Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY FORD MOTOR DƯỚI THỜI KỲ CỦA HENRY FORD THEO CÁCH PHÂN TÍCH CỦA OSTERWALDER VÀ CHỈ RA MỘT YẾU TỐ MẤU CHỐT QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG TRONG MÔ HÌNH NÀY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.48 KB, 31 trang )

PHÂN TÍCH MƠ HÌNH KINH DOANH CỦA CƠNG TY FORD
MOTOR DƯỚI THỜI KỲ CỦA HENRY FORD THEO CÁCH PHÂN TÍCH
CỦA OSTERWALDER. VẼ LẠI MƠ HÌNH KINH DOANH ĐĨ VÀ CHỈ RA
MỘT YẾU TỐ MẤU CHỐT QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG TRONG MƠ
HÌNH KINH DOANH NÀY.

LỜI MỞ ĐẦU
Ford Motor Company – Huyền thoại “Vua xe hơi” của Mỹ có tầm ảnh hưởng
mạnh mẽ đến kinh tế thế giới. Cách đây hơn một thế kỷ, có lẽ sẽ khơng ai tin được
rằng ơ tô sẽ thay thế ngựa để trở thành phương tiện di chuyển phổ biến nhất thế
giới vì nó q mức xa xỉ. Thế nhưng, Ford Motor đã chứng minh cho cả thế giới
thấy chẳng có gì là khơng thể. Mặc dù không phải là hãng xe ô tô đầu tiên nhưng
Ford Motor đã đóng góp rất nhiều nhằm thay đổi bộ mặt giao thông vận tải của thế
giới vào giai đoạn đầu của thế kỷ 20. Hơn 100 năm, với sự cạnh tranh khốc liệt
của thị trường xe hơi, công ty Ford Motor vẫn không ngừng phát triển, khẳng định
vị trí của mình và trường tồn với thời gian, cụ thể năm 2020 Ford Motor Company
đã nhận được giải thưởng Huy chương Vàng của Trung tâm Môi trường Thế giới
về Tính bền vững của Doanh nghiệp. Đứng thứ 12 trong bảng xếp hạng danh sách
500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ theo tổng doanh thu mỗi công ty được biên soạn hàng
năm bởi tạp chí Fortune tính đến năm 2019, luôn dẫn đầu trong ngành sản xuất ô
tô tại Mỹ... Và rất nhiều những thành tựu mà Ford Motor đã đạt được.
Vị trí “ Vua xe hơi” là một minh chứng cho tính vượt trội trong mơ hình kinh
doanh của Ford Motor so với các đối thủ thời bấy giờ. Để có được thành cơng như
vậy thì bước đầu tiên là cơng ty Ford Motor đã xây dựng cho mình một mơ hình
kinh doanh đúng đắn - đây chính là kim chỉ nam dẫn dắt Ford Motor đến thành
công. Mô hình này vừa đảm bảo trị giá cốt lõi vừa mang lại được giá trị gia tăng
cho khách hàng, cho xã hội và qua đó tạo ra giá trị gia tăng cho cơng ty.
Chính vì những lý do trên và niềm đam mê học hỏi kinh nghiệm của các bậc
tiền bối trong lĩnh vực kinh doanh để rèn luyện cách tư duy, xây dựng một mơ hình
1



kinh doanh thành công cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của THS. Đỗ Ngọc Điệp,
nhóm 3 đã lựa chọn đề tài: “Phân tích mơ hình kinh doanh của cơng ty Ford Motor
dưới thời kỳ của Henry Ford theo cách phân tích của Osterwalder. Vẽ lại mơ hình
kinh doanh đó và chỉ ra một yếu tố mấu chốt quyết định thành cơng trong mơ hình
kinh doanh này.” Và để làm rõ mơ hình kinh doanh này, kết cấu nội dung đề tài
gồm 4 phần:
1. Tổng quan công ty Ford Motor.
2. Phân tích mơ hình kinh doanh của cơng ty Ford Motor dưới thời của Henry
Ford
3. Yếu tố mấu chốt quyết định nên sự thành công của công ty Ford Motor
4. Bài học kinh nghiệm rút ra
Đề tài có sự tham gia của nhóm sinh viên gồm:
1. Lê Phương Anh – Kinh tế Đầu tư 60B
2. Đàm Đại Dương – Quản trị Kinh doanh Quốc tế 59A
3. Vũ Tùng Lâm – Quản lý công 61
4. Trần Thị Thiên Trang – Quản lý công 61
5. Nguyễn Thị Thu Hiền – Quản lý Tài ngun và Mơi Trường 61
Trong q trình nghiên cứu của nhóm cịn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của cơ và các bạn để đề tài được hồn thiện hơn. Nhóm 3 xin
chân thành cảm ơn.

2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................1
1. TỔNG QUAN CÔNG TY FORD MOTOR ........................................................................................3
1.1. Đôi nét về Henry Ford- người sáng lập công ty Ford Motor .................................................3
1.2. Chặng đường phát triển và những thành tựu của công ty Ford Motor đến nay...............5

2. PHÂN TÍCH MƠ HÌNH KINH DOANH CỦA CƠNG TY FORD MOTOR DƯỚI THỜI CỦA HENRY
FORD.
.....................................................................................................................................................................10
2.1. Mơ hình kinh doanh cơng ty Ford Motor ................................................................................10
2.2. Phân tích mơ hình kinh doanh công ty Ford Motor ở giai đoạn Henry Ford ...................11
3. YẾU TỐ MẤU CHỐT QUYẾT ĐỊNH NÊN SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY FORD MOTOR26
4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA................................................................................................29
4.1. Khu vực khách hàng.................................................................................................................29
KẾT LUẬN ...........................................................................................................................................30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................31

1. TỔNG QUAN CƠNG TY FORD MOTOR.
1.1.
Đơi nét về Henry Ford- người sáng lập
công ty Ford Motor.
Henry Ford (30/7/1863 – 7/4/1947) là người sáng lập
Công ty Ford Motor, được mệnh danh là “Ông vua xe
hơi”. Ông đã được tạp chí Forbes xếp hạng là người
đứng đầu trong số 20 doanh nhân có ảnh hưởng nhất thời
đại cùng với Nobel, Morgan…. Ơng sinh ra trong một
gia đình gốc Ireland, ở vùng Greenfield, thuộc tiểu bang
Michigan, Mỹ. Mặc dù sinh ra trong một gia đình làm
nơng nhưng ngay từ nhỏ, Henry lại có một niềm đam mê
đặc biệt với các loại máy móc. Ơng cịn được gọi là cậu
“When
everything bé thích “tháo tung” mọi thứ. Ông chưa học qua một
seems to be going trường đại học nào mà chỉ học đến lớp 8 trong điều kiện
against you, remember giáo dục khó khăn.
that the airplane takes
3

off against the wind, not
with it.”


