Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tiểu luận nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên ở trường THPT tân phú, thị xã long mỹ, tỉnh hậu giang, năm học 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.35 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
LỚP BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON,
PHỔ THÔNG HẬU GIANG, NĂM 2021

NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA GIÁO VIÊN
TRƯỜNG THPT TÂN PHÚ, THỊ XÃ LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG
NĂM HỌC 2021-2022

Họ và tên học viên: NGUYỄN ĐÌNH SUA
Đơn vị công tác: Trường THPT Tân Phú, thị Xã Long Mỹ, tỉnh
Hậu Giang, năm học 2021-2022

Tân Phú, tháng 10/2021

1


MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………….............3
1.1. Lý do pháp lý………………………………………………………………………….3

1.2. Lý do lý luận…………………………………………………………….....................4
1.3. Lý do thực tiễn…………………………………………………………………………6
2. Thực trạng về kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường THPT Tân Phú, thị xã
Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang……………………………………………………………...7
2.1. Giới thiệu khái quát về trường THPT Tân Phú…………………………………...7
2.2. Thực trạng về kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên Trường THPT Tân Phú..8


2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để nâng cao chất lượng làm
việc nhóm của giáo viên trường THPT Tân Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu
Giang……………………………………………………………………………………….10
2.3.1. Những điểm mạnh………………………………………………………...10
2.3.2. Những điểm yếu……………………………………………………………11
2.3.3. Những cơ hội……………………………………………………………….11
2.3.4. Những thách thức………………………………………………………….12

2.4. Kinh nghiệm thực tế đối với vấn đề làm việc nhóm tại trường THPT Tân
Phú và bài học kinh nghiệm...................................................................................................... 12
3. Kế hoạch hành động để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên trường
THPT Tân Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang....................................................................... 13
4.

Kết luận và kiến nghị………………………………………………………………..17
4.1. Kết luận………………………………………………………………………………..17

4.2. Kiến nghị………………………………………………………………………….…..17
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….18

2


1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do pháp lý
Trong đời sống hiện đại, rất nhiều kỹ năng mới được nghiên cứu và đề cao.
Trong số những kỹ năng được thời đại yêu cầu ấy, kỹ năng làm việc nhóm luôn
thuộc top những kỹ năng quan trọng nhất. Kỹ năng làm việc nhóm rất cần thiết đối
với các tổ chức, tập thể, trong đó có trường trung học phổ thơng. Một nhà trường
có thể phát triển vững mạnh, khi tất cả giáo viên có cùng chí hướng, cùng mục tiêu

chung, cùng chia sẽ công việc với nhau, cùng chung tay góp sức phát triển trường
trung học phổ thơng của mình thêm nhiều thành công và lớn mạnh. Là một cán bộ
quản lý như Hiệu trưởng trường trung học phổ thông ai cũng mong muốn đội ngũ
giáo viên của mình có kỹ năng làm việc nhóm tốt để các thành viên trong nhà
trường có mối quan hệ hợp tác tích cực cùng nhau thực hiện nhiệm vụ giáo dục của
nhà trường.
Bên cạnh đó các văn bản pháp lí của ngành giáo dục cúng quy định về vai
trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho
đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường.
Điều 18 Luật giáo dục năm 2019 quy định về vai trò và trách nhiệm của
người cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý,
điều hành các hoạt động giáo dục. Trong đó có việc cán bộ quản lý giáo dục giữ vai
trò trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục thì việc nâng cao
chất lượng, kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên là điều cần biết”
Điều 30 Luật giáo dục năm 2019 ghi rõ Phương pháp giáo dục phổ thơng
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc
trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương
pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển
toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thơng vào q trình giáo dục. Người giáo viên muốn phát huy
được tính tích cực, chủ động, khả năng làm việc nhóm của học sinh thì bản thân
phải nâng cao được kỹ năng làm việc nhóm.
Thơng tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông
và trường phổ thơng có nhiều cấp học ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục vào Đào
tạo.
Quy định chuẩn Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và
trường phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thơng tư 32/2020/TTBGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thơng và trường phổ thơng có
nhiều cấp học của Bộ Giáo dục vào Đào tạo) ở điều 11 về tổ chức, quản lý, điều
3



hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Đây cũng là căn cứ để
Hiệu trưởng nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên nhà trường.
Kế hoạch số: 324/KH-THPTTP Về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung
học năm học 2021 – 2022 của trường THPT Tân Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu
Giang.
1.2. Lý do lý luận
1.2.1. Khái niệm về nhóm
Trong quá trình sống và hoạt động, con người ln có tác động qua lại với
nhau, chính sự tác động qua lại đó là làm nảy sinh các nhóm xã hội.
Chúng ta đều biết trong cuộc sống xã hội giữa cá nhân và xã hội cũng ln
có tác động qua lại với nhau, nhưng các tác động đó có khi khơng trực tiếp mà nó
thơng qua nhóm xã hội, nhóm đóng vai trò quan trọng là cơ quan chuyển tiếp tác
động của xã hội đến cá nhân và ngược lại của cá nhân đến xã hội. Vậy nhóm là gì?
Theo Marvin Shaw: Nhóm là cộng đồng từ 2 người trở lên, giữa họ có sự
tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau, tồn tại trong một thời gian nhất định và trong quá
trình hoạt động chung.
Theo David D.Myers: Nhóm là tập hợp các thành viên có nhu cầu cần thiết
phải gặp gỡ nhau trong một thời gian, cùng chung một mục đích.
Theo Katzenbach và Smith: Nhóm là một số người với các kỹ năng bổ sung
cho nhau, cùng cam kết làm việc, chia sẻ trách nhiệm, vì một mục tiêu chung.
Cần phân biệt sự khác nhau giữa nhóm và tập hợp người (ví dụ đám đông ở
chợ, bến xe, đi cùng chuyến bay... là tập hợp người khơng phải là nhóm).
Nhóm làm việc là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho
nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung.
Các thành viên trong nhóm tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt
được mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm phụ thuộc, chia sẻ thông tin của
nhau để thực hiện phần việc của mình.
Một nhóm người làm việc trong cùng một văn phịng hay thậm chí một dự
án chung khơng phải lúc nào cũng tiến hành cơng việc của một nhóm làm việc. Nếu

