Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tiểu luận lịch sử đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.05 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Hồng Đức Tồn-19H1050021-005108

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài 7: Chỉ thị số 23-CT/TW (03/2003) của Ban Bí thư về đẩy mạnh nghiên cứu,
tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới với sinh viên
Việt Nam hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Quế

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021

1


MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: Cơ sở hình thành Chỉ thị số 23-CT/TW (03/2003) của Ban Bí thư về đẩy
mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới .. 5
1.1 Mục đích và yêu cầu của chỉ thị số 23-CT/TW (03/2003) .................................... 6
1.2 Đối tượng tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. .................................... 7
1.3 Nội dung tuyên truyền của chỉ thị số 23-CT/TW (03/2003). ................................. 7
1.4 Nhiệm vụ của công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. ................ 7
1.4.1 Thực hiện chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng, trong các cơ quan nhà
nước và các đồn thể chính trị - xã hội. .................................................................... 7
1.4.2 Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển, làm phong phú tư tưởng
Hồ Chí Minh và vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới.
.................................................................................................................................. 7


1.4.3 Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường. ......................................... 8
1.4.4 Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh qua các phương
tiện thông tin đại chúng, các hoạt động văn hoá, văn nghệ. ..................................... 8
1.4.5 Đấu tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn, luận điệu của các thế lực thù địch
và bọn cơ hội nhằm hạ thấp, bôi nhọ, cắt xén, xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí
Minh. ......................................................................................................................... 8
1.5 Tổ chức thực hiện ................................................................................................... 9
CHƯƠNG 2. Vận dụng, đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí
Minh trong giai đoạn mới với sinh viên Việt Nam hiện nay......................................... 11
2.1 Sinh viên là lực lượng quan trọng trong xây dựng đất nước. .............................. 11
2.2 bồi đắp niềm tin, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho sinh viên là
vấn đề cấp bách trong bối cảnh hiện nay. .................................................................. 11
2


2.3 Phát huy vai trò là người bạn thân thiết, tin cậy của sinh viên Việt Nam ở trong
và ngoài nước ............................................................................................................. 12
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 15

3


Lý do chọn đề tài
Trong những năm đầu thế kỷ 21, đất nước ta có cơ hội lớn và cả thách thức khơng
nhỏ. Tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường. Ðể thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, cần thấm nhuần
sâu sắc, vận dụng sáng tạo những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề nóng bỏng mà thực tiễn
đang đặt ra; nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh phải trở thành
một nhiệm vụ mấu chốt của công tác tư tưởng của Ðảng, cần được toàn Ðảng thực hiện

chặt chẽ, có chất lượng và hiệu quả.
Với tinh thần và ý nghĩa đó, ngày 27-3-2003, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 23CT/TW về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong
giai đoạn mới và nhân dịp kỷ niệm 113 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã
phát động tổ chức đợt tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tư tưởng Hồ Chí Minh. Ðây là
một sinh hoạt chính trị rộng lớn, rất quan trọng cần được tổ chức chặt chẽ, khoa học, có
hệ thống và sau này phải trở thành nền nếp thường xuyên trong hoạt động của Ðảng và
trong đời sống xã hội ta.

4


CHƯƠNG 1: Cơ sở hình thành Chỉ thị số 23-CT/TW (03/2003) của Ban Bí thư về
đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai
đoạn mới
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm lý luận chính trị tồn diện và
sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng
và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa
và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hố của
nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành
thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII của Đảng (năm 1991) đã khẳng định "Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng và kim chỉ nam cho hành động".
Từ sau Đại hội VII của Đảng đến nay, công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
đã đạt được những kết quả quan trọng; hoạt động tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ
Chí Minh có nhiều cố gắng, nhờ đó đã góp phần động viên các tầng lớp nhân dân sống,
chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Tuy vậy, việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cịn một số hạn chế,
yếu kém. Nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thống nhất và chưa đạt được
chiều sâu tư tưởng, lý luận. Chậm đưa tư tưởng Hồ Chí Minh thành mơn học trong các
trường đại học, cao đẳng, các trường trung học chun nghiệp, dạy nghề và chưa có

