Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Bình luận nguyên tắc “tập trung dân chủ của bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam” theo hiến pháp 2013 qua đó đánh giá thực hiện nguyên tắc nêu tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.24 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022

Đề tài bài tập lớn: Bình luận nguyên tắc “Tập trung dân chủ của Bộ máy
nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo Hiến pháp 2013.
Qua đó đánh giá thực hiện nguyên tắc nêu trên ở Việt Nam.

Họ và tên học viên/sinh viên: Trần Yến San.
Mã học viên/ sinh viên: 20111170741.
Lớp: DH10LA1.
Tên học phần: Luật Hiến pháp
Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Thu Hường.

Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2021
1


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. ............................................................... 3
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................... 4
CHƯƠNG 2: PHẦN NỘI DUNG .................................................................. 4
I. Nguyên tắc tập trung dân chủ của Bộ máy Nhà nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam...................................................................................... 4
1. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam. .............................................. 4
2. Nguyên tắc tập trung dân chủ. .............................................................. 5
II. Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong bộ máy Nhà nước
CHXHCN Việt Nam. ................................................................................... 5
1. Phân tích. ............................................................................................... 5


2. Biểu hiện. .............................................................................................. 6
3. Vai trò.................................................................................................... 7
III. Đánh giá thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ ở Việt Nam ....... 7
IV. Những hạn chế và giải pháp. ............................................................... 9
KẾT LUẬN .................................................................................................... 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 11

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.
Kí hiệu viết tắt

Từ được viết tắt

CHXHCN

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

3


CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
Bộ máy Nhà nước là một hệ thống các cơ quan Nhà nước được tổ chức và
hoạt động nhằm bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi Nhà nước.
Muốn tổ chức và hoạt động được hiệu quả, bộ máy Nhà nước cần tuân theo
những nguyên tắc nhất định: Đảng lãnh đạo Nhà nước, tập trung dân chủ,
bình đẳng và đồn kết dân tộc, tn thủ pháp luật, quyền lực Nhà nước thuộc
về nhân dân, quyền lực Nhà nước là thống nhất có sự phân cơng phối hợp
kiểm sốt giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp,

hanh pháp, tư pháp…Trong đó, nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong
những nguyên tắc cơ bản nhất và được thể hiện tại Điều 8 Hiến pháp năm
2013 của Việt Nam. Nguyên tắc tập trung dân chủ đóng vai trị rất quan trọng
trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam theo hình thức
chinh thể Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam.

CHƯƠNG 2: PHẦN NỘI DUNG
I. Nguyên tắc tập trung dân chủ của Bộ máy Nhà nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam.
1. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
1.1. Khái niệm.
Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam là hệ thống các cơ quan Nhà nước
từ trung ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên
tắc nhất định, bảo đảm cho Nhà nước CHXHCN Việt Nam thực hiện mọi
chức năng, nhiệm vụ của minh, thể hiện là công cụ quyền lực của nhân dân,
do nhân dân vì nhân dân.

4


2. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
2.1. Khái niệm.
Trong bộ máy Nhà nước, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà
nước là những nguyên lí, tư tưởng chỉ đạo có tinh then chốt, thể hiện bản chất,
nội dung, ý nghĩa, mục tiêu và nhiệm vụ của Nhà nước, cơ sở cho việc tổ
chức và triển khai các hoạt động của bộ máy Nhà nước.
2.2. Cơ sở pháp lí.
Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp 2013 quy định “ Nhà nước được tổ chức và
hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và
pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”.

II. Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong bộ máy Nhà nước
CHXHCN Việt Nam.
1. Phân tích.
Nguyên tắc tập trung dân chủ là sự kết hợp hài hòa giữa hai mặt tập trung
và dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam.
Mặt tập trung thể hiện rõ trong hệ thống tổ chức của các cơ quan nhà nước
từ trung ương đến địa phương. Điều này được quy định trong Hiến pháp 2013
với những chủ trương, chiến lược và sự lanh đạo tập trung ở trung ương, sự
thống nhất pháp luật xuất phát từ sự tuân thủ Hiến pháp, sự kiểm tra giám sát
trong quá trình thực thi quyền lực Nhà nước. Khía cạnh tập trung xuất phát từ
việc quyền lực Nhà nước ta là thống nhất, sự thống nhất và tập trung được
biểu hiện rõ ở cơ quan quyền lực Nhà nước là Quốc hội ( Điều 69 Hiến pháp
năm 2013).
Mặt dân chủ có thể hiểu đơn giản là nhân dân là chủ, và nhân dân làm chủ.
Điều 27 Hiến pháp năm 2013 quy định “ Cơng dân đủ 18 tuổi trở lên có
quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội
5


