Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA MỘT TÀI SẢN TINH THẦN VÔ GIÁ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.4 KB, 11 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Khoa Tiếng Trung

TIỂU LUẬN
NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA
TA MỘT TÀI SẢN TINH THẦN VÔ GIÁ CỦA
DÂN TỘC VIỆT NAM

Học phần 1: MILI270127-Đường lối quốc phòng và an ninh của
Đảng Cộng sản Việt Nam

TP.Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 9 năm 2021


2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Khoa Tiếng Trung

TIỂU LUẬN
NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA
TA MỘT TÀI SẢN TINH THẦN VÔ GIÁ CỦA
DÂN TỘC VIỆT NAM

Họ và tên : Đậu Thị Hương Giang
Mã số sinh viên: 46.01.754.030
Lớp học phần: MILI270127-Đường lối quốc phịng và an ninh của Đảng Cộng


sản Việt Nam

TP.Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 9 năm 2021


3

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................ 4
NỘI DUNG CHÍNH..........................................................................................................6
CHƯƠNG I: ĐẤT NƯỚC TRONG BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ..........................................6
1.1.

Lịch sử đất nước.............................................................................................6

1.2.

Những yếu tốc tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc................7

CHƯƠNG 2: CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN TRANH CHỐNG XÂM
LƯỢC............................................................................................................................ 8
2.1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên:.........................................................8
2.2. Những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ III TCN đến thế kỷ X........8
2.3. Những cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII
................................................................................................................................... 9
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA CHA ÔNG TA............................10
3.1. Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến............................................................................10
3.3. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc.......................................12
3.4. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh................13
3.5. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao,

binh vận.................................................................................................................... 13
3.6. Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn...........................................15


4

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Nhìn lại lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân ta
đã anh dũng, kiên cường, bất khuất đấu tranh giành và giữ nền độc lập, giải
phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử đấu tranh để đứng vững và phát triển của
dân tộc Việt Nam đã sản sinh ra rất nhiều di sản vô cùng quý giá, mà trong đó
phải kể đến là nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta- một tài sản tinh thần vô giá
của nhân dân.
Nghệ thuật đánh giặc ấy không chỉ được sử dụng trong thời chiến tranh, mà xuất
phát từ đường lối đó đã được Đảng và Nhà nước kế thừa và phát huy lên một
trình độ nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc. Truyền thống đó ngày càng
được nâng cao ở các thế hệ tiếp nối, nhất là ở thời đại Hồ Chí Minh.
Trong những chặng đường dài lịch sử của dân tộc, tìm hiểu nghệ thuật của cha
ông ta không chỉ hiểu được những vấn đề cơ bản, mà còn mang những ý nghĩa
sâu sắc, khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong tinh thần mỗi người dân Việt Nam.
Chính vì những lí do đó, trong khn khổ một bài tiểu luận “ Tìm hiểu nghệ
thuật đánh giặc của cha ông ta- một tài sản tinh thần vơ giá của nhân dân”, tìm
hiểu sâu hơn về nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta, thông qua đó cũng hiểu rõ
hơn nghệ thuật quân sự Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hiểu rõ được những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật đánh giặc của cha
ơng ta.
- Góp phần xây dựng niềm tự hào dân tộc, phát huy tinh thần yêu quê hương
đất nước và có trách nhiệm hơn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng:
- Tìm hiểu tình hình đất nước trong buổi đầu lịch sử
- Quá trình các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh diễn ra
- Nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghệ thuật quân sự Việt Nam bao gồm nhiều nghệ thuật khác nhau, trong
bài tiểu luận này, chúng tơi chỉ tìm hiểu một phần trong nghệ thuật quân
sự, đi sâu tìm hiểu nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta.
4. Kết cấu của đề tài
NỘI DUNG: 3 nội dung chính
CHƯƠNG 1: Đất nước trong buổi đầu lịch sử
CHƯƠNG 2: Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược
CHƯƠNG 3: Nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta
CHƯƠNG 1: ĐẤT NƯỚC TRONG BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ
1.1. Lịch sử ra đời
1.2. Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc
1.2.1. Địa lý
1.2.2. Kinh tế
1.2.3. Chính trị, văn hóa- xã hội
CHƯƠNG 2: CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN TRANH CHỐNG XÂM
LƯỢC


