Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

D CNG PHAP LUT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.58 KB, 17 trang )

Câu 1: Trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguồn gốc ra đời và bản
chất của Nhà nước. Phân tích đặc trưng cơ bản của Nhà nước.
Khái niệm: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy
chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy
trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội.
Trong lịch sử đã có rất nhiều quan điểm, học thuyết khác nhau về nguồn gốc của
nhà nước. Chúng ta chỉ có thể đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác Lê-nin để giải thích.
1.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin về nguồn gốc ra đời và bản chất của
NN:

Nguồn gốc ra đời:
Nhà nước không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu, bất biến. Nhà nước cũng khơng
phải là lực lượng từ bên ngồi áp đặt vào xã hội. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội
loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, với các tiền đề về kinh tế và
tiền đề về xã hội.
Tiền đề kinh tế:do sự phát triển của sản xuất và lực lượng sản xuất
Lý luận: Sản xuất và sự phát triển của lực lượng sản xuất là cách thức con người duy trì
sự tồn tại và phát triển của mình. Trên cơ sở đó, các hiện tượng xã hội mới nảy sinh và
phát triển, trong đó có hiện tượng Nhà nước.
Tiền đề xã hội:do xã hội xuất hiện chế độ tư hữu -> xuất hiện giai cấp -> có mâu thuẫn
giai cấp khơng thể điều hịa được -> đấu tranh giai cấp.
Lý luận: để cho các cuộc đấu tranh giai cấp không dẫn đến chỗ các giai cấp tiêu diệt lẫn
nhau, do đó tiêu diệt ln xã hội thì cần có một lực lượng xuất phát từ xã hội, đứng lên
trên xã hội, giữ xung đột giai cấp trong vòng “trật tự” bằng cách cưỡng bức tất cả các giai
cấp khác phải phục tùng lợi ích của giai cấp thống trị. Lực lượng đó chính là Nhà nước.
Do đó, sự xuất hiện Nhà nước là một tất yếu lịch sử.


Bản chất nhà nước: Mặc dù mỗi kiểu NN đều có bản chất riêng của nó những



các NN đều có nét chung là mang tính giai cấp và xã hội cùng với một số đặc điểm
chung của nó.
a, Tính giai cấp: Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp và ln thể hiện
bản chất giai cấp sâu sắc:
Nhà nước là công cụ sắc bén nhất thể hiện và thực hiện ý chí của giai cấp thống trị,
củng cố và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội.
Là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp thống trị, là công cụ sắc
bén nhất để duy trì sự thống trị giai cấp
1


Giai cấp thống trị thông qua Nhà nước thực hiện sự thống trị của mình về chính trị,
bảo vệ sự thống trị về kinh tế và thực hiện sự tác động về tư tưởng đối với toàn bộ xã hội.
b, Tính xã hội:
Nhà nước là một tổ chức của xã hội, được sinh ra từ xã hội để duy trì, quản lý xã
hội khi xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định.
Nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội
Nhà nước phục vụ những nhu cầu mang tính chất cơng cho xã hội như: xây dựng
đê điều, các cơng trình phúc lợi; chống thiên tai, địch họa; bảo vệ chủ quyền quốc gia;
…..
2.
Phân tích đặc trưng cơ bản của NN: 5 đặc trưng
2.1.
Thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt (cưỡng chế, quản lý đặc biệt)
Để thực hiện quyền lực đó và quan lý xã hội, NN có một lớp người chuyên làm nhiệm vụ
quản lý. Những người này làm việc trong các cơ quan NN và hình thành nên bộ máy có
sức mạnh cưỡng chế và quản lý để duy trì địa vị của giai cấp thống trị, bắt các giai cấp
khác phải phục tùng ý chí của giai cấp thống trị bảo đảm giải quyết các công việc chung
của xã hội.