chương trình thích hợp trong các bậc phổ thơng. Nội dung, hình thức, phương pháp
tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh thiếu sinh động; chưa giúp cán bộ, đảng viên gắn
việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh với giải quyết những vấn đề thực tiễn; chưa tạo
được phong trào học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh sâu rộng trong Đảng và
trong nhân dân. Việc đấu tranh bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh chưa chủ động, kịp thời
và sắc bén.
Nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm nói trên chủ yếu là do khơng ít
cấp uỷ, tổ chức đảng chưa nhận thức sâu sắc về vai trị, vị trí tư tưởng Hồ Chí Minh, về
trách nhiệm tổ chức nghiên cứu công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng của Người,
5


Đảng ta chưa thực hiện có nền nếp chế độ học tập lý luận chính trị đối với mọi đảng
viên; chậm hoàn chỉnh nội dung, tài liệu giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở
thống nhất cho cơng tác tuyên truyền. Đầu tư cho tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ
Chí Minh cịn hạn chế và chưa tương xứng.
Bước sang thế kỷ XXI, đất nước ta có cơ hội lớn, nhưng đang đứng trước những
thách thức không nhỏ, tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp, khó lường. Để thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, cần thấm
nhuần sâu sắc, vận dụng sáng tạo những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong tất cả
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, xây
dựng Đảng và hệ thống chính trị, trong đó việc tổ chức học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
là một nhiệm vụ mấu chốt của công tác tư tưởng của Đảng, cần được tồn Đảng thực
hiện chặt chẽ, có chất lượng, hiệu quả.
1.1 Mục đích và yêu cầu của chỉ thị số 23-CT/TW (03/2003)
Làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức sâu sắc nguồn gốc, nội dung,
giá trị, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh; làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng giữ vai trị
chủ đạo trong đời sống tinh thần, tư tưởng của xã hội ta.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tự giác của mỗi người, của các cấp, các ngành, các
địa phương trong việc vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những
vấn đề thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tạo ra phong trào rèn luyện phẩm chất
đạo đức cách mạng theo gương Bác Hồ vĩ đại, đẩy lùi sự suy thoái đạo đức, lối sống.
Việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cần thực hiện lâu dài, thường
xuyên và liên tục; bảo đảm tính khoa học, toàn diện, hệ thống; phải sát hợp với đặc
điểm từng đối tượng, gắn với thực tiễn, với quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị
của từng đơn vị, tổ chức đảng; kết hợp nâng cao nhận thức với rèn luyện bản lĩnh chính
trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của mỗi người, mang lại hiệu quả thiết thực, tránh phơ
trương, hình thức.
6


Đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu tồn diện tư tưởng Hồ Chí Minh gắn chặt với tổng
kết thực tiễn góp phần bảo vệ và phát triển học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh trong giai đoạn mới, bổ sung phát triển đường lối, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước, giải đáp cho được những vấn đề mới nảy sinh, phát triển hệ tư
tưởng của Đảng, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
1.2 Đối tượng tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bao gồm tất cả các cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt coi trọng
việc tuyên truyền, giáo dục đối với cán bộ lãnh đạo các cấp, đội ngũ đảng viên và
thanh, thiếu niên. Đẩy mạnh tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh ra nước ngồi để thế
giới hiểu đúng, đầy đủ về tư tưởng của Người.
1.3 Nội dung tuyên truyền của chỉ thị số 23-CT/TW (03/2003).
Đại hội IX của Đảng đã xác định rõ nguồn gốc và những nội dung cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh. Cần tuyên truyền, giáo dục sâu sắc, chỉ rõ sự vận dụng vào thực tế
những nội dung đó.
1.4 Nhiệm vụ của cơng tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.4.1 Thực hiện chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng, trong các cơ quan nhà
nước và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh phải trở thành nội dung chính thức trong chế
độ học tập lý luận chính trị đối với mọi cán bộ, đảng viên. Các cấp bộ đảng, chính
quyền, đồn thể có kế hoạch cụ thể học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh theo chương trình, nội dung sát với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị đối với từng cấp,
từng đối tượng cán bộ do Trung ương quy định. Bên cạnh giáo dục thường xuyên, hàng
năm tổ chức đợt nghiên cứu, học tập, thảo luận theo từng chủ đề.
1.4.2 Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển, làm phong phú tư tưởng
Hồ Chí Minh và vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới.

