Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Tác động của dịch bệnh covid 19 đến giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 55 trang )

1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------------------------

NGUYỄN QUỐC TRUNG
GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐANG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
DỊCH BỆNH COVID-19

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201

TP. Hồ Chí Minh, năm 2021


2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------------------------

NGUYỄN QUỐC TRUNG
GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐANG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH


DỊCH BỆNH COVID-19

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
ThS. BÙI NGỌC MAI PHƯƠNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2021


i

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Đồng ý cho Sinh viên Nguyễn Quốc Trung nộp Khoá luận tốt nghiệp
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Tp. HCM, ngày 23 tháng 09 năm 2021

Giảng viên hướng dẫn

Bùi Ngọc Mai Phương


ii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trong nền kinh tế Việt Nam, ngân hàng là ngành có vị thế và vai trị quan trọng,
vì vậy cổ phiếu ngân hàng ln nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư. Việc
quan sát và hiểu được cổ phiếu ngành ngân hàng phản ứng như thế nào với các thông

tin liên quan đến sự kiện bất ngờ, như dịch Covid-19 là cần thiết khơng chỉ với nhà đầu
tư mà cịn với sự tăng trưởng chung của thị trường chứng khoán. Nghiên cứu này chọn
ra 5 cổ phiếu ngân hàng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường để đại diện cho ngành
ngân hàng gồm: TCB, VCB, ACB, MBB và SHB. Từ đó sử dụng phương pháp nghiên
cứu sự kiện xem xét phản ứng của giá cổ phiếu ngành ngân hàng đối với ba lần thông
báo giãn cách xã hội gần nhất. Ba sự kiện gồm 30/03/2020 Chính phủ ban hành chỉ thị
thực hiện cách ly xã hội tồn quốc; ngày 28/07/2020 cơng bố thông tin thực hiện cách
ly xã hội tại Đà Nẵng và ngày 09/07/2021 TP. Hồ Chí Minh áp dụng chỉ thị 16. Kết
quả nghiên cứu cho thấy tuy giá cổ phiếu ngành ngân hàng phản ứng khác nhau qua
mỗi sự kiện nhưng cả ba sự kiện đều khơng có tác động tổng thể nào đến giá cổ phiếu
ngành ngân hàng.


iii

ABSTRACT
In the Vietnamese economy, banking is an industry with an important position
and role, so banking stocks always receive special attention from investors. Observing
and understanding how banking stocks react to information related to unexpected
events, such as the Covid-19 epidemic, is necessary not only for investors but also for
the overall growth of the stock market. This study selects 5 banking stocks with great
influence in the market to represent the banking industry: TCB, VCB, ACB, MBB and
SHB. From there, use the event research method to examine the reaction of banking
stock prices to the last three social distancing announcements. Three events include
March 30, 2020 Vietnam announced the nationwide epidemic of COVID-19 and then
nationwide lockdown; on July 28, 2020 blockade in Da Nang and on July 9, 2021 Ho
Chi Minh City applied directive 16. Research results show that although the share price
of the banking industry reacts differently to each event, all three events have a positive
impact on the share price of the banking industry.



iv

LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là
trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được cơng bố trước đây hoặc các nội
dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong
khóa luận.


1

MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN................................................... I
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ....................................................................................... II
ABSTRACT ............................................................................................................ III
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... IV
MỤC LỤC ................................................................................................................. 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. 4
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. 5
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG TRONG
DỊCH COVID-19. ............................................................................................................ 11
1.1 Cổ phiếu ..............................................................................................................11
1.1.1 Khái niệm ............................................................................................. 11
1.1.2 Phân loại ............................................................................................... 11
1.1.3 Giá cổ phiếu.......................................................................................... 11
1.2 Các lý thuyết liên quan .....................................................................................12

1.3 Tổng quan tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường chứng khoán
Việt Nam............................................................................................................................13
1.4 Tổng quan tác động của đại dịch Covid-19 đến giá cổ phiếu các Ngân
hàng TMCP đang niêm yết..............................................................................................14
1.5 Tổng quan các nghiên cứu trước .....................................................................18
1.5.1 Nghiên cứu trong nước ......................................................................... 18
1.5.2 Nghiên cứu nước ngoài ........................................................................ 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 23


2

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 25
2.1 Qui trình nghiên cứu .........................................................................................25
2.2 Xây dựng biến cho mơ hình nghiên cứu ..........................................................25
2.3 Mơ hình nghiên cứu...........................................................................................26
2.4 Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................29
2.5 Dữ liệu nghiên cứu.............................................................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 31
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 32
3.1 Kết quả tính tốn AAR và CAAR ....................................................................32
3.2 Thảo luận kết quả ..............................................................................................33
3.2.1 Sự kiện thứ nhất.................................................................................... 33
3.2.2 Sự kiện thứ hai...................................................................................... 35
3.2.3 Sự kiện thứ ba ....................................................................................... 36
3.3 Kiểm định giả thuyết:........................................................................................37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 38
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ............................ 39
4.1 Kết luận ..............................................................................................................39
4.2 Khuyến nghị giải pháp ......................................................................................39

