Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

De thi hoc ki 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.88 KB, 9 trang )

Đề 1
*Trong mỗi chúng ta ai cũng có ước mơ cho riêng mình, ai cũng muốn lớn lên sẽ làm được những việc có
ích cho bản thân và xã hội. Để đạt được ước mơ, chúng ta phải học tập, rèn luyện mọi kỹ năng để có những
thành cơng
Tuy nhiên, hiện nay một số bạn lại lơ là việc học tập, chỉ biết ước mơ mà không chịu cố gắng để đạt được
ước mơ. Các bạn hiện còn rất trẻ, nếu khơng chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
Thật vậy, cuộc sống ngày càng tiên tiến và hiện đại nên luôn cần những người tài, có tri thức. Dù bạn làm
bất kỳ cơng việc gì, từ một bác sỹ, kỹ sư, thầy cô giáo hay cả những người thợ, công nhân và nơng dân,
muốn làm được đều phải có tri thức. Bạn đừng nghĩ một người nông dân chỉ biết cày cấy, cuốc đất làm
ruộng hay một người công nhân chỉ biết khuân vác, làm những việc dựa vào sức lực là có thể tồn tại được.
Nếu khơng có tri thức, bạn sẽ bị lệ thuộc vào kẻ khác, bị cuộc sống xơ đẩy mà sẽ khơng tìm được những gì
mình mong muốn. Do đó mà lúc nào bạn cũng thấy mình bị đối xử bất công và sống trong khổ sở.
Lịch sử cho thấy, hầu hết những người có tri thức luôn được tôn trọng và đề cao. Họ là những người làm
được nhiều việc lớn cho xã hội. Ngay từ xưa, các vị anh hùng lãnh đạo chống ngoại xâm cho dân tộc như: Lí
Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ...tất cả đều là những người chịu khó học tập từ nhỏ, lớn lên có
tri thức, có tài mới làm được những việc lớn, lập các chiến công vĩ đại nên để lại tiếng thơm muôn đời cho
con cháu...Hay ngày nay, chỉ những học sinh siêng năng học giỏi sau này mới có thể có những phát minh
cho nhân loại, làm việc lớn cho đời. Nếu đọc tiểu sử của những người như vậy bạn sẽ thấy tất cả họ đều là
những người cần cù học tập chịu khó ngay từ lúc còn trẻ.
Nước ta ngày xưa sống trong xã hội phong kiến, nhà nước không quan tâm đầu tư giáo dục, khơng quan tâm
nâng cao dân trí nên hầu hết người dân khơng có tri thức. Đất nước do vậy mà nghèo nàn, lạc hậu. Những
người dân nghèo khổ lại phải chịu sự tác động, chi phối của cuộc sống và bị xã hội vùi dập nhưng chỉ biết
than thân, trách phận mà không biết làm thế nào để thoát khỏi số phận long đong ấy. Đặc biệt, đối với người
phụ nữ, họ không được học hành nên việc họ bị áp bức, trà đạp là chuyện tất yếu. Chỉ những người phụ nữ
có hiểu biết, có tri thức thì mới ý thức được thân phận, cuộc đời mình. Họ tìm được cho mình con đường đi
đúng. Ngày xưa, Hai bà Trưng đã đứng lên dựng cờ khởi nghĩa thắng lợi, Hồ Xuân Hương dù bị xã hội đùn
đẩy nhưng bà vẫn ý thức dược thân phận của mình. Họ làm được điều đó cũng chỉ là do họ có tri thức. Vậy
nên muốn có cuộc sống như ý muốn, khơng gì khác ngồi bạn phải có tri thức. Mà muốn có tri thức lạ phải
học ngay lúc sớm nhất có thể.
Có thể tuổi trẻ bạn ham chơi, bởi theo bạn có nhiều thứ lơi cuốn hấp dẫn hơn việc học nhiều. Bạn cho rằng
những trò chơi điện tử trên máy tính, những cuộc đi chơi với bạn bè...là những việc lí thú hơn cả vì chúng