5
2.1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên.
2.2. Những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ X.
2.3. Những cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ thế kỉ X đến thế kỉ
XVIII.
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA CHA ÔNG TA

3.1. Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến.
3.2. Về mưu kế đánh giặc.
3.3. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc.
3.4. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.
3.5. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại
giao, binh vận.
3.6. Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn.

NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: ĐẤT NƯỚC TRONG BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ
1.1.

Lịch sử đất nước
Từ thời vua Hùng mở nước Văn Lang, dân tộc ta trải qua hàng nghìn năm dựng
nước và giữ nước trong những cuộc chiến tranh xâm. Nhà nước Văn Lang là nhà
nước đầu tiên của nước ta, có lãnh thổ khá rộng và vị trí địa lí quan trọng, bao
gồm vùng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ ngày nay, nằm trên đầu mối những đường
giao thông qua bán đảo Đông Dương và vùng Đông Nam Á.
Nền văn minh sơng Hồng cịn gọi là văn minh Văn Lang, mà đỉnh cao là văn hố
Đơng Sơn rực rỡ, thành quả đáng tự hào của thời đại Hùng Vương.
Do có vị trí địa lí thuận lợi, nước ta ln bị các thế lực ngoại xâm nhịm ngó. Sự
xuất hiện các thế lực thù địch và âm mưu thôn tính mở rộng lãnh thổ của chúng
là nguy cơ trực tiếp đe doạ vận mệnh đất nước ta. Do vậy, yêu cầu chống giặc
ngoại xâm, bảo vệ độc lập và cuộc sống đã sớm xuất hiện trong lịch sử dân tộc
ta. Người Việt muốn tồn tại, bảo vệ cuộc sống và nền văn hố của mình chỉ có
con đường duy nhất là đoàn kết đứng lên đánh giặc, giữ nước.
1.2. Những yếu tốc tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc
1.2.1. Địa lý
- Nằm ở Đông Nam lục địa châu Á, có bờ biển dài 3.260km với hàng nghìn
hịn đảo, Việt Nam khơng chỉ có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông

Nam Á và biển Đơng mà cịn có tài ngun phong phú, đa dạng.
- Chúng ta có hệ thống giao thơng đường bộ, đường biển, đường sông, đường
không bảo đảm giao lưu trong khu vực châu Á và thế giới thuận lợi.
- Vì ở một vị trí chiến lược quan trọng khu vực nên từ xa xưa nước ta thường
xuyên bị các thế lực nuớc ngoài đe dọa, xâm lược. Đồng thời cũng từ đó tổ
tiên ta đã triệt để lợi dụng yếu tố “ Địa lợi” để lập thế trận giữ nước.
1.2.2. Kinh tế
- Kinh tế nước ta là tự cung, tự cấp, sản xuất nơng nghiệp là chính, trong đó
trồng trọt, chăn nuôi, canh tác nông nghiệp lúa nước là chủ yếu. Trong q
trình phát triển, ơng cha ta đã kết hợp chặt chẽ tư tưởng dựng nước đi đôi với


