Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIẤM SINH KHÍ ETHYLEN ĐỂ LÀMCHÍN QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM HUẾ
KHOA CƠ KHÍ CƠNG NGHỆ
----------------------------------------------

HỌC PHẦN : CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN RAU QUẢ
MÃ HỌC PHẦN : CKCN21402

ĐỀ TÀI : ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIẤM SINH KHÍ ETHYLEN ĐỂ LÀM
CHÍN QUẢ
GV hướng dẫn : TS. Võ Văn Quốc Bảo
Sinh viên thực hiện :

Nguyễn Thị Minh Rốt (31)
Trần Thị Sương (32)

Huế, 2019

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành đề tài báo cáo này trước hết nhóm em xin gửi đến thầy Võ
Văn Quốc Bảo khoa Cơ khí- Cơng nghệ trường Đại học Nơng Lâm Huế,
người đã tận tình hướng dẫn chúng em lời cảm ơn chân thành nhất. Cảm ơn
thầy đã giao cho chúng em đề tài này để có thêm cơ hội học hỏi, trau dồi
kiến thức tư duy, tìm tịi được những ứng dụng của môn học vào trong thực
tế đời sống.
Trong quá trình làm bài báo cáo khó tránh khỏi những sai sót rất mong thầy
bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận thực tiễn cũng như kinh nghiệm còn
hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy để chúng em học thêm
được nhiều kinh nghiệm, trau dồi khả năng vốn có, nâng cao nhận thức bản


thân và sẽ hoàn thành tốt hơn những bài báo cáo sắp tới .
Chúng em xin thân thành cảm ơn thầy!

PHẦN I. MỞ ĐẦU
I.

Đặt vấn đề

- Với lợi thế là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, lại được
thiên nhiên ưu đãi cho nhiều khu vực địa lý khí hậu khác nhau, nên Việt Nam
có thể rồng được nhiều loại rau quả phong phú. Bên cạnh đó, nước ta cũng
trồng được nhiều loại rau quả nhiệt đới quý hiếm có giá trị kim ngạch xuất
khẩu.
- Song, vấn đề tiêu thụ các sản phẩm rau quả hiện đang gặp rất nhiều khó
khăn, trở ngại. Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch là rất lớn. Đối với hạt là 10%, đối
với cây ăn củ là 10-20%, cây ăn quả là 15-30% và công nghệ bảo quản chế
biến của chúng ta còn nhiều hạn chế nên đã làm cho rau quả Việt Nam có giá
trị thấp trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, do đó để các mặt
hang rau quả Việt Nam có giá trị trên thị trường thì trong cơng tác bảo quản
phải đảm bảo một só yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm để tránh các biến đổi của
rau quả trong quá trình bảo quản. Để giảm những tổn thất đó, rau quả sau thu
hoạch cần được xử lí để giữ được tối đa chất lượng sản phẩm, giảm đến mức
tối thiểu các tổn thất sau thu hoạch. Một trong những yếu tố cần quan tâm đó
là ảnh hưởng của Ethylene đối với rau quả.
- Tuy nhiên, trong công nghệ sau thu hoạch rau quả, sau khi thu hoạch, vận
chuyển đến nơi cần bán và thời điểm cần bán phải tạo điều kiện cho trái cây
chín nhanh đồng loạt để chất lượng sản phẩm đồng đều, ngon ngọt hơn, kích
thích người tiêu dùng. Do đó, việc xử lý trái cây sau thu hoạch bằng hóa chất
được nhiều nước trên thế giới áp dụng nhằm tạo sản phẩm có độ chín đồng
đều cao, chín đồng loạt, mẫu mã hàng hóa bóng đẹp, bắt mắt người tiêu



dùng, có số lượng trái chín lớn đáp ứng trong kinh doanh. Trái cây qua xử lý
bảo quản được lâu hơn, bảo đảm được chất lượng, giảm tỷ lệ hao hụt, đặc
biệt có thể điều tiết sản phẩm trên thị trường để có được giá bán tốt hơn. Như
vậy, việc tạo điều kiện trái cây chín nhanh là nhu cầu cần thiết. Nhưng những
loại trái cây chín nhanh do sử dụng hóa chất gây lo ngại cho nhiều người tiêu
dùng hiện nay. Vấn đề là sử dụng những hóa chất không rõ nguồn gốc hoặc
sử dụng vượt quá liều lượng cho phép để làm chín nhanh trái cây.
- Song song với q trình hơ hấp xảy ra sau thu hoạch thì quả sản sinh ra khí
ethylene- là một hoocmon thực vật thúc đẩy q trình chín ở quả. Khí
ethylene có ảnh hưởng:
 Đẩy nhanh tốc độ chín
 Tạo ra màu sắc đồng nhất hơn cho quả chưa chín
 Chỉ với một lượng nhỏ ethylene:
 Làm tăng độ già, độ chín
 Tăng tỷ lệ thải bỏ của các cơ quan thực vật
 Giảm thời gian bảo quản.
Người ta thường sử dụng Ethylene ở dạng khí để xử lí trái cây cho nhanh
chín.
II.