mang lại cho bạn nhiều niềm vui thích, hứng khởi hơn là ngồi vào bàn học với đống sách vở nhàm chán. Thế
nhưng bạn ơi! Hãy nghĩ lại! đừng chỉ nhìn thấy những lợi ích, thú vui trước mắt mà quên đi những ước mơ,
hoài bão sau này đang chờ bạn thực hiện. Nếu bạn khơng học, bạn sẽ nhanh chóng tạo ra cho mình một lỗ
hổng lớn về kiến thức mà khó bù đắp lại được. Bạn sẽ nhanh chóng chán nản việc học. Điều đó là cực kỳ
nguy hiểm cho tương lai của bạn. Có thể tuổi trẻ cịn dài nhưng thời gian trôi đi không trở lại, bạn sẽ không
làm được việc của ngày hôm nay nếu ngày hôm nay trôi qua. Đời người chẳng bao lâu, nếu không học thì
sau này bạn sẽ khơng cịn cơ hội học tập nữa. Đừng để sau này hối hận và cất lên những trường khúc: "Giá
như ngày trước mình...". Tất cả khơng trở lại bạn ạ.
Vậy nên, chúng ta phải học, học để biến những ước mơ của mình thành sự thật. Phải chịu khó và hi sinh
những thú vui khơng có lợi cho việc học. Bởi chỉ có học thì mai này lớn lên mới đủ khả năng làm được
những việc có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội và tương lai sẽ rộng mở với chúng ta. Bây giờ vẫn
chưa là muộn, tất cả đều có thể, hãy chăm chỉ học tập và chúng ta sẽ làm được điều mình muốn.
*Bất cứ thời đại nào dù xưa hay nay, việc học hành luôn là vấn đề quan trọng. Trong xã hội xưa, kẻ sĩ người có học được xếp hàng đầu. Ngày nay, thời đại của tri thức, của khoa học công nghệ, chữ "sĩ' lại càng
quan trọng. Các cụ ta đã từng nhắc "Nhân bất học bất tri lí". Việc học là việc suốt đời nhưng những năm
tháng còn trẻ, người ta cần phải học nhiều nhất, bởi thế ta có thể khẳng định rằng: Nếu cịn trẻ ta khơng chịu
học hành thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.


Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên
và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ
viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.
Mười hai năm học ở phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản
như Tốn, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ... Tuy thế chúng ta phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu
và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành
thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.
Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả
cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì cơng việc tiến triển sẽ chậm và
chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các cơng việc giản đơn, khơng cần nhiều đến trí
tuệ. Cịn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc
hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính

quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập khơng ngừng, bằng mọi hình
thức khác nhau.
Trong giai đoạn khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thi tri thức (chất xám) của con
người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những cơng việc phức
tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được
nhiều thời gian mị mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.
Do đó chúng ta khơng thể coi nhẹ vai trị của việc học hành. Đúng là nếu khơng học hành đến nơi đến chốn
thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
Hiện nay, một số bạn trẻ khơng nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất
bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những
thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích... dần dần sẽ đánh mất
nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế
không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến một lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu họ có ăn nản,
hối hận thì cũng đã muộn màng.
Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực
tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.
Tri thức lồi người mênh mơng như biển cả (Bể học vơ bờ). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì
cũng chỉ tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy: Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học
ở dân. Lênin cũng từng khuyên thanh niên: Học! Học nữa! Học mãi! Đó là những lời khun chí lí, có giá trị
đối với mọi hồn cảnh. Nếu khơng coi trọng việc học thì chúng ta sẽ khơng thể đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của thời đại
Đề 2
* “Rừng vàng biển bạc” là câu tục ngữ mà cha ông ta dùng để ca ngợi sự giàu có của thiên nhiên. Rừng có
vai trị vơ cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi vậy bảo vệ rừng chính là chúng ta đang
bảo vệ, giữ gìn lấy cuộc sống của mình.
Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với
đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích
đồi núi chiếm ¾ so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài
nguyên rừng.
Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp

ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.
Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh
giúp lọc khí bẩn, điều hịa mơi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói “Rừng
là lá phổi xanh của nhân loại”. Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điểu hịa, thanh lọc khơng khí độc hại,
giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm.
Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp
hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người
vẫn được bảo vệ.


Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu khơng có hệ
thống rừng phịng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai
mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát
xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người ln được bình
an.
Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra
nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các
lồi động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngơi nhà bình n nhất,
Rừng có vai trị vơ cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp,
cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động
này đã dẫn đến việc rừng bị suy thối. Có thể rất nhiều người khơng lường trước được hậu quả nặng nề khi
phá rừng bừa bãi như vậy.
Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người.
Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ cịn nhiều thiệt hại lớn
hơn nữa.
Vào mùa khơ, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện
tượng xói mịn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần
thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.
Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức
năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ

rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình
*Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của
chúng ta.
Rừng là nơi cây xanh phát triển. Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí các-bo-níc và thải
ra khí ơ-xi – rất cần thiết cho q trình hơ hấp của con người nói riêng và nhiều lồi động vật trên thế giới
nói chung.
Nhờ cây xanh mà bầu khơng khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm mơi trường.
Ngồi ra, rừng phịng hộ, rừng đầu nguồn, … góp phần phịng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt
hại về người và của. Không những thế, rừng cịn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế. Rừng là nguồn
cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy,… Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loại động
vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng: hổ, khỉ, hươu, … Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng.
Tuy nhiên, dù vai trò quan trọng của rừng nhưng nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi
trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy
ra triền miên, làm xói mịn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây quý hiếm
trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật bị mất đi nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm
nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng.
Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý
thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng
đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà
nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.
Bảo vệ rừng không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy
cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng!
Đề 3
Trước hết ta cần hiểu câu tục ngữ muốn đề cập đến nội dung gì? Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét về lớp
nghĩa đen – là lớp nghĩa hiện trực tiếp lên các các từ ngữ. Lớp nghĩa này là mực có mầu đen vì vậy một vật
nằm gần nó thì sớm muộn gì cũng bị dây mực và có màu đen, cịn đèn sáng thì những vật nằm gần nó sẽ
sáng lên theo. Cịn về lớp nghĩa bóng – là lớp nghĩa không hiện trực tiếp trên các từ ngữ mà buộc ta phải suy
luận ra, lớp nghĩa này là nói đến những người sống cùng, kết bạn với những người có bản tính, phẩm chất
xấu thì họ sẽ bị ảnh hưởng và có thể bị nhiễm những bản tính xấu đó, và ngược lại những người kết bạn, có
mối quan hệ thân thiết với những người có phẩm chất tốt, hiểu biết rộng thì dần dần theo thời gian họ cũng

sẽ học tập theo những phẩm chất tốt đó và nâng cao tầm hiểu biết của mình.


Câu tục ngữ nào cũng đúc kết những kinh nghiệm, bài học q báu của ơng cha ta nên nó ln có tính đúng
đắn. Tuy nhiên cũng có bạn cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen và gần đèn chưa chắc đã rạng”, ý kiến
này cũng không phải không có căn cứ. Nhiều người có bản chất xấu xa thì cho dù có sống giữa trăm nghìn
người tốt thì họ vẫn giữ cách sống của mình, như câu: “Giang sơn khó đổi, bản tính khó rời”, nhưng cũng có
những người tốt, thật thà, trung thực dù có sống cùng, làm bạn cùng những người có bản chất xấu thì họ vẫn
giữ được những nét tính cách đáng quý của mình như bài ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Cây hoa sen dù có lớn lên, sống giữa vùng đầm lầy “hơi tanh” nhưng những ngó sen vẫn trắng tinh, hoa sen
vẫn giữ được vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết.
Nhưng những người đó chỉ chiếm một phần nhỏ. Xét một ví dụ thực tế, hai đứa trẻ cùng được sinh ra trong
một gia đình, nhưng vì một lí do nào đó hai đứa trẻ bắt buộc phải sống tách biệt. Một đứa sống ở một vùng
có nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút thì thử hỏi làm sao lớn lên mà đứa trẻ đó khơng bị lây nhiễm
được. Cịn đứa trẻ kia sống giữa những người có nền nếp tốt, trình độ văn hóa, nhận thức rộng thì chắc chắn
rằng khi lớn lên đứa trẻ đó sẽ hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp. Qua đó, ta mới thấy được tầm quan
trọng của môi trường sống, mơi trường sống như thế nào quyết định tính cách và nhân phẩm con người. Vì
thế cha mẹ vẫn thường dạy con “chọn bạn mà chơi” hay “chọn mặt gửi vàng” khuyên con mình hãy biết lựa
chọn những người bạn tuy rằng khơng thật sự học giỏi nhưng tính cách tốt, biết chia sẻ vui buồn với bạn chứ
khơng ích kỉ chỉ biết nghĩ cho bản thân.
Ngày nay, câu tục ngữ vẫn giữ được giá trị và tính đúng đắn của nó, câu tục ngữ mang đến một bài học quý
báu, khuyên răn con người nên biết chọn lựa bạn bè một cách đúng đắn từ đó tạo dựng các mối quan hệ tốt
đẹp, là cơ sở để củng cố những phẩm chất tốt của bản thân và nâng cao tầm hiểu biết.
Đề 4
Đạo đức, nhân cách là những điều vơ cùng quan trọng, nó được thể hiện trong thói quen, lối sống, nó là giá
trị cao q nhất của con người để người khác đánh giá về bản thân mình. Một trong số đó chính là lịng biết