nhóm đó được quản lý theo kiểu chuyên quyền độc đốn hồn tồn, có lẽ sẽ khơng
có nhiều cơ hội cho sự tác động qua lại liên quan đến cơng việc giữa các thành viên
trong nhóm. Nếu có bất kỳ ý tưởng bè phái nào trong nhóm, hoạt động của nhóm sẽ
khơng bao giờ tiến triển được. Ngược lại, nhóm làm việc là phương thức có thể
được sử dụng dù với những cá nhân ở những khoảng cách xa làm việc ở những dự
án khác nhau.
Nói một cách đơn giản, nhóm làm việc tạo ra một tinh thần hợp tác, phối
4


hợp, những thủ tục được hiểu biết chung và nhiều hơn nữa.
Khi tổ chức làm việc nhóm mọi người nên tạo bầu khơng khí tích cực, vui
vẻ, khi tham gia đóng góp ý kiến mọi người nên tơn trọng ý kiến lẫn nhau, biết lắng
nghe, cùng xây dựng đóng góp ý kiến đi đến mục tiêu chung của nhóm.
Những người trong nhóm biết chia sẽ trách nhiệm, hỗ trợ tương tác với nhau
thật tốt. Không nên đi xa quá vấn đề, khi cảm thấy nhóm bắt đầu hoạt động theo
chiều hướng tiêu cực, có khả năng dẫn đến tranh luận, mâu thuẫn thì người trưởng
nhóm phải biết cách chuyển vấn đề trở về đúng hướng, đưa nhóm trở về trạng thái
tích cực để mọi người tiếp hồn thành tốt cơng việc được giao.
1.2.2. Kỹ năng tổ chức và làm việc nhóm
Cũng như bất kỳ cơng việc nào muốn thành cơng hãy bắt đầu từ khâu kế
hoạch và thiết kế. Để có một nhóm làm việc hiệu quả cũng cần xác định mục tiêu,
quyền hạn và khoảng thời gian tồn tại của nhóm; Xác định vai trị và trách nhiệm
của nhóm; Chọn các thành viên cho nhóm.
Để một nhóm làm việc tốt và mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch mang lại
hiệu quả cần có sự tổ chức nhóm: Phân cơng vai trị, nhiệm vụ cụ thể để chun
mơn hóa các khâu, phát huy ưu điểm của từng cá nhân.
Có nhiều hình thức nhóm khác nhau như: Nhóm bạn học tập, nhóm bạn
cùng sở thích, nhóm năng khiếu, nhóm kỹ năng, các câu lạc bộ, các nhóm làm việc
theo dự án, nhóm làm việc trong tổ chức.

Dù hình thức nào thì nhóm đều phải xây dựng trên tinh thần đồng đội, tin
tưởng và tơn trọng lẫn nhau, ngồi ra chúng ta cịn phải tạo ra một mơi trường hoạt
động mà các thành viên trong nhóm cảm thấy tự tin, thoải mái để cùng nhau làm
việc, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra.
Khi hoạt động trong nhóm thì tất cả các thành viên phải biết tự quản lý và
kiểm sốt cơng việc theo đúng mục tiêu đề ra. Đối với những công việc phải có
quyết định rõ rang, xác định được vai trị nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm.
Với tính chất tầm quan trọng của công việc, mà nên xác định được cần bao
nhiêu người trong nhóm, và để nhóm làm việc trơi trải, thuận lợi diễn ra đúng kế
hoạch, vì vậy nên phân cơng nhiệm vụ vai trị cho từng cá nhân theo đúng lĩnh vực,
khả năng của cá nhân đó, để cá nhân đó có thể phát huy tối đa khả năng làm việc
của mình một cách tự tin nhất.
Trước khi nhóm bắt đầu làm việc giải quyết vấn đề thì cần phải chuẩn bị
cuộc họp cả nhóm để lên kế hoạch cho nhóm: xác định thời gian bắt đầu, mục tiêu
vấn đề, những công việc cần làm, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong
nhóm, xác định thời gian hoàn thành cho phù hợp với mức độ từng công việc.
5


1.3. Lý do thực tiễn
Hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang tích cực đổi mới chương trình sách
giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy và học theo định hướng phát triển năng lực
của học sinh. Đổi mới phương pháp giảng dạy là nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy của giáo viên qua đó góp phần hình thành phẩm chất và kỹ năng của người
học. Một trong những phương pháp góp phần nâng cao trình độ chun mơn,
nghiệp vụ cho giáo viên là phương làm việc nhóm. Giúp giáo viên phát triển kỹ
năng giải quyết vấn đề theo nhóm, có tinh thần đồn kết cao trong thực hiện các
nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Giáo viên hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong quá
trình giảng dạy. Khi làm việc nhóm giúp giáo viên biết phân cơng nhiệm vụ và chia
sẽ cơng việc có tinh thần trách nhiệm tập thể.

