Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

tai lieu tu tuong dao duc phong cach HCM 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.02 KB, 18 trang )

TÀI LIỆU TẬP HUẤN
HƯỚNG DẪN TÍCH HỢP NỘI DUNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO
TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH TRONG
GIÁO DỤC MẦM NON
(dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non)

THÁNG 8 NĂM 2018

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG


I. MỤC TIÊU TẬP HUẤN
Qua bài giảng học viên nắm được:
- Mục đích biên soạn tài liệu “Hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo
tương tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giáo dục mầm non” dành
cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non.
-

Cấu trúc tài liệu “Hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tương tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giáo dục mầm non” dành cho cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non.

-

Nội dung, phương pháp, hình thức lồng ghép, tích hợp nội dung “học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

- Lựa chọn hoạt động và lập kế hoạch giáo dục chủ đề, hoạt động cụ thể tích hợp
nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong
giáo dục mầm non.
II. NỘI DUNG TẬP HUẤN


1. Mục đích biên soạn và cấu trúc tài liệu “Hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giáo dục mầm non”
dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường MN
2. Tóm tắt nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
3. Hướng dẫn tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh” trong chương trình GDMN̉.
4. Thực hành thiết kế một số hoạt động giáo dục và xây dựng kế hoạch GD lồng
ghép tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh.
5. Hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh” tại các địa phương.
III. CHUẨN BỊ
3.1.Các tài liệu học tập
- Chương trình GDMN và sách hướng dẫn GV tổ chức thực hiện chương trình.
- Tài liệu tập huấn
3.2. Dụng cụ, dồ dùng: Giấy A0, băng dán, bút dạ, bút bi, máy chiếu
IV. PHƯƠNG PHÁP: Động não, thảo luận nhóm, thực hành, thuyết trình.


V. CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN:
Hoạt động 1
-

Giới thiệu mục đích biên soạn tài liệu ““Hướng dẫn tích hợp nội dung học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giáo dục mầm
non” dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non

-

Giới thiệu tóm tắt nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh


-

Giới thiệu cấu trúc tài liệu “Hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo
tương tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giáo dục mầm non”
dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non

.
Thông tin cơ bản cho hoạt động 1
1.Mục đích biên soạn tài liệu:
 Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII và Chỉ
thị số 27/CT-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã tổ chức biên soạn và thẩm định biên soạn chương trình, giáo trình về tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để đưa vào giảng dạy ở các cấp học, bậc
học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
 Tài liệu “Hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh trong giáo dục mầm non”. được biên soạn giúp cho
CBQL, GVMN nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự
chuyển biến tích cực về tư tưởng đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong của
mỗi cán bộ quản lý, giáo viên mầm non;


Đồng thời là tư liệu hướng dẫn GV tích hợp, lồng ghép nội dung học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thực hiện Chương trình
giáo dục mầm non

2. Tóm tắt về nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh rất phong phú.

2.1.Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ
bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa


Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và
con người; về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân; về khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về quyền
làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về quốc phịng tồn
dân, an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về xây dựng, phát triển
kinh tế và văn hóa, khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; về
đạo đức cách mạng; về chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây
dựng Đảng,...
2.2.Đạo đức Hồ Chí Minh
-

Là một bộ phận của tư tưởng Hồ Chí Minh; là một hệ thống các quan điểm cơ bản
và toàn diện về đạo đức, vị trí, vai trò của đạo đức,

-

Là những chuẩn mực giá trị của đạo đức cách mạng và những nguyên tắc xây
dựng đạo đức: tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của
Đảng, của đất nước, dân tộc lên trên tất cả;

-

Đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân
dân, hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân, tận trung với nước,

tận hiếu với dân; hết lòng yêu thương đồng bào, đồng chí, yêu thương con người;

-

Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, thật sự là công bộc của nhân dân, kiên
quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội,

-

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau...

2.3. Phong cách Hồ Chí Minh phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức của
Người, được thể hiện trong công việc, ứng xử, gần gũi và tự nhiên, có sức thu hút, cảm
hóa kỳ diệu. Đó là:
-

Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn;

-

Phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn;

-

Phong cách ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu
dân, trọng dân, vì dân;

-

Phong cách nói đi đơi với làm, đi vào lịng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu,

dễ nhớ, dễ làm;

-

Phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị;

-

Phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương,...