Năm 1879, Henry đến thành phố Detroit để làm thợ học việc tại xưởng xe
Michigan. Nhưng ông bị đuổi sau 6 ngày làm việc do các cỗ máy hư ông sửa quá
dễ dàng mà ngay cả những người thợ lâu năm cũng khơng làm được. Sau đó, ơng
đến làm việc tại một nhà máy động cơ hơi nướcTuy nhiên, đến năm 1884, Henry
đành phải gác lại những đam mê, trở về quê cùng cha quản lý trang trại.
Cuộc sống nông thôn xa chốn thị thành và khoa học kỹ thuật đã làm cho Henry
cảm thấy chán nản. Năm 1891 ông quyết định quay lại Detroit để tiếp tục theo đuổi
niềm đam mê của mình. Được Cơng ty Điện Edison Detroit tuyển vào làm việc
như một kỹ sư bảo dưỡng, Henry đã trưởng thành nhanh chóng. Chỉ sau 4 năm,
ơng được thăng chức lên kỹ sư trưởng. Bắt đầu từ đây, Henry đã có điều kiện tốt
hơn để nghiên cứu một loại phương tiện sử dụng động cơ đốt trong.
Sau 2 năm chuyên cần và thực hiện hàng trăm cuộc thực nghiệm, đến năm
1896, Henry hoàn thành được chiếc xe đầu tiên của riêng mình. Cho dù
Quadricycle chỉ chạy được với tốc độ 10km/giờ và thiếu rất nhiều những tính năng
cần thiết khác nhưng chiếc “bốn bánh” này đã gây chấn động dư luận lúc bấy giờ.

Để theo đuổi thực ước mơ của mình, Henry đã phải đánh đổi chức vụ cao với
tiền đồ sáng lạng ở Công ty Điện Edison Detroit. Ông liên kết với một số đối tác,
lần lượt thành lập các công ty khác nhau, chuyên nghiên cứu và phát triển loại xe
“bốn bánh”. Mùa hè năm 1902, Henry cùng với một người bạn tái thành lập công
ty. Năm 1903, công ty của họ đổi tên thành Ford Motor. Chịu trách nhiệm thiết kế
và chế tạo, Henry đã làm việc khơng ngừng nghỉ. Chỉ trong vịng 5 năm, 8 thế hệ
xe Ford khác nhau đã lần lượt ra đời.

4



Chiếc xe Quadricylce đầu tiên do ông Henry Ford
chế tạo.
Vào thời đó, việc sở hữu xe hơi ln là một điều rất khó khăn. Để xe hơi được
đến gần hơn với người tiêu dùng, Henry đã tìm cách hạ giá thành sản phẩm. Sau
nhiều đêm trăn trở, ông nhận thấy chỉ bằng cách sản xuất với số lượng lớn, giá
thành của xe mới có thể hạ được. Đây có thể coi là ý tưởng mang tính cách mạng
của nền cơng nghiệp ô tô thời bấy giờ.
Henry Ford mất ngày 7/4/1947 tại quê Greenfield, Michigan, thọ 83 tuổi. Với
những cải cách mang tính cách mạng, ơng được Tạp chí Forbes xếp hạng là người
đứng đầu trong số 20 doanh nhân có ảnh hưởng nhất thời đại, cùng với Nobel,
Morgan, Rokerfeller…
Đã hơn một thế kỷ trôi qua, kể từ khi chiếc xe hơi đầu tiên ra đời, nhưng với
phong cách độc đáo của riêng mình, xe hơi của Henry Ford đã có mặt ở mọi nơi
trên thế giới, đi vào cuộc sống như một phương tiện thiết yếu. Henry Ford được
mệnh danh là “Ông vua xe hơi”. Người ta biết đến Henry Ford như cha đẻ ngành ô
tô hiện đại, người dạy dân Mỹ lái xe, một huyền thoại của thế kỷ 20.
1.2.
Chặng đường phát triển và những thành tựu của công ty Ford
Motor đến nay.
1.2.1. Giới thiệu chung
Công ty Ford Motor là một công ty sản xuất ô tô đa quốc gia có trụ sở chính tại
Dearborn, Michigan, ngoại ơ Detroit. Công ty được Henry Ford thành lập vào ngày
16 tháng 6 năm 1903. Công ty này bán ô tô và xe thương mại dưới thương hiệu
5


Ford và hầu hết các xe hạng sang dưới thương hiệu Lincoln. Ford cũng sở hữu nhà
sản xuất SUV Brazil Troller, 8% cổ phần của Aston Martin của Vương quốc Anh
và 32% cổ phần của Jiangling Motors.Công ty này cũng có liên doanh tại Trung

Quốc (Changan Ford), Đài Loan (Ford Lio Ho), Thái Lan (AutoAlliance
Thailand), Thổ Nhĩ Kỳ (Ford Otosan) và Nga (Ford Sollers). Công ty được niêm
yết trên thị trường chứng khoán New York và được kiểm soát bởi gia đình Ford;
họ có quyền sở hữu thiểu số nhưng có đa số quyền lực bỏ phiếu.
1.2.2.

Chặng đường phát triển và những thành tựu của Ford Motor.

Ngày 11/6/1903, Henry Ford, cùng 11 nhà đầu tư và 28.000 đô la tiền vốn, lập
nên tập đồn Ơtơ Ford. Ford đã lái một chiếc xe với thiết kế mới trong một màn
trình diễn trên mặt hồ St.Clair đóng băng với tốc độ kỷ lục lúc bấy giờ: chiếc xe
chạy hết quãng đường dài một dặm (~1,6 km) trong 39,4 giây. Bị thành công này
thuyết phục, tay đua ôtô nổi tiếng Barney Oldfield, người đặt tên cho mẫu xe này
là “999”, đã đem chiếc xe đi khắp nước Mỹ, nhờ đó góp phần làm tên tuổi Ford nổi
tiếng. Henry Ford cũng là một trong những người đầu tiên ủng hộ cuộc đua
Indianapolis 500.
Năm 1908, tập đoàn Ford cho ra mắt loại xe hơi Model T. Mẫu xe này sau đó
đã được ghi nhận doanh số bán hàng triệu xe trong gần 20 năm.
Từ năm 1909 đến năm 1913, Ford bắt tay vào việc cải thiện Model T để tham
gia đua xe. Chiếc xe của ông đã về đích đầu tiên năm 1909 và lập kỷ lục tốc độ
trong một dặm tại cuộc đua Detroit Fairgrounds (mặc dù sau đó bị truất ngơi vơ
địch) trong cuộc đua “xuyên đại dương” (vòng quanh nước Mỹ) năm 1911 cùng
tay đua Frank Kulick). Năm 1913, Ford cố đưa chiếc Model T cải tiến vào cuộc
đua Indianapolis 500, nhưng quy định đòi hỏi chiếc xe phải nặng thêm 1.000 pao
(450kg) nữa mới đủ điều kiện tham dự khiến Ford rút khỏi cuộc đua. Cũng trong
thời gian này là dấu mốc quan trọng, Ford đã giới thiệu các phương pháp sản xuất
ô tô quy mô lớn và quản lý quy mô lớn của lực lượng lao động công nghiệp bằng
cách sử dụng các trình tự sản xuất được thiết kế công phu, tiêu biểu bằng các dây
chuyền lắp ráp. Từ đó, dây truyền lắp ráp ơ tơ tự động được áp dụng đầu tiên trên
thế giới; đến năm 1914, những phương pháp này được biết đến trên toàn thế giới