2.2.
Phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính khơng phụ
thuộc và chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính. Việc phân chia này dẫn đến
hình thành các cơ quan từ trung ương đến địa phương.
2.3.
Có chủ quyền quốc gia: chủ quyền là thuộc tính chính trị - pháp lý của quốc
gia, thể hiện quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc
lập trong quan hệ quốc tế, không phụ thuộc vào quốc gia khác.
2.4.
Ban hành pháp luật bắt buộc chung đối với mọi công dân. NN là tổ chức
duuyu nhất có quyền ban hành pháp luật, pháp luật do NN ban hành và đảm bảo thực
hiện, có hiệu lực bắt buộc chung với mọi thành phần dân cư.
2.5.
Quy định về thực hiện việc thu các loại thuế dưới hính thức bắt buộc. NN
đặt ra các loại thuế để có nguồn tài chính ni bộ máy của mình, bao gồm một lớp người
tách ra khỏi lao động sản xuất để thực hiện chức năng quản lý.
Qua năm đặc trưng trên, ta phân biệt được NN với các tổ chức chính trị xã hội khác
(Đảng phái chính trị, Đồn, Hiệp hội,…), từ đó thấy rõ vai trị to lớn của NN trong hệ
thống chính trị mà các tổ chức khác khơng có.
1. Chức năng cơ bản của Nhà nước:
- Chức năng của Nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của Nhà nước nhằm thực
hiện những nhiệm vụ đặt ra cho Nhà nước trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
- Chức năng của Nhà nước do bản chất, cơ sở kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chiến lược của
Nhà nước quyết định.
2


- Chức năng của nhà nước do cơ quan nhà nước thực hiện:
 Nhà nước có chức năng chung: là phương diện hoạt động chủ yếu của cả bộ máy
nhà nước mà mỗi cơ quan nhà nước đều phải thực hiện

 Mỗi cơ quan nhà nước có chức năng riêng: là những phương diện hoạt động riêng
của cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện chức năng chung của nhà nước. VD: Tòa
án thực hiện chức năng xét xử; Viện kiểm sát thực hiện chức năng công tố và kiểm
sát hoạt động tư pháp
- Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước mà các chức năng được chia thành:
* Chức năng đối nội: là những phương diện hoạt động cơ bản của Nhà nước trong nội
bộ của đất nước, gồm:
- Tổ chức và quản lý nền kinh tế.
- Tổ chức và quản lý nền văn hóa, giáo dục, khoa học – cơng nghệ.
- Giữ vững an ninh, chính trị, trấn áp sự phản kháng của giai cấp đối kháng.
- Bảo vệ trật tự pháp luật và quyền lợi của giai cấp cầm quyền.
* Chức năng đối ngoại: là những hoạt động cơ bản của đất nước với các quốc gia khác,
dân tộc khác như phòng thủ đất nước, thiết lập mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia
và dân tộc khác trên thế giới.
VD: chống xâm lược; thiết lập mối quan hệ với các quốc gia khác… Nhà nước ta thực
hiện chức năng đối ngoại theo tinh thần “VN muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế
giới” theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
→ Mối quan hệ: 2 chức năng này có quan hệ mật thiết, đối nội là ĐK cần thiết để thực
hiện đối ngoại và ngược lại.

Câu 2: Trình bày định nghĩa pháp luật. Phân tích bản chất và những đặc trưng cơ
bản của pháp luật.


Khái niệm: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung,

do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của GCTT trong
xã hội, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các QHXH

Các thuộc tính của PL:

a, Tính phổ biến: được hiểu là tính bắt buộc thực hiện mọi quy định của PL hiện hành
đối với mọi cá nhân tổ chức.
b, Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: PL cần phỉa rõ ràng, chính xác nội dung
của PL bằng các điều khoản, văn bản QPPL và hệ thống văn bản QPPL tương xứng.
c, Tính bảo đảm thực hiện bằng NN của PL: để thực hiện, NN đưa vào QPPL tính
quyền lực áp đặt đối với mọi chủ đề, bằng cách gắn cho PL tính bắt buộc chung.
3


d, Tính hệ thống, tính thống nhất, tính ổn định và tính năng động: tất cả các VBPL của
cơ quan NN cấp dưới phỉa phủ hợp với VBPL của cơ quan NN cấp trên và không trái với
Hiến pháp. PL khi ban hành phải có giá trị trong một thời gian tương đối dài và phải phù
hợp với các quy luật khách quan và chỉ được sửa đổi bổ sung khi điều kiện kinh tế, xã hội
thay đổi.