3. Cấu trúc của tài liệu
Tài liệu có cấu trúc gồm 4 phần:
Phần I: Những câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
A. Những bài viết, bài nói chụn của Bác Hồ về cơng tác CSGD trẻ em
Phần này giới thiệu những bài viết , bài nói chụn của Bác Hồ về cơng tác
chăm sóc giáo dục trẻ em.
Bác luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác giáo dục thế hệ trẻ.
“Công tác giáo dục thiếu niên, nhi đồng rất quan trọng, đó là nhiệm vụ đào
tạo thế hệ tương lai cho Tổ quốc”.
Đặc biệt có bài viết của Bác về cơng việc của các GV mẫu giáo. Bác nhấn
mạnh ““Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì trước
hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới ni dạy
được các cháu. .. Anh chị em giáo viên và mẫu giáo cần luôn luôn gương
mẫu về đạo đức để các cháu noi theo.... Trẻ em hay bắt chước, cho nên thầy
giáo, cán bộ phụ trách phải gương mẫu từ lời nói đến việc làm” .
B.Những bài viết, bài nói chuyện của Bác Hồ về đạo đức, phong cách làm việc
của người cán bộ
Trong những bài viết, bài nói chụn này Bác ln đề cao đạo đức, phong cách
làm việc vì dân, vì nước của người cán bộ cách mạng.

Phần II: Những bài viết, câu chuyện, bài thơ về Bác Hồ
A.Những bài viết, bài nói chuyện về Bác Hồ với công tác CSGD trẻ em
Trong phần này giới thiệu những bài viết, các câu chuyện của các tác giả viết về
những quan tâm của Bác Hồ với cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ em.
Đồng thời trong phần này cũng giới thiệu một số bài thơ của Bác viết cho thiếu
nhi với mn vàn tình thân yêu.
B.Những bài viết, bài nói chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Giới thiệu với đội ngũ CBQL, GVMN những bài viết về đạo đức, phong cách của
Bác Hồ để mỗi người có thể tự nhìn nhận, học tập và làm theo.
Phần III: Hướng dẫn lồng ghép, tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh
Đưa ra một số yêu cầu và hướng dẫn GV cách lồng ghép, tích hợp nội dung học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các kế hoạch giáo
dục: Kế hoạch giáo dục chủ đề/ tháng/tuần,...


Phần IV: Gợi ý một số kế hoạch giáo dục lồng ghép tích hợp nội dung học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Giới thiệu một vài bản kế hoạch giáo dục tích hợp nội dung học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Hoạt động 2
Yêu cầu lựa chọn nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức lồng ghép, tích
hợp nội dung “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”
Câu hỏi thảo luận:
-

Xác định một số yêu cầu cơ bản khi lựa chọn nội dung giáo dục trẻ Mẫu giáo
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Mỗi nhóm

thảo luận và trình bày u cầu đối với 1 độ tuổi MG)

-

Nêu các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với trẻ MG khi
tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh” vào chương trình giáo dục trẻ ở trường MN?

Thông tin cơ bản cho hoạt động 2
Yêu cầu lựa chọn và hình thức thực hiện nội dung giáo dục trẻ MG học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- Đảm bảo yêu cầu về nội dung trong Chương trình GDMN, dựa vào mục tiêu, nội
dung theo độ tuổi, những hiểu biết, kinh nghiệm của trẻ, thời gian tiến hành, điều
kiện cụ thể của địa phương.
- Nội dung GD trẻ MG học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh được thực hiện một cách linh hoạt theo hướng tích hợp chủ đề hoặc theo
tình huống, sự kiện đang diễn ra trong thực tế.
- Thực hiện thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày của trẻ:
hoạt động chơi, hoạt động học, ăn ngủ, vệ sinh...
- Được tích hợp trong tất cả các lĩnh vực giáo dục
Phương pháp giáo dục trẻ MG về nội dung “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh”
-

Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm

-

Nhóm phương pháp trực quan minh họa: Đồ dùng trực quan kết hợp với lời giảng
giải, giải thích trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục sẽ giúp trẻ khắc sâu

hình tượng của Bác, những bài học đạo đức, phong cách của Bác Hồ


-

Nhóm phương pháp thực hành: Thơng qua trị chơi, qua các bài tập thực hành sẽ
làm tăng hứng thú cho việc lĩnh hội các giá trị đạo đức về tưởng, phong cách của
Bác. Nhờ vậy, những bài học đạo đức dễ dàng đến với trẻ

-

Nhóm phương pháp đánh giá, nêu gương: Trong quá trình tổ chức các hoạt động
giáo dục, giáo viên thưởng xuyên biểu dương, khen ngợi những hành vi tốt, những
việc làm tốt của trẻ và khuyến khích các trẻ khác làm theo. Đây thực sự là phương
pháp “nhân rộng đạo đức” trong việc giáo dục trẻ học tập theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh.

Yêu cầu đối với từng độ tuổi
Mẫu giáo 3-4 tuổi
- Nhận ra hình ảnh Bác Hồ.Trẻ biết Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi.
- Thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh về Bác Hồ
- Thực hiện một số quy định ở lớp và ở gia đình (để đồng dùng, đồ chơi đúng chỗ)
- Cử chỉ, lời nói lễ phép (chào hỏi, cảm ơn)
- Biết chờ đến lượt
- Yêu mến bố, mẹ, anh, chị em ruột
- Chơi hòa thuận với bạn
- Nhận biết hành vi “đúng”-“sai”, “tốt”-“xấu”
- Tiết kiệm nước
- Giữ vệ sinh môi trường
- Bảo vệ, chăm sóc con vật và cây cối

Mẫu giáo 4-5 tuổi
- Nhận ra hình ảnh Bác Hồ, lăng Bác Hồ. Trẻ biết Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi.
- Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ
- Biết một vài cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước, một số địa danh liên quan đến
Bác Hồ ở thủ đô Hà Nội và tại địa phương (nếu có): nơi Bác sống và làm việc, nơi
tưởng niệm Bác….
- Biết một số quy định ở lớp và gia đình và nới cơng cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng
chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường)
- Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép
- Chờ đến lượt, hợp tác
- Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình.
- Nhận biết hành vi “đúng”-“sai”, “tốt”-“xấu”
- Quan tâm giúp đỡ bạn
- Tiết kiệm nước


- Giữ vệ sinh mơi trường
- Bảo vệ, chăm sóc con vật và cây cối
Mẫu giáo 5-6 tuổi
- Trẻ biết Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi, ngày 19-5 là ngày sinh nhật Bác
- Biết một vài cảnh đẹp, di tích lịch sử nổi tiếng của quê hương, đất nước; Nhận ra hình
ảnh Bác Hồ và một số địa danh gắn với hoạt động của Bác Hồ ( chỗ ở, nơi làm việc,
nơi tưởng niệm Bác ...)
- Thể hiện tình cảm kính yêu đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về
Bác Hồ.
- Quan tâm, yêu thương, giúp đỡ những người gần gũi ( ông bà, bố mẹ, anh chị em
trong gia đình; cơ giáo, bạn bè ở lớp học)
- Biết một số quy định ở lớp và gia đình và nới cơng cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng
chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường)
- Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép, lịch sự

- Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận
- Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình.
- Quan tâm, chia sẻ giúp đỡ bạn
- Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng”-“sai”, “tốt”-“xấu”.
- Tiết kiệm nước
- Giữ vệ sinh mơi trường
- Bảo vệ, chăm sóc con vật và cây cối

Hoạt động 3
Lựa chọn nội dung “Học tập theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
theo chủ đề
Câu hỏi thảo luận
Anh/ chị hãy cho biết:
- Nội dung giáo dục trẻ MG học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh có thể lồng ghép tích hợp trong những chủ đề nào?
- Hãy lựa chọn nội dung giáo dục trẻ MG học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh có thể lồng ghép, tích hợp vào một chủ đề cụ thể (Mỗi
nhóm thảo luận và trình bày lựa chọn nội dung GD theo một chủ đề cụ thể)


-

Thông tin cơ bản cho hoạt động 3

-

Nội dung giáo dục trẻ MG học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh có thể lồng ghép tích hợp trong các chủ đề Trường mầm non, Bản thân,
Gia đình, Nghề nghiệp, Tết – mùa xuân, Động vật, Thực vật, Nước và hiện tượng
thiên nhiên, Quê hương – đất nước – Bác Hồ, Trường tiểu học,...


