Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

nghiệp vụ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.99 KB, 20 trang )

HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
Bài làm
2.1.Khái niệm và phân loại hướng dẫn viên du lịch.
2.1.1 Khái niệm
2.1.1.1 Ở nước ngoài dưới góc độ đào tạo các GS trường Đại Học British
Columbia, một trường đại học lớn của Canada chuyên đạo tạo về quản trị kinh
doanh du lịch, khách sạn và hướng dẫn viên đã đưa ra định nghĩa như sau:
"Hướng dẫn viên du lịch là các cá nhân làm việc trên các tuyến du lịch, trực tiếp
đi kèm hoặc di chuyển cùng với cá nhân hoặc các đoàn khác theo một chương
trình du lịch, nhằm đảm bảo việc thực hiện chương trình theo đúng kế hoạc, cung
cấp các lời thuyết minh về các điểm du lịch và tạo ra những ấn tượng tích cực cho
khách du lịch."
2.1.1.2 Ở Việt Nam
Theo luật Du lịch Việt Nam quyết định số 235/DL-HTĐT ngày 4/10/1994
Hướng dẫn viên du lịch được hiểu là những cán bộ chuyên môn làm việc cho các
doanh nghiệp lữ hành (bao gồm các doanh nghiệp khác có chức năng kinh doanh
lữ hành) thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn du khách thăm quan theo chương trình du
lịch đã được ký kết.
Theo Giáo Trình Nghiệp Vụ Hướng Dẫn Du Lịch của TS. Bùi Thanh Thủy.
Đó là sự kết hợp những quan niệm về hướng dẫn viên du lịch từ nhiều góc độ của
các khái niệm cũng như về bản chất công việc của một người Hướng dẫn đã tạo ra
một khái niệm hoàn chỉnh hơn:
" Hướng dẫn viên du lịch là những người có chun mơn làm việc cho các tổ chức
kinh doanh du lịch với nhiệm vụ tổ chức thực hiêbj chương trình du lịch đã được
ký kết trên thực tế nhằm đảm bảo đúng kế hoạch và đáp ứng những nhu cầu được
thảo thuận của du khách. Chỉ dẫn và cung cấp lời thuyết minh về các điểm du lịch.
Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá tình thực hiện chương trình du lịch
trong phạm vi quyền hạn, khả năng của mình và tạo ra những ấn tượng tích cực
cho khách du lịch."



2.1.2 Phân loại hướng dẫn du lịch
Có nhiều cách phân loại Hướng dẫn viên du lịch khác nhau dự theo các tiêu chí
khác nhau, thường được căn cứ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, phậm vi hoạt động
của hướng dẫn viên.
2.1.2.1 Ở các nước có nền du lịch phát triển đặc biệt là các quốc gia Âu Mỹ
Hướng dẫn viên được chia thành 3 loại với ba cấp khác nhau:
- Hướng dẫn viên du lịch trong thành phố ( còn gọi là hướng dẫn viên du lịch địa
phương- local tourist guides)
Các hướng dẫn viên du lịch này thực hiện các cơng việc chính là hướng
dẫn khách khi vào thành phố hoặc địa phương của mình, giúp họ làm các thủ tục
hải quan, hướng dẫn cách chuyển đổi tiền tệ, sắp xếp hành lý đưa họ tới nơi cư trú.
Sắp xếp các chuyến thăm quan, giải thích cho khách về đói tượng thăm quan trên
mọi khía cạnh như: lịch sử, văn hóa, kinh tế....và những vấn đề khác liên quan khi
du lịch trong thành phố.
- Hướng dẫn viên du lịch trong nước ( hướng dẫn viên du lịch cấp quốc gia- Intercountry tourist guide)
Hướng dẫn viên loại này được phép dẫn khách đi khắp nơi trong đất nước,
sắp xếp mọi việc trên bộ trên phương tiện giao thông thực hiện các nhiệm vụ phục
khách và hướng dẫn thuyết minh chương trình du lịch.
- Hướng dẫn viên du lịch Quốc tế (The tour manager, faraway tourist guide):
Là loại cao cấp nhất trong cấc loại hướng dẫn viên du lịch. Có nhiệm vụ
hướng dẫn khách du lịch đi du lịch qua vài ba nước. Là người điều khiển lãnh đạo
chịu trách nhiệm về mọi vấn đề có liên quan đến đồn khách và chuyến đi.
2.1.2.2 Ở nước ta theo sự phân loại của Luật Du Lịch 2005 thì có 2 loại Hướng
dẫn viên du lịch: Hướng dẫn viên du lịch quốc tế và Hướng dẫn viên du lịch
nội địa.
Hướng dẫn viên du lịch quốc tế: là người được phép hướng dẫn cho khách du lịch
quốc tế và khách du lịch nội địa