với tên gọi Fordism.
6


Sau 19 năm thành lập từ 1903, Ford Motor trở thành công ty sản suất xe đứng
đầu thế giới và được mệnh danh là “Vua xe hơi” vì đỉnh điểm là sản lượng xe Ford
chiếm đến 80% xe ô tô của thế giới.
Năm 1922: Henry Ford đã mua Công ty ô tô Lincoln để cạnh tranh với
Cadillac và Packard trong phân khúc xe cao cấp trên thị trường ô tô.
Năm 1927: Chiếc xe Model A có kính an tồn trong kính chắn gió đầu tiên ra
đời.
Năm 1929: Ford thành cơng trong đàm phán hợp đồng với Chính phủ Nga và
thành lập Nhà máy ô tô Gorky sản xuất Ford Model A và AA tại Nga.
Năm 1932: Ford trình làng mẫu xe giá rẻ đầu tiên với động cơ V8.
Năm 1939: Mercury ra đời nhằm đối đầu với xe phân khúc giá trung bình
Pontiac, Oldsmobile và Buick của General Motors.
Năm 1951: Ford thành lập một phịng thí nghiệm khoa học tại Dearborn,
Michigan để thực hiện các nghiên cứu.
Năm 1955: Ford thành lập bộ phận Continental, chịu trách nhiệm sản xuất và
bán Continental Mark II.
Năm 1956: Ford đã cung cấp gói an tồn Lifeguard, bao gồm những cải tiến
như vơ lăng đĩa tiêu chuẩn, phía trước tùy chọn và lần đầu tiên trong xe hơi cung
cấp dây an tồn phía sau và một miếng đệm tùy chọn cho xe. Mặc dù công ty đã
trở thành cơng ty đại chúng nhưng gia đình Ford thông qua cổ phiếu loại B đặc
biệt, vẫn giữ 40% quyền biểu quyết.
Năm 1957: Ford giới thiệu tới công chúng khóa cửa chống trẻ em nghịch vào
các sản phẩm của mình và cung cấp mui cứng có thể thu vào đầu tiên trên một
chiếc xe 6 chỗ sản xuất hàng loạt.
Năm 1958: Ford thành lập bộ phận Edsel nhằm thiết kế và bán ra thị trường
mẫu xe cùng tên.

Năm 1959: Doanh số thảm hại của Continental và Edsel đã khiến Ford quyết
định sáp nhập Mercury, Continental và Edsel thành MEL và đổi thành Lincoln
Mercury sau khi "khai tử" Edsel .
7


Năm 1964: Ford Mustang chính thức được giới thiệu tại Hội chợ Thế giới New
York.
Năm 1965: Ford giới thiệu đèn nhắc nhở cài dây an toàn.
Năm 1989: Ford mua lại hãng ô tô Anh Quốc Jaguar.
Năm 1994: Ford mua lại hãng xe thể thao Aston Martin.
Năm 1999: Ford chính thức mua lại thành công Volvo Cars của công ty Thụy
Điển Volvo.
Năm 2000: Ford mua lại Land Rover từ BMW.
Từ năm 2006: Ford bắt đầu chuyển sang giới thiệu một loạt các xe mới, bao
gồm cả crossover SUV được xây dựng trên nền tảng xe unibody, thay vì khung
gầm thân xe.
Năm 2007: Ford bán Aston Martin cho một nhóm các nhà đầu tư gồm cựu tay
đua David Richards, nhà sưu tập xe hơi John Sinders và hãng Investment Dar and
Adeem Investment của Kuwaiti.
Năm 2008: Ford bán Jaguar và Land Rover cho Tata Motors.
Năm 2010: Volvo Cars cũng đã được bán cho Zhejiang Geely Holding Group
(Trung Quốc). Vào cuối năm 2010, Ford là nhà sản xuất ô tô lớn thứ năm ở châu
Âu.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính vào đầu thế kỷ 21, Ford đã gần như phá sản,
nhưng nó đã quay trở lại và có lợi nhuận. Ford sản xuất 5.532 triệu ô tô và sử dụng
khoảng 213.000 nhân viên tại khoảng 90 nhà máy và các cơ sở trên toàn thế giới.
Hiện nay, Ford là nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai của Mỹ (sau General Motors) và
lớn thứ năm trên thế giới (sau Toyota, VW, Hyundai-Kia và General Motors) dựa
trên lượng xe sản xuất năm 2015.Ford là công ty có trụ sở tại Mỹ đứng thứ mười

một trong danh sách Fortune 500 2018, dựa trên doanh thu toàn cầu năm 2017 là
156,7 tỷ USD.
Năm 2020, thị trường ô tô Mỹ vừa trải qua một đầy biến động. Khi cuộc chiến
tranh thương mại giữ Mỹ và Trung Quốc chưa kịp lắng xuống, dịch bệnh Covid19 hoành hành cùng tác động từ cuộc bầu cử Tổng thống đã tạo ra nhiều thay đổi
8


trên thị trường ơ tơ. Tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều nhà sản xuất ô tô tại
Mỹ liên tục bị gián đoạn, doanh số bán hàng của nhiều mẫu mã ơ tơ theo đó cũng
sụt giảm. Nhưng bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Ford F-Series của
Ford Motor tiếp tục giữ vững ngôi vị số 1 về doanh số bán tại thị trường ô tô Mỹ.
Năm 2020, mẫu bán tải cỡ lớn này đạt doanh số 787.422 xe, giảm 12% so với năm
2019. Ford F-Series được người Mỹ đánh giá cao về thiết kế, công nghệ cùng khả
năng vận hành mạnh mẽ.
Bảng xếp hạng của Ford Motor từ năm đến năm 2020 trong Fortune 500:

9


2. PHÂN TÍCH MƠ HÌNH KINH DOANH CỦA CƠNG TY FORD
MOTOR DƯỚI THỜI CỦA HENRY FORD.
2.1.
KEY
PARTNERS
-Nhà đầu tư
và cổ đông.
-Các tay đua
trong
cuộc
đua xe thể

thao.
-Nhà
cung
cấp phụ tùng.
-Mạng lưới
đại lý phân
phối.
-Công ty điện
Detroit
Edison
-Cơng ty con.
- Chính phủ
Liên Xơ.
-Thương hiệu
Lincoln.
- Đối tác
chung
sở
thích.

Mơ hình kinh doanh công ty Ford Motor.
KEY ACTIVITIVES
-Sản xuất và thiết kế
-Quản lý chuỗi cung
ứng.
-Kiểm soát chất lượng
-R&D
-Phân phối
-Kết nối và xây dựng
thương hiệu.

-Điều hành hoạt động
-Tiếp thị và bán hàng.

VALUE
PROPOSITIONS
-Mang đến một
chiếc XE HƠI
“TỐT”, “GIÁ RẺ”
VÀ TIỆN LỢI cho
tất cả mọi người.
-Mang đến cho
khách hàng sự uy
tín, sự tin tưởng
đến từ thương hiệu
Ford.

CUSTOMER
RELATIONSHIP
S
-Thông qua các đại
lý phân phối, điện
thoại, trực tuyến và
qua thư để tiếp
nhận các phản hồi
của khách hàng.
-Dịch vụ và hỗ trợ
-Phần thưởng và
các dịch vụ chăm
sóc sau mua xe.
-Uy tín và lịng tin


CUSTOMER
SEGMENT
- Phân khúc đại
chúng.
-Nói chung là
những
khách
hàng quan tâm
đến thương hiệu
trên khắp thế giới.
-Các
doanh
nghiệp
thương
mại.