-

Gợi ý lựa chọn một số nội dung giáo dục trẻ MG học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chủ đề:

Chủ đề Trường mầm non
 GD trẻ kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo, các cô bác trong trường MN
 GD trẻ biết yêu thương, giúp đỡ bạn yếu hơn mình, biết vui chơi đồn kết, yêu
thương, chia sẻ, giúp đỡ bạn, giữ lớp học sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
Chủ đề Bản thân
 Giáo dục trẻ biết yêu quý và giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống đủ chất, hăng hái tập
luyện thể dục để mỗi ngày đều có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển khỏe mạnh, hài
hòa, cân đối.
 Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp hồn cảnh.
 Giữ gìn vệ sinh: rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, đánh
răng…
Chủ đề Gia đình
 Giáo dục trẻ biết yêu thương kính trọng ông bà cha mẹ, những người thân trong
gia đình.
 Giáo dục trẻ làm những công việc vừa sức giúp đỡ cha, mẹ và những người xung
quanh trẻ
 Giáo dục trẻ thể hiện u q, kính trọng ơng bà cha mẹ của mình như: thưa gửi lễ
phép, nghe lời, ngoan ngoãn, quan tâm, chia sẻ…
Chủ đề Bác Hồ
Bác Hồ với các cháu thiếu nhi
 Tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi: Bác Hồ yêu thương, quan tâm đến
các cháu (gửi thư, tặng quà, cùng vui chơi, chăm sóc các cháu...)
 Tình cảm của các cháu đối với Bác Hồ: yêu quý, nhớ ơn Bác Hồ
Địa danh liên quan đến Bác Hồ



 Tên và một số điểm nổi bật của một số địa danh liên quan đến Bác Hồ tại thủ đơ
Hà Nội và tại q hương (nếu có): Q hương Bác Hồ, nơi Bác Hồ đã sống và làm
việc (Làng Sen Nghệ An, nhà sàn, cây đa Tân Trào...), lăng Bác Hồ.
Ngày sinh nhật Bác Hồ
Các hoạt động được tổ chức trong ngày sinh nhật Bác
Những lời dạy của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi (5 điều Bác Hồ dạy)
 Giáo dục trẻ biết ăn uống đủ chất, hăng hái tập luyện thể dục , ăn mặc gọn gàng,
giản dị.
 Biết sống tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày (tiết kiệm điện, nước, ăn hết
suất…)
 Giáo dục trẻ biết yêu quý, tôn trọng những người xung quanh; biết yêu thương,
chia sẻ với mọi người.
 Giáo dục trẻ chăm làm, chăm học.
 Giáo dục trẻ biết yêu quý thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống xung quanh
trẻ…;
 Giáo dục trẻ biết tự hào, yêu quê hương đất nước.
Chủ đề Trường tiểu học
 Bước đầu giải thích đơn giản cho trẻ hiểu 5 điều Bác Hồ dạy:
“Yêu Tổ Quốc, u đồng bào
Học tập tớt, lao động tớt
Đồn kết tớt, kỉ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”


Giáo dục trẻ thương yêu giúp đỡ nhau, đoàn kết với các bạn

 Giáo dục trẻ yêu lao động, giữ gìn kỷ luật, tuân thủ theo các quy định, nội quy của lớp

học.

Hoạt động 4
Thực hành lồng ghép, tích hợp nơi dung “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh”
Chia nhóm thực hành


1. Các lĩnh vực giáo dục: Lựa chọn/liệt kê các hoạt động giáo dục theo 5 lĩnh vực phát
triển
2. Kế hoạch chủ đề/ kế hoạch tuần: Xây dựng kế hoạch 1 tuần của 1 chủ đề cụ thể
3. Kế hoạch hoạt động: Xây dựng kế hoạch 1 hoạt động cụ thể (học, chơi, tham quan,...).
 Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác tham gia góp ý thảo luận, giảng viên
nhận xét, trao đổi.

