.
4. Thuận lợi- Khó khăn khi thực hiện
a. Thuận lợi
- Sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự hỗ trợ hoạt
động của các ban, ngành, mặt trận, đoàn thể; việc phát triển trung tâm HTCĐ là một
trong những biện pháp quan trọng nhằm tạo ra phong trào “xã hội học tập” ở cơ sở,
tạo cơ hội học tập cho tất cả nhân dân;
- Thành viên Ban giám đốc trung tâm cơ bản đã qua các lớp tập huấn nghiệp
vụ, cơ bản đủ số lượng, đảm bảo yêu cầu về thành phần và từng bước được kiện tồn
về nhân sự;
- Có nguồn kinh phí chi hỗ trợ cho Ban giám đốc TT. VHTT&HTCĐ xã.


- Phối hợp chặt chẽ và được sự giúp đỡ của các trưởng ấp trong quá trình điều
tra.

- Đa số người dân cũng nhiệt tình, nói lên tâm tư nguyện vọng của mình về nhu
cầu học tập.
b. Khó khăn:
- Các thành viên Ban giám đốc làm việc kiêm nhiệm, vị trí cơng tác thường
thay đổi, chế độ chính sách cịn hạn chế;
- Trung tâm VHTT&HTCĐ là một mơ hình mới, tổ chức hoạt động giáo dục
khơng chính quy, chưa có mơ hình chuẩn để học tập kinh nghiệm;
- Kinh phí cho các hoạt động quá ít, chủ yếu là vận động, xã hội hóa dẫn đến
việc mở các lớp chuyên đề gặp khó khăn;
- Nhận thức của người dân về HTCĐ còn hạn chế;
- Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thường xuyên phải đi làm ăn
xa, ảnh hưởng đến việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia học tập.
5 . Bài học kinh nghiệm
- Nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, mặt trận, đồn thể về tính thiết
thực và hiệu quả của TT. VHTT&HTCĐ, tuyên truyền cổ vũ người học tự nguyện
đến trung tâm.
- Tăng cường sự lãnh, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền.
- Ln củng cố Ban Giám đốc trung tâm khi có thay đổi về nhân sự. Giám đốc
TT. VHTT&HTCĐ xã phải tích cực, nhiệt tình, có tầm nhìn thì trung tâm hoạt động
mới tốt, tổ chức bộ máy mới chặt chẽ.
- Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, mặt trận, đoàn thể ở địa phương; tranh
thủ được các nguồn lực tài chính cần thiết.
- Nội dung học tập cho cộng đồng cần gần gũi với đời sống của người dân.
Khảo sát nhu cầu của người dân là quan trọng vì từ đây có thể tìm ra hướng xóa đói
giảm nghèo, phát triển kinh tế.
- Theo dõi, đánh giá hiệu quả các chuyên đề sau khi kết thúc lớp tập huấn.
- Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm theo các bước sau:
+ Nắm chắc tình hình kinh tế-xã hội của địa phương thông qua điều tra và báo
cáo của các ngành;
+ Sau khi có thơng tin tiến hành phân tích nhu cầu học tập, những vấn đề bức

xúc, chú ý chia ra các nhóm về: văn hố, xã hội, kinh tế....;
+ Ưu tiên sắp xếp tổ chức các hoạt động theo vấn đề và nhu cầu;
+ Lên kế hoạch hoạt động năm;
+Lập kế hoạch thực hiện thơng qua cấp ủy, chính quyền địa phương.