ơn. Đất nước chúng ta có 4000 truyền thống văn hóa, ơng cha ta đã đúc kết những bài học, những đạo lý mà
nhân dân đời đời gìn giữ để truyền lại cho con cháu đời sau. Và bài học về lòng biết ơn từ xưa của nhân dân
ta đã thể hiện ở câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn. Đó là một đạo lý mà nhân dân
ta ln sống và làm theo nó.
Quả thực như vậy, nhân dân Việt Nam ta luôn coi đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn
là một nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, và ln phải giữ gìn và phát huy. Nhưng trước hết, chúng
ta cần phải hiểu về câu tục ngữ này. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và Uống nước nhớ nguồn” là hai câu tục ngữ
rất phổ biến trong đời sống của nhân dân ta. Nó thường được ơng bà, cha mẹ dùng để dạy bảo, khuyên răn
cho con cháu.
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Về nghĩa đen, câu tục ngữ này khuyên con người ta khi được hưởng một quả thơm, trái ngọt thì phải nhớ
đến cơng lao tiêu tưới, chăm bón, một nắng hai sương của những người nơng dân, của “Kẻ trồng cây”. Nhờ
có phép ẩn dụ qua hình ảnh Ăn quả- kẻ trồng cây, câu tục ngữ đã đưa ra một bài học về đạo đức, lối sống đó
là khi ta hưởng một thành quả tốt của người khác, thì ta cần phải biết ơn và phải biết cách báo đáp, nhớ đến
người đã có cơng ơn với mình. Đây là một bài học về nhân cách, là một phần không thể thiếu để xây đắp nên
đạo đức của con người.
Ngồi ra, cha ơng ta còn để lại một câu tục ngữ để khuyên răn chúng ta bài học về lòng biết ơn này:
Uống nước nhớ nguồn
“Uống nước” ở đây là những thành quả mà chúng ta được hưởng thụ về cả vật chất và tinh thần. “ Nguồn”
chỉ nguồn gốc, cội nguồn và tất cả những thành quả về cả con người, lịch sử và truyền thống. Cụm từ “Nhớ
nguồn” là một hành động đạo đức về sự báo đáp, nhớ ơn đến những người làm ra nó. Lịng biết ơn là nhớ ơn
những người đã làm ra thành quả cho chúng ta, sâu xa hơn, nó được nâng lên thành sự tri ân, nhớ ơn đến tổ


tiên, cội nguồn của chúng ta. Hai câu tục ngữ rất ngắn gọn, giản dị, mang tính tồn diện dạy cho con người
những lời khuyên nhủ, khẳng định ý nghĩa cao q của mình, và nó cũng là một lời răn dạy, lời cảnh tỉnh của
thế hệ trước với những con người đời sau mà đang dần đánh mất đi nhân cách, lịng biết ơn q báu.
Dải đất hình chữ S hịa bình ngày nay được hình thành là nhờ có cơng dựng nước và giữ nước của một lớp
anh hùng đi trước đã hi sinh đời mình để bảo vệ đất nước. Hồ chủ tịch đã nói: Các Vua Hùng đã có cơng
dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy nước.” Các Vua Hùng đã có cơng tạo dựng nên đất nước Văn Lang,