Thông tin cơ bản cho hoạt động 4
*Gợi ý một số hoạt động trong chủ đề “ Quê hương – Đất nước – Bác Hồ”
Lĩnh vực
Hoạt động
MG 3-4 tuổi
MG 4-5 tuổi
MG 5-6 tuổi
GD
1. PT thể - Tổ chức hội khoẻ mừng ngày sinh nhật Bác
- Trò chơi vận động: Đua xe đạp về thăm lăng Bác
chất
- Tìm hiểu về Bác Hồ: - Ảnh Bác Hồ
- Bác Hồ với - Các cháu mẫu
Xem tranh/ ảnh về Bác - Bác Hồ bế cháu Minh Thu giáo múa hát bên
2.Phát

Hồ, Bác Hồ với thiếu cháu
Minh - Việt Bắc, An Bác Hồ trong
triển
nhi, một số địa danh Phương
toàn khu năm vườn hoa Phủ Chủ
nhận
liên quan đến Bác Hồ.
- Lăng Bác Hồ 1951
Tịch, năm 1960
thức
- Bác Hồ cùng - Bác Hồ với các
nhảy múa với cháu thiếu nhi Tátcác cháu mẫu gi-ki-xtan (thuộc
giáo
trường Liên xô cũ) ngày
Chim non Hà 27-7-1959
Nội tại Vườn - Ngôi nhà quê
Phủ Chủ tịch ngoại/quê nội của
nhân ngày Tết Bác Hồ
trung thu năm
1962.
- Lăng Bác Hồ
- Xem băng hình
- Xem băng video về một số hoạt động của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi.
- Xem băng video, nghe ca nhạc những bài hát về Bác Hồ
- Trò chơi
Ai nhanh nhất
- Ai nhanh hơn - Hướng dẫn viên
- Cửa hàng du lịch
quán quà lưu - Cửa hàng bán
niệm

quà lưu niệm


- Nghe kể/đọc chụn
3.Phát
triển
ngơn ngữ
- Đọc thơ, ca dao

- Trị chơi
- Đàm thoại

- Làm sách tranh

4.Phát
triển tình
- Lao động vừa sức
cảm-xã
hội

- Ngày hội, ngày lễ

- Tham quan
- Thiện nguyện
5.Phát

Tạo hình

-”Khen
các

cháu”;
-”Ai ngoan sẽ
được thưởng”

”Thế
là - ”Con nói lại đi”;
ngoan”;
- ”Dành cho các
- ”Niềm vui bất cháu”
ngờ”
- ”Niềm vui bất
ngờ”
- “Ảnh Bác”;
-“Thơ tặng các -“Thư Trung thu
- “Thư Trung cháu nhi đồng”; 1952”;
thu” 1951;
-”Hoa
quanh - “Hoa quanh lăng
- “Bác Hồ của lăng Bác”;
Bác”;
em”
-“Thư gửi thiếu - “Sáng tháng
nhi Tết Trung năm”
thu 1956”
- ”Trong đầm gì
- ”Trong đầm gì đẹp bằng sen...”
đẹp bằng sen...”
- Ai nhanh nhất - Ai nhanh hơn
- Nhận biết địa danh lịch sử về Bác Hồ
- Đàm thoại về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi

và tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ và
về tấm gương đạo đức của Bác Hồ (sự quan tâm, chia
sẻ của Bác với mọi người, tinh thần tiết kiệm, chăm
chỉ, yêu lao động của Bác...)
- Cùng cô làm sách - Làm sách tranh về Bác Hồ
tranh “Bác Hồ với các “Một số hình ảnh về Bác
cháu thiếu nhi”,...
Hồ”,....
- Làm Album ảnh về - Làm Album ảnh về chủ đề
chủ đề Bác Hồ
Bác Hồ
- Cùng cô trang trí lớp - Trang trí trường/lớp nhân
nhân ngày sinh nhật ngày sinh nhật Bác
Bác
- Chăm sóc cây cối, con vật
- Chăm sóc cây cối, - Lau dọn, sắp xếp đồ chơi,
con vật
giá sách, lau bàn ghế
- Biểu diễn văn nghệ mừng sinh nhật Bác (múa, hát,
đọc thơ, kể chuyện...), mừng Quốc khánh, lễ hội địa
phương (nếu có)
Tham quan địa danh nơi Bác đã sống và làm việc, lăng
Bác (nếu có điều kiện)
Chia sẻ đồ dùng, đồ chơi với các bạn nhỏ vùng khó
khăn hoặc thiên tai
- Cùng cơ trang - Cùng cơ trang - Trang trí ảnh Bác