Bản chất của PL:

a, Tính giai cấp
- Phản ánh ý chí của GCTT
- Là phương tiện điều chỉnh về mặt giai cấp các QHXH, hướng các QH đó phát triển
theo một trật tự phù hợp với ý chí của GCTT
- Bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị
b, Tính xã hội
-Do Nhà nước đại diện chính thức của tồn xã hội ban hành nên PL hàm chứa tính xã hội
-Phản ánh ý chí chung, lợi ích cơ bản của cộng đồng
-Là công cụ, phương tiện để tổ chức đời sống xã hội


Đặc trưng cơ bản của PL:


a, Tính quy phạm phổ biến:
+ Các QPPL đước áp dụng ở khắp nơi, trong mọi mối quan hệ xã hội.
+ Là khuôn mẫu chung, chuẩn mực định hướng.
+ Là tiêu chuẩn giới hạn và đánh giá hành vi.
+ Đây chính là ranh giới để phân biệt PL với các loại quy phạm xã hội khác. Các QPPL
xã hội chỉ áp dụng đối với từng tổ chức xã hội riêng biệt được thể hiện trong điều lệ của
tổ chức đó.
b, Tính bắt buộc chung:
+ PL do NN ban hành và đảm bảo thực hiện, mang sức mạnh của quyền lực NN, bắt buộc
với mọi tổ chức và cơng dân, bất kì ai vi phạm cũng đều bị xử lý nghiêm minh.
+ Nhà nước đảm bảo tính hợp lý và uy tín của pháp luật.
+ Việc xử lý này thể hiện quyền lực NN và mang tính cưỡng chế (bắt buộc).
c, Tính chặt chẽ về mặt hình thức:
+ Nội dung của PL được xác định ro ràng, chặt chẽ, cụ thể trong từng quy phạm, từng
điều luật, trong từng văn bản QPPL và trong toàn bộ hệ thống PL.
+ Quy định thành văn, cấu trúc nhất định, trình tự thủ tục ban hành sửa đổi.
2. Chức năng của pháp luật:
4


Pháp luật là hệ thống những quy phạm xã hội có tính bắt buộc chung đối với mọi người,
được bảo đảm bằng sức mạnh của nhà nước
- Chức năng của PL là những phương diện, mặt hoạt động chủ yếu, thể hiện qua bản chất
và giá trị xã hội của PL
2.1. Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội:
- Sự điều chỉnh của PL đối với các quan hệ xã hội thể hiện ở 2 hướng chính:
 Một mặt, PL đưa các quan hệ xã hội vào các phạm vi, khuôn khổ nhất định
 Mặt khác, PL tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo hướng tích cực
- Chức năng này được thực hiện thơng qua việc PL quy định, cho phép, ngăn cấm hoặc

khuyến khích sự phát triển của các quan hệ xã hội; quy định quyền và nghĩa vụ của các
bên chủ thể trong từng quan hệ
- VD: quan hệ hôn nhân được đưa vào Bộ luật Hơn nhân và gia đình. PL quy định về chế
định kết hôn với 1 số điều kiện: nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn
do cả 2 bên tự nguyện,… PL cũng ngăn cấm kết hôn ở 1 số trường hợp như hơn nhân
người đang có vợ hoặc có chồng…
2.2. Chức năng giáo dục:
- Chức năng này được thực hiện thông qua sự tác động của PL vào ý thức và tâm lí con
người, để con người hành động sao cho phù hợp với cách xử sự được quy định trong PL
- Chức năng này của PL được thực hiện thông qua những biện pháp như: ban hành PL,
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục PL làm cho PL từng bước tác động vào nhận thức con
người
2.3. Chức năng bảo vệ:
- Chức năng bảo vệ là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh
- Khi có các hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định
trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm
pháp luật
- VD: hành vi xâm phạm tính mạng sức khoẻ con người bị xử lí theo Luật hình sự, hành
vi gây thiệt hại tài sản buộc phải bồi thường theo Luật dân sự

5


Câu 5: Trình bày nội dung của khái niệm quan hệ pháp luật (định nghĩa, đặc điểm,
yếu tố cấu thành). Cho ví dụ minh họa và phân tích.
1, Định nghĩa:
- QHPL là QHXH được điều chỉnh bởi các QPPL, trong đó các bên tham gia quan hệ có
những quyền và nghĩa vụ được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
2, Đặc điểm:

- Là QHXH mang tính ý chí:
+ Ý chí của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó
+ Ý chí của nhà nước: QHPL là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh
mà quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và thể hiện ý chí của nhà nước
- Có chủ thể xác định và có nội dung cụ thể:
+ Chủ thể: cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể
+ ND: quyền và nghĩa vụ của chủ thể
- Đảm bảo bằng cưỡng chế Nhà nước: Trong trường hợp các chủ thể không tự giác thực
hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật: Các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý vi phạm
3, Yếu tố cấu thành:
* Chủ thể QHPL
- Định nghĩa:Chủ thể QHPL là cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện do Nhà
nước quy định cho mỗi loại QHPL và tham gia QHPL đó
- Để trở thành chủ thể của QHPL, cá nhân hay tổ chức phải đảm bảo năng lực chủ thể
- Năng lực chủ thể gồm: năng lực pháp luật và năng lực hành vi
+ Năng lực pháp luật