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 41


3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa

Từ viết tắt
TTCK

Thị trường chứng khoán

NĐT

Nhà đẩu tư

TMCP

Thương mại cổ phần

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

TP

Thành phố

AR


Abnormal Return

AAR

Average Abnormal Returns

CAR

Cumulative Abnormal Returns

CAAR

Cumulative Average Abnormal Returns


4

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Diễn biến giá cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết ........................................... 16
Bảng 1.2 Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước ......................................................... 21
Bảng 2.1 Danh sách các cổ phiếu ngân hàng được chọn ............................................... 31
Bảng 3.1 Lợi nhuận trung bình bất thường (AAR) và kết quả kiểm định t trong 3 ngày
xảy ra sự kiện liên quan đến dịch Covid-19 ................................................................... 32
Bảng 3.2 Lợi nhuận trung bình bất thường tích lũy (CAAR) và kết quả kiểm định t
trong 3 ngày xảy ra sự kiện liên quan đến dịch Covid-19 ............................................. 33


5


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 25
Hình 2.2 Giai đoạn ước tính và giai đoạn sự kiện......................................................... 29


6

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cuối năm 2020 đầu năm 2021, TTCK Việt Nam chứng kiến sự phục hồi và tăng
trưởng mạnh mẽ dù nhiều chuyên gia lo sợ các đợt bùng phát dịch Covid-19 sẽ ảnh
hưởng tiêu cực tới nền kinh tế. Cụ thể, TTCK Việt Nam đã giảm điểm mạnh khi kết
thúc quý I năm 2020 (thời điểm dịch bùng phát), chỉ số VN-Index giảm 33% giá trị so
với cuối năm 2019 (từ hơn 1000 điểm xuống 645 điểm). Tuy nhiên từ quý II năm 2020
đến quý II năm 2021 dù đã trải qua thêm 3 đợt bùng phát dịch nữa, TTCK Việt Nam
vẫn phục hồi và tiếp tục tăng trưởng. Chỉ số VN-Index tăng dần đều trong quý I và quý
II năm 2020 rồi tăng mạnh, sau đó bứt phá trong cuối năm 2020. Tính tời thời điểm
tháng 6 năm 2021 chỉ số VN-Index đạt mức 1370 và đang hướng đến ngưỡng 1400
điểm. Nếu so với đáy hồi tháng 3 năm 2020, VN-Index đã tăng gần 115%. Trong đó
nhóm cổ phiếu ngân hàng đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc dẫn dắt thị
trường và là trụ đỡ mỗi khi thị trường điều chỉnh.
Dịch bệnh Covid-19 tuy có một số ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng như cầu tín dụng giảm, tiềm ẩn nợ xấu tăng, nhu cầu gửi
tiết kiệm giảm… Tuy nhiên cổ phiếu của các ngân hàng lại tăng mạnh và có sức hấp
dẫn lớn đối với NĐT. Điều này khiến nhiều NĐT đặt ra câu hỏi về những tác động của
đại dịch đến sự biến động mạnh về giá cổ phiếu ngân hàng trong giai đoạn 2020-2022.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung khóa luận
Các nghiên cứu về phản ứng của giá đối với sự kiện đặc biệt liên quan cổ phiếu
như chia cổ tức, thâu tóm và hợp nhất, phát hành cổ phiếu… đã được thực hiện khá
nhiều. Tuy vậy, dịch Covid-19 bất ngờ bùng phát trên toàn cầu lại là sự kiện hồn tồn

khác biệt và mang tính tồn cầu.
Tại thời điểm thực hiện đề tài này, đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước thực
hiện các nghiên cứu về tác động của dịch Covid-19 đến giá cổ phiếu của nhiều ngành
nghề tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu trong nước đều thực hiện


