PHỊNG GD&ĐT SI MA CAI
TRƯỜNG PTDTBTTH
XÃ NÀN SÍN
Số:
/ KH-BDTX
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Nàn Sín, ngày tháng 9 năm 2017
KẾ HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Năm học: 2017 – 2018
Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGD&ĐT, ngày 10/7/2012 của Bộ GD&ĐT
về ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và
giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BGD&ĐT, ngày 30/10/2015 của Bộ GD&ĐT
về ban hành chương trình BDTX cán bộ quản lý trường Tiểu học;
Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BGD&ĐT, ngày 08/8/2011 của Bộ GD&ĐT
về chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học;
Căn cứ Kế hoạch số 437/ KH-PGD&ĐT, ngày 23/6/2017 của PGD&ĐT Si
Ma Cai về kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên cho Cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên năm học 2017 - 2018;
Căn cứ vào trình độ, năng lực chuyên môn của CBGVNV trong trường,
trường PTDTBT TH xã Nàn Sín xây dựng kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên,
Năm học 2017 - 2018 như sau:
I. Về công tác số lượng.
1.1. Đội ngũ.
Tổng số CBQL, GV, NV: 36 đồng chí; trong đó trình độ trên chuẩn là 15
đ/c với 41,6%; đạt chuẩn 21đ/c với 58,4%; Trong đó:
CBQL: 2 đồng chí, nữ: 1 đồng chí, dân tộc: 0 đ/c;
Giáo viên: 30 đ/c, nữ: 14 đ/c, dân tộc: 25 đ/c ( GV bộ môn 5 đ/c: Mĩ thuật,
Tin học, Thể dục; 1 đ/c giáo viên làm tổng phụ trách Đội, Tiếng Anh);
Nhân viên: 4 trong đó ĐH: 1, CĐ: 1; Trung cấp: 2; dân tộc: 2
1.2. Học sinh.
Tổng số có 21 lớp với 365 học sinh, nữ 186 học sinh là dân tộc thiểu số trong
đó dân tộc Mơng 364/365 = 99,1%, nữ 185; Tày 1/365 =0,9%, nữ 1;
Học sinh nghèo: 192 em.
Khối lớp 1: 5 lớp = 69 học sinh
Nữ: 34HS
Khối lớp 2: 4 lớp = 70 học sinh
Nữ: 34 HS
Khối lớp 3: 4 lớp = 78học sinh
Nữ: 43 HS
Khối lớp 4: 3 lớp = 79 học sinh
Nữ: 49 HS
Khối lớp 5: 3 lớp = 69 học sinh
Nữ: 26 HS
II. Mục đích yêu cầu.
1. Mục đích.
100% cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên trong trường được cập nhật kiến
thức về nội dung cơ bản của Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện Si Ma Cai, các
Chỉ thị, Nghị quyết, chính trị, kinh tế, xã hội, chun mơn, nghiệp vụ nhằm nâng
cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực theo yêu cầu của
chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học và yêu cầu phát triển của ngành, nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện.
100% cán bộ quản lý xếp loại: Đạt yêu cầu trở lên.
Xếp loại bồi dưỡng thường xuyên: 100% hoàn thành nội dung bồi dưỡng
trong đó 70% xếp loại khá trở lên.
Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên, năng lực tự
đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động
tự học, tự bồi dưỡng.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực tự bồi
dưỡng của bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục
trong nhà trường.
2. Yêu cầu.
Xác định được việc bồi dưỡng chuyên môn là mục tiêu, nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục.
Cán bộ quản lý được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao năng lực
quản lý, chỉ đạo. Vận dụng những nội dung của mơ đun, xây dựng được chương
trình hành động cụ thể triển khai thực hiện tại nhà trường. Đề xuất được các biện
pháp phù hợp để huy động trẻ em đi học, thực hiện phổ cập giáo dục và tổ chức
giáo dục. Vận dụng được nội dung của mô đun vào việc tổ chức lớp học và giáo
dục lối sống, giáo dục trải nghiệm dáng tạo cho học sinh ở nhà trường.