Hướng dẫn viên du lịch nội địa: là những người được phép hướng dẫn cho khách

du lịch nội địa là người Việt Nam và không được hướng dẫn cho khách du lịch là
nguời nước ngoài.
Đặc biệt theo Luật du lịch quy định cả 2 loại hướng dẫn viên này đều phải được
cấp thẻ hành nghề và cũng có 2 loại thẻ Hướng dẫn viên du lịch tương ứng với hai
loại tức là thẻ HDV du lịch nội địa và thẻ HDV du lịch quốc tế. Để được cấp thẻ
HDV đòi hỏi những quy định rất chặt chẽ theo luật pháp từng quốc gia
Như ở nước ta căn cứ Điều 74 Chương VII Luật du lịch Việt Nam 2005 quy định:
a) Đơn đề nghị cấp thẻ Hướng dẫn viên
b) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú
hoặc cơ quan nơi công tác.
c) Bản sao các giấy tờ quy định tại điểm c) khoản 2 điều 73 của luật này đề nghị
cấp thẻ Hướng dẫn viên du lịch nội địa và theo điểm c) và điểm d) khoản 3 điều 73
của luật này đối với người đề nghị cấp thẻ Hướng dẫn viên quốc tế.
d) Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn khơng q
3 tháng tình tới thời điểm lập hồ sơ.
Riêng ở mục c) của điểm 1 điều 74 " tức là Bản sao giấy tờ quy định " thì đối với
Hdv du lịch quốc tế cịn có những địi hỏi bắt buộc " có trình độ cử nhân chun
nghành hướng dẫn du lịch trở lên, nếu tốt nghiệp Đại học chun nghành khác thì
phải có những chứng chỉ nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm
quyền cấp và sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ.
Ngồi ra trên thực tế thì Hướng dẫn viên du lịch được phân loại như sau:
Do sự không giống nhau về phạm vi nghiệp vụ nội dung nghề nghiệp, ngơn ngữ sử
dụng khác nhau và đối tượng tính chất nghề nghiệp, phương thức nghề nghiệp
cũng không giống nhau nên căn cứ vào tình hình đó mà có sự phân loại
- Phân loại theo phạm vi hoạt động nghề nghiệp:
+ Hướng dẫn viên điều hành (The tour manager):


Là người được công ty du lịch ủy quyền đi ra nước ngồi làm cơng tác du lịch,
tồn quyền đại diện cho cơng ty du lịch lãnh đạo đồn tham gia các hoạt động du

lịch tại nơi đến du lịch.
+ Hướng dẫn đưa đồn đi cả lộ trình ( tour guides):
Là nhân viên được sự điều động của công ty du lịch, đại diện tổ chức đoàn du lịch,
phối hợp với bộ phận điều hành và hướng dẫn viên địa phương thực hiện cơng việc
tiếp đón cung cấp sự phục vụ trên tồn lộ trình cho đồn du lịch...
+ Hướng dẫn địa phương ( Local tourist guides).
Là chỉ những nhân viên được sự ủy phái của công ty du lịch, đại diện cho cơng ty
thực hiện kế hoạch tiếp đón, cung cấp các dịch vụ như sắp xếp hoạt động du lịch ở
địa phương thuyết minh phiên dịch tại địa phương.
+ Hướng dẫn viên tại điểm du lịch (on- site guides):
Là những nhân viên ở trong phạm vi của điểm du lịch làm công việc thuyết minh
hướng dẫn khách. Phạm vi bao gồm di tích, khu phong cảnh, khu bảo tồn thiên
nhiên...
- Phân loại theo tính chất nghiệp vụ:
+ Hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp:
Là chỉ những hướng dẫn du lich trong một thời kỳ nhất dịnh lấy công việc hướng
dẫn làm công việc chủ yếu.
+ Hướng dẫn viên du lịch kiêm chức:
Là hướng dẫn viên du lịch nghiệp dư, không lấy công việc hướng dẫn du lịch làm
nhiệm vụ chủ yếu mà tranh thủ thòi gian rảnh rỗi tham gia thực hiện hoạt động
này.
- Phân loại theo ngôn ngữ sử dụng của Hướng dẫn viên du lịch:
+ Hướng dẫn viên tiếng Việt:


Là người có thể dùng tiếng phổ thơng, tiếng địa phương hay tiếng dân tộc thiểu số
để phục vụ hướng dẫn du lịch. Đối tượng phục vụ chủ yếu của Hướng dẫn viên là
kiều bào ở nước ngồi và cơng dân Việt Nam.
+ Hướng dẫn viên du lịch dùng tiếng nước ngồi:
Là chỉ người có thể vận dụng tiếng nước ngồi để phục vụ cơng việc hướng dẫn du

lịch. Đối tượng khách là khách nước ngoài vào Việt Nam du lịch và cơng dân Việt
nam du lịch ra nước ngồi.
- Phân loại theo đẳng cấp trình độ:
+ Sơ cấp
+ Trung cấp
+ Đại học
- Phân loại theo tư cách Hướng dẫn viên:
+ Hướng dân viên chình thức:
+ Hướng dẫn viên du lịch tạm thời/ cộng tác:
2.1.2.3 Ngoài ra theo PGS.TS Trần Nhỗn trong Giáo Trình Nghiệp Vụ
Hướng Dẫn NXB Văn hóa - Thông tin cũng đưa ra thêm một số cách phân
loại HDV cơ bản nhất:

- Phân loại căn cứ vào lịch trình tour:
+ Hướng dẫn viên suốt tuyến
Là một mình đảm nhận tồn bộ lịch trình của tour
+ Hướng dẫn viên từng chặng


Là chỉ đảm nhận hướng dẫn một phần của tour du lịch. Hướng dẫn viên này
thường được hướng dẫn viên du lịch địa phương trong lịch trình tour, loại này
thường được sử dụng trong các tour du lịch dẫn khách nước ngồi vào du lịch tại
nước mình.
- Phân loại theo tiêu chí hướng dẫn thường xun và khơng thường xun:
+ HDV thường xuyên:
Là lấy nghề hướng dẫn làm nghề chủ yếu của mình
+ HDV khơng thường xun
Là chỉ dành một lượng thời gian nhất định để làm nghề HDV du lịch thường là roi
vào các thời cao điểm với nhiều đồn khách đến du lịch.
- Phân loại theo tiêu chí đặc trưng của tài nguyên du lịch

