Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

TIỂU LUẬN HÀNH VI TIÊU DÙNG NGƯỜI VIỆT THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO TRONG VÀ SAU COVID – 19 VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING DÀNH CHO DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.17 KB, 10 trang )

lOMoARcPSD|11119511

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN
HÀNH VI TIÊU DÙNG NGƯỜI VIỆT THAY ĐỔI NHƯ THẾ
NÀO TRONG VÀ SAU COVID – 19 VÀ CHIẾN LƯỢC
MARKETING DÀNH CHO DOANH NGHIỆP

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021


lOMoARcPSD|11119511

HÀNH VI TIÊU DÙNG NGƯỜI VIỆT THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO TRONG VÀ
SAU COVID – 19
 TRONG GIAI ĐOẠN COVID 19
Qua theo dõi, khảo sát, ghi nhận, nghiên cứu từ các biện pháp cách ly xã hội cùng với các
áp lực mưu sinh vẫn đang gây ra những thay đổi đáng kể và lâu dài trong hành vi tiêu
dùng của người dân Việt Nam. McKinsey & Company xác định ba thay đổi chính có thể
tái định hình tương lai tiêu dùng tại Việt Nam một cách đáng kể.
Thứ nhất, chi tiêu cho các mặt hàng cơ bản và tập trung vào giá trị. Tại Việt Nam, khoảng
70% dự kiến sẽ cẩn thận hơn trong chi tiêu của mình, và gần một nửa số người được hỏi
đang cảm nhận được các tác động của COVID-19 đến sinh kế của họ. Điều này dẫn đến
giảm kỳ vọng chi tiêu cho các ngành hàng, ngoại trừ “các nhu yếu phẩm” như hàng tạp
hóa, thực phẩm và dịch vụ viễn thơng. Trong khi đó, người Việt đang dành nhiều thời
gian hơn để tập thể dục và nấu ăn, cũng như đọc tin tức và sử dụng các phương tiện
truyền thông. Họ dự kiến sẽ cắt giảm chi tiêu cho các ngành hàng và tập trung nhiều hơn
vào giá trị sản phẩm.
Thứ hai, ngày càng ưa thích sản phẩm lành mạnh có nguồn gốc tại địa phương. Hơn 4


trên 5 người Việt Nam được hỏi (81%) cho biết họ tập trung hơn vào sức khỏe, thể hiện ở
lượng tiêu thụ các sản phẩm lành mạnh tăng lên (ví dụ như trứng, hàng tươi sống, và các
sản phẩm chăm sóc sức khỏe). Có thể thấy rằng người dân đang tập trung nhiều hơn vào
ăn uống lành mạnh, khi người tiêu dùng mua nhiều sản phẩm tươi sống, được sản xuất ở
địa phương hơn và giảm lượng sản phẩm đã qua chế biến, đồng thời, có sự gia tăng đáng
kể trong chi tiêu dự kiến trên các nền tảng trực tuyến. Trong số các nước Đông Nam Á
mà McKinsey & Company đã nghiên cứu, Việt Nam là quốc gia trung thành nhất với
hàng hóa “địa phương”.
Thứ ba, người Việt Nam khá trung thành với các cửa hàng – nhưng không trung thành
lắm với các thương hiệu trong mùa dịch. So với các thị trường khác, người tiêu dùng Việt
Nam phần lớn trung thành với các cửa hàng thân quen trong cuộc khủng hoảng (trừ
trường hợp cửa hàng quá xa nhà hoặc hết hàng). Tuy nhiên, đã có những thay đổi đáng kể
trong việc lựa chọn thương hiệu, dự kiến thay đổi này sẽ tiếp tục và gây ra biến động
đáng kể về độ trung thành với ngành hàng tiêu dùng đóng gói. Cụ thể, 39% người Việt
Nam tham gia khảo sát cho biết họ đã đổi cửa hàng. Ba lý do hàng đầu khiến họ đổi cửa
hàng là, gần nhà hơn (46% người đổi cửa hàng), mua hàng online hoặc trên ứng dụng
(42%), hết hàng thiết yếu (37%). Tuy nhiên, tới 75% số người Việt Nam được hỏi đã thay
đổi thương hiệu trong dịch COVID-19, và dự kiến những thay đổi này sẽ tiếp tục kéo dài
sau đại dịch.
Ngoài ra, McKinsey & Company cũng khuyến cáo, bốn lĩnh vực mà các cơng ty bán lẻ
tạp hóa cần suy nghĩ lại để điều chỉnh phương pháp tiếp cận: Một là an toàn, sức khỏe và