7

trong khoảng thời gian Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt dịch bệnh và trước khi biến
thể Delta được phát hiện. Khi ấy dịch bệnh chưa thực sự ảnh hưởng nặng nề tới nền
kinh tế, thị trường chứng khoán và giá cổ phiếu.
Đã có một số nghiên cứu trước đó về ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến biến động
giá của cổ phiếu ngành ngân hàng Việt Nam sử dụng dữ liệu nghiên cứu là chỉ số
ngành ngân hàng được tính toán bởi FiinPro. FiinPro là nền tảng cơ sở dữ liệu tài chính
cung cấp dữ liệu thơ phục vụ cho các nhà phân tích có kinh nghiệm với mục đích
nghiên cứu chuyên sâu, lên chiến lược đầu tư cho các Quỹ đầu tư, Ngân hàng và cơng
ty chứng khốn. Việc này khiến các NĐT phổ thơng khó có thể tiếp cận được nguồn dữ
liệu để phục vụ cho việc phân tích.
Vì vậy, nghiên cứu này sẽ tiếp tục kế thừa và cập nhật về ảnh hưởng của dịch
Covid-19 tới giá cổ phiếu ngành ngân hàng khi tình hình dịch bệnh có xu hướng diễn
biến xấu trong thời gian tới. Đồng thời, tác giả chỉ sử dụng các dữ liệu được công bố
rộng rãi trên Internet như website của các công ty chứng khốn (SSI, VNDirect, Bản
Việt), các cổng thơng tin tài chính trực tuyến (Vietstock, Cophieu68, Cafef) hoặc
website của các SGDCK ( và ) để nghiên cứu
nhằm giúp các NĐT có thể tiếp cận và kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
• Mục tiêu tổng quát:
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu phân tích sự thay đổi về giá của cổ phiếu
các Ngân hàng TMCP đang niêm yết trên TTCK Việt Nam trong thời gian diễn ra dịch
bệnh Covid-19. Trên cơ sở đó, đề xuất một số khuyến nghị giúp NĐT có những quyết

định đầu tư hợp lý hơn.
• Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích tình hình giá cổ phiếu của các Ngân hàng TMCP đang niêm yết trên TTCK
Việt Nam trước và trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19.


8

- Ước lượng sự biến động của giá cổ phiếu các Ngân hàng TMCP đang niêm yết trên
TTCK Việt Nam trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19.
- Đề xuất một số giải pháp giúp hạn chế rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu của các Ngân
hàng TMCP đang niêm yết trên TTCK Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giá cổ phiếu của các Ngân hàng TMCP đang
niêm yết trên TTCK Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
• Về khơng gian: Các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết trên thị
trường chứng khốn Việt Nam.
• Về thời gian: Giai đoạn từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 8 năm 2021.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để xem xét tác động từ đại dịch đến giá cổ phiếu của các Ngân hàng TMCP đang
niêm yết trên TTCK Việt Nam thông qua các lần công bố thông tin giãn cách xã hội,
phương pháp nghiên cứu sự kiện sẽ được sử dụng.
Phương pháp nghiên cứu sự kiện lần đầu được sử dụng lần đầu bởi Ball và Brown
(1968). Nghiên cứu sự kiện là một phương pháp thống kê để đánh giá tác động của một
sự kiện đến giá trị của một cơng ty. Ý tưởng cơ bản là tìm kiếm lợi tức bất thường do
sự kiện đang được nghiên cứu bằng cách điều chỉnh lợi nhuận bắt nguồn từ sự biến
động giá cả của thị trường nói chung.
Sự kiện được định nghĩa là một hành động hoặc hiện tượng liên quan tới tổ chức
được công bố công khai tới công chúng. Sự kiện thường chia làm 2 loại: sự kiện ngẫu
nhiên (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh…) và sự kiện thường xun (cơng bố tình hình

kinh doanh, chia cổ tức…). Trong nghiên cứu này, dịch Covid-19 là một sự kiện ngẫu
nhiên. Cụ thể là 3 lần gần nhất mà chính phủ công bố thông tin giãn cách xã hội tại một
địa phương hoặc toàn quốc. Lần đầu vào ngày 30/03/2020 chính phủ ban hành chỉ thị
thực hiện cách ly xã hội tồn quốc; lần thứ 2 vào ngày 28/07/2020 cơng bố thông tin


9

thực hiện cách ly xã hội tại Đà Nẵng và vào ngày 09/07/2021 TP. Hồ Chí Minh áp
dụng chỉ thị 16.
Theo trình tự và tiêu chuẩn của phương pháp luận nghiên cứu sự kiện, thực hiện
theo 4 bước sau:
Bước 1: Xác định sự kiện quan tâm
Bước 2: Mơ hình hóa việc giá chứng khoán phản ứng với sự kiện
Bước 3: Ước tính lợi nhuận bất thường, lợi nhuận bất thường trung bình và lợi
nhuận bất thường trung bình tích lũy
Bước 4: Sử dụng thống kê tuân theo phân phối t (t-statistic test) để kiểm tra xem
diễn biến tình hình của dịch Covid-19 tại Việt Nam có tác động đến giá cổ phiếu của
ngành ngành ngân hàng hay không. Số liệu thống kê t được tính tốn ở các mốc thời
gian khác nhau trong mỗi ô cửa sổ sự kiện để so sánh.
6. Câu hỏi nghiên cứu
1. Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam như thế
nào?
2. Đại dịch Covid-19 tác động như thế nào đến biến động giá cổ phiếu của các
Ngân hàng TMCP đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong thời gian
nghiên cứu?
7. Kết cấu khóa luận
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung khố luận

3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
7. Câu hỏi nghiên cứu
8. Kết cấu khoá luận