7


Các cơ quan tư tưởng, lý luận, các cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội, các bộ,
ban, ngành, đoàn thể cần có chương trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, tổng kết
thực tiễn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề mới nảy sinh, vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh trong lĩnh vực của mình, từng bước làm rõ quy luật vận động của từng lĩnh vực,
qua đó phát triển, làm phong phú tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường cách mạng
nước ta trong giai đoạn mới.
1.4.3 Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường.
Cần sớm tổ chức biên soạn giáo trình và sách giáo khoa thống nhất về tư tưởng Hồ
Chí Minh phù hợp với từng cấp học, bậc học, thực hiện chế độ thi cử nghiêm túc.
Chuẩn bị kỹ đội ngũ giáo viên, giảng viên, báo cáo viên về tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật, sách báo, tài liệu, phim ảnh, tổ chức sinh hoạt ngoại
khoá, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử cách mạng, tiếp xúc nhân chứng lịch sử...., phục
vụ cho việc dạy và học tư tưởng Hồ Chí Minh. Tìm nhiều hình thức khuyến khích, động
viên, nâng cao chất lượng dạy và học tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường học.
1.4.4 Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh qua các phương tiện
thông tin đại chúng, các hoạt động văn hố, văn nghệ.
Các cơ quan thơng tin đại chúng có kế hoạch cụ thể, thường xuyên tuyên truyền tư
tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời tổng kết, phổ biến những kinh nghiệm hay, các điển hình

tốt trong việc nghiên cứu, dạy và học, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hố, văn nghệ, sáng tạo những cơng trình nghệ
thuật có giá trị về nội dung và nghệ thuật, về con người và tư tưởng của Bác.
1.4.5 Đấu tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn, luận điệu của các thế lực thù địch
và bọn cơ hội nhằm hạ thấp, bôi nhọ, cắt xén, xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Cần kịp thời phát hiện âm mưu, thủ đoạn, luận điệu phản tuyên truyền về Hồ Chí
Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh; tổ chức nghiên cứu để cung cấp các luận cứ khoa học
phản bác những luận điệu xuyên tạc phản tuyên truyền đó, kịp thời phổ biến trong Đảng,
8


trong các đoàn thể và trong hệ thống trường học; kịp thời cung cấp cho các cơ quan tuyên
truyền, giáo dục, báo chí để các cơ quan này có cơ sở đấu tranh bảo vệ tính đúng đắn của
tư tưởng Hồ Chí Minh; lựa chọn các hình thức phù hợp trong đấu tranh công khai và
tuyên truyền đối ngoại.
1.5 Tổ chức thực hiện.
Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Chỉ thị
này, xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm về tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí
Minh; tổ chức biên soạn các tài liệu phục vụ đợt tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí
Minh sâu rộng trong tồn Đảng, tồn dân, toàn quân nhân kỷ niệm 113 năm Ngày sinh
của Bác (19-5-2003).
Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, Ban Khoa giáo Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo
và các cơ quan hữu quan chỉ đạo việc tổ chức biên soạn các chương trình, sách giáo khoa
về tư tưởng Hồ Chí Minh cho các đối tượng.
Hội đồng Lý luận Trung ương, các trường của Đảng, Nhà nước, đoàn thể, lực lượng
vũ trang, các cơ quan nghiên cứu lý luận, khoa học xã hội, các bộ, ban, ngành, đoàn thể
xây dựng kế hoạch nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về tư tưởng Hồ Chí Minh,
đấu tranh chống các quan điểm sai trái về tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ban cán sự đảng Chính phủ tăng cường chỉ đạo đầu tư có hiệu quả cho hoạt động
nghiên cứu, sáng tạo và truyền bá các cơng trình, tác phẩm có giá trị về Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
Ban cán sự đảng Bộ Văn hố - Thơng tin có kế hoạch đầu tư, xây dựng, nâng cấp
các nhà bảo tàng, khu di tích, nhà lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, ban hành văn bản
hướng dẫn quy hoạch việc xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, phối hợp với các
Hội Văn học nghệ thuật giới thiệu rộng rãi các văn hoá phẩm có giá trị về Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong nước và trên thế giới. Phát động cuộc sáng tác về đề tài Hồ Chí Minh
nhân kỷ niệm 115 năm Ngày sinh của Người, 60 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà

9


xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ban hành văn bản quy định về treo ảnh Bác Hồ; cung cấp
đầy đủ ảnh Bác Hồ cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
Các nhà xuất bản có kế hoạch xuất bản các loại tài liệu nghiên cứu lý luận và tài
liệu phổ thơng về tư tưởng Hồ Chí Minh. Các cơ quan thơng tin báo chí, phát thanh,
truyền hình, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, đối tượng của mình xây dựng kế hoạch cụ
thể nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục và đấu tranh bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh dưới
sự chỉ đạo của Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương.
Phát động phong trào thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác
phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện Di chúc của Bác; hàng năm, tiến hành sơ
kết vào dịp kỷ niệm Ngày sinh của Bác. Khen thưởng, biểu dương những đơn vị, cá nhân
làm tốt, phê bình những nơi làm kém, tạo ra khí thế mới của các tầng lớp nhân dân thực
hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thúc đẩy công cuộc đổi
mới phát triển mạnh mẽ, đúng hướng.
Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương là cơ quan thường trực giúp Ban Bí thư theo
dõi, tổng hợp tình hình, định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện việc
nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chỉ thị này quán triệt đến chi bộ Đảng.


10


CHƯƠNG 2. Vận dụng, đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng
Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới với sinh viên Việt Nam hiện nay
2.1 Sinh viên là lực lượng quan trọng trong xây dựng đất nước.
70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, học sinh, sinh viên và Hội SVVN luôn kế
tục và phát huy tốt những truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha anh, các thế hệ cán
bộ, hội viên, sinh viên đi trước. Có thể nói, phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh
viên ngày càng lớn mạnh, phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Các hoạt động của Hội
SVVN ngày càng thực chất gắn với nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học, chú trọng
nhiều hơn đến việc phát triển tồn diện sinh viên. Thơng qua các hoạt động do Hội SVVN
tổ chức, sinh viên có thêm nhiều môi trường, cơ hội rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính
trị, tích lũy kiến thức, kỹ năng, ngày càng khẳng định là lực lượng quan trọng trong xây
dựng đất nước, đặc biệt trong các lĩnh vực đòi hỏi tri thức cao.
Bên cạnh nhiệm vụ chính là học tập, nhiều hoạt động của Hội SVVN đã lan tỏa
rộng rãi trong toàn xã hội, điển hình như hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Hiện nay,
Hội SVVN có 28 Hội cấp tỉnh, 44 Hội cấp trường trực thuộc T.Ư, 10 tổ chức Hội ở ngoài
nước với tổng số hơn 1,2 triệu hội viên.
Hội SVVN ngày càng khẳng định được vai trò của tổ chức đại diện cho quyền và
lợi lực, môi trường để sinh viên học tập rèn luyện, phấn đấu thông qua phong trào “Sinh
viên 5 tốt”.
2.2 bồi đắp niềm tin, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho sinh viên
là vấn đề cấp bách trong bối cảnh hiện nay.
Có thể khẳng định rằng lực lượng sinh viên ln có một Sinh viên ln là lực lượng
xung kích, đi đầu trong mọi phong trào. Các bạn ấy sẵn sàng cống hiến sức trẻ, trí tuệ
cho sự phát triển của đất nước.vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Sinh viên luôn là lực lượng xung kích, đi đầu trong mọi phong trào. Các bạn ấy
sẵn sàng cống hiến sức trẻ, trí tuệ cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trong bối