6
giữ nước. Tư tưởng này thấm đẫm qua hàng ngàn năm lịch sử trở thành
truyền thống, đồng thời là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta.
1.2.3. Chính trị, văn hóa- xã hội
1.2.3.1. Về chính trị
- Các dân tộc Việt Nam chung sống hoà thuận, yêu quê hương đất nước.
+ Do phát triển địa lý ngã ba đường khu vực Đông Nam Á và những biến
động lịch sử liên tục diễn ra nên Việt Nam đã tiếp nhận nhiều thành phần dân
tộc khác nhau
+ Việt Nam là quốc gia thống nhất đa dân tộc. Hiện nay là 54 thành phần dân
tộc, tộc người.
+ Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã xây dựng được nền
văn hóa truyền thống: đồn kết, u thương, thương nòi, sống hòa thuận, thủy
chung; lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng kiên cường bất khuất.
- Sớm xây dựng nhà nước, xác định chủ quyền lãnh thổ, tổ chức ra quân đội, đề
ra các luật lệ, phép tắc để quản lý bảo vệ và xây dựng đất nước.
+ Khi có giặc ngoại xâm nhân dân ta lại đoàn kết vùng lên đấu tranh, chống lại
sự thống trị giành chủ quyền dân tộc, q trình đó đã tạo ra nhiều cách đánh

khơn khéo, mềm dẻo, mưu trí, linh hoạt, hiệu quả.
1.2.3.2. Về văn hóa- xã hội:
“Lịch sử nước ta đã khẳng định sự trường tồn của đất nước bắt nguồn từ sức
sống của nền văn hóa dân tộc là yêu thương đùm bọc”
 Tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởng trực tiếp, có tính quyết định đến sự hình
thành, phát triển nghệ thuật đánh giặc độc đáo, sáng tạo của dân tộc ta.

CHƯƠNG 2: CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN
TRANH CHỐNG XÂM LƯỢC
2.1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên:
Cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên mà sử sách ghi lại là cuộc kháng chiến chống
quân Tần( năm 214 TCN).
Sau cuộc kháng chiến chống quân Tần, cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc
do An Dương Vương lãnh đạo chống quân xâm lược của Triệu Đà từ năm 184
đến năm 179 TCN bị thất bại. Từ đây nước ta rơi vào thảm họa hơn 1000 năm
phong kiến Trung Hoa đô hộ, lịch sử gọi là thời kì Bắc thuộc.
2.2. Những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ III TCN đến thế kỷ X
- Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào mùa xuân năm 40 đã giành được độc
lập. Nền độc lập dân tộc được khôi phục và giữ vững trong ba năm.
- Năm 248, Triệu Thị Trinh phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân của người con gái
núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá) làm cho quân thù nhiều phen kinh hồn, bạt vía.
Sau gần nửa năm chiến đấu khiến cho toàn thể Giao Châu đều chấn động. Mặc
dù bà Triệu cùng nghĩa quân chiến đấu rất anh dũng, nhưng kẻ thù có sức mạnh
vượt trội và đàn áp rất khốc liệt, nên khởi nghĩa bị thất bại.


7
- Mùa xuân năm 542, phong trào yêu nƣớc của người Việt lại bùng lên mạnh
mẽ, rầm rộ. Dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Lý Bôn, anh hùng hào kiệt bốn
phương cùng toàn dân vùng lên lật đổ chính quyền của nhà Lương. Sau đó, nghĩa

qn liên tiếp đánh thắng hai cuộc phản công của kẻ thù. Đầu năm 544, Lý Bơn
lên ngơi hồng đế (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân.
- Khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến năm 687.
- Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) năm 722.
- Khởi nghĩa của Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) năm 766 đến 791.
- Trước hành động phản bội của Kiều Công Tiễn và hoạ xâm lăng của quân Nam
Hán, Ngô Quyền là một danh tướng của Dương Đình Nghệ đã đứng lên lãnh đạo
quân dân ta, kiên quyết đánh giặc, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Trận quyết chiến
trên sông Bạch Đằng, Ngơ Quyền cùng qn và dân ta đã nhấn chìm toàn bộ
đoàn thuyền của quân Nam Hán, khiến Hoàng Thao phải bỏ mạng, vua Nam Hán
phải bãi binh, chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, đất nƣớc ta mở ra một kỉ
nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỉ nguyên của độc lập, tự chủ.
2.3. Những cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII
- Kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất của nhà Tiền Lê năm 918 dành
thắng lợi.
- Cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 (1075- 1077) của nhà Lý.
- Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên- Mông của nhà Trần ở thế kỉ XIII
+ Cuộc kháng chiến lần thứ nhất vào năm 1258, quân và dân ta đã đánh thắng 3
vạn quân Nguyên- Mông.
+ Cuộc kháng chiến lần thứ hai vào năm 1285, quân và dân ta đã đánh thắng 60
vạn quân Nguyên-Mông.
+ Cuộc kháng chiến lần thứ ba vào năm 1287-1288, quân và dân ta đã đánh thắng
50 vạn quân Nguyên- Mông.
- Cuộc kháng chiến chống quân Minh do Hồ Quí Ly lãnh đạo bị thất bại vào cuối
thế kỉ XIV . Đất nước ta một lần nữa bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
- Khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi, Nguyễn Trãi
lãnh đạo (1418 - 1427).
- Khởi nghĩa Tây Sơn và các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm 1784 – 1785,
kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh 1788 – 1789.
- Sau khi đánh thắng giặc Minh xâm lược, Lê Lợi lên ngôi, lập nên triều Hậu Lê