KEY RESOURCES
DISTRIBUTION
- Nguồn lực hữu
CHANNELS
hình:
-Kênh phân phối
+Vốn của các cổ đơng.
gián tiếp (đại lý bán
+Dây truyền lắp ráp di
hàng, cửa hàng của
chuyển đầu tiên trên
đối tác…)
thế giới.

+35 chi nhánh sản
xuất với 50.000 nhân
viên.
-Nguồn lực vơ hình:
+Sở hữu trí tuệ
+Sự hiện diện tồn cầu
+Mạng lưới phân phối
+Nhãn hiệu và giải
nhất trong các cuộc
đua xe.
COST STRUCTURE
REVENUE STREAM
-Chi phí mở rộng quy mơ nhà máy sản xuất.
-Doanh thu từ việc bán xe , phụ tùng xe và phụ kiện
-Chi phí nhân sự
ơ tơ.
-Chi phí khách hàng
-Chi phí R&D
-Chi phí chung: nguyên nhiên vật liệu, giấy phép
và tiền bản quyền….
10


2.2.
Phân tích mơ hình kinh doanh cơng ty Ford Motor ở giai đoạn
Henry Ford.
Như chúng ta đã biết, mỗi doanh nghiệp, mỗi giai đoạn thì mơ hình kinh doanh
sẽ khác nhau. Và để hình dung một cách rõ hơn về mơ hình kinh doanh thì ta hiểu
mơ hình kinh doanh như một “xấp giấy” “mô tả “ý tưởng kinh doanh” và “cách
thức thực hiện nó” để phục vụ cho mục đích cuối cùng là tạo ra lợi nhuận một cách

tối ưu. Mơ hình kinh doanh trả lời cho câu hỏi tại sao doanh nghiệp kiếm được
tiền? và nó bao hàm những “Thủ đoạn” để đạt được mục tiêu trên những nguồn lực
cho phép (thủ đoạn nhưng phù hợp với luật pháp).Vậy khi đi phân tích một mơ
hình kinh doanh, chúng ta phải hiểu được ý tưởng kinh doanh ở đây là gì? Và cách
thức thực hiện ý tưởng đó như thế nào? Và sau đây chúng ta đi vào cụ thể tìm hiểu
mơ hình kinh doanh cơng ty Ford Motor ở giai đoạn Henry Ford.:
2.2.1.

Ý tưởng kinh doanh của Ford Motor.

Tạo ra một loại xe ô tô cho số đông khách hàng trên khắp thế giới. Nó đủ lớn
cho cả gia đình sử dụng, nhưng cũng đủ nhỏ để một cá nhân có thể lái và chăm
sóc. Chiếc xe này sẽ được sản xuất từ những nguyên liệu tốt nhất, bởi những công
nhân lành nghề nhất, cùng với thiết kế đơn giản và sử dụng loại động cơ hiện đại.
Đặc biệt là giá của nó sẽ khá mềm, sao cho bất cứ ai có thu nhập dù chỉ thuộc loại
khá cũng có khả năng mua được và có thể cùng gia đình mình tận hưởng những
giây phút thoải mái tiện nghi như trên thiên đường.
2.2.2.

Cách thức thực hiện ý tưởng

“Cách thực hiện ý tưởng” là phần nặng nhất của mô hình kinh doanh và nó thể
hiện ở 9 thành tố của mơ hình kinh doanh Canvas. Để thuận tiện cho q trình
phân tích và tăng tính logic của 9 thành tố trong mơ hình kinh doanh Canvas .
Chúng ta sẽ phân tích theo 4 khu vực với 9 thành tố cụ thể:
2.2.2.1. Khu vực sản phẩm
a) Giá trị của sản phẩm.Khi nhắc đến giá trị của một sản phẩm, trước tiên ta
cần đề cập đến các yếu tố tạo nên giá trị của nó qua 3 cấp độ sản phẩm:
11



Cụ thể:
- Yếu tố đầu tiên chính là cốt lõi của sản phẩm: (Lợi ích của sản phẩm)
Tạo ra một loại xe ô tô cho số đông khách hàng. Giúp khách hàng di chuyển
một cách nhanh chóng, an tồn, khơng phải phụ thuộc vào những chú ngựa, đi trên
chiếc xe không người kéo tiện lợi dễ lái (Đủ lớn cho cả gia đình sử dụng, nhưng
cũng đủ nhỏ để một cá nhân có thể lái và chăm sóc). Chiếc xe này sẽ được sản xuất
từ những nguyên liệu tốt nhất, bởi những công nhân lành nghề nhất, cùng với thiết
kế đơn giản và sử dụng loại động cơ hiện đại.
Đặc biệt là giá của nó sẽ khá mềm, sao cho bất cứ ai có thu nhập dù chỉ thuộc
loại khá cũng có khả năng mua được và có thể cùng gia đình mình tận hưởng
những giây phút thoải mái tiện nghi như trên thiên đường.
- Để mang giá trị cốt lõi của sản phẩm đến khách hàng chính là một “sản
phẩm cụ thể” thơng qua chất lượng, bao bì, tính năng, thiết kế và nhãn hiệu:
Quy trình sản xuất và lắp ráp, các phương tiện của Ford được thiết kế và xây
dựng với các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất, được sản xuất từ những nguyên liệu
12


tốt nhất, bởi những công nhân lành nghề nhất, cùng với thiết kế đơn giản và sử
dụng loại động cơ hiện đại. Ford khơng chú trọng tới quảng cáo tính năng “tiện
nghi, xa hoa” của xe. Tất cả tạo nên hãng xe Ford nổi trội với sự an toàn, bền bỉ,
tốc độ, thông minh và tiện dụng.
Sản xuất một loại xe nhẹ hơn bất cứ loại xe nào khác đã từng được cơng ty
khác sản xuất. Chính vì vậy nó có thể đạt được vận tốc rất cao và cụ thể đã dành
chiến thắng trong các cuộc đua xe danh giá. Một đặc tính nổi trội là xe Ford được
thiết kế khá đơn giản, thuận tiện cho quá trình lắp ráp, sửa chữa và giảm chi phí,
giá thành.
Là một hãng xe nổi tiếng trên toàn nước Mỹ và lan sang toàn thế giới. Đặc
biệt, việc giành chiến thắng trong các cuộc đua danh tiếng đã tạo nên một sự tin