Đối với giáo viên, qua quá trình bồi dưỡng bản thân được nâng cao chun
mơn nghiệp vụ có kỹ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực;
biết sử dụng một số phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh cả 2
buổi/ ngày; Nắm vững một số vấn đề cơ bản về hình thức tơt chức dạy học theo
các tài liệu đang thực hiện tại trường; Nắm được đặc điểm tâm lí của học sinh cá
biệt, học sinh yếu kém, học sinh khá giỏi, học sinh năng khiếu; tự làm được một
số đồ dùng bằng vật liệu rẻ tiền phục vụ dạy học, vẽ và thiết kế được một số nội
dung câu chuyện sát thực với học sinh phục vụ cho việc đọc, rèn kĩ năng sống
cho học sinh; Nắm được nội dung về hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp ở tiểu học, tổ chức cho học sinh tham gia một cách thực chất, hiệu
quả; kết hợp giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, kĩ năng sống qua các
môn học;
Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên tổng phụ trách tổ chức tốt các
hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Hiểu được xây dựng môi trường trường học thân thiện về mặt vật chất; hiểu
Đối với nhân viên vận dụng được những hiểu biết về chính trị, chun mơn
nghiệp vụ qua việc tự học và học tập trung để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo
đức nghề nghiệp và các năng lực vào nhiệm vụ được phân công.
Sau mỗi một mô đun làm báo cáo, đánh giá xếp loại kết quả bồi dưỡng từng
mô đun.
Đối với giáo viên mới nội dung bồi dưỡng 1 + 2, tổ chức bồi dưỡng tập
trung theo sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT; nội dung bồi dưỡng 3 giáo viên đăng
ký, tự bồi dưỡng và làm báo cáo theo mô đun đã đăng ký; nhà trường đánh giá,
xếp loại từng mô đun bồi dưỡng.
III. Nội dung và thời lượng.
1. Khối kiến thức bắt buộc. ( thời lượng 60 tiết)
1.1. Bồi dưỡng kiến thức về chính trị
* Thời lượng: 20 tiết
* Nội dung:
Các vấn đề lí luận cơ bản và những điểm mới trong Nghị quyết Hội
nghị lần thứ tư và Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII.
Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội quốc tế và trong nước nổi bật trong 6
tháng đầu năm 2017.
Chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh năm 2017; về phịng, chống suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ”tự
diễn biến”, ”tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Những vấn đề kinh tế - xã hội ở huyện; chương trình hành động, kế hoạch của
Đảng bộ huyện thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư và Hội nghị lần thứ năm
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII.
* Hình thức: Bồi dưỡng tập trung tại huyện
1.2. Bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn.
* Thời lượng: 40 tiết/năm
* Nội dung:
Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
Đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22/BGD&ĐT.
Phương pháp dạy học CGD lớp 1
Kĩ năng thiết kế và tổ chức HĐ trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu
học.
* Hình thức: Bồi dưỡng tập trung tại huyện
2. Khối kiến thức tự chọn. ( thời lượng 60 tiết)
2.1. Đối với CBQL
Mô đun QLTH 3: Năng lực xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà
trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học.
Mô đun QLTH 14: Năng lực quản lý hoạt động dạy học theo một số mơ hình
tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học
Mô đun QLTH 20: Năng lực quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo yêu
cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học
Mô đun QLTH 32: Phát triển năng lực giao tiếp trong quản lý ở trường tiểu học
2. Đối với giáo viên, nhân viên.
Mô đun 3: Đặc điểm tâm lí của học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, học sinh
khá giỏi, học sinh năng khiếu
Mô đun 5: Tổ chức học tập cho học sinh ở lớp ghép.
Mô đun 19: Tự làm đồ dùng dạy học ở tiểu học.
Mơ đun 38: Nội dung về hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ở tiểu học.
Mô đun 35: Giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động ở trường tiểu học.
2.3. Đối với nhân viên trường học.