+ HDV du lịch văn hóa
Nghĩa là HDV đó có thế mạnh về hướng dẫn các tour du lịch Văn hóa như các tour
du lịch đến những di tích lịch sử văn hóa, các làng nghề truyền thống, lễ hội, vùng
có phong tục tập quán đặc sắc, nghệ thuật truyền thống
+ HDV du lịch sinh thái
Nghĩa là HDV đó có thế mạnh hướng dẫn các tour có điểm du lịch sinh thái như du
lịch biển , du lịch đồng quê, du lịch các vùng có khí hậu ơn hịa, danh lam thắng
cảnh...
- Phân loại theo ngôn ngữ sử dụng
+ HDV Du lịch tiếng Việt
+ HDV du lịch Tiếng Anh
+ HDV du lịch tiếng Đức
+ Hdv du lịch tiếng Nga...
1.2.4 Trong giáo trình Nghiệp Vụ Hướng Dẫn Du Lịch- Trường Cao Đẳng Du Lịch
lại có cách phân loại bổ sung như


- Phân loại theo tính chất quản lý:
+ Hướng dẫn viên cơ hữu:
Là HDV được ký hợp đồng làm việc trong một khoảng thời gian nhất định với các
công ty Du lịch. Họ có nhiệm vụ hướng dẫn các đồn khách thực hiện chương trình
thăm quan du lịch đã được ký kết của cơng ty. Đối với loại hình hdv này ngồi việc
được hưởng mức lương chính thức của các cơng ty du lịch họ cịn được phụ cấp
từng ngày theo chương trình du lịch.
+ Cộng tác viên
Cộng tác viên thương là những người có kiến thức tổng hợp hay chuyên sau về một
lĩnh vực hiểu biết về các tuyến, điểm thăm quan được các doanh nghiệp lữ hành
mời làm cộng tác hướng dẫn cho một số chương trình du lịch. Các cộng tác viên
khơng được hưởng lương chính thức theo quỹ lương của công ty du lịch mà chỉ
được trả lương theo số ngày đi dẫn khách theo thảo thuận giữa 2 bên.

- Phân loại theo hình thức tổ chức chuyến đi
+ HDV theo đoàn
Là người hướng dẫn Đoàn khách du lịch đi thăm quan theo hình thức tập thể trên
cơ sở chương trình du lịch đã được ký kết giữa doanh nghiệp lữ hành và khách.
+ HDV cho khách lẻ
Là người chỉ hướng dẫn tham quan cho các cá nhân đi riêng lẻ theo một chương
trình cụ thể. Khi tham gia phục vụ chương trình cho khách lẻ, công việc của HDV
đơn giản hơn, chủ yếu HDV tập chung vào việc hướng dẫn tham quan. Đồng thời
HDV có cơ hội tìm hiểu tâm lý và nhu cầu của khách để phục vụ tốt hơn.
Trên đây là những các phân loại Hướng dẫn viên du lịch khác nhau để chúng ta
hình dung được các loại HDV du lịch từ đó giúp cho những người theo đuổi nghề
như chúng ta nhận ra thế mạnh của mình, sự đam mê của mình để phấn đấu trở
thành một Hướng dân viên du lịch giỏi đáp ứng nhu cầu của du khách và góp phấn
vào sự phát triển của du lịch Việt Nam.


2.2. Trách nhiệm của hướng dẫn viên
Theo tình hình thực tế phát triển của ngành du lịch nước ta và đối tượng phục vụ
của các loại hướng dẫn viên du lịch , chức trách cơ bản của hướng dẫn viên du lịch
có thể khái quát như sau :
- Căn cứ vào hợp đồng hoặc các điều khoản được kí giữa công ty du lịch và
du khách , theo kế hoạch tiếp đón sắp xếp và tổ chức du khách tham quan du
lịch
- có trách nhiệm thuyết minh , giới thiệu văn hóa và tư liệu du lịch của vùng
đất mà du khách đến du lịch
- phối hợp cùng các đơn vị có trách nhiệm sắp xếp sự đi lại chỗ ăn ngủ cho
du khách bảo vệ sự an toàn về con người và tài sản cho du khách
- Nhẫn nại giải đáp các câu hỏi của du khách , giúp đỡ xử lý các vấn đề gặp
phải trong quá trình đi du lịch
- Tiếp nhận ý kiến và yêu cầu phản ứng của du khách ,giúp đỡ sắp xếp các

hoạt động gặp mặt thăm hỏi cho du khách ….

2.3. Những ưu thế và khó khăn cơ bản của nghề hướng dẫn viên:
- Ưu thế:
+ Nghề hướng dẫn viên mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế và sự hưởng thụ
cao:
 HDVDL được trả tiền cao để được đi khắp nơi trên thế giới.
 Họ được ở trong những khách sạn sang trọng, những bữa ăn cao cấp mà
không phải trả bất cứ 1 khoản phí nào
 Ngồi lương chính họ được nhận từ hang du lịch họ còn được nhận tiền
thưởng từ khách nếu như khách hàng cảm thấy hài lịng về họ.
 HDVDL ln được sống trong mơi trường văn hóa cao, ln được mở
mang kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết của mình.
 Minh chứng cho điều này chúng ta hãy đọc trích đoạn trong cuốn hồi ký “
Bước vào nghề hướng dẫn du khách” của nhà văn Thanh Tịnh – một
hướng dẫn viên du lịch không chuyên , một con người đất Huế: “ Tôi cho
rằng mình cũng được đi du lịch như ai, chẳng những khơng mất tiền mà
cịn được thêm lương. Mặt khác, càng ngày mình càng hiểu biết thêm