tưởng của khách hàng với xe Ford.
- Yếu tố thứ ba, đó chính là sản phẩm bổ trợ (dịch vụ hậu mãi):
Thời kỳ đó những loại xe đắt đỏ khác có rất ít nơi sửa chữa bảo dưỡng. Khi xe
bị hỏng, nếu nhà sản xuất có dịch vụ hậu mãi thì anh có thể đến gặp thợ cơ khí của
cơng ty. Nếu may mắn gặp được một người thợ lành nghề, họ sẽ thay một linh kiện
tốt cho xe (tuy nhiên, có nhiều loại xe có các linh kiện khơng thể thay thế được).
Nhưng nếu là một người thợ lười biếng với chút hiểu biết ít ỏi về ơ tơ, hoặc thậm
chí lại cịn định ăn cắp bộ phận tốt của xe mang đến sửa thì dù xe của anh chỉ bị
hỏng một chút thôi cũng phải mất hàng tuần nằm chờ. Hơn nữa, khi lấy lại xe sẽ
phải thanh toán một hoá đơn khổng lồ. Những người thợ bảo dưỡng tồi đó chính là
mối trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của ngành cơng nghiệp ơ tơ. Thậm chí mãi
đến những năm 1910 và 1911, chủ nhân của những chiếc ô tô vẫn được coi là
những người rất giàu có, do vậy họ dễ bị lợi dụng.
Hiểu được điều đó, ngay từ đầu, Ford Motor nhất quyết khơng để cho việc kinh
doanh của mình gặp trở ngại bởi những kẻ tham lam và dốt nát như thế, đặt các
dịch vụ sửa chữa, thay phụ tùng, bảo hành nằm trong các đại lý đối tác phân phối
xe Ford để khách có dịch vụ hậu mãi tốt nhất . Hơn nữa, phụ tùng xe Ford khá đơn
giản, dễ thay lắp điển hình như có những mẩu thơ vui về xe Model T của Ford như
sau:
Một ít lửa, Một ít xăng
13


Một ít ga, một ít đinh vít
Một miếng tơn, hai tấm ván
Ráp lại thành chiếc xe Ford.
Hay câu chuyện: Một chiếc xe Ford bị hỏng bộ dẫn truyền ngay tại qn bán
đồ cũ. Ơng chủ lơi sợi dây kẽm khoảng 10cm từ trong chiếc giường lò xo cũ, nối
lại, xe lại chạy bình thường. Và một hơm khác, câu chuyện tương tự diễn ra. Và
cuối cùng quán bán đồ cũ đề biển hiệu “ Bán phụ tùng xe Ford”.

Thời bấy giờ những bài báo viết chuyện cười về chiếc xe Ford thì đều bán đắt
như tơm tươi. Đây cũng chính là kênh Marketing giúp công ty Ford quảng cáo
thương hiệu của mình.
 Qua ba yếu tố trên Ford Motor mang đến cho người sử dụng những giá
trị sau:
Giá trị sử dụng của xe Ford:
 Luôn luôn sẵn sàng phục vụ bạn và ln ln đảm bảo về chất lượng;
 Có thể giúp bạn tiết kiệm tiền của và thời gian quý báu;
 Có thể đưa bạn tới bất cứ nơi đâu và ln ln đúng giờ;
 Có thể giúp bạn tăng uy tín là người ln đúng hẹn, giúp bạn duy trì niềm vui
cũng như mong muốn mua hàng của khách hàng của bạn;
 Có thể làm bạn hài lịng dù là trong công việc hay trong lúc nghỉ ngơi;
 Xe hơi Ford được chế tạo nhằm phục vụ sức khoẻ của bạn, bạn có thể băng
qua những đoạn đường gồ ghề mà vẫn an tồn và sẽ ln cảm thấy dễ chịu trong
một khơng gian thống đãng thoải mái;
 Nếu nói về tốc độ ư? Đây chính là sự lựa chọn phù hợp nhất. Với xe Ford,
bạn có thể chậm rãi vượt qua những đại lộ rợp bóng mát hay có thể lao vun vút
trên những con đường thênh thang.
Không chỉ dừng lại ở giá trị sử dụng mà Ford Motor còn cung cấp giá trị
cho khách hàng những giá trị vơ hình khác như:
14


Tên thương hiệu đã được thiết lập và có uy tín, với Cơng ty là một trong những
tên tuổi dễ nhận biết nhất trong lĩnh vực ô tô và sản xuất một số mẫu ô tô phổ biến
nhất trên nhiều khu vực pháp lý;
Chất lượng và độ tin cậy của các sản phẩm thơng qua những thành tích chiến
thắng trong việc sản xuất các phương tiện đáng tin cậy và hiệu quả, cho cả người
tiêu dùng, các nhà vận hành thương mại và đối tác.
Sự chinh phục tốc độ, và ước mơ đi vòng quanh thế giới.

2.2.2.2. Khu vực khách hàng
“Khách hàng” của doanh nghiệp có thể được hiểu theo nghĩa rộng là những
người mua hàng, các đối tác, nhà cung cấp và ngay cả nhân viên… trong công ty.
Nhưng trong bài này thì “Khách hàng” được hiểu theo nghĩa hẹp đó là tập hợp
những người mua sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
a) Phân khúc khách hàng
Ford lựa chọn một phân khúc khá màu mỡ đó là phân khúc đại chúng. “Màu
mỡ” vì thời kỳ này chưa có sự cạnh tranh quyết liệt về ơ tơ trong phân khúc này.
Phần lớn xe hơi đều dành cho những người có thu nhập rất lớn.
Fords phục vụ nhiều đối tượng khách hàng trong lĩnh vực ô tô trên khắp thế
giới, với người dùng cuối chủ yếu bao gồm người tiêu dùng nói chung và các
doanh nghiệp thương mại.
Ford chủ yếu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính ơ tơ cho các đại lý để
họ tài trợ cho việc mua hàng tồn kho xe, vốn lưu động và cải tiến cho các cơ sở đại
lý. Nó cũng cung cấp các sản phẩm tài chính thương mại cho khách hàng doanh
nghiệp.
Trong đó, Mỹ là thị trường lớn nhất của Ford, ngồi ra cịn các thị trường quốc
gia lớn khác của Công ty là ở Anh, Nga, Canada, Tây Ban Nha, Áo và Đức.
b) Kênh phân phối
Thời kỳ này thì mạng Internet chưa xuất hiện nên phần lớn doanh số bán xe,
phụ tùng và phụ kiện của Ford được thực hiện cho mạng lưới đại lý đối tác Ford và
15


Lincoln trên tồn thế giới. Cơng ty cũng bán xe cho các nhà phân phối ô tô và phụ
tùng cũng như các công ty đội xe thương mại, chẳng hạn như các nhà cung cấp
dịch vụ cho thuê ô tô, các cơ quan chính phủ, các cơng ty cơng nghiệp và hợp
đồng.
Ford đặc biệt cẩn thận khi chọn đại lý bán hàng. Thời gian đầu, Ford rất khó
khăn khi chọn được một đại lý bán hàng có hiệu quả. Nhưng cuối cùng, sau những

nỗ lực Ford cũng chọn được những đại lý phù hợp và trả lương theo chất lượng
phục vụ cho họ với những yêu cầu sau:
- Phải là người có năng lực, có khả năng cập nhật tin tức, nhạy bén với tình
hình kinh doanh;
- Có địa điểm kinh doanh tốt;
- Có kho chứa đủ phụ tùng dự trữ để có thể thay thế tức thời, đảm bảo cho
mỗi chiếc Ford luôn ở trong trạng thái được bảo dưỡng tốt;
- Có xưởng bảo dưỡng trang bị tốt và có đầy đủ các loại máy móc chính hiệu
để dùng cho việc thay thế và sửa chữa;
- Đại lý phải có các thợ máy thơng thạo cơng việc trung đại tu các loại xe
Ford;
- Phải có hệ thống sổ sách ghi chép chi tiết, đầy đủ và có hệ thống chi nhánh
bán hàng. Có như vậy mới nắm rõ tình hình tài chính của các bộ phận kinh doanh
và tình hình, số lượng cổ phiếu của người đại lý, thơng tin về chủ xe và các triển
vọng trong tương lai;
- Các phòng trưng bày phải sạch sẽ. Cửa sổ, đồ đạc và sàn nhà phải được quét
dọn, lau chùi thường xuyên;
- Có khu trưng bày hợp lý;
- Người đại lý phải tuân thủ nguyên tắc mua bán sòng phẳng và có phẩm chất
đạo đức tốt.
Tất cả điều kiện kênh phân phối của Ford đều đáp ứng đủ 5 điều kiện:
+ Mua, bán: tạo doanh số cho doanh nghiệp
+ Nhận thức: “Giáo dục” người tiêu dùng về giá trị của sản phẩm, tạo thói quen
tiêu dùng.
+ Đưa hàng: Vận chuyển đến tay người tiêu dùng.
16


+ Chăm sóc khách hàng.
+ Đặc biệt là nó là nơi lắng nghe khách hàng, đánh giá, ý kiến sản phẩm của mình.