lOMoARcPSD|11119511

phạm vi dây chuyền cung ứng; Hai là, vai trò hỗ trợ của công nghệ trong giao hàng và
chuỗi giá trị; Ba là, ý nghĩa của giá trị đáng đồng tiền; Bốn là khách hàng trung thành.
1. Hành vi và cảm xúc của người tiêu dùng
Trong thời điểm khó khăn như hiện nay, hành vi và cảm xúc của người tiêu dùng đã có sự
thay đổi đáng kể ở một những điểm mấu chốt sau:

Thích nghi với thực tại mới: Trong một khảo sát cảm xúc người tiêu dùng tại Mỹ của
McKinsey, mức lạc quan về nền kinh tế của người dân đang có sự giảm sút do hậu quả
đến từ sự bùng phát dịch bệnh. Cho đến ngày 1/4, có khoảng 75% người tiêu dùng tại Mỹ
tin rằng tài chính của họ sẽ bị ảnh hưởng dài hạn (>2 tháng) bởi đại dịch, người dân Mỹ
đang dè chừng hơn trong chi tiêu vì sự bất an về nền kinh tế.
Chuyển hướng sang mua sắm trực tuyến: Mua sắm trực tuyến đang trở thành lựa chọn
hàng đầu cho người tiêu dùng hiện nay vì họ đang dành nhiều thời gian ở nhà. Và có lý
do để tin rằng sự thay đổi hành vi này sẽ tồn tại ở một mức độ nào đó kể cả sau đại dịch.
Tại Trung Quốc, người tiêu dùng đã nhận định rằng sự thay đổi nhanh chóng trong hành
vi mua sắm sẽ giữ nguyên tại đó (minh chứng là hơn 55% người tiêu dùng Trung Quốc
đã chuyển hoàn toàn sang mua sắm trực tuyến). Dù vậy, bất chấp sự chuyển dịch lớn sang
các kênh Digital thì mua sắm trực tuyến vẫn chưa thể hồn tồn áp đảo được các kênh
truyền thống – bởi đây vẫn diễn ra khoảng 80% lượng mua sắm truyền thống.
Thực tại mới cho việc sử dụng truyền thông và quảng cáo: các nội dung đa phương tiện
tại nhà đã có mức tăng đáng kể, cụ thể là những bản tin trực tiếp, các bộ phim hay các
chương trình truyền hình là những nội dung dẫn đầu hiện nay. Tuy vậy, mức tăng trong
thời gian dành ra để xem truyền hình khơng đồng nghĩa tỷ lệ ROI của kênh này tăng lên.
Ngoài ra, Google và Facebook cũng đang chứng kiến những thay đổi, một số chúng mang
ý nghĩa tiêu cực tới doanh nghiệp của họ.
2. Marketing dẫn đầu xu hướng mới
Khi doanh nghiệp thắt chặt quản lý chi tiêu, hãy cẩn trọng và đừng cắt giảm quá nhiều
trong hoạt động Marketing. Khi chỉ số niềm tin của người tiêu dùng giảm xuống, việc
duy trì hình ảnh thương hiệu đáng tin cậy trong mắt khách hàng, phù hợp với nhu cầu của
họ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy vậy, việc thấu hiểu được khách hàng sẽ cần
rất nhiều hoạt động nghiên cứu thị trường, nhất là khi chiến lược phân khúc thị trường
của bạn thay đổi. Trước khi Covid-19 xảy ra, doanh nghiệp phân nhóm khách hàng dựa
trên những yếu tố nhân khẩu học hay thói quen sống, nhưng giờ đây mọi thứ cần phải
thay đổi và cần cân nhắc việc phân khúc khách hàng dựa trên yếu tố tâm lý. Cụ thể,
doanh nghiệp cần phải tìm được câu trả lời cho hai câu hỏi sau:



lOMoARcPSD|11119511

Khách hàng của bạn phản ứng thế nào về mặt cảm xúc với những thay đổi xảy ra xung
quanh? Điều này sẽ ảnh hưởng tới hành vi của khách hàng như nào dưới vai trò là một
người tiêu dùng?
Một nghiên cứu từ Harvard Business đã chia hành vi phổ biến của người tiêu dùng
trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế Covid-19 ra 04 phân khúc như sau:
Dừng mọi hoạt động: Đây là phân khúc những người cực kỳ bất an về tương lai và cố
gắng không chi tiêu bất cứ khoản gì
Lo lắng nhưng nhẫn nại: Đây là phân khúc chiếm đa số nhất, những người tiêu dùng
này vẫn duy trì thái độ lạc quan về tương lai dài hạn nhưng lo lắng về tương lai gần. Họ
chi tiêu vô cùng cẩn thận. Thông thường, phân khúc này bao gồm cả những hộ gia đình bị
ảnh hưởng bởi tình trạng thất nghiệp. Khi tình hình trở nên tồi tệ hơn, những người này
có thể chuyển lên phân khúc số 1.
Tương đối dư dả: Chủ yếu là những người trong khung thu nhập 5% hoặc những người
đã nghỉ hưu nhưng có cuộc sống thoải mái. Nhóm này có thể vẫn sẽ cân nhắc một chút
trong cách họ chi tiêu, tuy nhiên xét tổng thể thì những người nay vẫn mua chi tiêu tương
đối nhiều. Họ cũng tự tin vào khả năng tài chính của mình sẽ vượt qua giai đoạn khó
khăn.
“Sống cho hôm nay”: Thường là những người sống ở thành thị hoặc nhóm trẻ tuổi.
Những người thuộc phân khúc này sẽ không tiết kiệm nhiều, đồng thời họ vẫn chi tiêu
như bình thường. Có thể họ sẽ trì hỗn những khoản chi tiêu lớn, nhưng hầu hết họ vẫn
duy trì thái độ khơng bận tâm tới tình hình và hành vi của họ cũng sẽ không thay đổi trừ
phi trở nên thất nghiệp.
Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đã phân loại ra những nhóm sản phẩm và dịch vụ mà
người tiêu dùng sẽ tiêu thụ theo nhu cầu:






Thiết yếu: Những sản phẩm cần mua để đáp ứng nhu cầu duy trì cuộc sống
Sở thích: Những sản phẩm theo sở thích mà việc mua ngay lập tức được coi là hợp

Có thể trì hỗn: Những sản phẩm có thể cân nhắc loại ra khỏi giỏ hàng
Loại bỏ: Những sản phẩm được xem là khơng cần thiết hoặc khơng chính đáng

Xét trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào liên quan
tới việc tiếp xúc giữa con người đều bị liệt vào nhóm Loại bỏ. Vậy làm thế nào để doanh
nghiệp để thay đổi sản phẩm, dịch vụ của mình trở thành nhóm Sở thích hoặc Thiết yếu?
Đây chính là lúc mà khảo sát thị trường trở nên quan trọng, đầu tư vào việc thu thập dữ
liệu về xu hướng hành vi khách hàng, phân tích những yếu tố như: Sản phẩm nào có
doanh thu sụt giảm mạnh nhất, kênh nào đang hoạt động hiệu quả nhất. Tất cả đều là
những Insight quý giá với doanh nghiệp và nhà quản trị, tận dụng các phiếu khảo sát,


lOMoARcPSD|11119511

bảng hỏi vì đây đều là những lựa chọn có chi phí thấp đều sẽ giúp doanh nghiệp hiểu
chính xác hơn nhu cầu của khách hàng.
3. Vậy nhà quản trị Marketing doanh nghiệp có thể làm gì để “tái khởi động” hậu
Covid-19?
Marketing hiện đang thay đổi rất nhiều trong thời điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp
phải thiết lập các đội phản ứng khủng hoảng và vận hành một cách nhanh chóng, tập
trung vào những ưu tiên ngắn hạn ảnh hưởng tới sức khỏe của doanh nghiệp, nhưng đồng
thời cũng cần đặt doanh nghiệp vào một vị trí để giải quyết các thực tế và cơ hội dài hạn.
Dù tương lai hiện nay đang cực kỳ bất ổn và khó đốn, tuy nhiên khả năng thành cơng
của đội ngũ này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thử nghiệm, học hỏi và thích. Vì
vậy, là một nhà quản trị Marketing cho doanh nghiệp bạn sẽ cần phải hành động qua ba