nhiều mặt về tâm lý kín đáo, nguyện vọng thầm lặng của khách nước này,
nước khác, của đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ.. Đó là chưa kể mình
chỉ thả ra một số câu giới thiệu quen thuộc thu lại biết bao mẩu chuyện
vui, chuyện buồn, bao phong tục tập quán ở đây, ở đó rất mới lạ, mà
nhiều du khách cởi mở cho mình biết. Quả là một nghề có lãi, có lãi rất
nhiều về tri thức”
+ Là nghề hấp dẫp dẫn mọi người coi trọng:
 Do tính chất của nghề là được đi lại và được tiếp xúc với nhiều người nên
nghề này trở thành ước mơ của nhiều người.
 Còn được thể hiện ngay ở trong cơng việc của mình, HDV ln là trung

tâm chú ý của mọi người, trước hết là đoàn khách. Họ được đánh giá là
ngời có kiến thức sâu sắc về mọi vấn đề, đặc biết là tuyến điểm du lịch mà
họ đang thực thi nhiệm vụ.
+ Là một nghề luôn tạo sự trẻ trung, say mê cho mọi người:
 HDV có trách nhiệm ln phải tạo ra 1 khơng khí vui vẻ, thoải mái, đầy
sảng khoái cho du khashc trong chuyến đi và tạo được ấn tượng mạnh đới
với họ.
 Đây là nghề mang tính nghệ thuật cao nên nhiều khi họ còn thể hiện như
một nghệ sỹ biểu diễn: kể chuyện cười, hát hò, nhảy múa.. làm du khách
phải thán phục.
+ Là một nghề tạo nguồn nhân lực cho rất nhiều ngành kinh tế khác
 Do được đi nhiều, biết nhiều giúp họ am hiểu nhiều phương diện, tích lũy
được nhiều kinh nghiệm, giỏi giao tiếp, ứng xử được mọi tình huống nên
họ sẽ là những chuyên gia tâm lý nhận định đối tượng khi giải quyết cơng
việc.
 Họ có thể làm phụ trách của công ty lữ hành, mở văn phòng đại lý du lịch,
làm đại diện cho những đại lý nước ngồi… Ngồi ra họ có thể làm việc
trong một số cơ quan về ngành khoa học nhân văn, làm lĩnh vực ngoại
giao, làm giảng viên giảng dạy chuyên ngành, lái xe, nhà quay phim…
- Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên thì nghề HDVDL cũng có rất nhiều khó khăn
phức tạp riêng.


+Về mặt gia đình, về giới:
 Với một va li trong tay họ phải bắt tay vào công việc không có chút thời
gian nghĩ tới cho gia đình. Nên chẳng có gì lạ khi có rất nhiều HDV độc
thân, độc lập, những ai mà đã xây dựng gia đình phải rất khéo khéo để
cho cơng ciệc và gia đình ln được hài hòa với nhau.
 Đặ biệt đối với phụ nữ lại càng quan trọng. Phải là người phụ nữ cứng cỏi

lắm mới vượt qua được những khó khăn và trỏ ngại của cơng việc HDV
mang tới. Họ có khi phải xa gia đình hang tuần hang tháng trời. Đó là việc
rất khó thực hiện khi họ làm vợ làm mẹ. Và trong giao tiếp cũng vậy vốn
bị chi phối bởi nền văn hóa Á Đơng mà những cử chỉ thân mật với bạn bè
như khốc vai, nắm tay, ơm hôn.. trở nên rất tế nhị
+ Là một nghề lao động nặng:
 HDV phải đối mặt với nhiều căng thẳng, phải có trách nhiệm với biết bao
con người với những tâm lí khác nhau, thời gian làm việc lại dài nên địi
hỏi họ cần có sức bền bỉ.
 Có những chuyến du lịch hang ngàn kilomet, di chuyển trren nhiều
phương tiện khác nhau, ảnh hưởng bởi địa hình và thời tiết nên rất nguy
hiểm đến tính mạng.
 Ngồi ra họ cịn phải độc lập giải quyết mọi tình huống từ đơn giản đến
phức tạp trogn chuyến đi, vừa phải biết kiến thức lịch sử văn hóa lại phải
biết cả kiến thức pháp luật, kinh tế, môi tường; vừa phải biết kiến thức cổ
xưa lẫn đương đại; vừa phải biết kiến thức vĩ môn, lại phải nắm được
những điều nhỏ nhặt trong đời sống hang ngày để giới thiệu, ứng xử với
mọi loại khách trong quá trình thực hiện chương trình.
 Về khía cạnh tâm – sinh lý địi hỏi ai theo nghề phải có sức chịu đựng,
lịng kiên trì, phải biết kìm nén tình cảm, ln giữ thái độ vui tươi trước
mọi người.
+ Là nghề làm dâu trăm họ:
 Đối tượng phục vụ rất đa dạng: khách cùng quốc tịch, quốc tịch hai dòng
máu, kẻ thù cũ, khách thường, khách VIP, khách tơn giáo, khách đồng
tính, khách là ca sĩ… với nhiều đặc điểm tâm lí và tính cách khác nhau.
Vì vậy phải làm sao để ơn hịa được tất cả các khách chuyện này thật
không đơn giản.


 Theo con số điều tra của một nhà xã hội học Đức về đặc điểm tâm lý của

khách du lịch thì trong 1 đồn khách:
10% là du khách hài lịng
20% là tơi rất biết
10% tị mị
10% thích gây sự chú ý
50% thích kiếm chuyện
Những khó khăn đó của nghề cùng với việc lặp lại thông tin thường xuyên
dẫn đến khả năng chán việc đối với nghề này là rất cao.

