1. Tác giả: Jean de La Fontaine
Jean de La Fontaine (8 tháng 7 năm 1621 – 13 tháng 4 năm 1695) là một nhà
thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp
Những bài thơ của ông được biết đến rất rộng rãi vào thế kỷ 17.
La Fontaine sinh ra trong một gia đình người quản lý rừng. Mẹ mất sớm, ơng
thừa hưởng sự giáo dục đầy tự do và sâu rộng của bố. Từ bé ông đã sống giữa
thiên nhiên, yêu cảnh rừng núi và thú rừng hoang dã.
Học xong ở Paris, ông trở về quê hương nối nghiệp cha quản lý khu rừng địa
phương, sống với những người dân lao động nghèo khổ.
La Fôngten viết nhiều thể loại: thơ, tiểu thuyết, kịch, truyện, ngụ ngôn.
La Fôngten sáng tạo những bài ngụ ngơn ngắn gọn là cơng trình nghệ thuật nhỏ,
sống động.
Tập thơ "Ngụ ngôn" của La Fôngten là "một vở kịch có trăm hồi khác nhau", với
những ý nghĩa sâu sắc, những lời răn ý nhị, những đối thoại tuyệt diệu, tâm lí
nhân vật tinh tế.
Đó là những truyện nhỏ với những tình tiết hấp dẫn, giọng kể vui, dí dỏm, những
bi kịch, hài kịch, những bản anh hùng ca, tình ca réo rắt, đầy chất thơ
2. Tác phẩm: gà trống và cáo
Thơ:
Nhác trông vắt vẻo trên cành,
Một anh Gà Trống tinh nhanh lõi đời.
Cáo kia đon đả ngỏ lời:
"Kìa anh bạn quý xin mời xuống đây
Để nghe cho rõ tin này
Mn lồi mạnh, yếu từ rày kết thân.
Lịng tơi sung sướng muôn phần
Báo cho bạn hữu xa gần đều hay.
Xin đừng e ngại xuống đây
Cho tôi hôn bạn, tỏ bày tình thân "
Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn,
Gà rằng: "Xin được ghi ơn, trong lịng
Hịa bình gà, cáo sống chung
Mừng này cịn có tin mừng nào hơn.
Kìa, tơi thấy cặp chó săn
Từ xa chạy lại, chắc loan tin này!"
Cáo nghe hồn lạc phách bay,
Quắp đi, co cẳng chạy ngay tức thì.
Gà ta khối chí cười phì:
"Rõ phường gian dối, làm gì được ai".
Kể lại câu chuyện
Trong khu rừng nọ, vào một buổi sáng đẹp trời, một tên Cáo đang đi vất vưởng vì đói bụng, mắt
liếc ngang liếc dọc. Bỗng hắn ta trông thấy một chú Gà Trống đậu vắt vẻo trên cành cây cao. Cáo
tiến lại dưới gốc cây. Sau một hồi suy nghĩ, Cáo đon đả mời Gà Trống xuống đất để báo cho Gà
Trống biết tin tức mới:
- Này bạn Gà Trống u q, từ nay mn lồi đã kết tình thân ái. Bạn hãy xuống đây cho tơi
hơn một cái để bày tỏ tình thân.
Nghe những lời ngon ngọt của Cáo, Gà Trống đâm nghi ngờ. Nhưng biết rõ bản chất d. ối trá, âm
mưu xảo quyệt của hắn “muốn ăn thịt mình”, Gà Trống chậm rãi trả lời:
- Xin cảm ơn bác, tấm lòng thân thiện của bác tơi xin ghi nhớ trong lịng. Tơi cũng rất vui
mừng vì từ nay hịa bình đã trở về với cuộc sống chúng ta.
Cáo mừng thầm trong bụng: “Thằng Gà Trống mắc mưu ta rồi. Hơm nay, ta có bữa thịt gà ngon
lành... ”. Đang mơ màng, bỗng Cáo nghe Gà Trống thánh thót vang lên:
- Bác Cáo ơi, tơi thấy cặp chó săn từ xa đang đến đây để loan tin vui này và mừng cho tình
thân của chúng ta.
Cáo giật mình hoảng sợ, hồn lạc phách bay, quắp đi, co cẳng chạy tức thời. Nhìn Cáo khiếp sợ
bỏ chạy mất hút, Gà Trống khối chí cười phì:
-
Rõ ràng là phường gian dối, làm gì được ta!
Câu chuyện “Gà Trống và Cáo” đã đem đến cho chúng ta một bài học quý giá: Con người
cần phải sống trung thực. Song phải biết xử trí thơng minh trước những hành động xấu,
những lời mê hoặc ngọt ngào của bọn lừa đảo, mưu hại người.
Phân tích:
"Gà Trống và Cáo" là bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, nhà thơ lỗi lạc nước Pháp trong thế kỉ
XVII. Như một màn kịch ngắn ghi lại cảnh con Cáo ranh ma gặp chú Gà Trống tinh khôn, khác
nào "kẻ cắp bà già gặp nhau!".
Hai câu đầu giới thiệu anh Gà Trống đậu "vắt vẻo" trên cành cây, đó là một kẻ "tinh nhanh lõi
đời". Cáo vừa "nhác trông" bèn vồn vã "đon đả ngó lời" làm quen. Cáo ngọt ngào gọi Gà Trống
là "bạn quý", ân cần mời mọc:
Cáo kia đon đả ngỏ lời:
Kìa anh bạn quý xin mời xuống đây"
Xưa nay, cáo vẫn bắt gà, gà vốn sợ cáo, nhưng theo lời Cáo loan tin thì "Mn lồi mạnh, yểu từ
rày kết thân". Cái tin vui và lạ đó, Cáo rất "sung í : nig", Cáo muốn "báo cho bạn hữu xa gần đều
hay”. Và Cáo chỉ muốn được "hôn" Gà Trống - anh bạn quý cúa minh:
"Xin đừng e ngại xuống đây
Cho tơi hơn bạn, tỏ bày tình thân".
Có thể nói, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ, câu chuyện của Cáo nêu lên thật dịu dàng, đường mật,
chứng tỏ nó là một con cáo ranh ma, già đời!
Đối thủ của Cáo hôm nay là chú Gà Trống rất "tinh nhanh lõi đời". Gà Trống lịch sự "xin được
ghi ơn" Cáo. Lời của Gà Trống tuy nhẹ nhàng nhưng pha vị mỉa mai:
"Hịa bình gà, cáo sống chung
Mừng này cịn có tin mừng nào hơn".
Con Gà Trống cảnh giác, khôn ngoan tạo ra một tình huống, một cú đánh sắc sảo thơng minh.
"Kìa, tơi thấy cặp chó săn
Từ xa chạy lại, chắc loan tin này!"
Tin này là tin mà Cáo đã nói với Gà Trống lúc nãy: "Mn lồi mạnh yếu từ rày kết thân". Nhìn
thấy con Cáo "hồn lạc phách bay" và "quắp đuôi co cẳng" chạy dài, anh Gà Trống "khối chí
cười phì", nụ cười chiến thắng bằng trí tuệ. Chân tướng con Cáo ranh ma đã bị lật tẩy, đã bị vạch
trần: "Rõ phường gian dối, làm gì được ai".
Bài thơ khép lại trong tiếng cười phì của Gà Trống và sự chạy dài bạt vía kinh hồn của con Cáo
già ranh ma. Bài thơ "Gà Trống và Cáo" nêu lên một bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc: khuyên mọi
người hãy cảnh giác và thông minh, chớ tin vào những lời dụ dỗ, mua chuộc, ngọt ngào của kẻ
khác... mà hại đến thân.