- Nhân viên Kế toán: Tự bồi dưỡng về nghiệp vụ kế toán, hạch toán ngân sách
nhà nước; dự toán ngân sách, các vấn đề vê cơng tác tài chính trong nhà trường.
- Nhân viên thiết bị: Bồi dưỡng chuyên mơn nghiệp vụ về cơng tác quản lí,
sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học.
- Nhân viên Y tế: Bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ về cơng tác chăm sóc
sức khỏe học sinh.
- Văn phịng: Bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ về cơng tác văn phịng, lưu
trữ hồ sơ, giải quyết báo cáo.
IV. Kế hoạch bồi dưỡng.
1. Đối với CBQL
1.1. Mô đun QLTH 5: Năng lực xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy theo
yêu cầu đổi mới đối với cấp tiểu học
a. Mục tiêu
- 2/2 đồng chí CBQL nắm được, trình bày được tổ chức bộ máy của nhà
trường và những nội dung cơ bản trong công tác tổ chức bộ máy của nhà trường
theo yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Đề xuất được các biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động của bộ máy, đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới giáo dục.
b. Thời gian bồi dưỡng:
Từ ngày 11/9/2017 đến ngày 30/10/2017
Thời gian báo cáo 31/ 10/2017.
c. Nhiệm vụ và giải pháp:
- Lý thuyết (7 tiết): CBQL thực hiện tự bồi dưỡng nghiên cứu qua các tài
liệu, văn bản của các cấp về:
+ Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào
tạo về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
+ Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện tổ chức bộ máy trường học.
+ Những vấn đề cơ bản về tổ chức bộ máy trong nhà trường.
- Thực hành (8 tiết):
Tự nghiên cứu các tài liệu về tư tưởng lập trường đối với bản thân người
quản lý, nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các cấp để triển khai tới
toàn thể CBGV, NV trong đơn vị:
1. Tổ chức bộ máy của nhà trường theo yêu cầu đổi mới giáo dục.
Nghị quyết số 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
Chương trình số 77- Ctr/HU, ngày 31/3/2014 của huyện ủy Si Ma Cai; Chỉ thị
15/CT-TU ngày 9/5/2016 của Tỉnh ủy Lào Cai, cùng với tăng cường cơng tác giáo
dục chính trị, tư tưởng đạo đức nghề nghiệp và đảm bảo an toàn an ninh trong các
sơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh;
Phải là người đi đầu trong lĩnh vực tư tưởng, lập trường công tác.
2. Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ
máy nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
2.1. Quản lý qua công tác tư tưởng, nhận thức
Tư tưởng luôn được đề cao về trong mọi lĩnh vực “Tư tưởng là thống soái”
- tư tưởng quyết định hành động, tư tưởng định hướng tư duy và mọi hành vi của
con người. Tư tưởng bao gồm sự thông suốt về chủ trương, mục tiêu, yêu cầu, ý
nghĩa của nhiệm vụ đề ra để người được quản lý phát huy tốt nhất năng lực có
được của mình thực thi nhiệm vụ.
Cũng từ yêu cầu tư tưởng, nhận thức này trong quản lý đòi hỏi người được
quản lý phải hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa và thực thi nhiệm vụ một cách dân
chủ, có ý thức và sáng tạo, khơng đơn thuần chỉ hành động mang tính chấp
hành.
Tổ chức cho CBGV,NV tham gia học tập các Chỉ thị Nghị quyết của các
cấp, tuyên truyền về tư tưởng lập trường công tác; tổ chức cam kết về không vi
phạm đạo đức nhà giáo và an toàn đối với học sinh.
2.2. Quản lý qua công tác tổ chức
Tổ chức phân công tổ chức từ đầu năm học, tổ chức trong quản lý bao gồm
tuyển dụng, tập hợp lực lượng, xây dựng cơ chế hoạt động, phân cơng bố trí và
thực hiện chế độ chính sách, khen chê rõ ràng phân minh.