đồng nhân dân…”. Việc tham gia quản lí Nhà nước vừa là quyền vừa là nghĩa
vụ của nhân dân. Bởi xét cho cùng bản chất Nhà nước Việt Nam là Nhà nước
“ của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” ( Điều 2 Hiến pháp năm 2013).
2. Biểu hiện.
Có thể phân chia nguyên tắc tập trung dân chủ theo tổ chức và nguyên tắc
tập trung dân chủ theo hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
như sau:
a. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức:
Các cơ quan quyền lực Nhà nước được tổ chức thành lập theo ngun tắc
bầu cử phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín ( Điều 7 Hiến pháp
năm 2013). Chính phủ thực hiện quyền hành pháp và Ủy ban nhân dân các

cấp là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, triển khai pháp luật về tổ
chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước trên nguyên tắc tập trung dân chủ.
Mọi vấn đề quan trọng của đất nước phải được Cơ quan quyền lực Nhà nước
ở trung ương quyết định thơng qua, trước đó phải được đưa ra trưng cầu ý dân
để đảm bảo tính minh bạch, dân chủ. Có thể nói đây là biểu hiện của sự tập
trung trong việc thống nhất ý kiến, dân chủ trong việc đóng góp ý kiến và đi
đến quyết định cuối cùng.
b. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động:
Trên cơ sở quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các cơ quan Nhà nước cấp
trung ương có quyền quyết định đối với cơ quan Nhà nước cấp dưới. Cũng
như mối quan hệ ở trung ương giữa Quốc hội và Chính phủ, Chính phủ được
Quốc hội bầu ra, thực thi pháp luật, nghị quyết của Quốc hội, chịu sự giám sát
của Quốc hội, thì ở địa phương là Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân
cùng cấp bầu ra phải thi hành nghị quyết và chịu sự giam sát của Hội đồng
nhân dân.
6


Tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất, cần phải kết hợp
hài hòa với nhau. Nếu chỉ chú trọng sự tập trung thì dẫn đến quan liêu, độc
đoán, chuyên quyền trái với bản chất của Nhà nước Việt Nam. Nhưng nếu
thiên về dân chủ mà coi nhẹ tập trung cũng sự dẫn tới hậu quả, đó là tình
trạng dân chủ qua trớn sẽ khiến cho bộ máy Nhà nước hoạt động kém hiệu
quả. Có thể thấy rằng nguyên tắc tập trung dân chủ một mặt bảo đảm tính
thống nhất của từng hệ thống cơ quan Nhà nước nói riêng và của cả bộ máy
Nhà nước nói chung, mặt khác đảm bảo tính đặc thù, linh hoạt trong cơ chế
hoạt động của từng cơ quan Nhà nước.
3. Vai trò.
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt
Nam thể hiện hài hòa, thống nhất, tập trung của cấp trên với việc mở rộng dân

chủ cho cấp dưới, đảm bảo nâng cao hiệu lực trong quản lí Nhà nước. Bảo
đảm dân chủ thì sẽ bảo đảm tập trung sức mạnh, phát huy trí tuệ của số đơng,
tập thể. Quản lí Nhà nước qua bộ máy Nhà nước địi hỏi tập trung quyền lực
mới có thể thiết lập được trật tự xã hội. Có thể thấy rằng việc xác định nguyên
tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc hoạt động của bộ máy
Nhà nước là tinh đúng đắn, đảm bảo cho bộ máy Nhà nước được vận hành tốt
nhất.
III. Đánh giá thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ ở Việt Nam
Trải qua hơn 90 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là 35 năm đổi mới,
Đảng ta ln kiên trì giữ vững và có nhiều thành tựu trong việc cụ thể hóa,
thể chế hóa và thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ trên tất cả lĩnh vực,
hoạt động. Cụ thể là:

7


3.1. Trong xây dựng Cương lĩnh, hoạch định đường lối, chủ trương của
Đảng:
Từ khi thành lập Đảng, đặc biệt là trong những năm đổi mới, những quyết
định lớn, đường lối, chủ trương của Đảng, từ dự thảo Cương lĩnh đến dự thảo
các văn kiện Đại hội Đảng đều được tổ chức thảo luận dân chủ rộng rãi, lấy ý
kiến của các tổ chức đảng và đảng viên từ cơ sở trở lên, lấy ý kiến góp ý của
Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân dân,
được Trung ương thảo luận kỹ lưỡng, cân nhắc nhiều mặt, phân tích thấu đáo,
nhất là những vấn đề có ý kiến trái chiều trước khi quyết định. Do vậy, nhiều
vấn đề lý luận và thực tiễn khó, hóc búa, nhờ vận dụng đúng đắn và phát huy
nguyên tắc tập trung dân chủ, đã được các cơ quan lãnh đạo cao nhất của
Đảng nghiên cứu và quyết định, như: xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mơ
hình kinh tế tổng qt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội;…