Năng lực pháp luật là khả năng của cá nhân hay tổ chức có quyền và nghĩa vụ
pháp lý nhất định theo quy định của pháp luật

Năng lực pháp luật xuất hiện từ khi con người sinh ra và tồn tại cho đến khi người
đó chết

VD: quyền được sống, quyền được xác định cha mẹ, quyền được xác định giới
tính,…..

Năng lực pháp luật của cá nhân: xuất hiện khi cá nhân sinh ra, mất đi khi cá nhân
đó chết, được mở rộng dần theo năng lực hành vi.


Năng lực pháp luật của tổ chức: xuất hiện khi tổ chức được thành lập hợp pháp
hoặc được công nhận thành lập, mất đi khi tổ chức giải thể, phá sản hoặc bị sáp nhập.
+ Năng lực hành vi

Là khả năng của cá nhân hay tổ chức bằng hành vi của chính mình thực hiện
quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật

VD: - NLHV kí kết hợp đồng lao động (đủ 15 tuổi)
- NLHV bầu cử ĐBQH, ĐBHĐND (từ đủ 18 tuổi trở lên)

6



Năng lực hành vi của cá nhân: xuất hiện: độ tuổi + trí óc bình thường, mất đi khi
cá nhân chết.

Năng lực hành vi của tổ chức: pháp nhân, nhà nước, các tổ chức khác
* Khách thể QHPL
- Định nghĩa: Khách thể của QHPLlà những lợi ích vật chất hoặc phi vật chất mà các
chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia các QHPL
- Có 3 loại:
+ Tài sản vật chất: tiền, vàng, bạc, đá quý, nhà ở,……
+ Hành vi xử sự của con người: vận chuyển hàng hóa, khám chữa bệnh, bầu cử, ứng cử
vào các cơ quan quyền lực Nhà nước,.....
+ Lợi ích phi vật chất: quyền tác giả, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của con
người,….
* Nội dung QHPL
- Quyền chủ thể
+ Là khả năng của chủ thể được xử sự theo cách thức nhất định khi tham gia quan hệ

pháp luật
+ Nhằm đạt được mục đích đề ra và phù hợp với quy định của PL
- Đặc tính của quyền chủ thể
+ Khả năng lựa chọn xử sự theo cách thức mà PL cho phép
+ Khả năng yêu cầu chủ thể bên kia thực hiện nghĩa vụ tương ứng hoặc chấm dứt cản
trở việc thực hiện quyền của mình
+ Khả năng yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền của mình khi bị chủ
thể bên kia vi phạm
- Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể
+ Là cách xử sự bắt buộc của một bên chủ thể nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của
chủ thể khác
- Đặc tính của nghĩa vụ pháp lý
+ Chủ thể phải tiến hành một số hành vi nhất định
+ Chủ thể phải tự kiềm chế, không được thực hiện một số hành vi nhất định
+ Chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện theo cách xử sự bắt buộc
mà PL đã quy định
Ví dụ:
Anh Nguyễn Văn A (25 tuổi) và chị Nguyễn Thị B (22 tuổi) là công dân nước CHXHCN
VN. Sau một thời gian tìm hiểu, cảm thấy hịa hợp và mong muốn chung sống, đồng thời
hội tụ đầy đủ điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình hiện hành, hai người đã
tiến hành đăng kí kết hơn, chính thức trở thành vợ chồng và qua đó xác định quan hệ hơn
nhân giữa hai người
 Chủ thể QHPL: chủ thể là anh A và chị B. Hai người có đầy đủ năng lực chủ thể
bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi
 Nội dung của QHPL: nội dung của QHPL hôn nhân giữa anh A và chị B quy định
về quyền và nghĩa vụ của hai người trong quan hệ hôn nhân, được quy định trong
Luật Hơn nhân và gia đình
7