Làm việc nhóm khơng những đáp ứng u cầu đổi mới phương pháp giảng
dạy mà cịn rất có ý nghĩa đối với việc tự học của mỗi người. Các nhà nghiên cứu
đã từng tuyên bố rằng, cho dù công tác giảng dạy có khó khăn như thế nào thì giáo
viên làm việc theo từng nhóm sẽ góp phần giúp các giáo viên học tập, hỗ trợ, giúp
đỡ lẫn nhau tìm ra phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất.
Kỹ năng làm việc nhóm sẽ là một phần bổ sung quan trọng giúp giáo viên
nắm vững kiến thức và áp dụng vào các tình huống cần đến các kỹ năng đào sâu
suy nghĩ. Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp giáo viên có lợi thế vượt trội hơn trong
cơng việc giảng dạy.
Chúng ta sinh sống, học tập, làm việc trong môi trường với tất cả mọi người.
Bởi vậy, kỹ năng làm việc nhóm đã và đang trở thành một trong những kĩ năng
quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống. Nhà trường chính là một mơi trường lí
tưởng để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên.
Làm việc nhóm là một phương pháp làm việc trong đó các thành viên cùng
phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết một vấn đề cụ thể nhằm hướng đến mục
tiêu chung sản phẩm của nhóm là sản phẩm của trí tuệ tập thể. Làm việc nhóm là
một cách làm địi hỏi mỗi thành viên trong nhóm cùng thực hiện các nhiệm vụ đặt
ra cho nhóm.
Để xây dựng và phát triển “kỹ năng làm việc nhóm” trong nhà trường, địi
hỏi nhiều yếu tố, nguồn lực,…Trong đó, làm sao để tồn thể giáo viên hiểu rõ được
lợi ích và ý nghĩa của làm việc nhóm và những ảnh hưởng của nó đến với giáo viên
là một yếu tố hết sức quan trọng. Đặc biệt, để thực hiện thành công “kỹ năng làm
việc nhóm” địi hỏi sự đóng góp, hợp tác từ nhiều thành viên trong nhóm dưới sự
dẫn dắt của nhóm trưởng có tham mưu với Hiệu trưởng. Bởi lẽ nếu thiếu sự hỗ trợ
này thì khó có thể thực hiện “kỹ năng làm việc nhóm” đạt hiệu quả cao được.
6


Thực tế cho thấy, hiệu quả làm việc nhóm của giáo viên, nhân viên ở Trường
THPT Tân Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang là khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn tồn

tại một số mặt chưa đạt kết quả như mong muốn, nên tôi chọn đề tài “Nâng cao kỹ
năng làm việc nhóm của giáo viên ở trường THPT Tân Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh
Hậu Giang, năm học 2021-2022” với mong muốn nâng cao hiệu quả kỹ năng làm
việc nhóm-cụ thể là kỹ năng hợp tác giữa các thành viên trong các tổ bộ môn tại
trường THPT Tân Phú trong thời gian tới để đáp ứng việc đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, góp phần nâng cao trình độ chun
mơn nghiệp vụ của giáo viên và chất lượng giáo dục của trường THPT Tân Phú
ngày một cao hơn.
2. Thực trạng về kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường THPT Tân Phú,
thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
2.1. Giới thiệu khái quát về trường THPT Tân Phú
Trường trung học phổ thơng Tân Phú có địa chỉ tại ấp Tân Hưng 2, xã Tân
Phú, thị xã Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Tổng diện tích trường là 17872 m2. Trường
được thành lập năm 2006 và chính thức đi vào hoạt động năm học 2006-2007.
Tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường:
Hiện nay nhà trường có chi bộ đảng gồm 37 đảng viên, có Hội đồng trường,
Cơng Đồn, Đoàn Thanh niên, Chi đoàn giáo viên và các tổ chức khác hoạt đôngj
theo đúng điều lệ trường phổ thông.
Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên gồm 44 người. Trong đó, cán bộ
quản lí 2, giáo viên 36 người và nhân viên 6 người. Có 9 giáo viên có trình độ
chun mơn là Thạc sĩ.
Trường được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại, hỗ trợ cho việc dạy học đáp
ứng nhu cầu đổi mới của ngành giáo dục hiện nay. Nhà trường có hệ thống phịng
chức năng khang trang, hệ thống tường rào bao quanh, có nhà thi đấu đa năng đảm
bảo cho việc tổ chức giảng dạy môn thể dục và các hoạt động thể dục thể thao cho
học sinh, phòng thư viện đạt chuẩn, phòng truyền thống để giáo dục học sinh và
phòng làm việc cho các bộ phận.
Tuy là ngơi trường có bề dày lịch sử ngắn nhưng trường có đội ngũ cán bộ
giáo viên trẻ nhiệt huyết, năng nổ, có tinh thần đổi mới trong giảng dạy. Bên cạnh
đó, trường được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng

được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Để có được những điều kiện trên là do có
sự quan tâm sâu sát của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương các cấp, nên tập
thể giáo viên, nhân viên nhà trường n tâm cơng tác, có nhiều cống hiến cho sự
nghiệp giáo dục của đơn vị, đặc biệt là tinh thần đoàn kết của tập thể nhà trường
7