2.4. Đặc điểm nghề HDV DL
Ưu thế và sự hấp dẫn của nghề
+ Được đi đến nhiều nơi kỳ thú, độc đáo…
+ Được giao thiệp rộng để tăng hiểu biết
+ Được đánh giá cao
+ Có kiến thức sâu về một số lĩnh vực và rộng về nhiều lĩnh vực
+ Nghề trẻ trung, hấp dẫn
+ Có thu nhập khá
Những khó khăn và thách thức của nghề
+ Nghề dịch vụ, nghề làm dâu trăm họ
+ Trách nhiệm nặng
+ Thường xuyên thay đổi môi trường làm việc, di chuyển nhiều, giờ giấc không ổn
định


+ Kiến thức phải rộng
+ Khả năng chán việc
Chi tiết - Cụ thể - mặt che khuất bên trong của nghề
1. Thời gian làm việc không cố định
Nghề hướng dẫn viên khơng có thời gian cố định làm việc: bao gồm thời gian đón
khách, đi cùng khách, giải quyết vấn đề phát sinh của khách, tiễn khách,…Đơi khi

vì 1 số tác động khách quan mà hướng dẫn viên phải luôn trong tư thế sẵn sàng
giải quyết sự vụ 1 cách bất ngờ, ngay cả sau khi đã tiễn đoàn khách khi khách kết
thúc chuyến du lịch.
2. Sự phức tạp và đa dạng của nghề
Công việc của hướng dẫn viên bao gồm: đón - tiễn khách, đi theo đồn suốt tuyến,
hoạt náo viên trên xe, giới thiệu khách tham quan tại các điểm du lịch, giúp đỡ
khách trong 1 số hoạt động giải trí đặc thù, hỗ trợ khách làm thủ tục xuất nhập
cảnh, hướng dẫn khách mua sắm, giải trí, vui chơi và xử lý nhanh chóng các sự cố
phát sinh trong chuyến du lịch của khách.
Khách - họ đến từ rất nhiều nơi. Do sự khác biệt về quốc tịch, dân tộc, màu da,
nghề nghiệp, tính cách, tuổi tác, tín ngưỡng tơn giáo và sự giáo dục làm cho tính
cách, thói quen, sở thích và những hành vi biểu hiện của họ khác nhau rất nhiều.
Do tính chất cơng việc thường xuyên phải lưu chuyển, tiếp xúc với số đơng, vì vậy,
hướng dẫn viên thường xun phải đối mặt với những vấn đề dịch bệnh và tai nạn
giao thơng.
Vì thế mà hướng dẫn viên luôn không ngừng học hỏi, bồi dưỡng kiến thức, kỹ
năng chuyên môn kết hợp với các phương tiện hỗ trợ để cải thiện khả năng nghiệp
vụ, nâng cao tay nghề nhằm chuẩn bị cho các chuyến hướng dẫn kế tiếp tốt hơn.

3. Tính chất đơn điệu
Nghề hướng dẫn viên là nghề khá đơn điệu, thường lặp lại các thao tác cụ thể, hay
lặp lại lộ trình với các đối tượng quen thuộc. Đặc biệt, nội dung hướng dẫn không


thay đổi nhiều do đó là các thơng tin chủ yếu mà hướng dẫn viên phải cung cấp
cho khách. Một hướng dẫn viên có thể chỉ chuyên phục vụ 1 đối tượng khách đặc
trưng hoặc trên 1 tuyến điểm du lịch nhất định nên khả năng chán việc hồn tồn
có thể xảy ra và sức ép tâm lý cũng khá lớn.

4. Lịng nhiệt huyết

Nói chung, nghề này địi hỏi người hướng dẫn viên phải tiếp xúc với khách trong
tư thế của người phục vụ nhiệt tình, chu đáo vì hướng dẫn viên chính là người đại
diện cho tổ chức kinh doanh du lịch, đại diện cho ngành, cho quốc gia, cho dân tộc.
Vì vậy, hướng dẫn viên phải có sức chịu đựng cao, cả về thể chất lẫn tinh thần,
nghĩa là tâm lý phải luôn ở trạng thái ổn định khi làm việc.
5. Vai trò của hướng dẫn viên du lịch
1.Vài trò đối với đất nước dân tộc
-Là người đại diện cho đất nước đón tiếp khách du lịch quốc tế làm tăng cường sự
hiểu biết, tình đồn kết giữa các dân tộc.(là nhà ngoại giao)
-Đối với khách nội địa HDV là người giúp cho người đi du lịch cảm nhận được cái
hay, cái đẹp của tài nguyên thiên nhiên đất nước, của các giá trị văn hóa tinh thần
từ đó làm tăng thêm tình u đất nước, dân tộc.
-HDV biết xây dựng và bảo vệ hình ảnh của đất nước con người Việt Nam
-HDV thực hiện tour là việc bán sản phẩm du lịch mang lại lợi ích kinh tế cho đất
nước. Họ còn là người giới thiệu hướng dẫn cho khách du lịch tiêu dùng các sản
phẩm dịch vụ hàng hóa khác trong khi đi du lịch, mag lại lợi ích kinh tế cho đất
nước
2.Đối với cơng ty
-Là người đại diện cho công ty phục vụ khách du lịch
-Là người thay mặt công ty thực hiện trực tiếp các hợp đồng đã ký kết với khách
du lịch, đảm bảo mang lại lợi ích kinh tế và uy tín cho cơng ty(là nhà tiếp thị và
kinh doanh)
-Là hình ảnh đại diện cho công ty.Nếu HDV làm tốt được khách du lịch hài lịng
thì hình ảnh của cơng ty sẽ được nâng cao
3.Đối với khách du lịch