 Khách thể QHPL bao gồm: lợi ích nhân thân như thân phận vợ chồng. Các hành vi:
vợ chồng chung thủy, yêu thương, chăm sóc cùng nhau xây dựng gia đình hạnh
phúc…
Câu 5. Thực hiện pháp luật là gì? Phân tích các hình thức cơ bản của thực hiện
pháp luật. Cho ví dụ minh họa.
* Khái niệm: Thực hiện pháp luật là q trình hoạt động có mục đích, làm cho những
quy định của PL đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ
chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.
Hành vi là biểu hiện ra bên ngồi của ý chí con người và là đối tượng tác động của PL
* Các hình thức cơ bản của thực hiện PL: 4 hình thức
- Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật cho phép ( quy định
các quyền tự do, dân chủ của công dân, các quyền của tổ chức), quy phạm pháp luật tùy
nghi ( cho phép cá nhâ, tổ chức chọn một trong các cách xử sự được nêu trong quy
phạm). Các chủ thể chủ động sử dụng hoặc khơng sử dụng các quyền, tự do của mình
trong khn khổ pháp luật, khơng phụ thuộc vào ý chí của người khác.
Ví dụ: Cơng dân sử dụng quyền tự do kinh doanh để tổ chức hoạt động kinh doanh của
mình không bị giới hạn về quy mô, lĩnh vực, trừ những gì mà pháp luật cấm
- Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật bắt buộc( quy định
các nghĩa vụ hay cách xử sự rõ ràng mà cá nhân, tổ chức phải làm bằng hành vi cụ thể).
Các cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật bằng việc chủ động, tích cực thực hiện các nghĩa
vụ của mình.
Ví dụ: Các cá nhân, tổ chức phải thi hành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế hay thi hành bản án,
quyết định của Tòa án.
- Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật cấm đốn, theo đó,
các cá nhân, tổ chứ không tiến hành những hành vi bị PL cấm. Việc tuân thủ pháp luật
thường được thể hiện bằng cách ứng xử thụ động ( khơng hành động).
Ví dụ: Khơng kết hôn khi chưa đủ các điều kiện kết hôn (nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa
đủ 18 tuổi…)
Không vượt qua các vạch cắt giao thơng khi có tín hiệu đèn đỏ, khơng thực hiện các hành
vi phạm tội hình sự,…

- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật quy định sự tham
gia, can thiệp của Nhà nước trong quá trình cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa
vụ của mình. Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, chỉ do các
cơ quan Nhà nước thực hiện và thường được tiến hành trong các trường hợp:
8


+ Khi các quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức chỉ có thể phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt nếu có sự can thiệp của cơ quan nhà nước.
Ví dụ: quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa vợ và chồng chỉ được phát sinh sau khi đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phát giấy đăng kí kết hơn)
+ Khi có vi phạm pháp luật cần cơ quan nhà nước xử lí hoặc khi xảy ra tranh chấp pháp
luật giữa các cá nhân, tổ chức cần cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Ví dụ: CSGT áp dụng PL để xử lí các vi phạm luật giao thông,…

9


6. Vi phạm pháp luật là gì? Phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật.
Cho ví dụ minh họa và phân tích.
* Khái niệm vi phạm PL: Vi phạm PL là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng
lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
VD : Một em bé 6 tuổi hoặc một người điên đốt cháy nhà người khác thì đó là hành vi trái
pháp luật, nhưng khơng phải là vi phạm pháp luật vì thiếu yếu tố năng lực trách nhiệm
pháp lý.
- Vi phạm PL được chia thành:

VPPL dân sự: những hành vi trái PL, có lỗi, xâm hại tới những quan hệ tài sản
hoặc quan hệ nhân thân


VP hành chính: hành vi trái PL, có lỗi, xâm phạm các quan hệ quản lí hành chính
nhà nước, tính chất nguy hiểm và mức độ nghiêm trọng chưa bị coi là tội phạm, phải bị
xử phạt hành chính

Tội phạm hình sự: những hành vi trái PL nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy
định trong Bộ luật Hình sự