10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ
SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG TRONG DỊCH COVID-19
1.1 Cổ phiếu
1.1.1 Khái niệm
1.1.2 Phân loại
1.1.3 Giá cổ phiếu
1.2 Các lý thuyết liên quan
1.3 Tổng quan tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường chứng khoán Việt
Nam
1.4 Tổng quan tác động của đại dịch Covid-19 đến giá cổ phiếu các Ngân hàng
TMCP
1.5 Tổng quan các nghiên cứu trước
1.5.1. Nghiên cứu trong nước
1.5.2. Nghiên cứu nước ngồi
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Qui trình nghiên cứu
2.2 Xây dựng biến cho mơ hình nghiên cứu
2.3 Mơ hình nghiên cứu
2.4 Giả thuyết nghiên cứu
2.5 Dữ liệu nghiên cứu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP


11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG
TRONG DỊCH COVID-19.
1.1 Cổ phiếu
1.1.1 Khái niệm
Theo Luật Chứng khoán số 70/2006/QH-11 ngày 29 tháng 6 năm 2009 của Quốc
hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định: “Cổ phiếu là loại chứng
khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ
phần của tổ chức phát hành”.
Nói cách khác, khi đóng góp tiền vào một tổ chức, nhà đầu tư (các cổ đông) sẽ
nhận được giấy chứng nhận số tiền đã đóng góp và trở thành chủ sở hữu của tổ chức
đó.
1.1.2 Phân loại
Cổ phiếu thường được chia làm hai loại dựa trên quyền lợi mà nó mang lại cho cổ
đông, gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
1.1.3 Giá cổ phiếu
• Mệnh giá cổ phiếu: là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và
được ghi trên cổ phiếu. Mệnh giá cổ phiếu thường được sử dụng để ghi sổ sách kế tốn
của cơng ty. Mệnh giá cổ phiếu khơng có giá trị thực tế đối với NĐT khi đã đầu tư, nên
nó khơng liên quan đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Mệnh giá cổ phiếu chỉ có ý
nghĩa quan trọng vào thời điểm công ty phát hành cổ phiếu thường lần đầu huy động
vốn thành lập công ty.
• Thị giá cổ phiếu: Là giá trị thị trường của cổ phiếu được giao dịch trong phiên
giao dịch gần nhất. Thị giá của cổ phiếu không được ấn định bởi 1 cá nhân hay tổ chức
cụ thể nào mà được xác định bởi mối quan hệ cung cầu, khi người mua và người bán



12

đồng ý giao dịch tại một mức giá thỏa mãn điều kiện và kỳ vọng của cả hai. Thị giá cổ
phiếu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nên thường xuyên biến động.
• Giá trị nội tại: là giá trị thực của cổ phiếu, là phản ánh tình trạng thực tế của
cơng ty, được tính tốn dựa trên việc phân tích các số liệu cơ bản. Giá trị này khơng
phụ thuộc vào thị trường, cũng không bị tác động bởi các yếu tố ngoại vi. Giá trị nội tại
thể hiện sức khỏe của doanh nghiệp và là cơ sở kinh tế của thị giá. Về mặt lý thuyết
nếu thị giá thấp hơn giá trị nội tại thì NĐT nên mua vào cổ phiếu đó, ngược lại nếu thị
giá cao hơn giá trị nội tại thì nên bán ra. Nhưng khơng nên sử dụng giá trị nội như một
căn cứ duy nhất để ra quyết định đầu tư mà cần kết hợp với các yếu tố phân tích khác
để ra đưa ra quyết định phù hợp nhất.
• Giá trị sổ sách: là giá trị của cổ phiếu được tính tốn dựa trên số liệu bảng cân
đối kế tốn của cơng ty. Giá trị sổ sách bằng vốn chủ sở hữu trừ đi cổ phiếu ưu đãi. Giá
trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu tương đương với giá trị sổ sách chia cho số lượng cổ
phiếu đang lưu hành. Giá trị sổ sách không thể hiện được tiềm năng của công ty cũng
như kỳ vọng của NĐT trong tương lai.
1.2 Các lý thuyết liên quan
Cách phản ứng khác nhau của thị trường nói chung và hành vi của NĐT trong
mỗi đợt dịch có thể được giải thích bởi lý thuyết thị thường hiệu quả. Lý thuyết thị
trường hiệu quả gồm 3 mức độ hiệu quả:
• Thị trường hiệu quả mạnh: khẳng định mạnh mẽ về tính hiệu quả của thị
trường tài chính, rằng giá của chứng khoán đã phản ánh tất cả thông tin công bố trong
quá khứ, hiện tại, cũng như các thông tin nội bộ. Cơ sở đứng sau lý thuyết này là: nếu
có thơng tin nội bộ, những người biết thông tin nội bộ sẽ mua bán ngay chứng khoán
để thu lợi nhuận, và như vậy giá chứng khoán sẽ thay đổi, đến khi nào người trong
cuộc khơng cịn kiếm lời được nữa.
• Thị trường hiệu quả dạng trung bình: giá chứng khốn đã chịu tác động đầy