giai đoạn sau
3.1. Giải quyết và phục hồi: Quản lý được hiện tại
Trong giai đoạn đầu này, doanh nghiệp cần khắc phục những khó khăn trước mắt và duy
trì được doanh nghiệp, vậy nên hãy tập trung vào bốn hoạt động sau:
- Hỗ trợ nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp: Ưu tiên hàng đầu mà một nhà quản trị
cần làm trong thời điểm này chính là ngay lập tức thay đổi cách làm việc, tập trung vào
sức khỏe và đời sống của nhân viên, khách hàng cũng như đối tác.
- Đồng cảm và thấu hiểu khách hàng: Dù rất nhiều doanh nghiệp tự tin rằng họ đã xây
dựng được mối quan hệ bền vững với khách hàng, tuy nhiên trong tình cảnh hiện tại thì
mọi thứ có thể hồn tồn khác. Thậm chí những cái gì từ trước đó doanh nghiệp tin là
đúng cũng cần phải thay đổi. Điều quan trọng là cái nhìn sâu sắc này được hiểu không chỉ
bởi các nhà quản trị Marketing mà còn bởi CEO, các giám đốc cấp cao, hội đồng quản trị
và tồn bộ cơng ty. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp ngay lập tức điều chỉnh lại thông điệp
của họ để có thể giải quyết thực tế mới mà khách hàng đang gặp phải và tương tác với
khách hàng một cách chu đáo và xác thực hơn.
- Xây dựng nguồn dự trữ tiền: các nhà quản lý cần phải thực hiện việc đánh giá lại mức
độ hoạt động truyền thơng càng sớm càng tốt, mục đích là để tìm ra những kênh chưa
hiệu quả, tối ưu từng chương trình của các kênh, nâng cao hiệu suất, loại bỏ những quy
trình dư thừa.
- Thúc đẩy doanh thu: Vì người tiêu dùng hiện nay đang chi tiêu ít dần đi, từ đó khiến cho
doanh nghiệp phải thu hẹp phạm vi tập trung khách hàng xuống những nhóm thực sự
quan trọng. Với sự rõ ràng về các mục tiêu, các doanh nghiệp có thể cam kết thực hiện
một số hành động ngay bây giờ:
 Điều chỉnh kết hợp tới người tiêu dùng, cả offline và online.


lOMoARcPSD|11119511

 Các doanh nghiệp nên khai thác các yếu tố của thương hiệu của họ có liên quan
đến tình hình hiện tại và tận dụng nó để tạo ra sự khác biệt. Ưu tiên các loại sản

