Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài giảng D:phương pháp học môn văn.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.37 KB, 7 trang )

PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN VĂN
GV NGUYỄN HỮU QUANG
Các em học sinh thân mến !
Để học tập tốt bất kì bộ môn nào trong nhà trường chúng ta cũng
phải có phương pháp học tập đúng. Học văn học cũng thế, tức
là cũng cần phải có phương pháp. Nhưng văn học khác với
những bộ môn khoa học khác, nó là sản phẩm của tư duy trừu
tượng. Hơn nữa, muốn học giỏi văn đòi hỏi chúng ta phải có
năng khiếu, có óc sáng tạo, quan sát tinh tế và có khiếu thẫm
mĩ cao. Do đó, khó có thể đề ra một phương pháp thật đầy đủ,
thật chính xác, thật chung nhất cho từng đối tượng học văn.
Tuy nhiên, để giúp các em phần nào trong việc học tập bộ môn văn
cho tốt hơn, tôi xin mạo muội đưa ra những ý kiến sau:
1- Trước tiên, muốn học tốt bộ môn văn học, chúng ta phải yêu thích
văn học. Đây là tiền đề tối quan trọng trong việc học văn. Vì có yêu
thích văn học thì chúng ta mới say mê với văn học. Có say mê thì
chúng ta mới nỗ lực, tự giác học tập, tự tìm tòi và sáng tạo. Có thề
thì kiến thức văn học của chúng ta mới ngày càng phong phú hơn,
chúng ta mới học tốt môn văn hơn.
2- Điều thứ hai là chúng ta phải nắm vững đặc trưng bộ môn văn
học và tầm quan trọng của văn học đối với đời sống của con người
và xã hội:
- Văn học cũng như các ngành nghệ thuật khác đều bắt nguồn từ
cuộc sống và trở lại phục vụ cuộc sống bởi cuộc sống là cái có trước,
văn học nghệ thuật là cái có sau.
- Văn học là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, nó phản ánh cuộc
sống bằng ngôn ngữ và thông qua hình tượng nghệ thuật.
- Vì là tấm gương phản ánh cuộc sống nên văn học cung cấp cho
chúng ta những kiến thức khá phong phú về nhiều mặt của hiện thực
cuộc sống qua từng thời đại, nên “ thời đại nào thì văn học ấy”. Và
quả đúng như nhà phê bình văn học nổi tiếng của nước Nga Sécnư


Sépxki đã nói “ Văn học là cuốn sách khoa toàn thư về cuộc sống”.
Đó chính là chức năng nhận thức của văn học.
- Văn học không những chỉ có chức năng nhận thức mà còn bồi
dưỡng cho tầm hồn, nhân cách cho mỗi con người chúng ta. Văn học
giúp chúng ta nhận biết những gì là đáng yêu, đáng ghét; những gì
là xấu xa, bỉ ổi, đê tiện, tẹp nhẹp, tầm thường trong cuộc sống để từ
đó chúng ta biết nâng niu, giữ gìn, học tập và phát huy, làm cho
cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Đó chính là chức
năng giáo dục của văn học. Chính vì vậy mà nhà văn Mácxim Goócki
đã nói “ Văn học là nhân học”.
Bên cạnh đó, văn học còn giúp tâm hồn chúng ta biết rung động
trước cái đẹp, nhạy cảm với cái đẹp, biết thưởng thức cái đẹp, bồi
dưỡng khả năng thẫm mĩ của chúng ta ngày càng phong phú hơn.
Thường một con người có tâm hồn văn học thì họ dễ dàng nhận thức
cái hay, cái đẹp trong ngành nghệ thuật khác như âm nhạc, hội hoạ,
điêu khắc .... Đó chính là chức năng thẫm mĩ của văn học.
Ngoài ba chức năng chính trên, văn học còn có nhiều chức năng khác
như: chức năng giải trí, chức năng dự báo ...
Nói tóm lại, văn học là một bộ môn tối cần thiết trong đời sống của
mỗi con người chúng ta và trong xã hội. Văn học giúp chúng ta vươn
đến chân trời : CHÂN - THIỆN - MĨ.
Chúng ta hãy tưởng tượng cái gì sẽ xảy đến ? Cuộc sống của chúng
ta sẽ ra sao ? Đời sống của xã hội sẽ như thế nào khi thiếu bóng
dáng của văn học? Điều chắc chắn rằng cuộc sống tinh thần của con
người lúc ấy sẽ khô héo, cằn cỗi, nghèo nàn đến tội nghiệp thảm hại
và đáng thương; cuộc sống của xã hội sẽ vô cùng đen tối, mọi giá trị
tinh thần sẽ bị phá huỷ, mọi giá trị đạo đức sẽ suy đồi đến mức đảo
lộn, quan hệ giữa người và người chỉ còn là quan hệ giữa các loài thú
...
3- Điều thứ ba là để học tốt văn học các em phải đọc thật nhiều sách