đủ của thông tin công bố trong quá khứ cũng như thông tin vừa công bố xong. Nhà đầu


13

cơ không thể dựa vào thông tin trong quá khứ cũng như thơng tin vừa được cơng bố để
có thể mua rẻ bán đắt chứng khốn, vì ngay khi thơng tin được cơng bố, giá chứng
khốn đã thay đổi phản ánh đầy đủ thơng tin vừa cơng bố.
• Thị trường hiệu quả dạng yếu: giá chứng khoán phản ánh đầy đủ thông tin đã
công bố trong quá khứ (nghĩa là dựa vào thơng tin trong q khứ thì nhà đầu cơ không
thắng được thị trường)
Theo Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm (2017), lý thuyết thị trường hiệu quả là
một trong số những lý thuyết nền tảng của tài chính hiện đại đề cập đến vai trị của
thơng tin. Các thơng tin thường hàm chứa các tín hiệu tích cực hoặc tiêu cực một cách
rõ ràng hoặc đôi khi được suy đoán bởi các NĐT trên thị trường. Sự xuất hiện của lợi
nhuận bất thường được tạo ra trong ngày công bố thông tin là dấu hiệu minh chứng cho
lý thuyết thị trường hiệu quả.
1.3 Tổng quan tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường chứng khoán Việt
Nam
Mười tám tháng tính từ ngày 31/12/2019, WHO cơng bố trường hợp nhiễm
Covid-19 đầu tiên tại Trung Quốc, thế giới đã trải qua nhiều đợt bùng dịch với các biến
chủng mới của Covid-19 và dù nhiều nước đã triển khai tiêm chủng vắc xin cho người
dân nhưng đại dịch vẫn khiến kinh tế tồn cầu suy thối và chịu nhiều thiệt hại. Nhiều
thị trường chứng khốn bị ảnh hưởng, trong đó có TTCK Việt Nam - một nước đã và
đang kiểm soát dịch khá tốt với số ca tử vong thấp.
Trước thời điểm tháng 12 năm 2019, chỉ số VN-Index ở mức hơn 1000 điểm sau
đó giảm mạnh cuối quý I năm 2020 (giảm cịn 645 điểm) do thơng tin dịch bệnh bùng
phát tại Việt Nam. Nhưng thị trường bất ngờ phục hồi và chỉ số VN-Index lấy lại đà
tăng, tăng dần đều trong quý II và quý III, sau đó bứt phá trong cuối năm 2020. Tính
tời thời điểm tháng 6 năm 2021 chỉ số VN-Index đạt mức 1370 và đang hướng đến

ngưỡng 1400 điểm. Nếu so với đáy hồi tháng 3 năm 2020, VN-Index đã tăng gần
115%.


14

Trái ngược với tác động tiêu cực trong giai đoạn trước khi phong tỏa đối với lợi
nhuận cổ phiếu ở Việt Nam và tác động tiêu cực của việc phong tỏa đối với thị trường
chứng khoán của các quốc gia khác (Baig và cộng sự, 2020; Eleftheriou và Patsoulis,
2020), chiến dịch phịng chống dịch tại Việt Nam đã có ảnh hưởng tích cực đáng kể
đến TTCK Việt Nam. Lý do cơ bản của phát hiện này là niềm tin của các NĐT được
cải thiện nhờ các phản ứng kịp thời của Chính phủ Việt Nam với dịch COVID-19 và
việc định giá thấp cổ phiếu đã thu hút dòng vốn và vực dậy thị trường chứng khoán
Việt Nam trong thời gian đóng cửa (Dao Le Trang Anh và Christopher Gan, 2021).
Bên cạnh đó nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau bị ảnh hưởng rõ rệt trước và trong
các đợt phong tỏa tại Việt Nam. Lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thị trường
chứng khoán Việt Nam trong đại dịch Covid-19 là lĩnh vực tài chính, vốn được coi là
lĩnh vực dễ bị tổn thương trong thời kỳ suy thoái kinh tế với khả năng gia tăng các
khoản nợ xấu và rút tiền gửi bất thường (Goodell, 2020)
1.4 Tổng quan tác động của đại dịch Covid-19 đến giá cổ phiếu các Ngân hàng
TMCP đang niêm yết
Khi quan sát cổ phiếu ngân hàng trong đại dịch Covid-19, có thể thấy các đợt
bùng dịch tại Việt Nam đã ảnh hưởng đến cố phiếu ngân hàng theo cả 2 hướng tích cực
và tiêu cực. Trong các đợt dịch lần 1, 2 và 3 (từ tháng 1/2020 đến 4/2021) giá cổ phiếu
liên tục tăng trưởng, trong khi đó ở đợt dịch lần 4 (bắt đầu từ cuối 4/2021), giá cổ phiếu
ngân hàng đã thiết lập đỉnh sau đó lao dốc trong nhiều phiên giao dịch và vẫn chưa có
dấu hiệu phục hồi về đỉnh cũ.
Trước diễn biến tương đối bất ngờ của ba đợt dịch đầu, ngành ngân hàng khó
tránh khỏi những ảnh hưởng khi đa số các ngành khác đều bị thiệt hại nặng nề. Cụ thể,
khi chính phủ thực hiện các đợt giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp sử dụng vốn vay