(triều Lê Sơ), đây là giai đoạn hưng thịnh nhất của phong kiến Việt Nam.

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA CHA
ÔNG TA
Lịch sử đã đặt ra cho dân tộc ta biết bao thử thách ngặt nghèo trong quá trình dựng
nước và giữ nước . Nhưng với tinh thần độc lập , tự chủ , tự lực , tự cường , với truyền
thống đoàn kết vươn lên trong đấu tranh và xây dựng , với tài thao lược kiệt xuất của
ông cha ta, nhân dân ta đã vượt qua tất cả mọi trở ngại , chiến thắng mọi kẻ thù , bảo
vệ vững chắc nền độc lập dân tộc . Từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm , dân tộc
ta đã hình thành nghệ thuật chiến tranh nhân dân , tồn dân đánh giặc, nghệ thuật lấy
nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều , lấy chất lượng cao thắng số lượng đơng . Trong q
trình đó , nghệ thuật qn sự Việt Nam từng bước phát triển và được thể hiện rất sinh


8
động trong khởi nghĩa vũ trang , chiến tranh giải phóng , trên các phương diện tư
tưởng chỉ đạo tác chiến , mưu kế đánh giặc...
3.1. Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến
Tư tưởng chỉ đạo tác chiến: tư tưởng tiến cơng, coi đó là quy luật để giành thắng
lợi trong suốt quá trình chiến tranh.
“Mỗi khi dân tộc ta vùng dậy chống ngoại xâm là chỉ có tiến cơng”- Lê Duẩn;
Thanh niên trong lực lượng vũ trang hãy vươn lên hơn nữa: Tạp chí Quân Đội Nhân
Dân số 8 năm 1966 trang 18.
Trong chiến tranh tự vệ, trước thế tiến cơng mạnh mẽ của qn địch có ưu thế về
số lượng. Ơng cha ta đã tránh khơng dốc tồn bộ lực lượng để hòng phân thắng
bại giành thắng lợi trong buổi đầu mà đã biết thực hành rút lui chiến lược. Có gan
rút khỏi kinh đơ. Cho địch vào sâu mà tiêu hao địch.
3.2. Về mưu kế đánh giặc
Mưu: là để lừa địch, đánh vào chỗ yếu, chỗ sơ hở, chỗ ít phịng bị, làm chúng bị
động, lúng túng đối phó.