triển
thẩm mỹ


trí ảnh Bác Hồ
- Cùng cô làm
dây, hoa trang
trí lớp nhân
ngày sinh nhật
Bác.
- Tô màu, dán
các tranh, ảnh
về Bác Hồ
- Xây dựng lăng
Bác, ao cá Bác
Hồ

trí ảnh Bác Hồ
- Cùng cô làm
dây, hoa trang
trí lớp nhân
ngày sinh nhật
Bác.
- Vẽ, tô màu,
cắt dán các
tranh, ảnh về
Bác Hồ
- Lắp ghép nhà
sàn, xây dựng
lăng Bác, ao cá
Bác Hồ
Âm nhạc:
- „Bé em tập -“Em mơ gặp

- Tập hát và vận động nói“
Bác Hồ” (Phạm
theo nhạc
(Hoàng Long)
Tuyên
-„Nhớ ơn Bác“
(Phan Huỳnh
Điểu)
- Nghe hát và vận động
theo nhạc

- Trò chơi

- “Em mơ gặp
Bác Hồ” (Phạm
Tuyên
-„Nhớ ơn Bác“
(Phan Huỳnh
Điểu)

-„Nhớ giọng hát
Bác
Hồ“
(Thanh Phúc)
-„Bác
Hồ,
Người cho em
tất cả“ (Hoàng
Long-Hoàng
Lân)


Vỗ tay theo tiết Hay hát và hát
tấu
hay

Hồ
- Làm dây, hoa
trang trí lớp nhân
ngày sinh nhật
Bác.
- Vẽ, tô màu, cắt
dán các tranh, ảnh
về Bác Hồ
- Lắp ghép nhà
sàn, xây dựng lăng
Bác, ao cá Bác
Hồ, nhà Bác, bảo
tàng
Hồ
Chí
Minh...
-„Nhớ giọng hát
Bác Hồ“ (Thanh
Phúc
-„Bác Hồ, Người
cho
em
tất
cả“(Hồng LongHồng Lân)
-„Dâng hoa lên

Ơng và Bác“
(Phạm Thị Sửu)
- „Ai yêu Bác Hồ
Chí Minh hơn
chúng em nhi
đồng“(Phong
Nhã)
-„Như có Bác Hồ
trong ngày vui đại
thắng“
(Phạm
Tuyên)
Hay hát và hát hay


*Gợi ý xây dựng kế hoạch tuần ( chủ đề nhánh Bác Hồ kính yêu – cho 3 độ tuổi)

Hoạt động
Đón trẻ
Thể dục sáng

Hoạt
động
học

Ngày
thứ
nhất

Ngày

thứ
hai

Ngày
thứ
ba
Ngày
thứ tư

Ngày
thứ
năm

Nội dung
4 – 5 tuổi

3 – 4 tuổi
- Trẻ chơi tự do theo ý thích;
- Cho trẻ xem tranh ảnh, trò chuyện về Bác Hồ.
Tập bài tập thể dục sáng
- Xem ảnh: “Ảnh Bác - Xem ảnh: “Bác Hồ
Hồ” hoặc “Bác Hồ bế cùng nhảy múa với các
cháu Minh Phương” cháu mẫu giáo trường
(ngày 19-5-1953) .
chim non Hà Nội tại
vườn hoa Phủ Chủ tịch
nhân ngày tết Trung
thu 1962”
- Hát: “Bé em tập nói”. Hát: “Em mơ gặp Bác
-Nghe hát và vận động Hồ” hoặc “Nhớ ơn

theo nhạc bài hát “Em Bác”
mơ gặp bác Hồ”
- Nghe hát và vận động
theo nhạc bài hát “Nhớ
giọng hát Bác Hồ”

Nghe kể chuyện „Ai
ngoan sẽ được thưởng“
hoặc “Khen các cháu”
- Đọc thơ: Ảnh Bác
họăc Bác Hồ của em