Tìm hiểu đề tài
- Nhận biết được tính phổ biến cũng như ứng dụng của đề tài trong thực
tiễn với khả năng của nhóm cùng tìm hiểu, nghiên cứu về q trình
cũng như một số phương pháp làm chín quả, nhóm đã hồn thành bài
báo cáo về: ” Ứng dụng cơng nghệ giấm sinh khí ethylen để làm
chín
quả”.


PHẦN II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LÀM TRÁI CÂY NHANH
CHÍN
I.

Q TRÌNH CHÍN TỰ NHIÊN

- Nơng sản sau khi thu hoạch về q trình chín sinh lý, sinh hóa vẫn tiếp
tục xảy ra và vẫn tiếp tục chín. Q trình đó gọi là q trình chín tiếp
hay cịn gọi là q trình chín sau. Trong thực tế sản xuất, ta không thể
hái đúng thời kỳ chín thực dụng hay chín sinh lý mà thường hái trước
cho nên phải có q trình chín sau mới sử dụng được. Vì vậy quá trình


chín sau là q trình lên men do nội tại của bản thân nông sản tiến
hành.
- Sự sản sinh ethylene kích thích sự phân giải chlorophyll và q trình
chín quả, mức độ sản sinh ethylene thay đổi theo từng loại quả.
- Quy trình sản sinh ethylene:


- Etylen là một loại hormone thực vật được tạo thành trong giai đoạn
phát triển của cây trồng, đặc biệt ở giai đoạn chín của quả . Q trình
sinh tổng hợp etylen bao gồm những cơng đoạn chính sau: xuất phát
ban đầu từ axít amin methionine (MET) và sản phẩm quan trọng nhất
của chu trình này là tạo ra etylen, q trình này đi qua hai sản phẩm
trung gian chính đó là S-adenosyl methionine (SAM) và 1aminocyclopropane 1-cacboxylic axit (ACC). Từ methionine (MET)
chuyển hoá thành S-adenosyl methionine (SAM) nhờ tác dụng xúc tác
của enzym SAM-synthetaza. Từ SAM chuyển hóa theo 2 con đường
khác nhau: một phần tổ hợp lại axit amin MET để tiếp tục quá trình
sinh tổng hợp trong cơ thể sinh vật; một phần chuyển hóa thành 1aminocyclopropane 1-cacboxylic axit (ACC) nhờ tác dụng xúc tác của

enzym ACC-synthetaza. Khi quả cịn xanh, con đường hình thành trở
lại MET xảy ra mạnh và sự hình thành ACC là yếu hơn. Quá trình này
sẽ diễn ra ngược lại khi quả chín dần. Từ ACC chuyển hố thành
etylen (C2H4) nhờ tác dụng xúc tác của enzym ACC-oxydaza.
Trong quá trình sinh tổng hợp etylen từ axít amin MET, hoạt tính của