-Là người phục vụ khách theo hợp đồng đã được ký kết. có nhiệm vụ thực hiện
một cách đầy đủ và tự giác mọi điều khoản ghi trong hợp đồng.
-Là người đại diện cho quyền lợi của KDL (kiểm tra, giám sát việc thực hiện các

dịch vu của các cơ sở phục vụ),
- Là người đại diện cho đoàn khách để liên hệ với dân và chính quyền địa phương
và các công việc khác khi được khách ủy quyền.
- Với đồn khách ra nước ngồi, HDV có tư cách là 1 trưởng đồn chịu trách
nhiệm lo cơng việc chung cho cả đoàn, đồng thời là người phiên dịch cho đoàn.
HDV phải bằng mọi biện pháp thỏa mãn mọi yêu cầu chính đáng của khách như
nhu cầu về vận chuyển, lưu trú, ăn uống, nhu cầu về cảm nhận cái đẹp, giải trí, các
nhu cầu khác.
2.6 Những yêu cầu cơ bản của ngành hướng dẫn viên
- Để trở thành hướng dẫn viên du lịch giỏi người hướng dẫn viên cần phải đạt được
hai yêu cầu sau:
+ về khía cạnh marketing, hướng dẫn viên phải làm thỏa mãn nhu cầu của khascg
du lịch khi đi du lịch, thấy được những gì họ cần và đáp ứng tốt nhất những mong
muốn của họ
+ về phía nhà điều hành, hướng dẫn viên du lịch phải thực hiện đúng những ý
tưởng mà nhà điều hành đã xây dựng và giải quyết được nhu cầu phát sinh vượt ra
ngồi chương tình
2.6.1 Phẩm chất đạo đức tư tưởng
+ Yêu Tổ Quốc, yêu quê Hương, yêu chủ nghĩa xã hội
Yêu Tổ Quốc, yêu quê hương, yêu chủ nghĩa xã hội là điều kiện tiên quyết của
người hướng dẫn viên du lịch tiêu chuẩn. Mỗi một lời nói, mỗi một hành động của
hướng dẫn viên đều liên quan đến Tổ Quốc, quê hương. Trong mắt khách du lịch
nước ngoài, hướng dẫn viên là đại biểu, hình tượng Quốc Gia, du khách thường
thông qua cử chỉ ngôn ngữ và đạo đức tư tưởng của hướng dẫn viên để quan sát,
tìm hiểu Việt Nam.
+ Ý thức, đạo đức tốt
Hướng dẫn viên phải có tinh thần tồn tâm tồn ý vì nhân dân phục vụ, hướng
dẫn viên là đại diện cho công ty du lịch hoặc đơn vị tiếp đón khách du lịch nên có



vai trị rất quan trọng. Vì vậy hướng dẫn viên ln phải có ý thức làm phát triển
ngành du lịch, luôn quan tâm đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp du lịch
+ Yêu nghề, yêu công việc, tôn trọng nghề nghiệp
Hướng dẫn viên du lịch là công việc mang tính phục vụ, có tác dụng truyền bá
văn hóa, thúc đẩy tình hữu nghị, do vậy đay là một cơng việc rất có ý nghĩa.
Hướng dẫn viên khi cung cấp dịch vụ cho khách du lịch không chỉ có thể kết bạn
với rất nhiều người mà cịn có thể mở rộng tầm nhìn, tri thức phong phú. Vì vậy
hướng dẫn viên cần kết hợp hoài bão các nhân với sự thành công của sự nghiệp lập
nên trách nghiệm công việc, yêu nghề, yêu công việc, tôn trọng nghề nghiệp
+ Tính cách cao thượng
Hướng dẫn viên không ngừng học tập nâng cao tư tưởng, phân biệt thiện-ác, vinhnhục, rèn luyện khả năng tự kiềm chế, tự giác ngăn chặn các văn hóa phẩm đồi
trụy, các tệ nạn
+ Tơn trọng kỷ luật, tuân thủ luật pháp
Hướng dẫn viên phải tinh thơng và thực hiện nghiêm luật pháp của nước mình
và luạt pháp quốc tế trong các lĩnh vực liên quan đến cơng việc của mình. Nghiêm
chỉnh chấp hành tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch, bảo vệ chặt chẽ
bí mật nghề nghiệp và bí mật quốc gia, bảo vệ lợi ích quốc gia và của cơng ty du
lịch. Đối với hướng dẫn viên cung cấp dịch vụ ra nước ngoài nên nhớ rõ nguyên
tắc “trong và ngoài nước có sự khác biệt”. Tránh chủ nghĩa cá nhân và càng không
thể làm những việc vi phạm pháp luật
2.6.2 Kiến thức
+ Kiến thức ngôn ngữ
Ngôn ngữ là công cụ cơ bản quan trọng nhất của hướng dẫn viên du lịch. Vì
vậy hướng dẫn viên cần có kiến thức ngơn ngữ vững vàng và khả năng linh hoạt
trong suwe dụng ngôn ngữ, lấy tri thức ngôn ngữ phong phú làm cơ sở. Tri thức ở
đây bao gồm cả tri thức nước ngoài và tiếng Việt
Đối với hướng dẫn viên du lịch phục vụ khách du lịch nội địa thì ngơn ngữ cần
trong sáng dễ hiểu và có sức hấp dẫn thuyết phục
Đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế thì ngoại ngữ là yêu cầu cơ bản đối với
họ