Kế: là đề điều địch theo ý định của ta, giành quyền chủ động, buộc chúng phải
đánh theo cách đánh của ta.
- Trong các cuộc chiến tranh giải phóng đất nước , ông cha ta đã tạo được thế
trận chiến tranh nhân dân , thực hiện toàn dân đánh giặc , kết hợp các cách
đánh , các lực lượng cùng đánh .
- Ông cha ta đã kết hợp chặt chẽ giữa quân triều đình , quân địa phương và dân
binh , thổ binh các làng xã cùng đánh địch , làm cho lực lượng địch luôn bị
phân tán , không thực hiện được hợp quân ở Thăng Long .
- Để bảo vệ Thăng Long , Lý Thường Kiệt đã xây dựng tuyến phịng ngự trên
sơng Như Nguyệt để chặn giặc , khi quân nhà Tổng tiến công vượt sông Như
Nguyệt khơng thành , phải chuyển vào phịng ngự , ông dùng quân địa
phương và dân binh liên tục quấy rối , làm cho địch mệt mỏi , căng thẳng , tạo
thời cơ cho quân đội nhà Lý chuyển sang phản công giành thắng lợi .
- Biết kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận , ngoại giao , tạo
thế mạnh cho ta , biết phá thế mạnh của giặc , trong đó tiến cơng qn sự ln
giữ vai trị quyết định . : Đánh vào lòng người. Nguyễn Trãi, Lê Lợi tiến hành
kiên nhẫn và kết quả “ Thành giặc nhiều nơi mũi nhọn không dính máu mà tự
mở” Nguyễn Trãi: “ Chúng đã sợ chết xin hoà. Thực thà cầu sống, ta muốn
toàn quân làm cốt, nghỉ ngơi cùng dân”, “ Thần vũ không giết, Đức lớn hiếu
sinh nghĩ đến kế lâu dài của nước nhà. Tha ngay 10 vạn hàng binh.”
- Trong tác chiến triệt để khoét sâu điểm yếu của địch là tác chiến ở chiến
trường xa , tiếp tế khó khăn , nên đã triệt phá lương thảo , hậu cần của địch ,
làm cho quân địch rơi vào cảnh “ người khơng có lương ăn , ngựa khơng có
nước uống”.
Tóm lại: Tư tưởng tích cực chủ động tiến cơng và kế sách mềm dẻo, khôn khéo đã trở
thành truyền thống đánh giặc của tổ tiên ta. Với truyền thống đó quân và dân ta đã
đánh bại nhiều cuộc chiến xâm lược của kẻ thù, giữ vững độc lập dân tộc bảo vệ chủ
quyền của tổ quốc.
3.3. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc
- Lực lượng đánh giặc: Thực hiện “ Trăm họ là binh toàn dân đánh giặc”

- Nghệ thuật toàn dân đánh giặc là một trong những nét độc đáo trong nghệ thuật
quân sự của ông cha ta , được thể hiện cả trong khởi nghĩa và trong chiến tranh


9
giải phóng . Nét độc đáo đó xuất phát từ lịng u nước thương nói của nhân dân
ta , từ tính chất tự vệ , chính nghĩa của các cuộc kháng chiến .
- Nội dung cơ bản của nghệ thuật toàn dân đánh giặc là : mỗi người dân là một
người lính , đánh giặc theo cương vị , chức trách của mình , Mỗi thơn , xóm , bản
, làng là một pháo đài diệt giặc . Cả nước là một chiến trường , tạo ra thế trận
chiến tranh nhân dân liên hoàn , vững chắc , làm cho địch đơng mà hóa ít , mạnh
mà hóa yếu , rơi vào trạng thái bị động , lúng túng và bị sa lầy .
Biểu hiện
- Thời Trần: Nhà nhà làm kế “ thanh dã” cùng với quân triều đình và quân các
lộ chủ động tiến công địch. Kế 32 trong 36 kế. Bỏ ngỏ cửa thành
- Nêu lên điểm đó: Nhà quân sự vĩ đại Trần Quốc Tuấn có nói: “ Cả nước góp
sức chiến đấu nên giặc phải bó tay”.
- Theo nhà sử học thế kỷ 19 Phan Huy Chú thì “ Đời Trần nhân dân ai cũng là
binh, nên mới phá được giặc dữ, làm cho thế nước được mạnh”.
- Thời Lê: Phát huy cao độ sức mạnh toàn dân, quân đi đến đâu cũng được
nhân dân ủng hộ người và vật chất.
- Thời Tây Sơn: Trong cuộc hành quân thần tốc ra Thăng Long diệt giặc
Thanh. Nhờ sự đồng tình ủng hộ về ngƣời và vật chất, phương tiện của nhân
dân các địa phương. Kết hợp với phương thức tiến cơng kiên quyết, táo bạo,
mưu trí, dũng cảm của các mũi, hướng nên chỉ trong thời gian ngắn, quân và
dân ta đã giành được thắng lợi vang dội. ( Từ 30/12 đến 5/1 năm Kỷ Dậu tức
ngày 25 đến 30/ 1 / 1789 đã quét sạch 20 vạn quân Mãn Thanh).
Tóm lại:
- Với lực lượng vũ trang cả nước, lực lượng vũ trang các địa phương kết hợp
với thổ binh, hương binh, dân binh và dân chúng, sức mạnh của toàn dân,