Đây là điều quan trọng mà thường bị bỏ qua, nó là tiền đề để doanh nghiệp hồn
thiện mình.
c) Quan hệ khách hàng.
Ford là người đầu tiên thiết lập dịch vụ sau bán hàng. Khi đó, các nhà sản xuất
ôtô đều chỉ chú trọng vào việc bán hàng hơn là vào việc xây dựng các mối quan hệ
với khách hàng và công việc làm ăn được coi là trôi chảy khi họ ép được khách
hàng phải mua nhiều phụ tùng hơn. Ford cho rằng bán được ôtô mới chỉ là bước
đầu đặt quan hệ với khách hàng. Ơtơ của hãng được chế tạo rất bền, nhưng cũng
được đảm bảo là các đồ phụ tùng có thể dùng được cho nhiều đời xe khác nhau, rẻ
và cũng dễ lắp đặt. Dịch vụ lý tưởng này quả là “điên rồ” đối với các nhà sản xuất
ôtô khác, nhưng niềm tin mà nó mang lại trong cơng chúng quả là vơ giá. Những
kinh nghiệm trước đây với các nhà đầu tư đã cho thấy nguyên tắc “lợi nhuận trên
đồng đô la” thường phá hỏng sức sáng tạo của một doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp không phải là con gà đẻ trứng vàng; các doanh nghiệp phải đưa ra những
thứ giúp cuộc sống tốt đẹp hơn và nếu họ làm được như vậy, lợi nhuận đến với họ
là điều tất yếu.
Một điều “điên rồ” nữa đó là năm 1916, mức doanh thu của công ty đạt doanh
thu hơn 200 triệu USD, lãi 60 triệu USD, Henry Ford lại đưa ra lời tuyên bố mang
tính bùng nổ gây xơn xao: “Lợi nhuận 1 năm là 60 triệu USD là q lớn, tơi sẽ
trích ra 40 triệu USD hoàn trả lại cho những người mua xe Ford, mỗi chiếc hoàn
trả 80 USD, 20 triệu USD cịn lại thì 19 triệu USD để xây xưởng luyện thép cho
phụ tùng, chia lợi tức cho các cổ đông tổng là 1 triệu USD”. Chính vì tun bố này
ơng bị một cổ đơng lớn thứ hai kiện ra tịa và phải bồi thường 19,7 triệu USD.
Nhưng chính vì điều này tạo nên sự thành công cho việc giữ chân khách hàng và
mở rộng thị trường. Mỗi khách hàng là một kênh Marketing đáng tin cậy nhất, việc
giữ chân một khách hàng cũ bằng ¼ chi phí tìm kiếm một khách hàng mới.
Vì Ford chủ yếu bán các sản phẩm của mình thơng qua các đại lý độc lập, nơi
duy trì mối quan hệ chặt chẽ, tư vấn với những khách hàng này và cung cấp các
dịch vụ hỗ trợ khác nhau. Và đây là thông báo chung được công bố: “Người đại lý
phải có được tên của các khách hàng tiềm năng trong khu vực kinh doanh của

17


mình, bao gồm cả những người chưa từng nghĩ tới việc mua sắm. Bằng việc ghé
thăm nếu có thể hoặc ít nhất là trao đổi qua thư từ, người đại lý nên tư vấn, giới
thiệu khách hàng về sản phẩm của mình. Sau đó, nếu thấy cần thiết thì hãy gửi cho
họ các thư giới thiệu. Nắm được tình hình xe của khách hàng cũng là điều mà đại
lý bán hàng phải lưu tâm. Nếu phạm vi kinh doanh của anh quá rộng để thực hiện
được những điều trên thì có nghĩa là anh đã quản lý một địa bàn quá rộng khó có
thể giúp anh tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng.”
Người tiêu dùng có thể mua xe Ford thông qua các đại lý để bảo hành, sửa
chữa, thay thế phụ tùng một cách thuận tiện nhất, nhận được dịch vụ cá nhân hóa
và các mẫu xe Ford đặt làm riêng. Công ty cũng cung cấp các kế hoạch cho thuê có
thể tùy chỉnh có thể được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu cá nhân của các khách
hàng thương mại của mình.
Dịch vụ cá nhân hóa và các mẫu xe Ford đặt làm riêng của khách chủ yếu là
những đơn đặt hàng lớn vì những khách hàng lẻ thì Henry Ford cho rằng: “Có một
xu hướng đang tồn tại là người ta cứ suy nghĩ, quan tâm vớ vẩn về kiểu cách và
phá hỏng những sản phẩm tốt bằng cách thay đổi nó đi. Những người bán hàng cứ
khăng khăng đòi phải thay đổi liên tục như vậy. Họ chỉ lắng nghe khoảng 5%
những khách hàng đặc biệt nói lên những điều họ địi hỏi, mà qn đi 95% những
khách hàng khác, những người mua mà khơng có địi hỏi đặc biệt gì. Tất nhiên,
khơng một hoạt động kinh doanh nào có thể phát triển được nếu khơng quan tâm
đến những lời phàn nàn và góp ý kiến của người tiêu dùng. Nếu phát hiện bất kỳ
một sai sót nào trong dịch vụ thì sai sót đó phải được điều tra ngay lập tức. Thế
nhưng khi những ý kiến đóng góp cho sản phẩm chỉ chú trọng đến kiểu dáng, đến
sự sành điệu thì cần phải kiểm tra lại xem liệu đó có đơn thuần là những ý kiến
mang tính cá nhân hay khơng. Khi khách hàng có ý thích nhất thời và muốn người
bán xe hơi phải đáp ứng được nhu cầu của mình, thì các nhà kinh doanh xe hơi
luôn mong muốn phục vụ những ý thích bất chợt đó của khách hàng. Nhưng thực

ra, họ chỉ cần tiếp thu và hiểu biết đầy đủ về sản phẩm của mình để diễn giải cho
khách hàng những sản phẩm mà họ có hồn tồn có thể thoả mãn yêu cầu của
khách hàng mà không cần phải chế tạo ra mẫu sản phẩm mới.”
Vì lý do này, vào một buổi sáng năm 1909, Ford đã thơng báo chính sách mới
mà không hề báo trước rằng: trong tương lai, Hãng Ford chỉ sản xuất một dòng xe
18