hai enzym ACC- synthetaza và ACC-oxydaza đóng vai trị quan trọng
trong q trình điều hồ sản sinh etylen và bị ảnh hưởng bởi các ion
kim loại nặng. Nếu có tác động của các biện pháp kỹ thuật nhằm
chống lại sự hình thành ACC, chẳng hạn như sử dụng chất kháng
etylen (Retain – AVG) thì chất này sẽ có tác dụng ức chế hoạt động
của enzym ACC-synthetaza. Do đó, q trình chuyển hoá từ SAM để
tạo thành hàm lượng ACC thấp (chất tiền etylen). Chính vì vậy, hàm
lượng etylen tạo thành thấp, ứng dụng tính chất này để kéo dài thời
gian bảo quản.
- Một hướng thực hiện khác theo con đường sử dụng khả năng chuyển
hoá của enzym ACC-N- malonyltransferaza để hàm lượng ACC tạo
thành thấp. Khi trong mơi trường có mặt enzym ACC-Nmalonyltransferaza thì enzym này có thể làm đổi hướng đi từ ACC đến
etylen để tạo ra một dẫn xuất kết hợp đó là ACC malonyl (MACC).
MACC được coi như là một sản phẩm không hoạt động, bị cô lập ở
trong khơng bào và chỉ có thể biến đổi trở lại ACC dưới những điều
kiện phi sinh lý học. Chúng ta thấy rằng, oxy giữ vai trò quan trọng
trong q trình chuyển ACC thành etylen. Đây chính là cơ sở cho việc
bảo quản rau quả tươi trong môi trường kín (thiếu O2) hay trong khí
quyển điều chỉnh (điều chỉnh các thành phần khơng khí trong khí
quyển bảo quản như O2, CO2, N2…) có tác dụng kháng etylen để kéo
dài thời gian bảo quản tươi rau quả.
- Ethrel hay ethylen (2-chloroethyl phosphonic acid) (CEPA) sẽ bị thủy
phân thành ethylen khi pH trên 4.

- Ethylen được xem như là một chất lão suy, thúc đẩy q trình chín của
trái, làm mất diệp lục tố trong lá, thúc đẩy quá trình lão suy và ức chế
sự sinh trưởng. Ethylen được sản xuất ra bởi thể cây như chồi, lá và
thân. Sự thiếu nước là điều kiện kích thích q trình sinh tổng hợp
ethylene.


II.

Q TRÌNH CHÍN NHÂN TẠO

1. Phương pháp gia cơng nhiệt
- Tăng nhiệt độ của môi trường nhằm tăng cường tác dụng hơ hấp làm
cho hạt nơng sản nhanh chín hơn. Ở một giới hạn nhiệt độ thích hợp
của mỗi loại nơng sản,khi nhiệt độ tăng thì cường độ hơ hấp tăng
nhưng nếu vượt q giới hạn đó thì đơi khi hô hấp lại giảm hoặc
ngừng lại. Khi nhiệt độ môi trường tăng cường đơ hơ hấp làm cho
nơng sản chín nhanh hơn. Người ta thường áp dụng điều này để thúc
quả mau chín. Thường tăng nhiệt độ lên đến 30 – 40 oC và ẩm độ
khơng khí trong phịng bảo quản là 85 – 90%
- Ví dụ: cà chua chỉ nên từ 27-29oC. Nếu trên 30oC màu sắc quả không
đẹp.
Cam cũng yêu cầu nhiệt độ thấp hơn 20-24 oC. Nhiều loại quả thích
hợp với nhiệt độ cao hơn: chuối, dứa, xoài, mãng cầu…
 Ưu điểm: phương pháp gia nhiệt đơn giản, dễ làm, địi hỏi chi phí
thấp, có thể áp dụng được ở hộ gia đình.
 Nhược điểm: nếu thời gian chín kéo dài quả mất nhiều nước. quả
dễ nhăn nheo, không đẹp mắt, dễ bị lên men; nếu nhiệt độ quá cao
hơn ngưỡng màu sắc quả sẽ không đẹp, nhiều vết đốm xấu.
2. Phương pháp yếm khí

- Dùng cho những loại quả có nhiều chất tanin (ví dụ dấm hồng ),
polyphenol. Trong điều kiện yếm khí tannin khơng bị oxy hóa thành
các chất có màu sẫm đen, chúng được biến thành các chất đơn giản
(đường, acid hữu cơ,…) làm mất vị chát.
- Theo phương pháp cổ truyền: đem qủa ngâm nước vôi 10% trong 2 – 6
ngày và ngâm trong nước nóng 40oC một ngày đêm, sau đó đề bình
thường, người ta cịn dùng phịng kín cho khí CO2 vào và đuổi khơng
khí ra, hoặc dấm chín trong tủ chân không.
- Hiện nay người ta dùng cách loại oxy khơng cho tiếp xúc với quả. Có
hai cách là:
+ Lau sạch quả, xếp vào phịng kín, có thể đóng kín tuyệt đối, thổi
CO2 vào để đuổi sạch khơng khí
+ Lau sạch quả, xếp vào phịng kín có thể đóng kín tuyệt đối, hút sạch
khơng khí trong phịng.
- Ví dụ: Đối với cà chua, người ta ngâm quả vào nước ấm 40–50oC
khoảng 5 – 9 giờ sau đó để ngồi khơng khí 8 – 9 ngày thì sẽ chín.