nên góp phần quan trọng vào sự phát triển của nhà trường trong bối cảnh hiện nay.
2.2. Thực trạng về kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên Trường THPT
Tân Phú
Hoạt động làm việc nhóm của giáo ở trường THPT Tân Phú tập trung chủ
yếu ở các tổ chuyên môn, các tổ chức đồn thể. Có thể nói rằng, thành tích của nhà
trường có được là do thành tích của các tổ bộ mơn và các tổ chức đồn thể trong
nhà trường tạo nên.
Trong thời gian qua, các tổ chuyên mơn và các tổ chức đồn thể trong nhà
trường đã hồn thành rất tốt vai trị của mình góp phần vào thành cơng chung của
trường. Có được kết quả đó chính là nhờ sự đồn kết, hợp tác làm việc nhóm của
tất cả các giáo viên của trường.
Hàng năm, Hiệu trưởng trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn làm việc
nhóm lấy phiếu tín nhiệm bầu Tổ trưởng và Phó tổ trưởng chuyên môn. Tổ trưởng
chuyên môn phải là người có kinh nghiệm giảng dạy; có trình độ chun mơn vững
vàng, có đạo đức tác phong chuẩn mực của nhà giáo, gương mẫu tiên phong trong
các hoạt động mà nhà trường phân cơng; biết cụ thể hóa kế hoạch của nhà trường
thành kế hoạch riêng của tổ, hiểu và biết được năng lực của giáo viên trong tổ để có
sựu phân cơng hợp lý, có khả năng giao tiếp tốt. Đặc biệt là phải có khả năng tổ
chức và điều hành các thành viên trong tổ làm việc theo nhóm; Phó tổ trưởng
chun mơn phải là người hỗ trợ được cho Tổ trưởng chuyên môn trong các hoạt
động sinh hoạt chun mơntheo nhóm của tổ.
Trong suốt thời gian qua, hầu hết các tổ chuyên môn trong nhà trường đều
hoạt động tốt; nhờ thực hiện tốt các nguyên tắc làm việc theo nhóm như sau:

Tổ chun mơn họp tổ theo hình thức làm việc nhóm xác định và thống
nhất mục tiêu chung của tổ là phấn đấu đạt được chỉ tiêu đã đề ra ở Hội Nghị Công
Nhân Viên Chức của trường đầu năm học.
Tổ trưởng chuyên môn tổ chức sinh hoạt nhóm chun mơn để xây dựng kế
hoạch hoạt động của tổ, theo năm học, sau đó chia cơng việc nhỏ ra theo từng giai
đoạn, thời hạn hoàn thành là hàng tuần, hàng tháng.
Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý và làm việc ở tổ
chuyên môn theo hình thức hoạt động theo nhóm.
Thơng qua hoạt động nhóm đã phân chia cơng việc hợp lý cho các giáo viên
trong tổ, đảm bảo sự công bằng giữa các thành viên. Đồng thời tập thể tổ xây dựng
chỉ tiêu phấn đấu cần đạt của tổ chuyên môn: số lượng học sinh giỏi các cấp, số
giáo viên đạt giáo viên giỏi các cấp. Trước tiên tổ trưởng chuyên môn phải phân
công nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi,
8


giáo viên nào mạnh về chuyên đề nào thì nhận phần ấy và bồi dưỡng cho học sinh
và chịu trách về phần mình đã nhận.
Các thành viên trong tổ trong q trình làm việc nhóm ln hỗ trợ lẫn nhau
trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Trước khi thực hiện nhiệm vụ
các tổ chuyên môn luôn tiến hành họp tổ dưới hình thức làm việc nhóm để phân
công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Đồng thời trong q trình làm việc
nhóm trong tổ các thành viên trong tổ có điều kiện chia sẽ cách làm hay trong công
tác giảng dạy để các thành viên trong tổ học tập.
Các thành viên luôn lắng nghe, đồng thuận và hợp tác, chia sẻ công việc với
nhau, cụ thể trong việc biên soạn đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi tốt
nghiệp trung học phổ thông.
Trong sinh hoạt tổ chuyên môn, các tổ trưởng chuyên môn thường xuyên
điều hành tổ mình sinh hoạt chun mơn theo hướng thảo luận nhóm nghiên cứu
bài học, chọn ra những nội dung mà có thể giáo viên khó diễn đạt để học sinh hiểu

được bài nhằm tìm ra phương pháp dạy phù hợp, từ đó tạo điều kiện cho giáo viên
trong tổ phát biểu góp phần nâng cao chất lượng bộ mơn.
Tuy nhiên, do các tổ chuyên môn trong nhà trường hầu hết là các tổ ghép
như tổ Tốn, tổ Lí- Cơng nghệ, tổ Hóa - Sinh, tổ Văn - Tiếng Anh, tổ Sử - Địa GDCD, tổ Tin học - Thể dục - Quốc phịng nên cũng có ảnh hưởng đến việc sinh
hoạt chun mơn của các tổ theo hình thức sinh hoạt nhóm.
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để nâng cao kỹ
năng làm việc nhóm của giáo viên trường THPT Tân Phú, thị xã Long Mỹ,
tỉnh Hậu Giang
2.3.1. Những điểm mạnh
Hiệu trưởng trường THPT Tân Phú luôn quan tâm đến việc nâng cao chất
lượng giáo dục của nhà trường cũng như quan tâm đến việc nâng cao kỹ năng làm
việc nhóm của giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Hiệu trưởng trường THPT Tân Phú năng động, nhiệt tình trong cơng tác, có
kinh nghiệm trong quản lí tạo điều kiện để triển khai việc nâng cao kỹ năng làm
việc nhóm của giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Công tác xây dựng kế hoạch nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên
được Hiệu trưởng nhà trường xây dựng từ đầu năm học.
Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường ln phát huy vai trị trách nhiệm
của mình trong việc triển khai và vận động giáo viên, nhân viên nhà trường thực
hiện kế hoạch nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên được Hiệu trưởng
nhà trường đề ra.
9