- Tăng cường các hình thức tun truyền thơng qua các hoạt động tại trung tâm
VHTT&HTCĐ; đẩy mạnh việc tham mưu, đề xuất các hoạt động với chính quyền địa
phương; làm tốt công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, hội khuyến học,
trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên.
*Một số kinh nghiệm các phương thức điều tra nhu cầu học tập của người dân
và vận động người dân theo học các chuyên đề tại Trung tâm.
Phương pháp điều tra có nhiều loại:
+ Điều tra bằng trò chuyện (đàm thoại)
+ Điều tra bằng phiếu
+ Điều tra bằng trắc nghiệm
Tùy theo mục đích và mức độ điều tra, mà ta điều tra theo kiểu:
+ Điều tra thăm dị (diện rộng)
+ Điều tra sâu (hẹp, kín)
+ Điều tra bổ sung….
Điều tra bằng trò chuyện:
Là phỏng vấn, tọa đàm, hỏi chuyện, trưng cầu ý kiến của người dân.
Đặc điểm:
+ Nhờ tiếp xúc trực tiếp mà khả năng thay đổi câu hỏi cho phù hợp với các câu
trả lời mà vẫn giữ nguyên được mục đích trong suốt thời gian trị chuyện. Điều quan
trọng là phải duy trì trong suốt thời gian trị chuyện một khơng khí thoải mái,tự do và
thiện chí, khơng được biến trị chuyện thành chất vấn, hỏi cung người dân.
+ Sự tiếp xúc trực tiếp sẽ tăng khả năng nghiên cứu không chỉ nội dung câu trả
lời mà cả ẩn ý của chúng, đặc điểm của giọng nói và tồn bộ bức tranh hành vi của
người đó. Bởi vậy, khi thiết kế buổi trị chuyện cần xác định rõ mục đích làm sao thu

được kết quả dưới dạng trực tiếp và gián tiếp.
Điều tra bằng phiếu
Là phương pháp phỏng vấn gián tiếp thông qua việc hỏi và trả lời trên giấy.
Những yêu cầu của điều tra bằng phiếu:
+ Câu hỏi cần làm sao cho mọi người đều hiểu như nhau vì khi điều tra khơng
có sự tiếp xúc trực tiếp với đối tượng.
+ Phải hướng dẫn tỉ mỉ, trình tự, cách thức điền dấu vào phiếu là rất cần thiết
và quan trọng.
Điều tra bằng phiếu chia làm 2 loại: kín và mở
+ Phiếu mở: người đọc phải tự mình biểu đạt câu trả lời cho những câu hỏi
được đặt ra. Loại này giúp thu được tài liệu đầy đủ, phong phú hơn về đối tượng,
nhưng rất khó xử lý kết quả thu được vì các câu trả lời rất đa dạng.
+ Phiếu kín: chọn một trong các câu trả lời cho sẵn loại này dễ xử lý, nhưng tài
liệu thu được chỉ đóng khung trong giới hạn của các câu trả lời đã cho trước.


Điều tra bằng trắc nghiệm
Trắc nghiệm là phương pháp đo lường khách quan những hiện tượng, sự vật
được trắc nghiệm, biểu hiện tâm lý và mức độ trắc nghiệm.
Đặc điểm: Nhanh chóng, tốn ít thời gian, đảm bảo tính khách quan trong đánh
giá, khảo sát được một giới hạn rộng về nội dung cần điều tra.
Thông thường sử dụng 5 loại trắc nghiệm như sau: Trắc nghiệm đúng, sai (có,
khơng); trắc nghiệm nhiều lựa chọn; trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (ghép đôi); trắc
nghiệm điền thế (điền khuyết); trắc nghiệm hỏi đáp ngắn gọn (diễn giải)…
Sau khi chúng ta điều tra, xử lý dữ liệu và có kết quả về nhu cầu học tập của
người dân. Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, mặt trận, đoàn thể ở địa phương để
tuyên truyền vận động cho người dân thấy được sự cần thiết và lợi ích của việc học
tập theo các chuyên đề.
6. Đề xuất- kiến nghị
- Để các Trung tâm VHTT&HTCĐ hoạt động hiệu quả, ngành chức năng cần

tổ chức tốt các lớp bồi dưỡng, chọn đơn vị làm điểm, rút kinh nghiệm nhân rộng mơ
hình hay. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần chỉ đạo phát huy vai trị lãnh đạo của cấp ủy,
chính quyền địa phương, vai trị đồn thể; tăng mức hỗ trợ kinh phí hàng năm.
- Phân bổ kinh phí hoạt động cho các Nhà văn hóa ấp hoạt động trong thời gian
tới. Phải có cơ chế hỗ trợ phù hợp cho cán bộ phụ trách Nhà văn hóa ấp.
- Phát huy vai trị các tổ chức đoàn thể ở ấp trong việc tham gia tổ chức các
hoạt động của Nhà văn hóa ấp.
- Làm tốt cơng tác xã hội hóa, huy động được nguồn kinh phí để Ban chủ
nhiệm Nhà văn hóa triển khai các hoạt động đạt hiệu quả cao.
Thái Bình Trung, ngày 25 tháng 09 năm 2018
Người viết

Trần Nguyễn Khánh Vân



×