3. Phương pháp dùng oxy
- Ta đã biết khí CO2 và O2 có tác dụng trực tiếp lên q trình sinh lý,
sinh hóa của rau quả, mặt khác thành phần của khí quyển bình thường
chứa 21% O2, vì vậy khi bảo quản ở nhiệt độ bình thường với hàm
lượng O2 như trên thì cường độ hơ hấp hiếu khí rất cao, thúc đẩy q
trình chuyển hóa ACC thành ethylene, dẫn đến rau quả nhanh chín.
- Dùng oxy đề tăng nhanh q trình hơ hấp hiếu khí, thúc đẩy cho q
trình chín nhanh hơn. Người ta thường dùng 50 – 70 % khí oxy với
nhiệt độ 20oCtrong 7 ngày để dấm cà chua. Thí nghiệm cho thấy nếu
dùng nồng độ oxy trong khơng khí đạt 50 – 70 % thì chín nhanh hơn
tự nhiên 3 lần. Nếu dùng nồng độ oxy là 5 – 6% thì sẽ chín chậm đi
40–60 ngày.

 Ưu điểm: thời gian chín nhanh, màu sắc đẹp, sử dụng được với
nhiều loại nông sản.
 Nhược điểm: cách làm khá tốn kém. Khơng sử dụng được với
nơng sản có nhiều tanin
4. Phương pháp dùng chất kích thích
- Đây là phương pháp áp dụng rộng rãi và chủ yếu hiện nay. Các chất
này có tác dụng thúc đẩy q trình biến đổi sinh lý, sinh hóa làm cho
quả chóng chín hơn.
- Các chất thường dùng là C2H4 (etylen), C2H2 (acetylen),
C3H6 (propylen), divinyl, rượu, hương thắp,…Đơi khi cịn dùng cả
etylen bromit, tetraclorua cacbon,…


- Trên thế giới nhiều nước họ có thể làm chín trái cây bằng Ethephon,
pha lỗng tối đa 0,05%, nhúng trong 10–20 phút. Trong vịng 3-5 ngày
trái cây cũng chín. Ở Việt nam mình chưa có quy định cụ thể về dấm
chín bằng Ethephon. Phản ứng hóa sinh sau khi Ethephon thấm qua
các tế bào, thì nó phản ứng với nước trong tế bào để tạo ra khí
Ethylene, HCl và H3PO4, khí ethylene sẽ hỗ trợ làm chín trái
cây.Giấm chín quả bằng ethylene có ưu điểm là q trình chín diễn ra
nhanh (khoảng 2–4 ngày) và có độ chín đồng đều cao hơn rất nhiều so
với các phương pháp giấm chín truyền thống khác khác (đất đèn, ủ lá
xoan…)
5. Sử dụng phương pháp làm chín trái cây bằng máy sinh khí
Ethylene ngoại sinh
- Phương pháp dấm chín trái cây bằng sinh khí Ethylen ngoại sinh được
ứng dụng rộng rãi ở các nước phát triển, bởi phương pháp này có ưu
điểm rất lớn là trái cây sau khi dấm rất an toàn cho người tiêu dùng.
Tại Bắc Việt Nam vào những ngày giá rét nhiệt độ hạ xuống thấp trái
cây rất khó chín, khi quan sát trái cây chín tự nhiên như xồi, chuối,

sầu riêng, hay mít khơng thể để tự chín như mùa hè. Chất lượng trái
cây khơng đẹp, ví dụ như xoài và chuối vỏ vẫn xanh nhưng trong đã
nhũng, cịn sầu riêng thì có mãi khơng chín, khi bung mùi thơm thì đã
hư, q trình chín đồng thời cũng kèm theo quá trình phân hủy và lên
men. Quy trình này tiết kiệm 24 tiếng đến 36 tiếng so với để tự nhiên
vào mùa hè
- Cơ chế của phản ứng hóa sinh như sau: Khi quả chín sự cân bằng giữa
Ethylene và auxin bị phá vỡ, Ethylene từ có trong tế bào sẽ tăng lên
cùng với Ethylene đưa từ ngồi vào hỗ trợ q trình chín nhanh hơn.
Ethylene làm tăng tính thẩm của tế bào giải phóng enzyme và cơ chất
để xúc tiến cho các phản ứng hô hấp và các biến đổi khác. Đây là
phương pháp được bộ y tế khuyến khích sử dụng, rất an tồn cho
người tiêu dùng.