+ Kiến thức văn hóa, địa lý, lịch sử
Kiến thức văn hóa, địa lý, lịch sử bao gồm những kiến thức chủ yếu như: lịch
sử, địa lý, tôn giáo, dân tộc, phong tục, danh lam thắng cảnh, đặc sắc, văn học nghệ
thuật, kiến trúc…. Những kiến thức này là tư liệu hướng dẫn, thuyết giải là
“nguyên liệu” phục vụ và bản lĩnh cần có của người hướng dẫn viên
+ Tri thức về quy luật luật pháp, chính sách
Một hướng dẫn viên du lịch đạt tiêu chuẩn thì ngơn nữ và hành động phải phù
hợp với yêu cầu của Đảng, chính sách Nhà Nước và những quy định pháp luật
Hướng dẫn viên phải nắm vững quan niệm của Đảng, Nhà nước, nắm vững hiến
pháp và pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động. Qua hoạt động cơng tác của
mình hướng dẫn viên phải biết bảo vệ, tuyên truyền những chính sách, đường lối
của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội giúp cho
khách du lịch hiểu rõ và nhận thức đúng đắn
+ Kiến thức về tâm lý và thẩm mỹ
Hướng dẫn viên du lịch cần tùy theo thời gian tìm hiểu hoạt động tâm lý du
khách, làm tốt công việc phục vụ đời sống du lịch và hướng dẫn thuyết minh. Từ
đó làm khách du lịch thỏa mãn trong tâm lý, sự thỏa mãn về tinh thần
Hoạt động du lịch còn lag hoạt động thẩm mỹ mang tính tổng hợp. Nhiệm vụ
của hướng dẫn viên không chỉ là truyền bá tri thức mà cịn truyền bá thơng tin về
cái đẹp giúp họ thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp
+ Kiến thức xã hội, kinh tế, chính trị
Hướng dẫn viên cần nắm rõ các kiến thức xã hội có liên quan, nắm vững các
thường thức về kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia, hiểu rõ về phong tục tập
quán, tập tục, ma chay, cưới hỏi, tín ngưỡng tơn giáo, những điều cấm kị
Hướng dẫn viên du lịch quốc tế cần nhạy cảm chính trị, tránh sự lạc hậu với
những biến cố chính trị xảy ra. Hướng dẫn viên du lịch cũng cần biết về nền kinh
tế nước nhà trong thời kì đổi mới
+ Tri thức du lịch

Khi cung cấp dịch vụ du lịch người hướng dẫn viên cần nắm rõ các tri thức về
giao thơng, tin tức, tiền tệ, bảo hiểm,phịng chống bệnh tật
+ Kiến thức về quốc tế


Hướng dẫn viên cần nắm vững các kiến thức quốc tế cần thiết. Cần hiểu các xu
thế quốc tế và các vấn đề nóng bỏng trên thế giới ở mọi thời kỳ và thái độ về các
vấn đề quốc tế có liên quan đến chính sách ngoại giao của Việt Nam
2.6.3 Kỹ năng hướng dẫn du lịch cao
Hướng dẫn viên cần nắm rõ kiến thức chun mơn của mình. Kiến thức hàng đầu
của hướng dẫn viên là sự am hiểu sâu sắc về giá trị lịch sử, văn hóa, về cảnh quan
thiên nhiên và phương pháp tổ chức, phương pháp hướng dẫn du khách tham quan.
Hướng dẫn viên phải thành thục kỹ năng hành nghề như quy trình tổ chức hướng
dẫn một đoàn khách du lịch, phương pháp hướng dẫn tuyến, hướng dẫn điểm,
phương pháp xây dựng bài thuyết minh, tạo dựng phong cách hướng dẫn, động tác,
cử chỉ, ngôn ngữ, phương pháp trả lời câu hỏi……. Xử lý các tình huống liên quan
đến khách du lịch
2.6.4. Cơ thể, phẩm chất khỏe mạnh
Hướng dẫn viên cần là một người có sức khỏe và tinh thần khỏe mạnh, ổn định.
 Tính chất của công việc thường xuyên phải di chuyển, giờ giấc không ổn
định, thực hiện nhiều thao tác và hoạt động nghiệp vụ trong lúc điều kiện
làm việc có lúc hết sức khó khăn.
 HDV phải chăm lo cho bao người, phải đảm bảo an tồn một cách tối đa
tính mạng và sức khỏe, tài sản của họ cũng như sẵn sàng đáp ứng mọi nhu
cầu của khách trong bất cứ lúc nào mà họ cần.
Sức khỏe tinh thần khỏe mạnh bao gồm 4 mặt : cơ thể khỏe mạnh, tâm lý ổn định,
lý trí và tư tưởng kiên định.
2.6.5. Dung mạo, hình dáng, phong cách, thái độ, tuổi
Hướng dẫn viên du lịch khơng cần hình thức q đẹp như các ngành khác, nhưng
với vai trị và vị trí của mình hướng dẫn viên du lịch cần có ngoại hình tương đối

dễ nhìn, khơng dị tật.
 Trước mặt khách du lịch, dung mạo của hướng dẫn viên du lịch cần phải
được trang điểm đạt yêu cầu, cần đúng với cương vị công việc, tuổi tác,
thân phận.