Các Tổ trưởng chun mơn hiểu rõ vai trị trách nhiệm của mình trong việc
triển khai kế hoạch nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên được Hiệu
trưởng nhà trường đề ra. Đồng thời tổ trưởng chuyên môn nắm được sở trường của
từng thành viên trong tổ và có sự phân cơng phù hợp đảm bảo kế hoạch của nhà
trường được thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.
Đa số giáo viên đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn nên ln phát huy

trình độ của mình trong quá trình thực hiện kế hoạch nâng cao kỹ năng làm việc
nhóm của lãnh đạo nhà trường.
2.3.2. Những điểm yếu
Trong quá trình xây dựng kế hoạch nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của
giáo viên, Hiệu trưởng chưa phân tích đầy đủ các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ
thách thức của đơn vị trong việc nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên.
Việc xác định mục tiêu trong xây dựng kế hoạch chưa rõ rang còn chung chung.
Đây là khó khăn lớn nhất khi triển khai thực hiện kế hoạch nâng cao kỹ năng làm
việc nhóm của giáo viên.
Công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động nâng cao kỹ năng làm việc nhóm
của giáo viên chưa được thực hiện thường xuyên. Vì vây, nên đến nay một bộ phânj
giáo viên trong nhà trường còn hạn chế trong kỹ năng làm việc nhóm.
Một bộ phận giáo viên chưa có kỹ năng làm việc nhóm tốt. Giáo viên chưa
có nhiều thời gian để nghiên cứu, học tập vấn đề làm việc theo nhóm nên trong q
trình làm việc nhóm lung túng, ít tham gia đóng góp ý kiến.
Một số tổ trưởng chun mơn cịn chưa có kinh nghiệm quản lí các thành
viên trong tổ làm việc theo nhóm.
Một số ít giáo viên không quan tâm đến công việc chung của tổ nên thiếu
nhiệt huyết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao trong q trình làm việc
nhóm dẫn đến hiệu quả công việc chưa như mong muốn.
2.3.3. Cơ hội
Nghị Quyết 29 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được hội nghị Trung Ương 8
(Khóa XI) thơng qua tạo tiền đề để trường THPT Tân Phú tiến hành đổi mới các
hoạt động giáo dục của nhà trường, trong đó có việc nâng cao kỹ năng làm việc
nhóm của giáo viên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có một hệ thống văn bản chỉ đạo và tổ chức các
cuộc tập huấn một cách có hệ thống nhằm trang bị những kiến thức cần thiết cho
giáo viên về kỹ năng làm việc nhóm.

10


Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang thường xuyên phối hợp với trường để
mở lớp tập huấn nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho giáo viên, trong đó
có nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên.
2.3.4. Thách thức
Khơng có quy định bắt buộc phải nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo
viên để xét các danh hiệu thi thua các cấp cho giáo viên. Đây là một thách thức
trong quá trình triển khai kế hoạch nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của lãnh đạo
nhà trường.
Định mức chi hỗ trợ và khen thưởng cho giáo viên trong việc thực hiện kế
hoạch nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cịn thấp, khơng tạo được động lực để giáo
viên tích cực thực hiện.
Chương trình giáo dục ở các bộ mơn cịn khá nặng nên giáo viên chủ yếu
tập trung vào tìm hiểu kiến thức chun mơn, chưa có nhiều thời gian cho việc
nghiên cứu để năng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên.
2.4. Kinh nghiệm thực tế đối với vấn đề làm việc nhóm tại trường THPT
Tân Phú và bài học kinh nghiệm
2.4.1. Những thành tựu đã đạt được
Năm học 2020 - 2021, khi phân cơng cơng việc bồi dưỡng học sinh giỏi có
một giáo viên ở bộ mơn Lịch sử khơng nhận vì lý do: “chưa có kinh nghiệm trong
việc bồi dưỡng học sinh giỏi”.
Hiệu trưởng tìm hiểu ngun nhân giáo viên khơng nhận.
Sau đó, Hiệu trưởng chịu tập họp tổ bộ mơn Lịch sử với hình thức làm việc
nhóm. Qua q trình làm việc nhóm với các giáo viên mơn Lịch sử, Hiệu trưởng
phân tích về lợi ích của giáo viên khi dạy học sinh thi đạt kết quả cao ở các kì thi
học sinh giỏi các cấp. Mặc khác các giáo viên được phân cơng là những giáo viên
có trình độ chuyên môn cao, nắm bắt nhanh nhẹn hơn, tiếp cận nhanh những vấn đề
mới nên sẽ thích hợp với cơng việc ơn thi học sinh giỏi, trong q trình giảng dạy

có gì khó khăn hay thiếu cái gì thì cứ nói lên để lãnh đạo nhà trường tạo mọi điều
kiện để các giáo viên thuận lợi công tác ôn thi học sinh giỏi.
Sau khi nghe Hiệu trưởng phân tích phân tích tất cả các giáo viên giảng dạy
mơn Lịch sử vui vẻ nhận nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2020-2021 để
học sinh tham gia kỹ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh.
Nguyên nhân để đạt được những thành tựu trên:
Trong thực tế, mỗi tập thể hay một nhóm nào làm việc chung cũng đề ra
nguyên tắc để hoạt động nhóm có hiệu quả. Sau đây là các ngun tắc phân cơng
và tổ chức cơng việc trong nhóm mà nhà trường đã thực hiện:
11


Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý và làm việc nhóm.
Trước khi phân cơng cơng việc Hiệu trưởng ln tìm hiểu mọi thành viên
trong trường, lắng nghe họ, am hiểu về họ từ công việc đến hồn cảnh sống gia
đình, để phân cơng đúng người đúng việc. Phân công thuận lợi là do Hiệu trưởng là
người biết nghĩ cho mọi người, chị em đoàn kết biết thơng cảm cho nhau, khơng so
đo hay phân bì.
Các thành viên trong trường luôn tôn trọng cấp trên, chờ vào sự quyết định
của cấp trên đối với nhóm. Nếu lãnh đạo không giúp các nhân viên hiểu rõ các mục
tiêu chung, bất đồng sẽ nảy sinh do mỗi cá nhân tự suy diễn ra các mục tiêu của
nhóm theo cách riêng. Ngược lại, họ sẽ có cùng một điểm xuất phát và biết được
tập thể của mình sẽ đi về đâu. Tuy nhiên phải phân định rõ trách nhiệm cho từng
thành viên trong trường. Điều này sẽ giúp cho các nhân viên tránh sự hiểu lầm và
xung đột về trách nhiệm của từng người.
Ngồi ra cịn ngun tắc giao tiếp ứng xử trong nhóm khơng thể thiếu là: tơn
trọng lẫn nhau, biết lắng nghe, tạo sự đồng thuận, chia sẻ trách nhiệm và hợp tác
với tinh thần đồng đội, vì mỗi người chỉ mạnh ở một khía cạnh nào đó của công
việc chung, khi hợp tác sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp.
Bài học kinh nghiệm:

Cũng như bất kỳ công việc nào muốn thành công hãy bắt đầu từ khâu kế
hoạch và thiết kế. Để một nhóm làm việc có hiệu quả cần phân cơng vai trị, nhiệm
vụ cụ thể để phát huy ưu điểm của từng cá nhân.
Hiệu trưởng có vai trị quan trọng trong nhà trường, giữ cho mọi người đi
đúng hướng, đem nguồn lực về khi cần thiết, khuyến khích mọi người và gỡ rối cho
nhóm khi gặp vấn đề nan giải. Đảm bảo công bằng, dân chủ trong phân phối quyền
lợi của các thành viên trong tổ.
Xây dựng các mối quan hệ thân thiết giữa các thành viên trong trường như:
tổ chức các đợt bồi dưỡng, sinh hoạt chun mơn trong trường. Khơng những thế
cịn tổ chức ngày hội, ngày lễ, du lịch để giáo viên có cơ hội trị chuyện, trao đổi,
vui vẻ tạo mối thân tình trong tập thể nhà trường. Tổ chức thao giảng chuyên đề
cho giáo viên dự giờ và học hỏi, đầu năm họp chuyên môn đưa ra kế hoạch thao
giảng trong năm, tập thể giáo viên lựa chọn cho mình môn dạy phù hợp và đăng ký
đề tài dạy để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ trong q trình giảng dạy
góp phần năng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Trao quyền lực cho các thành viên: Nên giao cho các thành viên chịu trách
nhiệm trực tiếp về một cơng việc nào đó trong nhóm.
Nên khen thưởng cho giáo viên kịp thời, điều này sẽ tạo ra tinh thần làm việc
12


đồng đội, giúp hâm nóng động cơ làm việc và nhiệt tình của cả đội ngũ. Ví dụ: Kết
quả kỳ thi học sinh giỏi các mơn văn hố cấp tỉnh thì tập thể có sự cố gắng nổi bật,
làm việc nhiệt tình và kết quả là nhiều bộ mơn có học sinh đạt kết quả cao. Vào
cuộc họp Hiệu trưởng nêu gương, khen ngợi, động viên các tập thể, cá nhân có
thành tích tốt trong cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Để tạo mối thân thiết trong trường, đồng thời giải quyết các vấn đề, hay hiểu
được hiệu quả làm việc, yêu cầu các thành viên cũng như có dịp rà soát những điều
cần phải làm nhằm cải thiện tinh thần làm việc đồng đội. Không thể thiếu các cuộc
gặp gỡ thường xuyên qua các buổi họp hàng tháng, hàng tuần.

Để cuộc họp thành công Hiệu trưởng cần chuẩn bị tốt nội dung họp, xác định
rõ thời gian họp và thời gian kết thúc, bên cạnh đó khơng nên xem thường việc xếp
chỗ ngồi sẽ ảnh hưởng đến thông đạt, đến sự tác động qua lại giữa các thành
viên.Trưởng nhóm và các thành viên phải nghe và thấy nhau.
2.4.2. Những vấn đề cịn tồn đọng
Nhiều cuộc họp thơng qua hình thức làm việc nhóm gây mất thời gian, khơng
có hiệu quả bao nhiêu. Các thành viên trong cuộc họp chưa tích cực trao đổi, chưa
làm sáng tỏ vấn đề, chưa đóng góp ý kiến để đưa ra quyết định, các thành viên
chưa thấy rõ đó là chuyện chung liên quan đến bản thân mình.
Ngun nhân là người trưởng nhóm, chủ trì cuộc họp chưa chuẩn bị tốt nội
dung họp, xác định rõ thời gian họp và thời gian kết thúc, bố trì phịng họp chưa
hợp lí ảnh hưởng đến sự tác động qua lại giữa các thành viên.Trưởng nhóm và các
thành viên khó trao đổi thơng tin với nhau.
Để cuộc họp thành cơng người trưởng nhóm cần chuẩn bị tốt nội dung họp,
xác định rõ thời gian họp và thời gian kết thúc, bên cạnh đó khơng nên xem thường
việc xếp chỗ ngồi sẽ ảnh hưởng đến thông đạt, đến sự tác động qua lại giữa các
thành viên. Trưởng nhóm và các thành viên phải nghe và thấy nhau để trao đổi với
nhau tốt hơn.