VP kỉ luật: những hành vi trái PL, có lỗi, trái pháp luật, kỷ luật của đơn vị, cơ quan
nhà nước.
* Các yếu tố cấu thành pháp luật: 4 yếu tố
- Mặt khách quan của vi phạm PL( những biểu hiện bên ngoài của vi phạm PL) gồm:
+ Hành vi trái PL của cá nhân, tổ chức : hành động không phù hợp với yêu cầu của PL,
hành động không như PL yêu cầu, không làm những việc PL bắt buộc phải làm.
+ Thiệt hại do hành vi trái PL gây ra cho xã hội và cho các cá nhân, tổ chức cụ thể
+ Giữa hành vi trái PL và thiệt hại cho xã hội phải có mối quan hệ nhân quả, nghĩa là
phải thiệt hại trực tiếp do hành vi trái pháp luật gây ra.
- Khách thể của vi phạm PL: những quan hệ xã hội được PL bảo vệ nhưng đx bị hành vi
trái PL xâm hại. khách thể thường được dùng làm căn cứ đẻ phân loại vi phạm pháp luật.
Ví dụ: Phần các tội phạm của bộ luật hình sự gồm nhiều chương chủ yếu xếp theo khách
thể loại, tức là theo loại quan hệ xã hội được PL hình sự bảo vệ- các tội xâm hại an ninh
quốc gia, xâm phạm sở hữu, xâm hại tính mạng,…
- Chủ thể của vi phạm PL: những cá nhân, tổ chứ thực hiện hành vi vi phạm PL và có
năng lực trách nhiệm pháp lí
-Mặt chủ quan của vi phạm PL( những biểu hiện tâm lí bên trong của chủ thể vi phạm
PL), gồm:
10


+Lỗi của chủ thể thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái PL của mình và đối với
hậu quả do hành vi đó gây ra (lỗi cố ý, vô ý)

+ Động cơ vi phạm PL là những gì thúc đẩy chủ thẻ vi phạm pháp luật ( ví dụ động cơ vụ
lợi, động cơ phá hoại..)
+ Mục đích của vi phạm pháp luật là kết quả cuối cùng mà chủ thể vi phạm pháp luật
mong muốn đạt được ( ví dụ mục tiêu chiếm đoạt tài sản…)
=> Nếu thiếu 1 trong 4 yếu tố cơ bản này sẽ k có vi phạm PL
Ví dụ:
*) Vi phạm hành chính:
Bộ tài ngun mơi trường đã phát hiện ra vụ việc sai phạm của công ty TNHH
Vedan Việt Nam sả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14
năm. Hành động này gây ơ nhiễm nặng cho dịng sơng Thị Vải, gây chết các sinh vật
sống ở sông này và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông...
- Mặt khách quan:

Hành vi trái PL: sả nước thải bẩn chưa qua xử lý ra sơng Thi Vải

Hậu quả: dịng sơng bị ô nhiễm nặng do hành vi trái pháp luật của công ty Vedan
gây ra trực tiếp và gián tiếp
- Mặt khách thể: việc làm của công ty Vedan đã vi phạm trật tự quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường
- Mặt chủ quan:

Lỗi cố ý: Vedan khi thực hiện hành vi này thì nhận thấy trước hậu quả, tuy không
mong muốn nhưng vẫn để hậu quả xảy ra

Mục đích: nhằm giảm bớt chi phí xử lý nước thải
- Mặt chủ thể vi phạm: Công ty Vedan (thuộc Công ty TNHH Vedan Việt Nam) đã được
cấp phép hoạt động ở VN từ năm 1994

11



Câu 7: So sánh vi phạm hành chính với vi phạm pháp luật. Để xử lí vi phạm hành
chính, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng những hình thức xử lí nào?
Cho VD minh họa?
a) Định nghĩa vi phạm hành chính và vi phạm PL
Vi phạm hành chính được hiểu là hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy
tắc quản lí Nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định
của pháp luật phải bị xử lí vi phạm hành chính.
Vi phạm PL là hành vi trái PL, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực
hiện, xâm hại đến các QHXH được PL bảo vệ.
b) So sánh VPHC và VPPL
Giống:
VPHC là một dạng của VPPL, do đó nó cũng giống các dạng VPPL khác là hành vi
trái PL, có lỗi xâm phạm các quan hệ xã hội được PL bảo vệ, cụ thể ở đây là quan hệ
hành chính NN.
Có 4 yếu tố cấu thành: mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể, chủ thể của VPPL
Xử lý VP hành chính và xử lý VPPL đều là biện pháp xử lí của Nhà nước, do Nhà
nước đặt ra để áp dụng đối với đối tượng có hành vi vi phạm PL.
Khác:
Vi phạm hành chính