Đất nước ta đang đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; điều kiện xã
hội đã thay đổi trên nhiều phương diện kinh tế,... Vì vậy, việc thực hành
nguyên tắc tập trung dân chủ hiện nay có những yêu cầu và bước phát triển
mới so với các thời kỳ trước. Hiện nay, dân chủ là nhu cầu thiết yếu của cán
bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời là nhu cầu tự thân để phát triển, hồn
thiện của một đảng cách mạng chân chính lãnh đạo Nhà nước và xã hội nhằm
bảo đảm thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong
điều kiện mới; đòi hỏi phát huy dân chủ mạnh mẽ trong Đảng và sự sáng tạo,
trí tuệ của mọi đảng viên để các quyết định của tập thể đúng đắn, có sự thống
nhất cao.

8


3.2. Trong đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng:
Sinh hoạt của các cấp ủy và tổ chức đảng được tiến hành dân chủ, cởi mở,
các cấp ủy viên mạnh dạn trình bày ý kiến riêng của mình; tăng cường các
hình thức giao ban, hội nghị, tọa đàm, tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ chủ chốt
với đảng viên và nhân dân... Từ sau Đại hội IX của Đảng, chế độ thực hành
dân chủ trong Đảng ngày càng được mở rộng, đã thực hiện việc phê bình, chất
vấn tại các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư,
hoặc trong thời gian giữa hai kỳ họp (Quy định số 23-QĐ/TW, ngày 15-12002, của Bộ Chính trị khóa IX, “Về thực hiện việc phê bình, chất vấn của Ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương”; Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 8-6-2012,
của Bộ Chính trị khóa XI, “Về thực hiện việc chất vấn trong Đảng tại các kỳ
họp Ban Chấp hành Trung ương”;...). Việc chất vấn và trả lời chất vấn được
mở rộng tới hội nghị cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và áp dụng đối với toàn
thể đảng viên, cấp ủy viên, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp, nhằm phát
huy dân chủ, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất, nâng cao trách nhiệm và
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên, góp phần

ngăn chặn, phịng ngừa vi phạm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được
giao và giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên.
IV. Những hạn chế và giải pháp.
4.1. Hạn chế.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện nguyên tắc tập trung
dân chủ còn nhiều hạn chế, khuyết điểm. Vẫn cịn biểu hiện dao động, hồi
nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong một bộ phận cán
bộ, đảng viên. Cịn tình trạng tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, khơng
chấp hành nghiêm chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước. Dân chủ trong Đảng và trong xã hội còn bị vi phạm. Kỷ cương, kỷ
luật ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực không nghiêm. Một số cấp ủy, tổ chức đảng
9


và cán bộ lãnh đạo thiếu tôn trọng và phát huy quyền của đảng viên, ít lắng
nghe ý kiến cấp dưới; cán bộ lãnh đạo ở một số nơi còn có biểu hiện gia
trưởng, độc đốn, chun quyền, mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức.
4.2. Giải pháp.
Một là, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về nguyên tắc tập trung
dân chủ trong Đảng.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa, quy chế hóa nguyên tắc tập trung
dân chủ trong từng lĩnh vực, từng mặt công tác xây dựng Đảng.
Ba là, mở rộng dân chủ đi đôi với củng cố, tăng cường kỷ cương, kỷ luật
trong Đảng.
Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nguyên tắc
tập trung dân chủ trong Đảng.
Năm là, đề cao, phát huy vai trò của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt
trong việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ, đi đôi với giữ vững và chủ
động, tích cực phịng, chống tình trạng xa rời ngun tắc này.
KẾT LUẬN

Tập trung và dân chủ là một nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước khoa
học, nhưng việc thực hiện đúng đắn nội dung của nguyên tắc này là một
nhiệm vụ hết sức khó khăn và vơ cùng quan trọng. Chỉ khi nào chúng ta kết
hợp được sự tập trung và dân chủ một cách hài hồ thì mới phát huy được hết
vai trò của nguyên tắc này trong thực tế xã hội nước ta hiện nay.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Nxb
CAND, HN, 2009.
2. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Th.s. Vũ Văn Nhiêm, Giảng viên Khoa Luật Hành chính, trường ĐH Luật TP.
HCM (tạp chí Khoa học pháp luật, số 3/2004).
3. Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Phần II (Đại hội X, XI, XII), Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019, tr. 518
4. Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2012.

11



×