5 – 6 tuổi

- Xem ảnh: “Bác Hồ
với các cháu thiếu nhi
Tát-gi-ki-xtan
(Liên
Xô cũ)”

Hát: “Nhớ giọng hát
Bác Hồ” hoặc „Bác
Hồ, Người cho em tất
cả“
- Nghe hát và vận động
theo nhạc bài hát “Ai
yêu Bác Hồ chí Minh
hơn chúng em nhi
đồng”
Nghe kể chuyện „Con

nói lại đi“ hoặc „Dành
cho các cháu“
- Đọc thơ: „Thư Trung
thu
(1952)“
họăc
“Sáng Tháng Năm“

Nghe kể chuyện „Thế là
ngoan“ hoặc „Niềm vui
bất ngờ“
- Đọc thơ: „Thơ tặng
các cháu nhi đồng“
họăc “Hoa quanh lăng
Bác“
- Tạo hình: Trang trí - Tạo hình: Làm dây, - Tạo hình: Làm dây,
ảnh Bác Hồ
hoa trang trí lớp nhân hoa trang trí trường/lớp
ngày sinh nhật Bác.
nhân ngày sinh nhật
Bác.


Chơi
trời

ngoài  Dạo chơi và quan sát quang cảnh xung quanh (đường phố, sân trường,
nhà văn hoá,...) trong dịp sinh nhật Bác Hồ.
 Chăm sóc cây, làm sạch vườn/sân trường
 Chơi các trò chơi vận động: Đua xe đạp về thăm lăng Bác, “Ai nhanh

nhất”/ “Ai nhanh hơn”,
 Góc đóng vai: Cửa hàng lưu niệm; Gia đình du lịch về thăm lăng
Chơi,
hoạt
Bác...
động ở các  Góc tạo hình: Vẽ vườn hoa. ngơi nhà sàn....của Bác.
góc
 Góc âm nhạc: Ơn lại các bài hát về Bác Hồ.
 Góc khám phá khoa học: Xem tranh ảnh về Bác Hồ
 Góc sách/thư viện: Làm sách tranh truyện „Những hình ảnh về Bác
Hồ“; đọc thơ, chuyện về Bác.
 Góc xây dựng-lắp ghép: Xây dựng ”Nhà sàn Bác Hồ”, Lăng Bác...;


Chơi,
hoạt  Cô và trẻ làm dây hoa trang trí lớp học mừng ngày sinh nhật Bác Hồ.
động theo ý  Đọc thơ và ôn luyện các bài thơ về Bác Hồ “Ảnh Bác”/ “Thư Trung
thích
(buổi
thu”/ “Bác Hồ của em”/ “Thơ tặng các cháu nhi đồng”/ ”Hoa quanh
chiều)
lăng Bác”/ “Thư gửi thiếu nhi Tết Trung thu 1956”/ “Thư Trung thu
1952”/ “Hoa quanh lăng Bác”/ “Sáng tháng năm”
 Nghe kể chuyện về Bác Hồ: ”Khen các cháu”/ ”Ai ngoan sẽ được
thưởng”/ ”Thế là ngoan”/ ”Niềm vui bất ngờ”/ ”Con nói lại đi”/ ”Dành
cho các cháu”
 Xem tranh/ảnh về Bác Hồ: “Ảnh Bác Hồ”/ “Bác Hồ bế cháu Minh
Phương”/ “Lăng Bác Hồ”/ “Bác Hồ với cháu Minh Thu - Việt Bắc, An
toàn khu năm 1951”/ “Bác Hồ cùng nhảy múa với các cháu mẫu giáo
trường Chim non Hà Nội tại Vườn Phủ Chủ tịch nhân ngày Tết trung thu