phẩm có liên quan nhất.
3.2 . Trở lại: Lên kế hoạch cho sự phục hồi
Không ai biết được sự phục hồi sẽ như nào, hay khi nào thì thời điểm đó tới, nhưng chắc
chắn khủng hoảng nào cũng có lúc kết thúc và đó là lúc nhu cầu người tiêu dùng bắt đầu
tăng lên. Trong giai đoạn này, các nhà quản trị Marketing nên xem xét cách tái kiến trúc
các mơ hình marketting, phương pháp tiếp cận và công cụ của họ để sẵn sàng cho sự thay
đổi.
- Chiến lược và kế hoạch truyền thơng: Vì hành vi và thái độ của người tiêu dùng sẽ còn
tiếp tục thay đổi, các chiến lược và kế hoạch truyền thông cũng cần phải bám sát sự thay
đổi đó. Điều đó có nghĩa là bắt đầu từ những cái cơ bản nhất của chiến lược và kế hoạch
với một thị trường biến đổi khó lường khi những nhận định hay sự thật trước đây có thể
khơng cịn được áp dụng nữa. Vì vậy, nhà quản lý cần phải suy nghĩ lại về giá trị của
doanh nghiệp với người tiêu dùng, thay đổi lại và chọn ra sản phẩm hoặc dịch vụ có thể
truyền tải chính xác giá trị đó, cũng như tái cấu trúc về cách đưa sản phẩm đó tới từng
khu vực.1
- Nhận thức thương hiệu: Một nghiên cứu về hành vi quyết định của người tiêu dùng đã
chỉ ra rằng có tới 87% người tiêu dùng sẽ sẵn lòng cân nhắc các thương hiệu khác. Đặc
biệt là trong thời điểm khó khăn như bây giờ, hành vi đó sẽ cịn mạnh mẽ hơn nữa. Theo
khảo sát mới đây của McKinsey, có tới 33% người tiêu dùng Trung Quốc đã thay đổi
thương hiệu sản phẩm dựa trên độ tiện lợi và các ưu đãi, 20% của nhóm đó có ý định gắn
bó với thương hiệu mới mà họ vừa thử. Vì vậy, doanh nghiệp nên bắt đầu suy nghĩ lại về
giá trị của thương hiệu tới khách hàng. Các hoạt động Marketing nhanh, chủ yếu tập
trung vào Performance Marketing sẽ cần phải ứng dụng ở cấp độ xây dựng thương hiệu.
Việc thử nghiệm, học hỏi và tinh chỉnh liên tục phải được thực hiện để cải thiện chất
lượng
- Củng cố niềm tin khách hàng: Các chương trình ưu đãi, giảm giá, hay những lợi ích
khác để thu hút lòng trung thành trong thời gian qua sẽ không thể áp dụng trong thời
điểm này. Điều quan trọng là làm cho người tiêu dùng trung thành của bạn hiểu được
những gì họ mong đợi từ các thương hiệu và cơng ty, vì những gì họ coi trọng có thể đã
thay đổi. Ấn tượng tích cực về một thương hiệu được tạo ra từ cách doanh nghiệp đó giải

quyết vấn đề cho khách hàng và bản thân họ trong lúc khủng hoảng.
3.3. Tái hiện: Dẫn trước trong thời kỳ “ổn định” kế tiếp
Khi doanh nghiệp dần ổn định sau khủng hoảng Covid-19, xã hội lại bước vào một thời
kỳ “ổn định” mới. Tuy nhiên, bây giờ vẫn còn quá sớm để nói được sau khủng hoảng sẽ


lOMoARcPSD|11119511

như nào, hàng loạt những câu hỏi như: Hành vi nào sẽ duy trì, thái độ nào sẽ thay đổi
hồn tồn, cơng nghệ nào sẽ ảnh hưởng mạnh tới đời sống mọi người, tất cả vẫn còn lâu
một dấu hỏi. Dù vậy, doanh nghiệp không nên chờ đợi tới khi mọi chuyện trở nên rõ ràng
ở tương lai, thay vào đó họ bắt đầu cơng việc tái hợp và lên kế hoạch.
- Phát triển Insight sâu hơn và tìm kiếm tầm nhìn xa: Ln nhìn về phía trước, đây là điều
cần thiết và quan trọng cho doanh nghiệp để có cái nhìn rộng hơn về khách hàng của
mình. Điều này có nghĩa là thu thập Insight ở cả ngồi lĩnh vực hay vị trí của khách hàng.
Các hành vi và thói quen mua hàng mới có thể đến từ các danh mục đã trải qua thay đổi
đáng kể nhất trong cuộc khủng hoảng. Ngồi việc tìm kiếm xu hướng, doanh nghiệp có
thể tìm các định hướng và tầm nhìn xa thông qua các nghiên cứu nâng cao. Các kỹ thuật
như cấu trúc thị trường hoặc lập bản đồ hành trình quyết định của người tiêu dùng có thể
giúp các doanh nghiệp phát hiện ra các nhu cầu chưa được đáp ứng mới. Và khi chúng
được sử dụng trong các cuộc chạy nước rút nhanh, các doanh nghiệp có thể nhận được
các insight này trong hai đến ba tuần.
- Bắt đầu việc lên ý tưởng: Sau khủng hoảng, việc một doanh nghiệp mới hoặc mơ hình
kinh doanh mới xuất hiện, các luồng doanh thu dựa trên nền tảng ảo như các ứng dụng
dịch vụ có thể trở nên hứa hẹn hơn, các hệ sinh thái và thị trường mới có thể sẽ xuất hiện.
Sự khơng chắc chắn là điều bình thường khi nói về tương lai, điều quan trọng là phải phát
triển một phương pháp tiếp cận để khởi động các sáng kiến, theo dõi và phân bổ lại các
nguồn lực. Các Marketer nên đóng vai trị là chất xúc tác cho hành động bằng cách đưa
những hiểu biết và ý tưởng của họ đến phần còn lại của tổ chức để bắt đầu việc thảo luận.