duy nhất, đó chính là dịng xe T và kết cấu gầm của mọi loại xe là hoàn toàn giống
nhau. Và Henry Ford nói thêm rằng:
"Any customers can have a car painted any color that he wants, as long as it is
black".
“Bất kỳ khách hàng nào cũng có thể có một chiếc ô tô được sơn bất kỳ màu
nào mà họ muốn miễn là nó có màu đen”.
Điều này là một minh chứng mơ hình kinh doanh là đứng từ góc nhìn của
sản phẩm, lấy sản phẩm làm trung tâm.
2.2.2.3. Khu vực hoạt động
a) Đối tác chính
Đối tác đầu tiên phải kể đến đó chính là các cổ đơng mà Henry Ford hợp tác để
tài trợ vốn cho công ty của ơng. Phải kể đến đầu tiên đó chính là ông chủ nổi tiếng
của ngành Than đá tại Mỹ, ngoài ra cịn rất nhiều những cổ đơng khác.
Các tay đua đem lại chiến thắng trong các giải đua mang danh tiếng cho Ford
trên khắp thế giới và toàn nước Mỹ: Đó là Alexander Winton, một tay đua nổi
tiếng và rất được hâm mộ và Barney Oldfield một người chưa hề biết sợ tốc độ là
gì - một tay đua xe đạp chuyên nghiệp.
Ford hợp tác với một loạt các công ty trong suốt quá trình thiết kế, sản xuất
như cung cấp phụ tùng, các chi tiết máy… (với giai đoạn đầu Ford chưa đủ vốn để
tự sản xuất phụ tùng)
Tiếp theo, đối tác nhà cung cấp, bao gồm các nhà cung cấp tài nguyên, nhà
cung cấp công cụ và nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ Ford trong việc sản xuất và phân

phối sản phẩm và dịch vụ của mình.
Năm 1929, Ford được chính phủ Liên Xơ ký hợp đồng thành lập Nhà máy ô tô
Gorky ở Nga ban đầu sản xuất Ford Model AA và nó đã đóng vai trị quan trọng
trong q trình cơng nghiệp hóa của Liên Xô.

19


Đối tác chung sở thích (Affinity Partners), bao gồm các cơng ty tham gia
chương trình FordPass cung cấp dịch vụ, sản phẩm và giảm giá cho các thành viên
như một phần của chương trình phần thưởng.
Đối tác chiến lược và liên minh, chủ yếu bao gồm các công ty công nghệ, cung
cấp tích hợp cho các sản phẩm của Ford, chia sẻ công nghệ và tài nguyên, và hợp
tác với Công ty trong các dự án liên doanh như Công ty điện Detroit Edison và
thương hiệu Lincoln.
b) Hoạt động chính.
Ford là một cơng ty ơ tơ và hoạt động chính bao gồm:
-Sản xuất và thiết kế ô tô mang thương hiệu Ford.
-Kiểm soát chất lượng của mỗi chiếc xe trước khi đưa ra thị trường và trước
khi đến tay người tiêu dùng.
-Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định và quản lý tất cả các hoạt
động liên quan đến tìm đầu vào nguyên liệu, nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất
cả các hoạt động quản trị logistics.
-R&D (nghiên cứu – phát triển sản phẩm) nhằm tạo ra những sản phẩm mới
về: thiết kế, công dụng, chất liệu, tính năng… hay cải tiến, nâng cao chất lượng
những mẫu xe hơi trước đó như sự ra đời lần lượt của các mẫu xe Model A, Model
B, Model C, Model F, Model N, Model R, Model S và Model K và thành công
nhất là Model T.
-Phân phối sản phẩm đến các đại lý, đối tác và người tiêu dùng.
-Kết nối với các đối tác và xây dựng thương hiệu Ford dẫn đầu, trường tồn và

bền vững.
-Điều hành hoạt động của cơng ty như tài chính, kế tốn, kỹ thuật, nhân sự,…
-Tiếp thị quáng bá sản phẩm và bán hàng.
Bên cạnh đó cịn sản xuất các phụ tùng cho hãng xe của mình.
c) Nguồn lực chính
20


- Nguồn lực hữu hình:
Đầu tiên đó là vốn, ngày 11/6/1903, Henry Ford, cùng 11 nhà đầu tư và 28.000
đô la tiền vốn, lập nên tập đồn Ơtơ Ford. Và từ nguồn vốn ban đầu này khi tạo ra
doanh thu công ty sẽ giữ lại lợi nhuận để mở rộng sản xuất kinh doanh. Vẫn là vụ
kiện nhức nhối năm 1916 vì việc dành 19 triệu USD để mở rộng sản xuất kinh
doanh mà chỉ chia 1 triệu USD cho cổ đơng. Nhưng đó chính là hướng đi để có
một “Ông vua xe hơi” như thế. Nếu lợi nhuận mà chia hết thì Ford Motor vẫn mãi
nằm ở chiếc “Ao làng” sẽ khơng cịn vốn để sản xuất đáp ứng nhu cầu tăng vọt của
của các nước trên thế giới và với tới tham vọng tiến xa hơn.
Ford Motor có 35 chi nhánh trên toàn quốc, tất cả đều là những nhà máy lắp
ráp và trong đó 20 chi nhánh trong số đó cũng kiêm cả sản xuất phụ tùng ơtơ.
Ngồi ra cịn có chi nhánh ở Ln Đơn, Liên Xô và Australia. Công ty Ford chở
hàng đến mọi nơi trên thế giới và đặc biệt là ở Anh.
Điều đáng nói ở đây đó chính là nguồn lực nhân viên, đầu những năm 1920,
cơng ty Ford có 50.000 nhân viên:
 Không ai trong số các nhân viên của chúng Ford là “chun gia” cả.
Điều khơng may mắn nhất có thể xảy ra là Ford nhận thấy rằng cần phải
loại bỏ một người ngay cả khi anh ta bắt đầu tự cho mình là một chuyên
gia, bởi vì một người thực sự biết rõ cơng việc của mình sẽ khơng bao
giờ tự coi mình là một chuyên gia. Khi một người biết rõ cơng việc của
mình, họ sẽ thấy mình cịn nhiều việc phải làm hơn là những việc họ đã
làm được, họ ln chịu áp lực phải tiến về phía trước và không bao giờ

dễ dàng từ bỏ suy nghĩ rằng mình đã làm việc tốt và hiệu quả. Ln ln
nhìn về phía trước, ln ln nghĩ rằng cần phải cố gắng làm nhiều thứ
hơn nữa, ln mang trong mình tư tưởng là khơng có gì là khơng thể làm
được. Thời điểm mà một người có tư tưởng cho rằng mình là một
“chuyên gia” là lúc rất nhiều thứ trở nên không thể thực hiện được nữa.
 Ford thuê cả những người khuyết tật, những người trong tù ra và vẫn
nhận lương như người bình thường khác. Cụ thể, trong cơng ty Ford có
tất cả 7882 cơng việc khác nhau bao gồm: 949 cơng việc cần có sức
khỏe, 3339 cơng việc cần sức khỏe bình thường, 3395 cơng việc cho phụ
nữ, trẻ em và người tàn tật. Một minh chứng đó là, sử dụng người bị mù
21


để đếm đinh, độ chính xác cao hơn người bình thường rất nhiều vì người
bình thường có thể họ coi việc đếm đinh là việc làm của con nít cịn
người mù họ đếm rất cẩn thận, thêm vào đó tốc độ đếm đinh của người
mù gấp 2 lần người bình thường.
Một nguồn lực đáng nói nhất, giúp Ford giảm chi phí lớn tạo nên lợi thế so
sánh về giá của Ford Motor hơn bất cứ hãng xe hơi nào khác đó chính là dây
chuyền lắp ráp di chuyển đầu tiên trên thế giới của Henry Ford và các cộng sự
phát minh. Giúp cho việc chế tạo khung xe từ 728 phút ( hơn 12 tiếng) xuống
còn 93 phút ( 1,5 tiếng).