năm 1962”/ “Các cháu mẫu giáo múa hát bên Bác Hồ trong vườn hoa
Phủ Chủ Tịch, năm 1960”/ “Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Tát-gi-kixtan (thuộc Liên xô cũ) ngày 27-7-1959”/ Ngôi nhà quê ngoại/quê nội
của Bác Hồ
 Nghe hát và vận động theo nhạc các bài hát về Bác Hồ: “Nhớ ơn Bác”,
“Bác Hồ- Người cho em tất cả”, “Em mơ gặp Bác Hồ”,“Nhớ giọng hát
Bác Hồ”...
 Xem vơ tuyến, băng hình có nội dung về các hoạt động của Bác Hồ
với các cháu thiếu nhi
 Chơi trò chơi: “Ai nhanh nhất”/ “Ai nhanh hơn”/ “Cửa hàng bán quà
lưu niệm”/ “Hướng dẫn viên du lịch”/ “Nhận biết địa danh lịch sử về
Bác Hồ”
 Lưu ý: Bố mẹ và nhà trường cho trẻ đi tham quan viện bảo tàng, các
địa danh liên quan đến Bác Hồ (nếu có điều kiện)
Hoạt động 5
Hướng dẫn triển khai nôi dung “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh”

Thơng tin cơ bản cho hoạt động 5
1. Đối với các Sở GD&ĐT


Thực hiện nghiêm túc công văn số 834/Bộ GD&ĐT – GDMN, ngày 09/3/2018 về
việc hướng dẫn bồi dưỡng, tập huấn thực hiện tích hợp nội dung học tập và làm
theo tư tường, đạo đức, phong cách Hô Chí Minh trong các cơ sở GDMN. Cụ thể:
 Sử dụng Bộ tài liệu “Hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giáo dục mầm non” để tổ chức bồi
dưỡng, tập huấn cho CBQL và GVMN cốt cán
 Chỉ đạo các phòng GD&ĐT hướng dẫn các cơ sở GDMN lập kế hoạch bồi dưỡng,
tập huấn, thực hiện việc tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh trong thực hiện Chương trình GDMN.

 Tổ chức kiểm tra công tác bồi dưỡng, tập huấn, thực hiện việc tích hợp nội dung
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở
GDMN.
 Báo cáo kết quả bồi dưỡng, tập huấn và thực hiện việc tích hợp nội dung học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thực hiện Chương
trình giáo dục mầm non về Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường
 Xây dựng kế hoạch triển khai nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh;
 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh;
- Nội dung tuyên truyền:
+ Tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong toàn trường về tư tưởng của Hồ Chí
Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con
người; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; về chăm lo đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân, người lao động; phong cách tư duy độc lập, tự
chủ, sáng tạo, gắn chặt lí luận và thực tiễn; nói đi đơi với làm, đi vào lịng
người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách quần chúng,
dân chủ, tự mình nêu gương...
+ Gắn việc tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh với tuyên truyền thực hiện các Nghị quyết Đảng; ngăn chặn, đẩy
lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tập trung nhiệm vụ
trọng tâm, giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm trong đơn vị, lấy chăm sóc
và giáo dục trẻ làm mục tiêu quan trọng nhất;
+ Xây dựng, nhân rộng, tuyên truyền, biểu dương các gương người tốt việc tốt,
cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh;


+ Phê phán những phận thức lệch lạc trong chăm sóc và giáo dục trẻ, học

khơng đi đơi với làm, bệnh thành tích, không trung thực
- Hình thức tuyên truyền:
+ Đa dạng, thông qua các phương tiện thông tin, trang mạng của trường, tổ
chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, tổ chức các cuộc thi
về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; lồng ghép nội dung vào trong
tổ chức các hoạt động ngoài giờ...
+ Quán triệt thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý,
giáo viên mầm non, nhân viên trong trường mầm non;
+ Biểu dương, khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
3.Đối với giáo viên, nhân viên
 Nhân viên, giáo viên mầm non cần tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nhà giáo theo đúng
như Điều 3, Chương I của Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày
14 tháng 9 năm 2015 về Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non.
 Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non.
 Quý trẻ, yêu nghề; kiên nhẫn, biết tự kiềm chế; có tinh thần trách nhiệm cao; có
kiến thức, kĩ năng cần thiết; có khả năng sư phạm khéo léo.
 Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu,
đối xử công bằng và tôn trọng trẻ; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ
em; đoàn kết, tương trợ, hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp.
 Giáo viên mầm non lên kế hoạch, lựa chọn nội dung và triển khai lồng ghép các
nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong
chăm sóc và giáo dục trẻ.
 Thực hiện phối kết hợp với gia đình và cộng đồng để thực hiện tốt việc triển khai
lồng ghép các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh trong chăm sóc và giáo dục trẻ.




×