2.3. Quản lý qua công tác thanh kiểm tra, đánh giá
Thấy được sự cần thiết của hoạt động thanh, kiểm tra: “Quản lý thì phải
thanh kiểm tra, khơng có thanh kiểm tra thì khơng có quản lý!”. Thanh, kiểm tra
là hoạt động thường xuyên của người quản lý để người quản lý trực tiếp thấy
được sản phẩm lao động của người được kiểm tra và hiệu quả quản lý của người
đứng đầu cơ quan, qua đó mà đánh giá chủ trương, biện pháp quản lý của mình
cũng như hiệu quả cơng việc người được kiểm tra để điều chỉnh, uốn nắn nếu
cần; nắm rõ điều kiện lao động và phân loại được lực lượng lao động, thực hiện
sát hợp chế độ chính sách qua đó thúc đẩy lực lượng lao động hồn thành tốt
nhiệm vụ.
Có kế hoạch kiểm tra nội bộ, kiểm tra tồn diện đối với giáo viên thơng qua
dự giờ, khảo sát học sinh, việc giáo viên tham gia các hoạt động chung của nhà
trường.
( Theo khung bồi dưỡng cá nhân)
1.2. Mô đun QLTH 14: Năng lực quản lý hoạt động dạy học theo một số
mơ hình tổ chức dạy học đáp ứng u cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học
a. Mục tiêu:
- 2/2 đồng chí CBQL hiểu được cách thức tổ chức dạy học theo một số mơ
hình tổ chức dạy học 02 buổi/ngày; trường chuyên biệt.
- Đề xuất được một số biện pháp quản lý phù hợp đối với mỗi mơ hình tổ
chức dạy học để nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học.
b. Thời gian bồi dưỡng:
Từ ngày 1/11/2017 đến ngày 28/12/2017
Thời gian báo cáo 29/12//2017.
c. Nhiệm vụ và giải pháp:
- Lý thuyết (7 tiết): CBQL thực hiện tự bồi dưỡng nghiên cứu qua các tài
liệu, văn bản của các cấp về:
1. Hoạt động dạy học theo một số mơ hình tổ chức dạy học 02 buổi/ngày;
cả ngày theo yêu cầu đổi mới giáo dục.
2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo một số mơ hình tổ chức
dạy GDLS, TNST….
- Thực hành (8 tiết):
+ Thực hành xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụu năm học đúng phù
hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với các tài liệu đang thực hiện tại trường.
+ Phân công GV thực hành giảng trên lớp với các phương pháp hình thức phù
hợp với các tài liệu đang được áp dụng tại đơn vị: CT 175 tuần, TV 1 cơng nghệ tài
liệu hiện hành.
+ Khuyến khích tất cả GV tham gia Hội thi GVDG cấp trường, huyện, GV
điểm trường lẻ dạy giỏi.
( Theo khung bồi dưỡng cá nhân)
1.3. Mô đun QLTH 20: Năng lực quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo
theo yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học
a. Mục tiêu:
- 2/2 đồng chí CBQL hiểu được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm
sáng tạo ở trường tiểu học.
- Đề xuất và tổ chức, quản lý được các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở
trường tiểu học phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương.
b. Thời gian bồi dưỡng:
Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 15/3/2018.
Thời gian báo cáo 16/ 3/2018.
c. Nhiệm vụ và giải pháp:
- Lý thuyết (7 tiết): CBQL tự nghiên cứu các tài liệu, học tập các hình thức tổ
chức lớp học trên mang Itrert về:
Năng lực quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo yêu cầu đổi mới giáo
dục đối với cấp tiểu học.
Những vấn đề cơ bản về hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường tiểu học.
Tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Thực hành (8 tiết):
+ Tham gia các buổi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức giáo dục lối
sống, trải nghiệm sáng tạo theo tài liệu mới của BGD&ĐT năm 2017.
+ Tập huấn lại nội dung tập huấn cho CBGV,NV.
+ Tổ chức dự giờ, thực hành giảng dạy tại các lớp
+ Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngoài giờ lên lớp mang nhiều
ý nghĩa cho học sinh, tổ chức tập trung vào hoạt động của học sinh - học sinh
được thực hành, trải nghiệm nhiều.