Vi phạm pháp luật

- Hành vi xâm hại các quan hệ hành - Hành vi này xâm hại đến các QHXH nói
chính NN
chung trên mọi lĩnh vực.
- Có mức độ nguy hiểm cho xã hội - Có mức độ nguy hiểm cho xã hội từ thấp
thấp
đến cao.
- Mức độ xử phạt thường nhẹ, chủ yếu - Mức độ sử phạt tùy vào mức độ vi phạm, có thể

đánh vào yếu tố vật chất, tinh thần
bị xử phạt nặng hoặc nhẹ, có thể là hình phạt
của người vi phạm (cảnh cáo, phạt
liên quan đến việc tước tự do của người phạm
tiền…).
tội.
Bn bán hàng hóa trên vỉa hè, vi phạm Trốn thuế nhà nước, giết người, cướp của,
trật tự an tồn giao thơng, gian lận trong kinh doanh trái phép,…
kê khai thu nhập doanh nghiệp để trốn
thuế ở mức độ nhỏ,…
*) Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức (bao gồm cả các
cơ quan) có hành vi cố ý hoặc vơ ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí nhà
nước mà khơng phải là tội phạm và theo quy định phải bị xử phạt hành chính.
- Các hình thức xử phạt chính:
+ Cảnh cáo.
+ Phạt tiền. VD: Khi có tín hiệu đèn đỏ người điều khiển phương tiện giao thơng cố tính vượt
đèn đỏ là đã vi phạm Luật giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt hành chính. Đối với xe mơ tơ,
12


xe gắn máy và các phương tiện tương tự: Khi tín hiệu đèn giao thơng đã chuyển sang màu đỏ
nhưng người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hay các phương tiện tương tự không dừng lại
trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi thì sẽ bị phạt hành chính từ 200.000- 400.000 đồng.
- Các hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. VD: Theo quy định của Luật giao
thông đường bộ, ngồi phạt hành chính, người điều khiển xe ơ tô, mô tô, xe máy…vượt đèn đỏ
sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng. Trường hợp xảy đến tai nạn giao thông
sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong 02 tháng.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Ngồi các hình thức xử phạt trên đây, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính cịn có

thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như:
- Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu
- Buộc tháo dỡ cơng trình, phần cơng trình xây dựng khơng có giấy phép hoặc xây dựng
khơng đúng với giấy phép
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng
hóa, vật phẩm, phương tiện.
- Buộc tiêu hủy hàng hoám vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng
và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại
- Buộc cải chính thơng tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn
- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh,
vật phẩm
- Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa khơng bảo đảm chất lượng
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc
nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu
tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật
- Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
Các biện pháp xử lí hành chính khác: là những biện pháp hành chính có tính đặc thù
và tính cưỡng chế cao hơn các hình thức xử phạt hành chính thông thường, chỉ áp dụng
đối với chủ thể vi phạm là cá nhân, căn cứ vào nhân thân và quá trình vi phạm pháp luật
của đối tượng.
Bao gồm:
- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Đưa vào trường giáo dưỡng
- Đưa vào cơ sở giáo dục
- Đưa vào cơ sở chữa bệnh
- Quản chế hành chính.
VD minh họa:
Lúc 8h sáng ngày 30/4 2015, trên đường tới trường, An điều khiển xe máy đi vào đường
một chiều ở đoạn đường phạm văn đồng, đến chỗ metro bị công an giao thông giữ lại xử

phạt hành chính 150 nghìn đồng.
- Đầu tiên chúng ta sẽ phân tích dấu hiệu pháp lý của vi phạm này: (4 đặc điểm)
+ Thứ nhất: đây là hành vi của cá nhân An, thực hiện một cách vô ý
13


+ Thứ hai: hành vi đi vào đường ngược chiều của An đã vi phạm các quy định của luật
giao thơng đường bộ do nhà nước quy định: đó là cấm người điều khiển phương tiện giao
thông đi vào đường ngược chiều
+ Thứ ba: hành vi vi phạm của An khơng đến mức bị quy là tội phạm hình sự, được quy
định cụ thể trong luật hình sự
+ Thứ tư : theo quy định của luật giao thông đường bộ, theo quy định của nghị định 34
của chính phủ về xử phạt người vi phạm luật giao thông đường bộ thì hành vi của An bị
xử phạt hành chính là 150 nghìn đồng.
- Tiếp theo chúng ta sẽ phân tích những yếu tố cấu thành pháp lý của hành vi vi phạm của
An :
+ Khách quan: hành vi của An là đi xe máy vào đường ngược chiều, trên đường phạm
văn đồng. Hành vi đi vào đường ngược chiều của An có thể gây tai nạn cho những người
tham giao thông đi ngược chiều với An. Vi phạm của An chính là hành vi lái xe đi vào
đường ngược chiều của kim dung
+ Khách thể thì hành vi đi vào đường ngược chiểu của An đã vi phạm những quy tắc xử
sự, những quy định trong luật giao thông đường bộ, rằng người điều tham gia giao thông
không được điều khiển phương tiện đi vào đường ngược chiều
+ Chủ quan: hành vi của An là vô ý đi vào đường ngược chiều, với động cơ rút ngắn thời
gian đi lại nhằm mục đích đi tới trường nhanh khỏi muộn giờ học.
+ Chủ thể của vi phạm đang xét tới chính là An, người có năng lực pháp luật hành chính,
có khả năng điều chỉnh hành vi của mình.
- An bị hình thức xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền.