Các cửa hàng của đại lý phân phối xe Ford, các cơ sở bán hàng và tiếp thị
trên khắp nước Mỹ và trên tồn thế giới.
- Nguồn lực vơ hình:
Ford nắm giữ công nghệ, bằng sáng chế và tài sản trí tuệ về thiết kế và sản xuất
ơ tơ các kiểu Model, dây chuyền sản xuất di chuyển, trang thiết bị phụ tùng…
Thương hiệu Ford tạo nên sự an tâm, tin tưởng của khách hàng. Và những chiến
thắng mà các giải đua một lần nữa khẳng định chỗ đứng vững chắc của ô tô

Ford trong tim khách hàng.
Mạng lưới phân phối trải rộng trên khắp nước Mỹ và trên toàn thế giới.
22


2.2.2.4. Khu vực tài chính.
a) Cấu trúc chi phí.
- Nguồn hình thành chi phí:
Ford ra đời năm 1903 với số vốn tiền mặt ban đầu là $28.000 của 11 cổ
đông. Ngồi ra, chi phí cịn được hình thành từ các nguồn như lợi nhuận giữ lại
của mỗi năm và doanh thu xoay vịng. Ngồi ra cịn một số nguồn từ vay khác
như ngân hàng, tín dụng thương mại …
- Cấu trúc chi phí:
+Chi phí cố định:
Ngồi những chi phí chung như tiền th và phí tiện ích trên tồn bộ mạng
lưới văn phịng và cơ sở của mình, chi phí lãi vay, thuế tài sản và khấu hao tài
sản cố định, chi phí bảo dưỡng… là những chi phí phát sinh thường xuyên và ít
biến động theo thời gian. Các chi phí này chiếm một phần khá lớn trong tổng
chi phí. Một chi phí quan trọng đó chính là Ford luôn dành ra một phần lợi
nhuận để đầu tư cho mở rộng nhà xưởng. Điều này giúp cho Ford Motor có thể
phủ sóng rộng rãi khắp thế giới.
+Chi phí biến đổi:
Là những khoản chi phí thay đổi theo sản lượng sản xuất bao gồm:
Chi phí nguyên nhiên vật liệu, tiền thưởng và hoa hồng cho các đại lý phân
phối, chi phí liên quan đến các hoạt động nghiên cứu và phát triển, quản lý
chuỗi cung ứng, vận hành các cơ sở sản xuất, tiếp thị và phân phối sản phẩm,
quản lý quan hệ đối tác, chi phí duy trì quản lý nhân sự và chi phí tiếp thị theo
sản phẩm. Và đặc biệt chúng ta phải kể đến 3 loại chi phí góp phần quan trọng
nhất là:
 Chi phí nhân công:

Ford tăng lương cho người công nhân từ khoảng 2USD/ ngày (được nhận
xét là đang cao hơn 2,3 lần các cơng ty xe hơi bên ngồi) lên mức lương 5 USD
cho một ngày. Hạ giờ làm từ 9 giờ xuống 8 giờ. Việc trả lương giữa người đốt
than cho tàu và người lái tàu bằng nhau… Việc tăng lương này nhận sự phản
đối gay gắt từ các cổ đông, các hãng xe hơi đối thủ vì sợ cướp hết người tài, gây
23


xơn xao báo trí, nhiều người ồ ạt đến xin việc và nhiều người khác cịn nghĩ ơng
nói cho vui…Đây được coi là một biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất hiệu quả
nhất mà Ford đã làm được.
 Chi phí hồn trả khách hàng:
Ford đã trích 40 triệu USD trên tổng 60 triệu đơ để hồn trả khách hàng và
bị các cổ đông phản đối kịch liệt và bị kiện. Đây được coi là chi phí rất hiệu
quả mà ít ai lúc bấy giờ nghĩ đên, vì ai cũng có nhu cầu thay đổi xe của mình
và muốn khách hàng trung thành với hãng xe của mình thì phải bỏ ra chi phí
giữ chân khách hàng. Theo như thống kê, chi phí để giữ chân một khách
hàng cũ chi phí chỉ bằng 1/4 chi phí tìm kiếm một khách hàng mới. Hơn thế
nữa, mỗi một khách hàng là một kênh truyền thơng Marketing uy tín và
thuyết phục nhất vì họ là người đã được trải nghiệm. Một mũi tên trúng hai
đích.

Trong cấu trúc chi phí của Ford Motor thì phần lớn là chi phí ngun vật liệu
và hàng hóa.
- Quản lý chi phí:
Theo ngun tắc đó, Ford tập trung vào tiết kiệm và quản lý hiệu chi phí mà
khơng bao giờ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Điều này thể hiện ở một
số ví dụ: giải quyết vấn đề phế phẩm với mục tiêu cụ thể là tiết kiệm tối đa; không
bao giờ đưa những thứ vô ích vào trong khuôn viên của nhà máy, không xây các
toà nhà cầu kỳ chỉ để làm biểu tượng cho sự thành cơng…Tất cả việc tiết kiệm chi

phí giúp hạ giá thành của xe xuống tạo một lợi thế cạnh tranh của hãng so với đối
thủ.

CHI PHÍ VÀ SẢN XUẤT XE FORD, 1908-1924
24


Nguồn: Hồ sơ vụ việc của Henry Ford, Ủy ban Khoa học và Nghệ thuật, Huy
chương Cresson năm 1928.
Do hiệu quả sản xuất của dây chuyền lắp ráp được Ford cải thiện (trong số những
hãng khác), giá thành của một chiếc ô tô đã giảm đáng kể thông qua sự phân cơng
lao động và tính kinh tế theo quy mơ. Khi Ford Model T được giới thiệu vào năm
1908, nó có giá khoảng 950 đơ la (đơ la danh nghĩa), với chỉ 10.000 chiếc được sản
xuất. Đến năm 1924, 2 triệu chiếc được sản xuất với chi phí 300 USD mỗi chiếc,
khiến nó trở thành một trong những chiếc xe được sản xuất hàng loạt nhất trong
lịch sử, với tổng số 16,5 triệu chiếc. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã có những tác
động gián đoạn đến việc sản xuất ô tô, khiến các nguồn tài nguyên tạm thời trở nên
đắt đỏ hơn. Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, xu hướng cải thiện năng suất lại tiếp
tục.
b) Doanh thu.
Ford kiếm được phần lớn tiền bằng cách bán ô tô và phụ tùng cho xe. Ford bán
buôn xe cho các đại lý và nhà phân phối ở năm phân khúc địa lý chính trên thế
giới: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi, và Châu Á - Thái
Bình Dương.

25


×