toàn quân được phát huy đến cao độ để diệt giặc.
- Toàn dân đánh giặc, cả nước đánh giặc là truyền thống, nét độc đáo trong
nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta. Với truyền thống đó dân tộc ta đã đánh
thắng nhiều kẻ thù xâm lược. Như thiên tài quân sự Trần Quốc Tuấn khẳng
định: “ Sở dĩ nước ta thắng giặc ngoại xâm qua nhiều triều đại là do ta biết
đồng lòng đánh giặc, cả nước chung sức”.
3.4. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh
Đây là nét đặc sắc và tất yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta , khi dân
tộc ta luôn phải chống lại các đội quân xâm lược có quân số , vũ khí , trang bị lớn
hơn nhiều lần . Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn , lấy ít địch nhiều , lấy yếu chống
mạnh chính là sản phẩm của lấy " thế ” thắng " lực ", là sự kết hợp của Lực-ThếThời-Mưu. Quy luật của chiến tranh là mạnh được , yếu thua , nhưng từ trong
thực tiễn chống giặc ngoại xâm , cha ông ta đã sớm xác định đúng về sức mạnh
trong chiến tranh , đó là : sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố , chứ không thuần
tuý là sự so sánh , hơn kém về quân số , vũ khí của mỗi bên tham chiến .
“ Bậc nhân giả lấy yếu trị mạnh, bậc nghĩa giả lấy ít địch nhiều”- Trần Quốc
Tuấn
Biểu hiện:
- Thời Lý ta khoảng 10 vạn đánh bại 30 vạn quân Tống.
- Thời Trần ta khoảng 15 vạn đánh bại 60 vạn quân Nguyên.
- Thời Nguyễn Trãi-Lê Lợi, quân ta khoảng 10 vạn đánh bại 80 vạn quân Minh.
- Thời Nguyễn Huệ ta khoảng 10 vạn đánh bại 29 vạn quân Thanh.
- Ca dao từ ngàn xưa có câu:


10
“ Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”
 Có thể nói lên phần nào nghệ thuật đánh giặc này.
Tóm lại: Nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, ít địch nhiều, yếu chống mạnh trở thành nét
đặc sắc của nghệ thuật đánh giặc của truyền thống Việt Nam ta.