tại các ngân hàng thương mại bị đình trệ sản xuất kinh doanh hoặc sản xuất ra sản
phẩm nhưng không có thị trường tiêu thụ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp khơng có
nguồn thu. Do đó nguy cơ gia tăng nợ xấu là điều khó tránh khỏi.


15

Dù đối mặt với những dự báo không tốt về tình hình hoạt động kinh doanh nhưng
các ngân hàng đã chủ động trong việc giảm thiểu tác động từ dịch bệnh bằng các biện
pháp như tăng trích lập dự phịng, kiểm sốt chi phí, đẩy mạnh số hóa… Đồng thời
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư
03/2021/TT-NHNN (sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN) quy định về việc tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi,
phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid- 19.
Nhờ vậy các ngân hàng đã duy trì được trạng thái ổn định, nợ xấu được giữ ở ngưỡng
an toàn và đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I và II. Ngoài ra, nhiều
ngân hàng cịn có kế hoạch chia cổ tức và tăng vốn cho NĐT trong và ngoài nước. Cụ
thể trong năm 2021, MSB sẽ tăng vốn điều lệ thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ
lệ 30% và phát hành riêng lẻ hơn 64,3 triệu cổ phiếu cho 8 NĐT nước ngoài; SHB chia
cổ tức cả năm 2019 và năm 2020 với tỷ lệ 20,5%; OCB dự kiến trả cổ tức với tỷ lệ
25% và hoàn tất bán 15% cổ phần cho Aozora Bank (Nhật Bản); HDBank chia cổ tức
với tỷ lệ 25% và chào bán trái phiếu chuyển đổi cho DEG (Đức); LienVietPostBank sẽ
chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 12%; BIDV bán 15% cổ phần cho Keb Hana Bank..
Các yếu tố trên và sự tăng trưởng chung của toàn thị trường là động lực tăng giá mạnh
mẽ của cổ phiếu ngành ngân hàng trong các đợt dịch lần 1, 2 và 3. Theo tính tốn của
Zing, tính tới cuối tháng 04/2021, trong số 26 mã cổ phiếu ngân hàng đang niêm hết
trên TTCK Việt Nam (bao gồm cả UPCoM), duy nhất VCB của Vietcombank giảm
nhẹ. Trong khi đó, giá của 25 mã cổ phiếu ngân hàng còn lại đều tăng trưởng 2 chữ số.
Cụ thể, nhóm có mức tăng thấp nhất cũng ghi nhận khoảng 12-15% bao gồm ACB,
BAB, BID và VIB. Nhóm có mức tăng cao bao gồm PGB, VBB, SSB, SGB, lên tới

40-50%.
Khi đợt dịch lần 4 nhen nhóm bùng phát tại TP. Hồ Chí Minh vào đầu tháng
05/2021, các cổ phiếu ngân hàng vẫn giữ được sức hút và tiếp tục tăng. Thậm chí, cổ
phiếu ngân hàng tăng mạnh nhất tháng 5 là BVB khi tăng một mạch từ vùng giá 13.800


16

đồng/cổ phiếu lên 23.000 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng rịng 66,7% sau một
tháng. Hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn trong nhóm ngân hàng cũng ghi nhận mức tăng
mạnh trong tháng 5 như STB tăng 33,3%, TCB tăng 29,3% và cả hai giao dịch ở mức
lần lượt là 31.850 đồng/cổ phiếu và 53.000 đồng/cổ phiếu trong ngày 28/05/2021.
Ngoài ra, cũng phải kể đến CTG với mức tăng 25,5%; MBB tăng 24,2%; SHB tăng
21,2%; VPB tăng 17,3%. Nếu tính từ đầu năm 2021, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng đã
ghi nhận đà tăng gấp đơi. Trong đó, cổ phiếu LPB là mã tăng mạnh nhất 5 tháng với đà
tăng vọt từ 12.400 đồng lên 28.000 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng ròng
125,8%. NVB và VPB cũng là 2 mã ghi nhận đà tăng ba chữ số từ đầu năm 2021, lần
lượt ở mức 115% và 111,1%.
Bảng 1.1 Diễn biến giá cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết
STT Mã cổ phiếu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17