cảnh hội nhập tồn cầu; sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai; sự bùng nổ thông tin một
11


cách ồ ạt trên mạng xã hội và trong nhiều tình huống khơng có sự kiểm sốt kiểm chứng,
tin giả trên mạng xã hội… đã có những tác động tiêu cực đến tư tưởng, lối sống của sinh
viên.
Do vậy việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho sinh viên trong
tình hình hiện nay là rất cần thiết. Hội Sinh viên các cấp đã có nhiều giải pháp cụ thể hóa
các đề án, kế hoạch giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho sinh viên trong
giai đoạn hiện nay. Nhiều hoạt động được tổ chức đã tác động tích cực tới đơng đảo sinh
viên, có thể kể đến như: cuộc thi tìm hiểu chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
mang tên “Ánh sáng soi đường”; chương trình “Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc”, Cuộc
thi video clip hát Quốc ca,…đã trở thành những đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong
sinh viên Việt Nam, góp phần quan trọng bồi đắp lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước
cho sinh viên.
Cùng với với đó, Hội Sinh viên các cấp bằng các hoạt động gần gũi nhằm dẫn dắt,
định hướng sinh viên sống có lý tưởng, sống đẹp, sống có trách nhiệm. Tiêu biểu: Cuộc
vận động “Sinh viên Việt Nam những câu chuyện đẹp”, “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần
một câu chuyện đẹp”,... Bên cạnh đó, cơng tác nắm bắt diễn biến tư tưởng của sinh viên
cũng luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng được các cấp bộ Hội quan tâm triển
khai trong thời gian qua.
2.3 Phát huy vai trò là người bạn thân thiết, tin cậy của sinh viên Việt Nam ở trong
và ngoài nước
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hịa Bình
cho rằng, hình ảnh người sinh viên trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam đó là sự
hăng hái thi đua học tập, rèn luyện, là sự xung kích trong sản xuất tăng gia, thực hiện
khẩu hiệu "Tấc đất, tấc vàng"; là người chiến sĩ kiên cường, gan dạ trên mặt trận diệt
giặc đói, giặc dốt, xung phong Tây tiến làm nhiệm vụ xây dựng, sửa chữa các tuyến
đường giao thơng, các cơng trình thuỷ lợi ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc… Khi Tổ quốc

cần, họ đã sẵn sàng “xếp bút nghiên lên đường chiến đấu” vì độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
12