CHIẾN LƯỢC MARKETING
Bước 1: Lựa chọn thông điệp truyền thông
- Trong thời điểm COVID-19, lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ có thể được xem là trung tâm
theo dõi của mọi người, và các thông điệp mà bạn truyền tải dường như sẽ có sức nặng
hơn. Dù bạn là công ty hoạt động trong lĩnh vực nào của ngành y tế (bệnh viện, dược
phẩm, thiết bị y tế…) thì điều đầu tiên cần làm chính là xác định thông điệp truyền thông
rõ ràng.
- Kịp thời cập nhật đến khách hàng, các bộ phận trong công ty, cũng như các đối tác về
định hướng của doanh nghiệp trong tình hình hiện tại, các thay đổi để “phản ứng nhanh”,
hoặc các chính sách hỗ trợ nếu có.
- Củng cố niềm tin thương hiệu: Hãy gắn kết thương hiệu với tình hình hiện tại, nhấn
mạnh lại sứ mệnh của thương hiệu, xây dựng hình ảnh tích cực, đáng tin cậy, và sẵn sàng
đồng hành cùng khách hàng trong tình hình dịch bệnh phức tạp.


lOMoARcPSD|11119511

Bước 2: Chuyển hướng trọng tâm kế hoạch Marketing vào kênh Digital
- Đã đến lúc các marketer lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ thực hiện một cuộc “cách mạng
số” và mùa dịch này chính là sự thúc đẩy mạnh mẽ nhất.
- Khi mà cả nước đang trong thời gian 15 ngày cách ly tồn xã hội thì một số hoạt động
marketing truyền thống như billboard, poster tại các điểm bán như hiệu thuốc, bệnh
viện… đã khơng cịn hiệu quả. Thay vào đó, các marketer cần nhanh chóng chuyển mình
sang kênh Digital marketing với những ưu điểm như dễ theo dõi hành trình và phản hồi
của khách hàng, chi phí tiết kiệm, chủ động tối ưu chi phí dựa trên hiệu quả hoạt động…
- Bên cạnh duy trì những nội dung thường xun thì doanh nghiệp/ thương hiệu nên có
các bài viết phân tích về tình hình hiện tại, cung cấp các kiến thức hữu ích về tình hình
dịch bệnh cũng như định hướng của thương hiệu trong thời điểm hiện nay.
- SEO (organic marketing): Là một công cụ marketing dài hạn, bạn vẫn nên duy trì các
hoạt động SEO mình. Bạn có thể xem mùa dịch này như một cơ hội để bạn đánh giá lại

tổng quan và đầu tư hơn cho SEO. Nhớ đừng quên cập nhật những xu hướng mới để đón
đầu ngay sau mùa dịch này qua đi nhé.
- Social media: Mọi người đang có nhiều thời gian rảnh rỗi để online nên chắc chắn
thương hiệu của bạn sẽ không thể “đứng yên”. Trong thời điểm hiện tại, nhu cầu tìm đọc
về các chủ đề sức khỏe tăng cao nên hãy chắc rằng bạn không bỏ lỡ cơ hội mang đến
những thơng tin hữu ích, đồng thời tăng sự hiện diện, mức độ yêu thích cho thương hiệu.
- Paid search marketing (SEM): Nếu sản phẩm/ dịch vụ của bạn có được quan tâm nhiều
hoặc vẫn hoạt động trong mùa dịch thì bạn nên tiếp tục các chiến dịch quảng cáo tìm
kiếm của mình.
- Paid display: Nếu bạn đang trong quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu hoặc đang
chạy một chiến dịch branding/ CSR (trách nhiệm xã hội) thì các kênh quảng cáo trên
GDN, Youtube, hoặc ad network sẽ là cần thiết. Còn nếu bạn đang tập trung vào việc
mang lại doanh số bán hàng thì bạn có thể sẽ cần cân nhắc nhiều hơn về thơng điệp bán
hàng và một số các ưu đãi để tăng động lực mua.
- Các kênh quảng cáo truyền thống: Một số kênh như TV, radio vẫn sẽ hữu ích nếu bạn
muốn tăng nhận diện thương hiệu.
Bước 3: Duy trì và phát triển các kênh tương tác trực tiếp với khách hàng
- Các thông tin về sức khỏe – y tế chắc chắn là những chủ đề được quan tâm nhất trong
thời điểm hiện tại. Và đây cũng chính là cơ hội để bạn tương tác với khách hàng nhiều
hơn thông qua các chiến lược content marketing hữu hiệu.