( Theo khung bồi dưỡng cá nhân)
1.4. Mô đun QLTH 32: Phát triển năng lực giao tiếp trong quản lý ở trường
tiểu học
a. Mục tiêu:
- 2/2 đồng chí CBQL nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp trong
quản lý nhà trường.
- Vận dụng được các kỹ năng giao tiếp cơ bản để giải quyết các tình huống
trong quản lý.
- Nêu, đề xuất được cách giải quyết các tình huống trong giao tiếp quản lý.
b. Thời gian bồi dưỡng:
Từ ngày 19/3/2018 đến ngày 27/4/2018 .
Thời gian báo cáo 02/ 05/2018.
c. Nhiệm vụ và giải pháp:
- Lý thuyết (7 tiết):
- CBQL tự nghiên cứu những vấn đề chung về giao tiếp trong quản lý
- Các kỹ năng cơ bản trong giao tiếp quản lý.
- Thực hành:( 8 tiết)
Thực hành thông qua các cuộc họp, nhận xét giờ dạy, nhận xét đánh giá cuối
năm, hướng dẫn chuyên môn cho giáo viên.
( Theo khung bồi dưỡng cá nhân)
2. Đối với giáo viên.
2.1. Mô đun chung.
Mô đun 3: Đặc điểm tâm lí của học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, học
sinh khá giỏi, học sinh năng khiếu
a. Mục tiêu:
100% giáo viên có kĩ năng tìm hiểu, phân tích đặc điểm tâm lí học sinh cá
biệt, học sinh yếu kém, học sinh khá giỏi, học sinh năng khiếu để vận dụng
trong dạy học, giáo dục phù hợp đối tương học sinh.
Phấn đấu: Xếp loại Giỏi 10/30 đ/c đạt 33,3%; Khá 15/30 đ/c đạt 50%; TB:
5/30 đạt 16,7%
b. Thời gian bồi dưỡng
Từ ngày 11/9/2017 đến ngày 30/10/2017
Thời gian báo cáo 31/ 10/2017.
c. Nhiệm vụ và giải pháp.
+ Tự học 10 tiết:
Giáo viên tự nghiên cứu tài liệu TH 3 trên cổng thơng tin điện tử về Đặc
điểm tâm lí của học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, học sinh khá giỏi, học sinh
năng khiếu
+ Bồi dưỡng tập trung 5 tiết: (Lý thuyết: 0 tiết, thực hành: 5 tiết)
Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên tìm hiểu tài liệu tham khảo, quan sát
học sinh trong htực tế, trao đổi nhóm...
Tổ chức thực hành trong giảng dạy. Phân cơng giáo viên dạy, có chia sẻ,
đánh giá tiết dạy. Lồng ghép tiết dạy cùng các buổi sinh hoạt chuyên mơn,
chun đề.
( theo khung bồi dưỡng đính kèm )
2.2.Mơ đun tự chọn.
2.2.1. Mô đun 5: Tổ chức học tập cho học sinh ở lớp ghép.
a. Mục tiêu
- Thiết kế được những hoạt động học tập theo nhóm ở lớp ghép;
- Chủ động, linh hoạt vận dụng các hình thức tổ chức học tập theo nhóm
trong dạy học lớp ghép.
- Phấn đấu: Xếp loại Giỏi chiếm 40%; Khá chiếm 60%;
b. Thời gian bồi dưỡng
- Từ 01/01/2017 đến 5/12/2017.
- Thời gian nộp báo cáo: 06/12/2017.
c. Nhiệm vụ và giải pháp
* Tự bồi dưỡng (12 tiết)
- 21/21 đ/c tự tìm tài liệu và nghiên cứu tài liệu tiết dạy mẫu, một số hoạt
động Tổ chức học tập cho học sinh ở lớp ghép của Bộ Giáo dục và Đào.
- Học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp.
- Học từ xa: qua mạng Internet, băng đĩa hình.
- Một số nội dung tự học:
+ Cách tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ ở lớp ghép có hiệu quả.
+ Cách học tập độc lập của học sinh trong lớp ghép.