3.5. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh
vận

3.5.1. Cơ sở kết hợp
- Chiến tranh là thước đo toàn diện của xã hội.
- Kết hợp các mặt trận là cơ sở tạo thành sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi.
- Từ kinh nghiệm thực tiễn truyền thống giành thắng lợi của ơng cha.
3.5.2. Vị trí – nội dung và mối quan hệ của các mặt trận cơ bản
- Mặt trận chính trị.
+ Nhằm cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, quy tụ sức mạnh đại đoàn
kết dân tộc, là cơ sở để tạo ra sức mạnh quân sự, ngoại giao, binh vận.
+ Đó là việc tuyên truyền cho tính chất chính nghĩa chiến tranh tự vệ của
chúng ta và tính chất phi nghĩa của kẻ xâm lược.
- Mặt trận quân sự.
+ Là mặt trận chủ yếu, quyết liệt nhất, có ý nghĩa quyết định trực tiếp thắng lợi
của chiến tranh.
+ Là việc tổ chức và hình thành các phƣơng thức tác chiến như: Huy động và
tổ chức lực lượng.
+ Thực hiện các hình thức, thủ đoạn đánh giặc và giữ đất.
+ Tiêu hao sinh lực địch.
+ Tạo thế cho các mặt trận khác.
- Mặt trận ngoại giao:
+ Góp phần đánh vào ý chí xâm lƣợc của kẻ thù, làm sáng tỏ giá trị nhân văn
của ta.
+ Tư tưởng xuyên suốt của đấu tranh ngoại giao là giữ vững độc lập dân tộc
kết hợp chặt chẽ với hoạt động quân sự nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Đó
là cử xứ giả đi “ bàn hồ”, cấp lương thảo cho hàng binh về nước… nhằm
ngăn chặn chiến tranh.
- Mặt trận binh vận.
+ Nhằm vạch trần tội ác, âm mƣu thâm độc của kẻ thù, phân hoá lực lượng

của địch. Kích thích tính chủ quan kiêu ngạo của tướng địch tạo điều kiện, cơ
hội cho mặt trận quân sự giành thắng lợi.
Tóm lại: Nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta bao gồm nhiều nội dung nhƣng đƣợc
tập trung vào 4 nội dung cơ bản trên Bài học kinh nghiệm kết hợp đấu tranh quân sự,
chính trị, ngoại giao, binh vận trong chiến tranh là một nét điển hình của nghệ thuật
đánh giặc của ơng cha ta. Bài học đó ln đƣợc các thế hệ đi sau vận dụng và sáng tạo
cho nghệ thuật quân sự Việt Nam ngày càng đặc sắc hơn đặc biệt trong điều kiện ngày
nay.
3.6. Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn
- Trong các triều đại phong kiến , ông cha ta đã tổ chức và tiến hành các trận
đánh quyết định để giải phóng đất nước , kết thúc chiến tranh .
- Thế kỷ XI , quân đội nhà Lý dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã thắng lợi
vang dội tại chiến tuyến Như Nguyệt , đây là điển hình về kết hợp chặt chẽ hai


11
hình thức tác chiến phịng ngự và phản cơng trên quy mô chiến lược , chiến thuật
.
- Thế kỷ XIII , trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai ,
Trần Quốc Tuấn đã tổ chức một cuộc rút lui chiến lược , làm thất bại kế hoạch
hợp vây của địch . Sau đó , quân đội nhà Trần tiến hành các cuộc phản công lớn
ở Chương Dương và Hàm Tử để đánh tan đội quân xâm lược .
- Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn , sau 10 năm chiến đấu gian khổ , bền bị ,
ngoan cường , nghĩa quân Lam Sơn đã giành thắng lợi quyết định trong trận Chi
Lăng - Xương Giang năm 1427. Đây là trận hiệp đồng tác chiến mẫu mực của Lê
Sát , Trần Nguyên Hãn , Nguyễn Xí , Phạm Văn Xảo .
- Cuối thế kỷ XVIII , thiên tài quân sự Nguyễn Huệ đã tổ chức và thực hành
nhiều trận đánh lớn , trong đó điển hình là chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút năm
1785 và Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789 .


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................ 3
NỘI DUNG CHÍNH..........................................................................................................5
CHƯƠNG I: ĐẤT NƯỚC TRONG BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ..........................................5
1.1.

Lịch sử đất nước.............................................................................................5

1.2.

Những yếu tốc tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc................5

CHƯƠNG 2: CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN TRANH CHỐNG XÂM
LƯỢC............................................................................................................................ 7
2.1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên:.........................................................7
2.2. Những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ III TCN đến thế kỷ X........7
2.3. Những cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII
................................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA CHA ÔNG TA..............................8
3.1. Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến..............................................................................9
3.3. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc.......................................10
3.4. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh................11
3.5. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao,
binh vận.................................................................................................................... 12
3.6. Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn...........................................13



×