 Về hình dáng, trang phục phải sạch sẽ, đoan trang, cần hợp với phong cách,
hồn cảnh xung quanh, khơng nên quá đẹp hay không phù hợp với công
việc đang làm.
 Về phong thái, yêu cầu của HDV du lịch là đứng ngồi có tư thế thận trọng,
vững vàng.
Dung mạo, hình dáng, phong thái mặc dù là đặc trưng bề ngồi của HDV du lịch
nhưng nó cũng thể hiện tố chất bên trong.Nó liên quan mật thiết với việc tu dưỡng
tư tưởng, phẩm chất đạo đức và trình độ văn minh của người HDV du lịch.
 Về tuổi, người HDV du lịch có tuổi đời chín chắn có lẽ sẽ thích hợp với
nghề này bởi giúp cho nghề nghiệp những kinh nghiệm sống, để sự giao lưu
tốt đẹp, có phong cách ứng xử trong mọi tình huống. Cịn đối với những bạn
trẻ tuổi rất cần được thực tập trước khi vào nghề vì nghề này địi hỏi sự tự
tin của người hành nghề là rất cao.
HDV luôn phải rèn luyện tinh thần nghiệp vụ cho bản thân, đó là các phong cách
và thái độ sau :
 Tự tin : HDV không chỉ là người bán sản phẩm, tổ chức thực hiện chuyển
giao sản phẩm, mà cịn bán ln cả sự chú ý, sự quan tâm, kiến thức và cảm
nhận của mình.
 Sẵn sang chia sẻ, giúp đỡ :một phần quan trọng trong công việc của HDV
du lịch là cung cấp thông tin và chia sẻ kiến thức cho khách du lịch. Một
HDV du lịch lành nghề sẽ làm cho du khách được thỏa mạn và hài lịng với
chương trình du lịch mà mình đã mua.
 Hãnh diện : những HDV chun nghiệp thường khơng có thái độ phịng vệ.
Mỗi người phải thể hiện được mình là người đã qua đào tạo và hiểu biết về

chuyên môn một cách vững vàng và sâu sắc.
 Sự kiên nhẫn : Người HDV chuyên nghiệp phải tận tâm , tận tình với cơng
việc cho đến lúc hoàn tất.


 Sự cảm hứng/say mê : HDV ln phải tìm tịi, nghiên cứu, sáng tạo trong
cơng việc, nếu làm được điều đó, tự bản thân nghề hướng dẫn sẽ cuốn hút
họ và họ mới thoải mái, vui vẻ khi thực thi công việc.
2.6.6. Một số các yêu cầu khác
a. Nắm vững tập qn, sở thích, thói quen của khách và các quy ước giao tiếp.
- Làm hướng dẫn, điều tiên quyết giúp các HDV làm tốt đó là phải hiểu
biết du khách. Người HDV phải nắm được phong tục tập qn, thị yếu,
sở thích của du khách mà mình phục vụ.
- HDV phải nắm được từng quy ước giao tiếp thông thường và quy ước
giao tiếp quốc tế như phải biết chào hỏi, cám ơn, xin lỗi…
- HDV phải hết sức chú ý khi đặt câu hỏi với du khách vì ý nghĩa xã hội
của ngơn từ thay đổi theo từng nền văn hóa. Khơng nên đặt ra những câu
hỏi đụng cham đến đời sống cá nhân, quyền tự do của họ như tuổi phụ
nữ, hỏi họ có bao nhiêu ngoại tệ khi đến Việt Nam, lương của họ bao
nhiêu và theo tôn giáo nào… HDV chỉ nên hỏi những câu xã giao như :
Phịng bà có tốt khơng? Bà đi có mệt khơng ? Ơng có nóng khơng ?…
- Khơng được sử dụng tùy tiện những cử chỉ có tính quốc tế như kí hiệu
ngón tay …
b. Tăng cường năng lực làm việc độc lập và tinh thần sáng tạo
- Bồi dưỡng năng lực độc lập, biết phân tích, giải quyết vần đề và có tinh
thần sáng tạo là u cầu trong cơng việc của HDV. Điều này có liên quan
đến sự phát triển của mỗi cá nhân. HDV cần căn cứ vào điều kiện thời
gian, không gian không giống nhau để đưa ra giải quyết hợp lý.
- Trong hoạt động du lịch các sự cố ngoài ý muốn là khó tránh khỏi, HDV
cần phải tuân theo các quy định của pháp luật, của doanh nghiệp, tích cực

chủ động, tỉnh táo, bình tĩnh , khơng lo lắng, tùy cơ ứng biến xử lý các sự
việc phát sinh xảy ra.

c. Có ý thức cạnh tranh mạnh mẽ và tinh thần cầu tiến


- HDV cần phải không ngừng bồi dưỡng tri thức mới, khơng ngừng cầu
tiến mới có thể đối diện với những thử thách của thế kỷ mới đầy cạnh
tranh.
- Ngành du lịch Việt Nam ngày càng phát triển, vì thế HDV du lịch nên
chuẩn bị sẵn tư tưởng để đối mặt với những khó khăn và thử thách. Tóm
lại một HDV du lịch cần đảm bảo được 5 yếu tố :
 Tinh : tập trung tinh thần, cẩn trọng trong mọi việc, phải suy nghĩ
những điều khách nghĩ, coi khách hàng là thượng đế, phục vụ
khơng thiếu sót.
 Khí : mỗi HDV phải có khí chất đặc thù : điềm đạm, nho nhã, đoan
trang.
 Thần : thần thái tươi tỉnh.
 Tình : nhiệt tình, than thiện khi phục vụ khách.
 Nghệ : am hiểu nghệ thuật ngôn ngữ, nghệ thuật biểu lộ tình cảm,
nghệ thuật giới thiệu về cảnh đẹp của đất nước, con người…



×