14



Câu 8: Trình bày định nghĩa tội phạm? Phân tích những dấu hiệu cơ bản của tội phạm. So
sánh tội phạm với vi phạm pháp luật.


ĐỊNH NGHĨA TỘI PHẠM
15


- Điều 8 Bộ luật Hình sự nước ta quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách
cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm
phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hố, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự
do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cơng dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của
trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
- Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tội phạm được
chia thành: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng.

DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết
định trước khi xem xét các dấu hiệu khác. Tính nguy hiểm cho XH được xem xét ở các khía
cạnh sau đây:
+ Phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội là gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã
hội được Luật Hình sự bảo vệ.
+ Các quan hệ XH đó phải được quy định trong Bộ luật Hình sự, đó là: độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ VN, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an
ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, danh dự,

nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cơng dân, những lĩnh vực khác
của trật tự pháp luật XHCN.
-Tội phạm là hành vi có lỗido người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện 1 cách cố ý
hoặc vơ ý. Lỗi là thái độ chủ quan của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình và đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện ở dạng cố ý hoặc vô ý:
+ Lỗi cố ý phạm tội là phạm tội trong trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của
mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc tuy khơng
mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
+ Lỗi vô ý phạm tội là phạm tội trong trường hợp người phạm tội thấy trước hành vi của
mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng chủ quan cho rằng hậu quả đó sẽ
khơng xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; hoặc người phạm tội khơng thấy trước hành vi của
mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu
quả đó.
- Tội phạm phải được quy định trong Bộ luật Hình sự. Chỉ người nào phạm một tội nào đấy
được quy định trong Bộ luật Hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu 1 hành vi nguy
hiểm cho XH, có lỗi, nhưng khơng được quy định trong Bộ luật Hình sự thì vẫn khơng thể coi là
tội phạm.
- Tội phạm phải được xử lí bằng hình phạt. Mọi hành vi nguy hiểm cho XH bị coi là tội phạm
đều phải chịu hình phạt tương ứng.

SO SÁNH TỘI PHẠM VỚI VI PHẠM PHÁP LUẬT
Tội phạm
Vi phạm pháp luật
Khái
Là hành vi nguy hiểm cho XH, có lỗi, Là hành vi trái PL, có lỗi, xâm hại đến các
niệm
được quy định trong Bộ luật Hình sự và quan hệ XH được PL bảo vệ và phải chịu
phải chịu hình phạt.
các hình thức xử lí theo quy định của PL.
Giống - Đều thể hiện bằng hành vi (hành động hoặc không hành động)

- Đều xâm hại các quan hệ XH được quy định trong PL và được PL bảo vệ.
- Có lỗi.
- Người thực hiện hành vi có năng lực trách nhiệm pháp lí, nghĩa là có khả năng nhận
thức và điều khiển hành vi của mình.
16


Khác

- Tội phạm là hành vi có tính chất, mức độ nguy hiểm cao so với các hành vi VPPL
khác.
- Tội phạm xâm hại các quan hệ XH mà Luật Hình sự bảo vệ.
- Mức độ hậu quả thiệt hại cho XH của tội phạm lớn hơn so với hậu quả thiệt hại do
các hành vi VPPL khác gây ra.
- Hình phạt được áp dụng đối với tội phạm nghiêm khắc hơn so với các hình thức xử lí
vi phạm áp dụng đối với các loại VPPL khác.
=> Như vậy, tội phạm cũng là 1 loại VPPL nhưng là VPPL hình sự và phải chịu trách
nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×