KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
CHỦ ĐỀ NHÁNH : VƯỜN THÚ
HOẠT ĐỘNG
: KỂ CHUYỆN
ĐỀ TÀI
: CÂU CHUYỆN “ CÁO, THỎ VÀ GÀ TRỐNG”
LỨA TUỔI
: 4-5 TUỔI
SVTH
: NGUYỄN MINH HẠNH
I. Mục đích - Yêu cầu
- Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật và hiểu được nội dung truyện: Thỏ, Chó, Gấu hiền
lành biết giúp đỡ bạn, Cáo tham lam, gà Trống gan dạ dũng cảm đã đuổi được Cáo dành
lại nhà cho Thỏ
- Rèn luyện phát triển ngôn ngữ, kỹ năng trả lời các câu hỏi rõ ràng, mạch lạc trọn câu,
thể hiện giọng nói, điệu bộ động tác phù hợp với các nhân vật trong truyện
- Giáo dục trẻ tính dũng cảm, gan dạ, biết yêu thương và giúp đỡ bạn bè.
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô:
- Nhạc bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”.
- Mơ hình khu rừng của câu chuyện.
- Rối: cáo, thỏ, gà trống, chó, gấu.
* Đồ dùng của trẻ:
- Mũ cáo, thỏ, gà trống, chó, gấu.
- Mơ hình nhà bằng băng, nhà bằng gỗ.
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động mở đầu
- Cơ đố trẻ: Con gì mào đỏ
Gáy ị ó o..
Từ sáng tinh mơ
Gọi người thức giấc? ( con gà trống )
- Có bạn nào thấy gà trống chưa?
- Hôm trước cô đã kể cho các con nghe về câu chuyện gì cũng nói về bạn gà trống?
2. Hoạt động trọng tâm
* Hoạt động 1: Nghe kể chuyện “Cáo thỏ và gà trống”
+ Lần 1: Cô kể diễn cảm bằng cử chỉ, giọng điệu nhân vật.
+ Lần 2: Cô kể chuyện bằng rối.
* Hoạt động 2: Đàm thoại – trích dẫn
- Cơ vừa kể câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những con vật nào?
+ Đoạn 1: “Ngày xửa ngày xưa…..đuổi thỏ ra khỏi nhà”
- Cáo có ngơi nhà bằng gì? Thỏ có ngơi nhà bằng gì?
- Nhà của cáo bị làm sao khi mùa xuân đến? Không cịn nhà để ở cáo đã làm gì?
- Tóm ý: Thỏ có một ngơi nhà bằng gỗ và cáo có một ngôi nhà bằng băng. Vào mùa xuân,
nhà cáo tan thành nước, cáo đã sang lấy nhà của thỏ và đuổi thỏ đi.
+ Đoạn 2: “Thỏ vừa đi vừa khóc…..chó ợ quá chạy mất”
- Thỏ vừa đi vừa khóc và đã gặp ai?
- Chó đã hỏi gì?
- Thỏ trả lời như thế nào?
- Bầy chó an ủi thỏ như thế nào?
- Theo các con hiểu thế nào là an ủi?
- Cơ giải thích: “ an ủi” có nghĩa là dùng lời nói của mình động viên, khun giải làm dịu
bớt nỗi buồn của người đang có chuyện buồn.
- Bầy chó có đuổi được cáo ra khỏi nhà khơng? Vì sao?
- Tóm ý: Sau khi bị đuổi ra khỏi nhà thì thỏ đã gặp chó, chó đã đến nhà thỏ để giúp đuổi
cáo đi nhưng không được.
+ Đoạn 3: Thỏ lại ngồi dưới gốc cây và khóc….gấu sợ quá chạy mất”
- Sau đó thỏ cịn gặp ai nữa?
- Biết được lý do vì sao thỏ khóc bác gấu đã nói gì với thỏ?
- Thỏ đã trả lời ra sao?
- Sau đó bác gấu nói gì nữa?
- Bác gấu có đuổi được cáo ra khỏi nhà khơng? Vì sao?
- Tóm ý: Chó khơng đuổi được cáo nên thỏ lại khóc và gặp được bác gấu, bác lại đến nhà
của thỏ để đuổi cáo đi nhưng cáo vẫn không đi.
+ Đoạn 4: “ Thỏ lại ngồi dưới gốc cây và khóc... thỏ lại được sống trong ngơi nhà của
mình”
- Lúc này thỏ đã gặp ai?
- Gà trống đến tìm cáo và nói gì?
- Gà trống có đuổi được cáo khơng?
- Tóm ý: Trong khi thỏ tuyệt vọng vì khơng thể lấy lại nhà của mình thì thỏ đã gặp anh
gà trống, anh gà trống đã đuổi được cáo đi và lấy lại nhà cho thỏ.
-Vì sao gà trống lại đuổi được cáo?
- Giáo dục trẻ: Bạn chó và bác gấu tuy tốt bụng nhưng còn nhút nhát nên chưa đuổi được
cáo. Gà trống khơng những tốt bụng mà cịn dũng cảm nữa nên đã đuổi được cáo lấy lại
nhà cho thỏ.
- Qua câu chuyện các con học hỏi ở bạn gà trống điều gì?
- Khi chơi với các bạn chúng ta phải như thế nào?
Cô mong rằng qua câu chuyện này các con sẽ biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ bạn bè
và những người xung quanh mình khi gặp khó khăn, đặc biệt là chúng ta nhường nhịn
nhau trong khi chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn.
* Hoạt động 3: Trị chơi đóng kịch
Cho trẻ chọn vai chơi, trẻ thích đóng vai nào thì sẽ đội mũ nhân vật đó, cơ là người dẫn
chuyện. Cơ kể đến nhân vật nào thì trẻ thể hiện điệu bộ, lời thoại của nhân vật đó.
3. Kết thúc hoạt động
-Cơ cho trẻ hát bài gà trống mèo con và cún con.
-Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.