BVB
SGB
SSB
VBB
PGB
NAB
STB
ABB
TPB
LPB
TCB
NVB
CTG
MBB
MSB
SHB
HDB

Giá
Giá cuối Giá cuối So với
So với
đầu năm tháng 4 tháng 5 tháng 4 đầu năm

Đơn vị: VND
Đơn vị: %
14.41
13.8
23
66,7
59,6
13.7
13.4
19.8
47,8
44,5
20.15
26.85
39
45,3
93,5
12
14
20.1
43,6
67,5
17.8
14.8
20.8
40,5
16,9
14.8
16.9
23

36,1
55,4
16.9
23.9
31.85
33,3
88,5
13.5
17.1
22.7
32,7
68,1
26.8
27.4
36.1
31,8
34,7
12.4
21.5
28
30,2
125,8
31.5
41
53
29,3
68,3
10
16.9
21.5

27,2
115
34.55
40.8
51.2
25,5
48,2
23
30.35
37.7
24,2
63,9
18.8
21.7
26.7
23
42
15.45
24.91
30.2
21,2
95,5
23.75
27.25
32.85
20,6
38,3


17


18
19
20
21
22
23
24
25
26

OCB
VPB
EIB
KLB
VIB
BID
BAB
ACB
VCB

18.35
32.5
19.25
19.3
32.4
47.9
20.8
28.1
99


23.5
58.5
27.45
24.3
55.6
41
26.3
34.65
100

28.2
68.6
31.9
28.2
64.3
47.15
29.7
38.9
99.6

20
17,3
16,2
16
15,6
15
12,9
12,3
-0,4


53,7
111,1
65,7
46,1
98,5
-1,6
42,8
38,4
0,6

Nguồn: VTC News
Tuy nhiên, sau thời gian dài tăng “nóng” cổ phiếu ngân hàng đã khơng cịn giữ
được đà tăng trong tháng 07/2021, thời điểm nền kinh tế liên tục gặp khó khăn trước
đợt phong tỏa dài ngày tại TP.HCM vì sự xuất hiện của biến thể Delta. Cùng lúc đó,
theo báo cáo 6 tháng đầu năm của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy tỷ lệ nợ xấu nội
bảng có xu hướng gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2021, từ mức 1.69% hồi cuối năm
2020 lên mức 1.78% vào thời điểm tháng 04/2021. Báo cáo phân tích ngành ngân hàng
của Cơng ty Chứng khốn Yuanta Việt Nam cũng cho biết, khoản trích lập dự phịng
của các ngân hàng đã tăng gấp rưỡi trong quý 2 năm 2021 và dự báo còn tăng thêm vào
cuối năm. Đồng thời áp lực giảm lãi suất cho vay từ phía ngân hàng Nhà nước để hỗ
trợ nền kinh tế cũng tác động đến các ngân hàng. Những thông tin trên đã ảnh hưởng
tiêu cực đến ngành ngân hàng và tạo tâm lý bi quan về triển vọng tăng trưởng của cổ
phiếu ngành này trong nửa cuối năm 2021. Hậu quả là chỉ trong nửa đầu tháng 7 hoạt
động bán tháo cổ phiếu ngân hàng đã diễn ra hai lần, thậm chí một số mã giảm kịch sàn
và trắng bên mua.
Cụ thể, theo VietNamNet chỉ trong 3 tuần (từ ngày 01-23/07) cổ phiếu ngân hàng
là nhóm giảm mạnh nhất với đà giảm bình quân 13%/mỗi cổ phiếu. Thậm chí, nhiều
mã đã ghi nhận mức giảm dao động quanh 20%. Cổ phiếu có mức giảm sâu nhất là
BVB khi giá cổ phiếu này rơi tự do từ vùng 23.200 đồng/cổ phiếu xuống 17.900