lOMoARcPSD|11119511

- Tổ chức các buổi livestream, webinar thay thế cho các sự kiện offline hoặc chỉ đơn giản
là để cập nhật cho mọi người những thông tin sức khỏe hữu ích.
- Email marketing, telemarketing, kết hợp với việc tăng cường gắn kết, tư vấn cho khách
hàng từ xa.
- Xây dựng các cộng đồng cung cấp thông tin về sức khỏe thông qua Facebook, Zalo,
hoặc influencer để cung cấp thông tin hữu ích và tương tác với khách hàng nhiều hơn

việc truyền tải thông điệp một chiều.
3. Xu hướng và cơ hội mới từ mùa dịch COVID-19
Dù COVID-19 có là một cơn bão bất ngờ ập đến mà chẳng ai muốn đối mặt thì cũng
khơng thể phủ nhận những tác động thay đổi thị trường. Bên cạnh những thách thức mà
các doanh nghiệp phải vượt qua thì vẫn có những xu hướng và cơ hội mới được hình
thành. Liệu bạn có phải là một nhà tiên phong để đón đầu cho một chiến lược hồn tồn
mới cho thương hiệu của mình chăng?
3.1 . Các kênh bán hàng mới: O2O và E-commerce
Xu hướng lớn nhất của bất kể mọi ngành nghề sau cơn bão COVID-19 chính là sự phát
triển của các kênh bán hàng mới như thương mại điện tử và O2O (online to offline). Nếu
trước đây, các ngành đặc thù như y tế, chăm sóc sức khỏe, dược phẩm thường được bán
qua các kênh truyền thống như bệnh viện, hiệu thuốc, cửa hàng chuyên dụng thì xu
hướng mua thuốc online – giao hàng ngay sẽ ngày một phát triển hơn.
Tại Việt Nam đã có Now tiên phong với dịch vụ này nhưng từ sau COVID-19, chắc chắn
kênh phân phối này sẽ càng được biết đến và ưa chuộng hơn.
3.2. Các cộng đồng trao đổi thơng tin về sức khỏe
Giữa tình hình dịch bệnh, người dùng Internet đang cảm nhận được hơn bao giờ hết tầm
quan trọng của những nguồn thông tin y tế chính thống. Những website cập nhật thơng
tin sức khỏe thường xuyên, là một kênh cộng đồng hữu ích để cùng nhau trao đổi các
kiến thức về y tế với sự kiểm chứng từ các bác sĩ hoặc chuyên gia… Hãy kết hợp những
nỗ lực này vào kế hoạch Digital marketing để thật sự mang đến những giá trị mới cho
khách hàng.
3.2. Dịch vụ y tế từ xa
Với sự phát triển của internet và công nghệ, việc được tư vấn sức khỏe mà không cần
phải đến bệnh viện hay phịng khám khơng cịn là một điều khó khăn. Đặc biệt tình hình
dịch bệnh này đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc hạn chế giao tiếp nên
các dịch vụ tư vấn từ xa chắc chắn sẽ ngày một lên ngôi.


lOMoARcPSD|11119511


Dù không phải là ngành chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cơn đại dịch nhưng các hoạt động
marketing ngành dược nói riêng hoặc chăm sóc sức khỏe, y tế nói chung chắc chắn vẫn sẽ
đứng trước những thách thức phải thay đổi nếu khơng muốn bị bỏ lại phía sau trong cuộc
đua căng thẳng này.



×