+ Thực hành tổ chức học tập sinh động trong lớp ghép.
* Bồi dưỡng tập trung: 3 tiết
- Tổ chức cho cán bộ quản lí , giáo viên thực hành thiết kế những hoạt
động học tập trong lớp ghép.
- Tổ chức cho cán bộ quản lí giáo viên thực hành trong giảng dạy. Phân
cơng giáo viên dạy, có chia sẻ, đánh giá tiết dạy. Lồng ghép tiết dạy cùng các
buổi sinh hoạt chun mơn, chun đề.
(Có khung bồi dưỡng tập trung đính kèm)
2.2.2. Mơ đun 19: Tự làm đồ dùng ở tiểu học
a. Mục tiêu.
30/30 giáo viên hiểu, trình bày được yêu cầu và hỗ trợ giáo viên trong việc
tự làm đồ dùng dạy học. Tự làm đồ dùng dạy học:
Tự làm đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt
Tự làm đồ dùng dạy học mơn Tốn
Tự làm đồ dùng dạy học môn Tự nhiên - xã hội, môn Khoa học.
- Phấn đấu: Xếp loại Giỏi 12/30 đạt 40%; Khá: 14/30 đạt 46,7%. TB: 4/30
đạt 13,3%
b. Thời gian bồi dưỡng.
Từ ngày 6/12/2017 đến ngày 11/1/2018
Thời gian báo cáo 12/1//2018.
c. Nhiệm vụ và giải pháp
- Tự học 13 tiết:
Tự tìm tài liệu và nghiên cứu tài liệu, qua các phương tiện thông tin đại
chúng, trang thông tin mạng, video về lý thuyết cũng như cách làm một số đồ
dùng bằng vật liệu thải, rẻ tiền đem lại hiệu quả cao trong dạy học.
- BD tập trung 2 tiết:
+ Lý thuyết: 2 tiết
Tham gia học tập tập trung: Đ/c Vùi Thị việt - chủ trì.
+ Thực hành giảng: 0 tiết.
( Gv tự áp dụng phù hợp vào lớp học của của mình )
2.2.3. Mô đun 35: Giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động ở trường
tiểu học
a. Mục tiêu
14/14 đồng chí giáo viên biết nắm được những yêu cầu đối với người giáo
viên chủ nhiệm trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Có kĩ năng tổ chức và quản lí các hoạt động của học sinh trong các hoạt
động ngoài giờ lên lớp.
Có kĩ năng phối hợp với đồng nghiệp và cộng đồng trong công tác chủ
nhiệm lớp.
- Phấn đấu: Xếp loại Giỏi 8/21 đạt 38%; Khá: 11/21 đạt 52,4%. TB: 2/21
đạt 9,6%
b. Thời gian bồi dưỡng.
Từ ngày 12/1/2018 đến ngày 15/3/2018
Thời gian báo cáo 16/03//2018.
( theo khung bồi dưỡng )
c. Nhiệm vụ và giải pháp.
* Tự học: 10 tiết
Tự nghiên cứu tài liệu, trao đổi kinh nghiệm với bạn bè và đồng nghiệp về việc
quản lí các hoạt động ở trường Tiểu học. . Giáo viên chủ nhiệm với công tác quản
lí và giáo dục học sinh trong các giờ học chính khóa; tiết chào cờ, hoạt động của
Sao nhi đồng và Đội TNTP HCM, giáo dục học sinh buổi hai/ ngày; phối hợp
giữa giáo viên chủ nhiệm với Ban đại diện cha mẹ học sinh; với công tác giáo
dục học sinh cá biệt.
* Bồi dưỡng tập trung: 2 tiết
+ Lý thuyết: 2 tiết - Đ/c Nguyễn Khánh Thành ( HT triển khai )
+ Thực hành: 3 tiết ( theo khung bồi dưỡng )
2.2.4. Mô đun 38: : Nội dung về hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
ngồi giờ lên lớp ở tiểu học
a. Mục tiêu
14/14 đồng chí giáo viên nắm được nội dung, cách thức tổ chức hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường.