về văn học và các môn khoa học khác như : Lịch sử, Địa lí, Chính trị,
Triết học ... vì “ Sách là kho tàng tri thức vô giá của nhân loại ”. Có
đọc sách nhiều thì kiến thức của các em mới phong phú, từ đó diễn
đạt một vấn đề gì các em sẽ không thấy có gì khó, mọi việc sẽ trở
nên dễ dàng hơn, kết quả tốt hơn.
4- Điều thứ tư là các em phải có một cuốn sổ tay văn học để các em
ghi chép những điều hay, điều đẹp ( cả nội dung và nghệ thuật ) mà
các em đã đọc được đâu đó trong sách vở hay nghe thấy đâu đó
trong cuộc sống ngoài xã hội. Cuốn sổ tay văn học còn dùng để ghi
chép những tư liệu văn học. Đó chính là cái vốn để làm tăng thêm
kiến thức cho các em.
5- Điều thứ năm là các em phải thâm nhập tác phẩm trước khi các
em đến lớp nghe thầy cô giảng. Nghĩa là các em phải đọc trước tác
phẩm, tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung, chủ đề, giá trị
nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ... Có như thế thì trong giờ học
các em dễ tiếp thu bài giảng hơn, nắm chắc kiến thức hơn.
6- Điều thứ sáu là trong quá trình nghe thầy cô giảng bài các em
phải thật chú ý, tập trung, kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba việc :
nghe, nhìn và ghi chép. Trước khi đến lớp các em phải học và thuộc
bài.
7- Điều thứ bảy là các em nên tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt
câu lạc bộ văn học, các buổi ngoại khoá về văn học ở trường và cố
gắng nghe những cuộc nói chuyện về thơ văn trên đài truyền thanh,
đài truyền hình hay ở các câu lạc bộ văn học của các quận, huyện,
thị xã hay thành phố.
8- Điều thứ tám là các em phải tự rèn luyện. Học xong một bài học
các em phải tự dự kiến những vấn đề mà thầy cô có thể ra cho các
em làm văn và các em tự giải quyết những vấn đề ấy. Hoặc đọc xong
một cuốn truyện, một bài thơ hay, một tập thơ hay, sau khi xem
xong một cuốn phim chẳng hạn, các em tập ghi lại những nhận xét

và đánh giá của mình hoặc khi các em có một cảm xúc bất chợt nào
đó đến với các em, các em hãy ghi ngay cảm xúc đó lại bằng thơ hay
bằng văn xuôi. Làm được như thế thì chắc chắn rằng việc học văn
của các em sẽ tốt hơn. “ Có công mài sắt” tất “ Có ngày nên kim”
phải không các em ?
Trên đây chỉ là những gợi ý về phương pháp học tập bộ môn văn,
nhưng chúng tôi tin rằng nó sẽ giúp ích các em được một phần nào
đó trong việc học tốt bộ môn văn.
Chúc các em thành công.
ĐỌC SÁCH
Đăng ngày: 13:09 20-05-2010
Thư mục: V Ă N H Ọ C
Sách báo là một trong những môn giải trí lành mạnh, là món ăn tinh
thần bổ ích của nhiều người. Mỗi người có một cảm nhận về cái thú
đọc sách khác nhau.
Theo PH. Bê-cơn:
- Sách là những con tàu tư tưởng lênh đênh trên các lớp sóng thời
gian và trân trọng chuyên chở thứ hàng quý báu của mình hết thế hệ
này sang thế hệ khác.
G. Bô-ca-xi-ô tâm sự:
- Sống với những cuốn sách của tôi, tôi cảm thấy sung sướng hơn cả
những ông vua trên thế giới.
A- Đăng-tơ:
- Tôi mở cuốn sách ra đọc ... và cũng như người đi tìm bạc mà đôi
khi lại thấy được vàng. Tôi muốn tìm ở sách một nguồn an ủi, nhưng
không những tâm hồn tôi thư thái qua những giọt nước mắt, mà tôi
còn học được nhiều điều bổ ích nữa.
M. Goóc-ki:
- Tôi đọc nhiều, đọc một cách thú vị, ngạc nhiên, nhưng sách không
đẩy tôi tách khỏi hiện thực mà ngược lại, nó làm tôi càng quan tâm

tới hiện thực, nó phát triển năng lực quan sát, so sánh, nó làm cháy
lên khát vọng hiểu biết cuộc sống.
S. Đác-uyn nhà bác học không ngừng học cho rằng:
- Việc đọc sách đã thức tỉnh trong tôi một ước vọng nóng bỏng là
được đặt một viên đá nhỏ bé của tôi vào toà nhà hùng vĩ của môn tự
nhiên học.
Ý nghĩ của M. Mông-tê-guy về việc đọc sách thật đơn giản nhưng thú
vị:
- Không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng không có sự thú vị
nào bền lâu hơn đọc sách.
B-Cu-ba-nhép thì rên rỉ:
- Thiếu sách còn khổ hơn thiếu bánh mì.
Thật vậy, không có cách dùng thời gian nào lại thú vị và có ích hơn là
đọc sách và con người sáng suốt không phải vì có sức mạnh mà vì
đọc sách luôn. Thật tuyệt diệu cho một quyển sách, chỉ một giọt mực
thôi cũng đã đủ để thức tỉnh tư tưởng của hàng ngàn người, thậm
chí hàng triệu người. Vậy, một quyển sách như thế nào được gọi là
bổ ích?
M. Ca-li-nin:
- Theo tôi, sách tốt là cuốn sách mà dưới tấm bia của nó, cuộc sống
sôi nổi rộn ràng như máu chảy dưới da; là cuốn sách khiến người đọc
nhớ rất lâu, nếu không phải là nhớ mãi mãi; là cuốn sách mà ai ai
cũng muốn được đọc lần nữa.
C. Vê-be tán đồng:
- Cuốn sách nào không đáng đọc hai lần thì cũng chẳng đáng đọc
một lần.
Rốp-xki:
- Sách có thể ít đi một chút, nhưng phải tốt đẹp hơn. Không nên đặt
một cuốn sách tầm thường lên giá sách. Đừng ăn cắp thời gian của
người lao động trung thực.

T. Pác-ke:

×