Phó Thủ tướng thường trực ghi nhận cơng tác Hội và phong trào sinh viên đã có
những bước phát triển mạnh mẽ, ngày càng đến gần hơn với sinh viên, phát huy vai trò
là người bạn thân thiết, tin cậy của sinh viên Việt Nam ở trong và ngoài nước. Nhiều
hoạt động của Hội có chiều sâu về tư tưởng, có sức lan tỏa, tầm ảnh hưởng lớn mạnh và
tích cực trong sinh viên và xã hội, góp phần tập hợp, đoàn kết rộng rãi cộng đồng lưu
học sinh Việt Nam ở các nước, hướng về quê hương. Qua các hoạt động, phong trào,
góp phần hình thành lên lớp sinh viên mới là lực lượng cách mạng trung thành tuyệt đối
và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao lịng u nước và trách nhiệm cơng dân;
quyết chí lập thân lập nghiệp, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, tình nguyện
dâng hiến sức trẻ, trí tuệ vì cộng đồng, vì sự phát triển của đất nước Việt Nam giàu đẹp.
Trước yêu cầu của tình hinh mới, Phó Thủ tướng Trương Hịa Bình u cầu Hội
Sinh viên Việt Nam khơng ngừng đổi mới mình về cả nội dung và phương thức hoạt
động; phát huy trí tuệ, sáng tạo, tinh thần xung kích, tình nguyện của sinh viên; hỗ trợ,
giúp đỡ sinh viên trong học tập, rèn luyện, góp phần hình thành lớp sinh viên thời đại
mới có đạo đức, giỏi chun mơn, có sức khỏe, giàu kỹ năng thực hành xã hội, sẵn sàng
xung kích, tình nguyện, tự tin hội nhập. Hội Sinh viên Việt Nam cần đồng hành, phát
huy sự sáng tạo, tiên phong đi đầu của những người trẻ, tạo nên một hệ sinh thái khởi
nghiệp bền vững, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia khởi nghiệp.
Phó Thủ tướng thường trực đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, ban giám hiệu
tiếp tục quan tâm đến sinh viên, tạo điều kiện và lãnh đạo, phối hợp chặt chẽ với Hội
Sinh viên Việt Nam để làm tốt công tác bồi dưỡng, giáo dục, đào tạo sinh viên - đội ngũ
trí thức tương lai của đất nước, nhất là các lớp "Sinh viên 5 tốt", những gương mặt sinh
viên tiêu biểu và toàn diện của giới sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước.

13



KẾT LUẬN
Sinh viên luôn là lực lượng quan trọng trong việc xây dựng đất nước, là lực lượng
xung kích, đi đầu trong mọi phong trào. Các bạn ấy sẵn sàng cống hiến sức trẻ, trí tuệ
cho sự phát triển của đất nước. Để làm được những điều đó các bạn phải rèn luyện cho
chính bản thân của mình những kỹ năng cần thiết, một cơ thể khỏe mạnh và đặc biệt hơn
hết là phải thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời hội Sinh viên các cấp phải có
nhiều giải pháp cụ thể hóa các đề án, kế hoạch giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối
sống cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay.
Và hiện nay, khi tình hình dịch covid 19 diễn ra càng phức tạp tại thành phố Hồ
Chí Minh, hơn 300 sinh viên trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương xung phong đi hỗ
trợ ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh chống dịch. Các ban ấy đã dám chấp nhận đối
mặt với vất vả, hiểm nguy vì mục tiêu cao cả là cùng với các đồng nghiệp TP.HCM
nhanh chóng dập dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Càng đáng trân quý hơn khi trong số
này, nhiều bạn vừa hoàn thành nhiệm vụ và trở về từ điểm nóng Covid-19 Bắc
Giang. Các bạn xuất quân trong đêm, với quyết tâm cao nhất là bắt tay ngay vào công
việc trên tinh thần “virus khơng chờ đợi ai”. Và cịn rất nhiều bạn sinh viên từ khắp tất
cả mọi miền tổ quốc đã đăng ký vào đội phản ứng nhanh, kịp thời ứng biến, đối phó dịch
ở địa phương. Với sự quyết tâm, sự thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh và truyền thống
đại đoàn kết dân tộc chắc chắn chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch để người dân trở lại một
cuộc sống bình thường.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Diễn (27/3/2003), Chỉ thị về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục
tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới, Chỉ thị 23-CT/TW đẩy mạnh nghiên cứu,
tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn mới (thuvienphapluat.vn), [Truy

cập ngày 20/7/2021]

2. Bộ Giáo dục và đào tạo 2017, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Minh Châu (7/1/2021), phát huy sự sáng tạo, tiên phong đi đầu của lực lượng sinh
viên,

/>
phong-di-dau-cua-luc-luong-sinh-vien-572509.html, [Truy cập ngày 20/7/2021]

15



×