Xác định được các phương pháp, kĩ thuật dạy học và các hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở lớp, trường.
Vận dụng giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường sao cho phù hợp đặc điểm
tình hình học sinh ở địa phương.
- Phấn đấu: Xếp loại Giỏi 10/21 đạt 47,6%; Khá: 8/21 đạt 42,8%. TB:
2/21 đạt 9,6%
b. Thời gian bồi dưỡng.
Từ ngày 16/3/2018 đến ngày 20/4/2018
Thời gian báo cáo 20/04//2018.
( theo khung bồi dưỡng )
c. Nhiệm vụ và giải pháp.
* Tự học: 14 tiết
Tự nghiên cứu tài liệu, trao đổi kinh nghiệm của bạn bè và đồng nghiệp. Tham
khảo các phần mềm, các clip hướng dẫn khai thác thông tin....Cách sử dụng dịch vụ
gửi và nhận thư điện tử.
Áp dụng kỹ thuật lấy hình ảnh, tạo bài giảng vào thực tế.
* Bồi dưỡng tập trung: 3 tiết
+ Lý thuyết: 1 tiết - Đ/c Vùi Thị việt - TTCM triển khai
+ Thực hành: 0 tiết ( theo khung bồi dưỡng )
b. Thời gian bồi dưỡng.
Từ ngày 19/3/2018 đến ngày 27/4/2018 .
Thời gian báo cáo 02/ 05/2018.
c. Nhiệm vụ và giải pháp.
* Tự học: 10 tiết
Nghiên cứu tài liệu, trao đổi kinh nghiệm của bạn bè và đồng nghiệp. Nghiên
cứu các tài liệu về bảo vệ môi trường, khai thác các nội dung BVMT qua trang mạng
Internet
Xem các video dạy mẫu về tích hợp bảo vệ mơi trường ở cấp Tiểu học.
Áp dụng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích hợp bảo vệ
mơi trường sát thực vào giảng dạy tại lớp.
* Bồi dưỡng tập trung: 5 tiết
+ Lý thuyết: 2 tiết ( theo khung bồi dưỡng )
+ Thực hành: 3 tiết
Cho học sinh đi làm vệ sinh thực tế - từ trường PTDTBT TH xã Nàn Sín
đến trường PTDTBT THCS xã Nàn Sín.
( theo khung bồi dưỡng )
V. Tổ chức thực hiện.
1. Đối với nhà trường.
Tổ chức cho CB, GV đăng ký mô đun bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch BDTX
chung của trường, triển khai kế hoạch đến toàn thể CB,GV,NV trong tháng 9/2017
Hướng dẫn giáo viên, nhân viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên
của cá nhân dựa trên KHBDTX của nhà trường.
Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của Phó Hiệu
trưởng, giáo viên, nhân viên trong đơn vị nhà trường ( trước 30/9/2017).
Thực hiện đánh giá, xếp loại kết quả BDTX sau mỗi đợt, mỗi mô đun bồi
dưỡng của CBQL,GV.
Tổ chức đánh giá, xếp loại bồi dưỡng thường xuyên của từng cán bộ quản lí,
giáo viên, nhân viên trong nhà trường. ( trước 10/5/2018)
2. Đối với CBQL, GV, NV trong trường
Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được nhà trường phê
duyệt.
Báo cáo tổ chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trường về kết quả thực hiện kế
hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập
vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Chủ động, tích cực trong việc xác định nhu cầu bồi dưỡng cho bản thân; tự
bồi dưỡng là chính; chia sẻ, thảo luận về các nội dung bồi dưỡng với đồng
nghiệp và trên trường học kết nối.
Trên đây là kế hoạch Bồi dưỡng thưỡng xuyên năm học 2017 – 2018 của
trường PTDTBT TH xã Nàn Sín, kính mong Phòng Giáo dục và Đào tạo xem
xét, phê duyệt.
Nơi nhận:
-
Phòng GD&ĐT;
CBQL,GV,NV;
Lưu: Nhà trường.
HIỆU TRƯỞNG
PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GD&ĐT