Việt Nam ngày này. Chính vì vậy, con cháu đời đời luôn nhớ ơn đến những vị anh hùng này, và ngày giỗ tổ
Hùng Vương chính là ngày để tất cả con dân Việt Nam nhớ ơn và thể hiện lịng biết ơn của mình. Nhân dân
ta xưa đã truyền miệng nhau rằng:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Cứ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương là khắp con dân Việt Nam từ mọi nơi trên thế giới lại tụ hội về đền Hùng
để thắp nén nhang tỏ lòng biết ơn của mình đến. Người đến dự hội đơng như kiến, trên tay là những lễ vật để
cúng bái tạo nên một nét văn hóa, truyền thống ngàn đời của cha ông ta mà con cháu đời sau cần phải giữ
gìn và tiếp nối nó. Đất nước Văn Lang và Việt Nam ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Nước ta từ một tiểu
quốc đã trở thành một đất nước xã hội chủ nghĩa sánh vai cùng cường quốc năm châu văn minh hiện đại. Đã
có rất nhiều thứ thay đổi, nhưng truyền thống về ngày giỗ tổ Hùng Vương ln được giữ gìn và phát huy.
Xưa cũng vậy, nay cũng thế, cứ vào ngày giỗ tổ là người người lại đổ về, trên tay là những lễ vật với lịng
thành tâm của mình.
Ngày nay, đời sống vật chất đã hiện đại, nhưng những nét đẹp thời xưa thì ln được giữ gìn và càng ngày
càng được tơ điểm thêm. Bạn thử tưởng tượng xem, tuy thời nay phát triện rất khác xưa, nhưng trong mỗi
gia đình điều khơng thể thiếu chính là ban thờ trang trọng với bát hương gia hương gia tiên để nhớ đến ông
bà tổ tiên của chúng ta.
Chúng ta cũng có những cách rất độc đáo và cần thiết để thể hiện lòng biết ơn và giúp cho những người khác
hiểu về các anh hùng lịch sử, người có cơng với đất nước. Đó là đặt tên phố theo tên các vị anh hùng lịch sử
và có những dịng chữ giải thích bên dưới ví dụ như: Đinh Tiên Hồng, Lê Thái Tổ, Lý Thái Tổ. Và chính
phủ đã đặt tên một thành phố lớn và phát triển nhất đất nước bằng tên của một vị anh hùng dân tộc- một con
người đã bôn ba khắp nơi để dành lại độc lập tự do cho tổ quốc: Hồ Chủ tịch. Đây là một cách rất hay để
đưa sự biết ơn vào bộ phận giới trẻ và một phần tử nhỏ của xã hội đang bị cuốn vào nhịp sống hiện đại mà
quên đi những truyển thống của dân tộc.
Giới trẻ ngày nay luôn tiếp thu và tiếp nối truyền thống đạo lý thời xưa. Đối với học sinh chúng tôi, điều thể
hiện sự biết ơn rõ ràng và gần gũi nhất đó chính là lịng biết ơn thầy cơ giáo. Vào ngày 20-11, mỗi học sinh
trên tay đều có những bó hoa tươi thắm, theo những lời chúc tự đáy lịng mình gửi đến những thầy cơ giáo
đã có cơng dạy dỗ chúng ta nên người. Nhà trường và xã hội cũng tạo điều kiện để giới trẻ ngày nay thể hiện

lòng biết ơn bằng cách có những cuộc thi tìm hiểu những vị anh hùng dân tộc, hay làm tập san, viết thơ vào
những ngày như thương binh liệt sĩ 27-7,…. Những thế hệ học sinh ngày nay sẽ có sự hiểu biệt về lịch sử và
sẽ biết ơn đến họ. Và nếu như thế hệ trẻ đã biết giữ gìn những truyền thống đạo đức này thì đất nước sẽ
khơng bao giờ để những nét đẹp này bị mai một mà sẽ ngày càng được phát huy.
Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây- những đạo lý, lối sống, đạo đức này sẽ luôn hiện hữu trong
bản chất và cách sống của nhân dân Việt Nam. Và tôi, một học sinh, một chủ nhân của thế hệ tương lai sau,
cùng tất cả những con dân Việt Nam khác sẽ luôn tiếp bước, noi theo, phát huy những nét đẹp trong tâm hồn
người Việt Nam.
Đề 5
Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết
và muốn biết. Sự tìm tịi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngồi ln rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục
ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho
thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là
một giọt nước nhỏ mà thơi. Bởi vậy khơng ngừng tìm kiếm, khơng ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết,
nên làm.


Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên
đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường.
Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngồi để tìm hiểu kiến thức,
bổ sung cho mình hiểu biết để khơng tụt hậu. Thế giới bên ngồi ln có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở
nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.
Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến khơng gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng
đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học
hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.
Thực sự câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết
nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến
đi. Không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và nhìn thế giới này đang trôi.
Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, nếu bạn khơng chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi

khơng trưởng thành được.
Có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho
tốn thời gian. Nhưng bạn có biết rằng những thơng tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn
bạn, bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thơi sao. Cùng một sự việc đó nhưng sự khác
nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và ra ngồi nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác
hẳn đó.
Đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác và việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc.
Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại.
Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là
điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.
Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức
lớn mà cịn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ
những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé
khi cứ nhốt mình trong một căn phịng, và ơm mớ kiến thức có được trên mạng như thế.
Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thơng tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa
tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến
cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.
Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải
nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác.
Đề 6