PHẦN III. GIẤM CHÍN QUẢ BẰNG KHÍ EHYLENE
I.

KHÍ ETHYLENE


- Ethylene là một khí cacbua-hydro khơng no, có cơng thức hóa học là
C2H4, trong cấu trúc phân tử có một liên kết đơi. Đây là một chất khí
khơng màu, khơng vị, khơng gây độc; có khả năng gây cháy nổ chỉ khi
ở nồng độ cao hơn 2,7%..
- Ethylene có đặc tích kích thích sinh trưởng của các tế bào thực vật do
đó có tác dụng làm tăng trưởng về kích thước cây trồng, kích thích sự
ra hoa ở các loại cây ăn quả.
- Một đặc tính quan trọng của khí ethylene là tác dụng kích thích q
trình chín của các loại quả có hơ hấp đột biến (climacteric) hay cịn gọi

là các loại quả có q trình chín sau thu hoạch, nghĩa là kể cả khi quả
đã được thu hoạch thì q trình chín của chúng vẫn được duy trì như
chuối, xồi, đu đủ, hồng, cà chua...
 Ưu điểm:
 Q trình chín diễn ra nhanh (khoảng 2 - 4 ngày) và có độ chín
đồng đều cao hơn rất nhiều so với các phương pháp giấm chín
truyền thống khác khác (đất đèn, ủ lá xoan...)
 Để giấm chín thì chỉ cần xử lý quả bằng cách cho chúng tiếp
xúc với khí ethylene ở nồng độ 100-150 ppm trong thời gian 24
giờ, sau đó để ở điều kiện bình thường, sau đó quả sẽ tự chín
trong vịng 2-4 ngày như đã đề cập ở trên.
 Nhược điểm:
 Việc sử dụng ethylene khi ở nồng độ cao trên 2,7% có nguy cơ gây
cháy nổ,khơng an tồn. Nếu sử dụng ethyelen trực tiếp từ các bình
chứa khí thơng thường mà khơng kiểm sốt được nồng độ của nó
thì sẽ gây nguy cơ cháy, nổ rất nguy hiểm.
II.

Ứng dụng phương pháp giấm sinh khí etylen ngoại
sinh để làm chín chuối


- Chuối là quả hô hấp đột biến nên trong q trình chín có giai đoạn hơ
hấp mạnh nhất. Thơng thường vài giờ trước khi xảy ra hô hấp đột biến
hàm lượng etylen nội sinh tăng, kích thích hoạt động của các enzym
đẩy nhanh q trình chín của chuối. Dưới tác động của etylen, màng tế
bào của quả chuối có những biến đổi cơ bản: tính thấm của màng tăng
lên đáng kể do etylen có ái lực cao đối với lipit, một thành phần chủ
yếu cấu tạo nên màng tế bào. Điều đó dẫn đến giải phóng các enzym
vốn tách rời với cơ chất do màng ngăn cách. Các enzym này có điều

kiện tiếp xúc với cơ chất và gây ra các phản ứng có liên quan đến các
q trình sinh lý, sinh hố của quả như q trình chín, thoát hơi
nước….
- Theo Yang và cộng sự, etylen là một loại hormone thực vật được tạo
thành trong giai đoạn phát triển của cây trồng, đặc biệt ở giai đoạn
chín của quả chuối. Quá trình sinh tổng hợp etylen bao gồm những
cơng đoạn chính sau: xuất phát ban đầu từ axít amin methionine
(MET) và sản phẩm quan trọng nhất của chu trình này là tạo ra etylen,
quá trình này đi qua hai sản phẩm trung gian chính đó là S-adenosyl
methionine (SAM) và 1- aminocyclopropane 1-cacboxylic axit (ACC).
Từ methionine (MET) chuyển hoá thành S-adenosyl methionine
(SAM) nhờ tác dụng xúc tác của enzym SAM-synthetaza. Từ SAM
chuyển hóa theo 2 con đường khác nhau: một phần tổ hợp lại axit
amin MET để tiếp tục quá trình sinh tổng hợp trong cơ thể sinh vật;
một phần chuyển hóa thành 1-aminocyclopropane 1-cacboxylic axit