13


3. Kế hoạch hành động để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên trường THPT Tân Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh
Hậu Giang
Nội dung công
việc

Người
Mục tiêu cần đạt


1.Tra cứu các Rút kinh nghiệm để
thông tin về kết thực hiện năm mới
quả làm việc hoàn chỉnh hơn

thực hiện
Hiệu
trưởng

nhóm có hiệu
quả và khơng
có hiệu quả ở
năm trước
2.Hướng dẫn
chỉ đạo các
nhóm làm việc
đúng quy định,
và thực hiện
nhiệm vụ

Người/ đơn vị
phối

Điều kiện
cần thiết

hợp
Phó hiệu trưởng, Tài liệu về
văn thư
hoạt động
nhóm năm

học 20202021

Giáo viên nắm được
cơng việc và hoạt
động khi tham gia
làm việc nhóm.

Hiệu
trưởng

Phó hiệu trưởng, -Phịng họp
tổ trưởng
-Thời gian
họp cuối
tháng
11/2021.

trong các cuộc
họp.
3.Tổ chức tập -Để giáo viên hiểu
huấn bồi dưỡng được tầm quan trọng

Cách thức thực hiện

Dự kiến khó

Biện pháp khắc

khăn, rủi ro


phục

-Nghiên cứu tài liệu Kế hoạch năm Điều chỉnh kế hoạch
về hoạt động nhóm trước khơng cho phù hợp
năm qua rút kinh
phù hợp cho
nghiệm
-Trao đổi với phó
hiệu trưởng tồn
trường

năm học mới.

-Tiến hành họp tồn Khơng thống
trường
nhất chọn
-Triển khi hướng
nhóm trưởng
dẫn.
nhóm phó.
-Phân cơng nhóm
trưởng, nhóm phó

-Báo trước thời gian
họp để giáo viên sắp
xếp thời gian
- Cho bỏ phiếu chọn
nhóm trưởng nhóm
phó.


quyền hạn nhiệm vụ
rõ ràng.
Hiệu
trưởng

Phó hiệu trưởng, -Tài liệu tập -Mỗi giáo viên đều có Cịn một số
Cuối buổi tập huấn sẽ
tổ trưởng và
huấn đầy đủ bản tài liệu photo
giáo viên chưa hướng dẫn, giải thích
14


nội dung về kỹ và ý nghĩa của kết quả
năng làm việc đạt được khi làm việc
nhóm cho tồn nhóm
thể giáo viên.

-Tích cực khi tham gia
làm việc nhóm
-Phát huy tối đa tinh
thần tập thể, đóng góp
ý kiến.

tồn thể giáo
viên.

có hình ảnh
minh họa
-Thời gian


-Hiệu trưởng triển
nắm chắc về
khai nội dung.
nội dung tập
-Cho giáo viên thảo huấn.

tháng
12/2021.
- Địa điểm:
Trường
THPT Tân
Phú?

luận về nội dung
được tập huấn, và có
ý kiến.
-Tự đánh giá về kết
quả làm việc nhóm.

rõ hơn cho những
giáo viên chưa nắm rõ.

- Kinh phí:
Kinh phí chi
hoạt động
thường xuyên
- Phương
tiện: Máy
chiếu, tài liệu

photo
4.Tổ chức cho
toàn thể giáo
viên trong

-Để tất cả giáo viên -Hiệu
phát huy tốt tính tập trưởng
thể.

trường biết
-Tơn trọng ý kiến cá
cách phối hợp nhân.
trong cơng việc -Đưa ra được kết quả

Phó hiệu trưởng Đánh giá
và tổ trưởng
được khả
năng từng
giáo viên và
cho vào
nhóm thích
15

-Tổ chức họp
-Thời gian, địa
điểm

-Một số giáo -Giải thích cho giáo
viên không
viên hiểu nhiệm vụ và

muốn nhận vào trách nhiệm được giao

-Báo trước cho giáo nhóm được
viên những nội dung phân công.
cần chuẩn bị

là phù hợp với khả
năng từng giáo viên.


giữa các khối
lớp.

có ý kiến thống nhất.

hợp, đảm bảo -phân tích năng lực,
tính khách
phân chia từng cá
quan trong nhân vào các nhóm
đánh giá.
phù hợp: như nhóm
- Thời gian: chun mơn,nhóm sự
cuối năm học kiện…..
2021-2022
(tháng
5/2022)

5.Quy định một Đảm bảo cho nhóm Phó hiệu
số quyền và
hoạt động tốt,mỗi giáo trưởng

nhiệm vụ của viên xác định rõ công
mỗi giáo viên việc được giao.
trong nhóm.

Nhóm trưởng,
nhóm phó

Được quyết
định cơng
nhận, phân
cơng nhiệm
vụ rõ ràng.

-Xây dựng ý kiến của Một số giáo
tập thể, phân chia
viên không
nhiệm vụ và giao phó quan tâm đến
quyền hạn và nhiệm nhiệm vụ của
vụ cho nhóm trưởng mình vì cho là

- Thời điểm: và nhóm phó.
tháng
12/2021

khơng cần
thiết.

6.Tất cả giáo Để giáo viên có thể Tất cả giáo Hiệu trưởng,
Mẫu kế
viên phải xây cụ thể nội dung cơng viên

phó hiệu trưởng, hoạch cuộc

-Phó hiệu trưởng
Những giáo
thơng báo nội dung viên khơng

dựng kế hoạch việc của mình
làm việc của
mình trước khi
tham gia làm

họp trước cho giáo
viên
-Xác định các hoạt
động mục tiêu của

tổ trưởng

họp của mỗi
giáo viên
được phó hiệu
trưởng cung
16

nhận thơng báo
kịp thời để
chuẩn bị.