Mỗi con người muốn thành cơng thì phải học, việc học khơng phải chỉ dành cho những người còn ngồi trên
ghế nhà trường mà dành cho tất cả mọi người. Bởi tri thức là vơ hạn, khơng bao giờ chúng ta có thể học hết
được tri thức. Vì thế mà câu nói của Lê Nin dưới đây thật có ý nghĩa: “Học, học nữa, học mãi".
Nói đến học chúng ta hiểu ngay là quá trình khám phá và tiếp thu những tinh hoa kiến thức của nhân loại.
Học theo đó mà hướng đến việc mở rộng khả năng hiểu biết, hướng đến việc rèn luyện kĩ năng. Và từ đó mà
tạo dựng nền móng vững chắc cho nghề nghiệp của mình. Học khơng chỉ ở trường, mà chúng ta cịn học ở
gia đình, ở ngồi xã hội. Học khơng chỉ cứ nhằm đến những kiến thức khoa họ lớn lao mà việc học chỉ đơn
giản là việc học ăn, học nói, học cách cư xử, đối đãi, giao tiếp hằng ngày. Như vậy học là một q trình
luyện rèn tồn diện và diễn ra ở khắp mọi nơi. Nó hướng đến mục tiêu giúp cho bản thân mỗi chúng ta trở

thành những con người hồn thiện, có đức, có tài và có ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng
tương lai.
Vì sao Lê Nin lại dùng từ học nữa và học mãi để răn dạy thế hệ đi sau. Học nữa là học để nâng cao trình độ,
để mở mang vốn trí thức cho bản thân mình. Tri thức của con người là vô cùng, vô tận, mà tri thức nào cũng
đẹp, cũng hay, cũng cần thiết và hữu ích. Thế nên chúng ta phải rèn luyện thói quen khơng ngừng học tập.
Học tập là sự nghiệp suốt cuộc đời. Vì thế mà Lênin mới gọi đó là học nữa học mãi. Mỗi con người chúng ta
có học nữa học mãi suốt cuộc đời cũng không bao giờ là đủ. Làm sao trong đời một con người có thể học hết
được vốn tri thức của nhân loại. Điều này lại một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc học cũng như
nhiệm vụ của mỗi con người là không ngừng học tập.
Thực tế chỉ ra rằng kho tàng tri thức của nhân loại là mênh mơng, chúng ta có dành hết cuộc đời cũng không


sao tìm tịi hết được. Nhưng nếu chúng ta khơng học, chúng ta sẽ khơng có tri thức để đảm bảo cho cuộc
sống. Hơn thế nữa, tri thức của chúng ta lại luôn lạc hậu so với sự phát triển nói chung. Thế nên để có thể
tồn tại và trong cuộc sống này một cách vững vàng và hữu ích, chúng ta phải ln ln có ý thức bổ sung và
tinh lọc ngay chính kho tàng tri thức của bạn thân mình.
Ngày nay trình độ khoa học kĩ thuật cũng ngày một phát triển hiện đại. Vì thế nếu chúng ta khơng xác định
được rõ mục đích và động cơ học tập, chúng ta sẽ bi tụt hậu trước sự phát triển quá nhanh của xã hội. Khi ấy
chúng ta sẽ trở thành những người vô dụng. Cuộc sống của chúng ta sẽ nhàm chán và vất vả biết nhường nào
nếu khơng có tri thức.
Lời căn dặn của Lê Nin thật bất hủ, nó có ý nghĩa rất lớn và đặc biệt nó rất phù hợp với truyền thống hiếu
học của dân tộc chúng ta. Truyền thống ấy trở thành ngọn lửa thắp sáng niềm tin, ước mơ và khát khao cho
khơng biết bao thế hệ. Vì thế để xứng đáng với quá khứ của cha ông, thế hệ trẻ chúng ta ngay từ hôm nay
cũng phải ra sức học hành, phải coi việc học là mục tiêu, là đích đến và tương lai bền vững lâu dài.
Ngày nay chúng ta vẫn coi câu nói của Lê Nin như một khẩu hiệu về niềm ham mê học tập mà thế hệ trước
để lại cho thế hệ sau. Rất nhiều trường học để dòng chữ : Học, học nữa, học mãi, ngay trước cổng trường,
như một lời nhắc nhở chúng ta khơng ngừng học tập. Chỉ có học tập con người mới tiếp thu được kiến trức
của nhân loại, từ đó giúp ích cho bản thân và cho nước nhà.






Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×