(ACC) nhờ tác dụng xúc tác của enzym ACC-synthetaza. Khi quả cịn
xanh, con đường hình thành trở lại MET xảy ra mạnh và sự hình thành
ACC là yếu hơn. Quá trình này sẽ diễn ra ngược lại khi quả chín dần.
Từ ACC chuyển hoá thành etylen (C2H4) nhờ tác dụng xúc tác của
enzym ACC-oxydaza.
- Theo quan điểm của Lurssen và cộng sự, trong q trình sinh tổng hợp
etylen từ axít amin MET, hoạt tính của hai enzym ACC- synthetaza và
ACC-oxydaza đóng vai trị quan trọng trong q trình điều hồ sản
sinh etylen và bị ảnh hưởng bởi các ion kim loại nặng. Nếu có tác
động của các biện pháp kỹ thuật nhằm chống lại sự hình thành ACC,
chẳng hạn như sử dụng chất kháng etylen (Retain - AVG) thì chất này
sẽ có tác dụng ức chế hoạt động của enzym ACC-synthetaza. Do đó,
q trình chuyển hố từ SAM để tạo thành hàm lượng ACC thấp (chất

tiền etylen). Chính vì vậy, hàm lượng etylen tạo thành thấp, ứng dụng
tính chất này để kéo dài thời gian bảo quản chuối.
- Trong chu trình của Yang và Adams, một hướng thực hiện khác theo
con đường sử dụng khả năng chuyển hoá của enzym ACC-Nmalonyltransferaza để hàm lượng ACC tạo thành thấp. Khi trong mơi
trường có mặt enzym ACC-N-malonyltransferaza thì enzym này có thể
làm đổi hướng đi từ ACC đến etylen để tạo ra một dẫn xuất kết hợp đó
là ACC malonyl (MACC). MACC được coi như là một sản phẩm
không hoạt động, bị cơ lập ở trong khơng bào và chỉ có thể biến đổi trở
lại ACC dưới những điều kiện phi sinh lý học. Chúng ta thấy rằng, oxy
giữ vai trò quan trọng trong q trình chuyển ACC thành etylen. Đây
chính là cơ sở cho việc bảo quản rau quả tươi trong mơi trường kín
(thiếu O2) hay trong khí quyển điều chỉnh (điều chỉnh các thành phần
khơng khí trong khí quyển bảo quản như O2, CO2, N2…) có tác dụng
kháng etylen để kéo dài thời gian bảo quản tươi rau quả.
- Ứng dụng để giấm chín một số loại trái cây khác:



- Cà chua: Cà chua xanh xếp trong thùng kín với lượng 50-80kg quả
trong 1m3. Mỗi ngày đêm vào thùng một lần khí etylen ở tỷ lện 0,5
lít/m3. Nhiệt độ 20-22 độ C, độ ẩm khơng khí 85%. Cà chua chín đỏ
đều trong vùng 5-6 ngày, thay vì 10-12 ngày. Có thể phun lên tồn cây
cà chua chế phẩm ethrel ở nồng độ 0,03-0,1%, liều lượng 0,9-1,8 kg
ethrel/ha để làm cho quả chín sớm từ 1-2 tuần lễ. Phun vào 15-20 ngày
trước kỳ thu hoạch bình thường, lúc 5-30%, quả sẽ chuyển có có màu
hoihongf. Kỹ thuật này cho phép tăng chất lượng thương phẩm và màu
sắc của cà chua. Trường hợp thu hoạch bằng tay, có thể giảm số lần đi
thu từ 5-6 lần còn 2-3 lần.

KẾT LUẬN

Việc phát triển nông nghiệp hiện đại không thể thiếu những ứng dụng
của công nghệ sinh học. Trong ngành chế biến nông sản, khơng ai có thể
chờ từng trái cây chín rồi mới đưa vào sản xuất, nhất là các loại trái rất
khó chín đều như mít, sầu riêng, chuối. Ứng dụng cơng nghệ giấm sinh
khí ethylene làm chín một cách hiệu quả và an toàn, nâng cao giá trị của
sản phẩm đồng thời ổn định thị trường tiêu thụ, xuất nhập khẩu trong và
ngoài nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. />2. />fbclid=IwAR01SvFigk7RL1ICJ2yJinDe_1lsf_LznkMGtR6HgbDkwloNDZf
VwpuCMV4
3. />fbclid=IwAR3toKL0OqlhvWpiMnLkrTYxuXINiKkWiCBXZqCR95lqHLA
_PVwlWncgHs8
4. />5. />6. />7.



×