Phân tích cho những
giáo viên đó hiểu

được tầm quan trọng
của mỗi cá nhân.
-Giáo viên ghi chép
đầy đủ nội dung.

Thường xuyên nhắc
nhở đôn đốc giáo viên


việc nhóm.

cấp.
từng giáo viên
- Thời điểm: - Giao nhiệm vụ cụ
tháng
thể cho mỗi giáo viên
12/2021

7.Ban giám
Kịp thời nắm bắt được Hiệu
hiệu thường
tiến trình làm việc của trưởng
xun quan
nhóm.
sát, kiểm tra, hỗ

Phó hiệu trưởng Trong thời
gian nhóm
hoạt động.


trợ kịp thời
trong qua trình
làm việc nhóm.

phụ trách để chuẩn bị.
-Hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng thường
xuyên tham gia dự
các cuộc làm việc

Có những giáo
viên thấy có
ban giám hiệu
giám sát mới

Góp ý theo hướng xây
dựng cho các thành
viên phối hợp tích
cực.

nhóm và cho những ý hoạt động tích
kiến hỗ trợ cho nhóm. cực.

8.Tổ chức các Để giáo viên tích cực, Tổ trưởng Ban giám hiệu
buổi họp
hứng thú hơn trong
Tất cả giáo

-Thời gian
-Tổ trưởng nhận xét Có những nội Hiệu trưởng bổ sung

họp 1 tháng 1 công tác tháng qua, dung mới, giáo những ý kiến, kế

chuyên mơn, cuộc họp Tất cả mọi
tồn trường
giáo viên đều được
dưới hình thức hoạt động.
làm việc nhóm.

lần
-Báo cáo của
các khối lớp.
- Địa điểm:
phịng họp
Hội đồng

viên.

triển khai cơng tác viên chưa kịp hoạch mới của tháng
tháng tới.
cập nhật kịp tới cho tất cả giáo
-Mỗi giáo viên tự
thời.
viên.
đánh giá cơng tác của
lớp mình.
- Hiệu trưởng nhận

trường THPT xét chung.
Tân phú.
-Phương tiện:

tài liệu photo,
17


máy chiếu
9.Họp tổng
kết, đút kết
kinh nghiệm về
vấn đề làm việc
nhóm.

-Xác định được
Hiệu
những khó khăn
trưởng
những hạn chế rồi
đưa ra các biện pháp
khắc phục
-Rút ra những thành
công đạt được để tiếp
tục phát huy.

Phó hiệu trưởng, -Thời gian
văn thư, giáo
vào tháng
viên tồn trường 5/2022.
- Địa điểm:
Phong họp
Hội đồng
trường THPT

Tân Phú?
- Phương
tiện: tài liệu
photo, máy
chiếu.
- Kinh phí:
trích từ nguồn
chi hoạt động
thường xuyên
của nhà
trường

18

Tổ trưởng nêu những Giáo viên đưa Hướng dẫn giáo viên
khó khăn Từng giáo ra khó khăn
nêu ý kiến khó khăn
viên bài tỏa những
khơng rõ ràng, rõ ràng hơn.
khó khăn mình gặp để khắc phục
phải.


4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Kỹ năng làm việc nhóm là rất cần thiết cho mỗi giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng, hiệu quả hoạt động của tập thể trong nhà trường.
Hiệu trưởng cũng cần được thường xuyên nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và thực
hiện những đổi mới phù hợp cho đội ngũ giáo viên nhà trường.
Các thành viên trong nhóm phải được nhóm trưởng giải thích rõ mục tiêu, nhiệm vụ

cần làm khi tham gia làm việc nhóm.
Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến và tôn trọng ý kiến của các
thành viên trong nhóm
n Mọi thành viên ln biết giúp đỡ hỗ trợ nhau.
h Tất cả thành viên phải xây dựng mơi trường làm việc nhóm thoải mái, hòa đồng,
trêna tinh thần chia sẽ, học hỏi lẫn nhau.
u Mỗi thành viên điều xác định được quyền hạn và nhiệm vụ của mình và ln cố gắng.
hồn thành tốt nhiệm vụ.
Mỗi thành viên trong nhóm phải cùng hợp tác đưa ra ý kiến, chia sẽ những kinh
nghiệm đã có cho nhau để thực hiện giải quyết vấn đề, đi đến mục tiêu đề ra.
Hiệu trưởng và tất cả giáo viên trong trường phải thường xun tìm tịi học hỏi trao
dồi thêm về kiến thức về kỹ năng làm việc nhóm.
4.2. Kiến nghị
Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang: Cần thường xuyên mở các lớp bồi
dưỡng chuyên môn và đặc biệt là bồi dưỡng về kỹ năng làm việc nhóm để giáo viên và
cán bộ quản lý có cơ hội học tập và rèn luyện.
Nhà trường cần tạo điều kiện nhiều hơn để giáo viên có cơ hội làm việc nhóm. Trao
đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, càng được tương tác với nhau nhiều hơn trong công
việc, để thuận lợi cho công tác giáo dục.
Tân Phú, ngày 10 tháng 10 năm 2021
Người viết tiểu luận

Nguyễn Đình Sua

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Giáo dục số: 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội nước Cộng Hoà
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam

2. Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục vào Đào tạo về
Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học.
3. Báo cáo tổng kết năm học 2020 – 2021 của Trường THPT Tân Phú.
4. Kế hoạch số: 324/KH-THPTTP Về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học năm
học 2021 – 2022 của trường THPT Tân Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

5. Tài liệu bồi dưỡng của trường CBQLGD Thành phố Hồ Chí Minh cập nhật và bổ
sung năm 2020.

20


21



×