18

đồng/cổ phiếu (cuối ngày 23/07/2021), tương đương mức giảm ròng 23% sau 3 tuần.
Các cổ phiếu ngân hàng vừa và nhỏ còn lại cũng chịu chung số phận khi ghi nhận xu
hướng giảm mạnh từ đầu tháng 7 đến nay như VIB giảm 19%; KLB, VBB giảm 18%;
ABB, BAB giảm 17%; SGB, NAB giảm 16%... Tương tự, một loạt cổ phiếu ngân hàng
vốn hóa lớn như BID, VPB và MBB cũng ghi nhận mức giảm 13-15% giai đoạn này.
Vốn hóa nhóm cổ phiếu ngân hàng vì thế cũng “bốc hơi” hàng trăm nghìn tỷ. Có thể
thấy đợt dịch Covid-19 lần 4 (bắt đầu từ ngày 27/04/2021) đã gia tăng phạm vi ảnh
hưởng và để lại hậu quả nghiêm trọng hơn so với 3 đợt dịch trước đó.
1.5 Tổng quan các nghiên cứu trước
1.5.1 Nghiên cứu trong nước
• Tâm, V.Đ., & Bản, V.B. (2020). Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới cổ
phiếu ngành Bán lẻ, Tạp chí cơng thương, số 9, tháng 4 năm 2021
Bài báo này sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện để xem xét tác động của
đại dịch Covid-19 đối với giá cổ phiếu ngành Bán lẻ thông qua đại diện của 4 cổ phiếu
của những công ty bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, bao gồm: MWG, PNJ, FRT, FHS,
của Việt Nam dựa trên 3 đợt đóng cửa tại Đà Nẵng, Hải Dương và TP. Hồ Chí Minh
vào năm 2020 và 2021. Biến phụ thuộc là giá cổ phiếu. Biến độc lập là kỳ vọng lợi tức
của cổ phiếu và chỉ số thay đổi giá.
Kết quả kiểm định t của AR và CAR cho thấy giá cổ phiếu của ngành Bán lẻ đều
không phản ứng vào ngày thông báo trong cả 3 sự kiện. Bài báo này đã chứng minh
rằng các NĐT phản ứng khác nhau qua mỗi sự kiện. Cụ thể ở sự kiện tại Đà Nẵng, chủ
số AR liên tục thay đổi, trước ngày sự kiện AR[-3] và AR[-4] âm, nhưng tăng khi sự
kiện diễn ra (AR[-2] và AR[2] dương) và đảo chiều sau đó (AR[5] và AR[6] dương).
Trong sự kiện thứ 2 tại Hải Dương, tác động tiêu cực ở ngày thứ [-3] đã được dự đoán
và kéo dài đến ngày thứ 7 khi CAR (0;7) <0. Ngược lại, ở sự kiện thứ 3 tại TP. Hồ Chí
Minh, tỷ suất sinh lợi bất thường của cổ phiếu ngành Bán lẻ chỉ có ý nghĩa thống kê ở

mức 10% vào ngày t = 1 với AR [1] = 1,2%. Có thể thấy cổ phiếu bán lẻ chỉ phản ứng


19

vào ngày t = 1 với AR [1]> 0. Kết quả thú vị này có thể được giải thích bởi lý do rằng
những tác động tiêu cực này đã được các NĐT đón nhận qua các phương tiện truyền
thơng từ đợt dịch Covid-19 tại Việt Nam vào các tháng trước đó, nên khi TP. Hồ Chí
Minh thơng báo phong tỏa vào cuối tháng 2/2021 không quá bất ngờ đối với các NĐT.
• Phuong Lai Cao Mai (2021). How COVID-19 impacts Vietnam’s banking
stocks: An event study method. Banks and Bank Systems, 16(1), 92-102.
Nghiên cứu này cho thấy cách chỉ số ngành ngân hàng phản ứng với các sự kiện
bất thường như tác động của COVID-19. Nghiên cứu này xem xét phản ứng của chỉ số
ngành ngân hàng đối với ba lần thông báo phong tỏa để ngăn chặn dịch COVID-19 ở
Việt Nam vào năm 2020. Ba lần phong tỏa: Ngày 13/02/2020, xã Sơn Lôi, Tỉnh Vĩnh
Phúc; ngày 30 tháng 3 năm 2020, Việt Nam cơng bố dịch COVID-19 trên tồn quốc và
sau đó phong tỏa tồn quốc, và ngày 28 tháng 7 năm 2020, phong tỏa tại Đà Nẵng.
Trong sựu kiện đầu tiên, dấu hiệu lợi nhuận bất thường đã biến động quanh ngày
thông báo cho thấy rằng giá cổ phiếu đã lệch khỏi giá trị hợp lý của nó, nhưng lợi
nhuận tích lũy bất thường CAR (0; 3] và CAR (0; 2] đều dương và có ý nghĩa thống
kê. Đồng nghĩa với việc NĐT yên tâm hơn khi vùng dịch được kiểm sốt chặt chẽ. Đợt
đóng cửa trên tồn quốc là sự kiện tác động mạnh nhất đến giá cổ phiếu khi cả AR và
CAR đều âm và có ý nghĩa thống kê trước và sau ngày công bố thông tin. Việc đóng
cửa tồn quốc là sự kiện có tác động mạnh nhất đến giá cổ phiếu vì cả AR và CAR đều
âm trong những ngày trước và những ngày sau sự kiện. Kết quả này ủng hộ lý thuyết
về sự thay thế khơng hồn hảo. Chỉ AR [2] là dương và có ý nghĩa thống kê, cho thấy
sự kiện phong tỏa tại Đà Nẵng đã tác động nhẹ đến giá cổ phiếu ngành ngân hàng.
1.5.2 Nghiên cứu nước ngồi
• Polemis, M., & Soursou, S. (2020). Assessing the Impact of the COVID-19
Pandemic on the Greek Energy Firms: An Event Study Analysis. Energy

RESEARCH LETTERS, 1(3).


×